Câu hỏi Bài tập Kiểm toán
lượt xem 76
download
Để học tập tốt hơn môn học Kiểm toán mời các bạn luyện giải những bài tập về Kiểm toán thông qua tài liệu "Bài tập Kiểm toán" sau đây. Tài liệu giúp các bạn tổng hợp và củng cố kiến thức môn học một cách tốt hơn nhằm nâng cao hiệu quả học tập của mình.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Câu hỏi Bài tập Kiểm toán
- BAÌI TÁÛP KIÃØM TOAÏN Bài 1: Giả sử có 5 loại kiểm toán viên: Kiểm toán viên độc lập, Kiểm toán viên thuế, Kiểm toán viên thuộc Kiểm toán Nhà nước, Thanh tra ngân hàng và Kiểm toán viên nội bộ. Và giả sử rằng có 3 loại kiểm toân: Kiểm toán báo cáo tài chính, Kiểm toán hoạt động vă Kiểm toán tuân thủ. Hãy cho biết mỗi trường hợp dưới đây sẽ do loại kiểm toán viên nào tiến hành và thuộc loại kiểm toân nào trong những loại đã kể trên. Kiểm toán viên Loại hình kiểm thực hiện toân 1. Kiểm tra Báo cáo tài chính của doanh nghiệp nhỏ nộp vào ngân hàng xin vay. 2. Kiểm tra Báo cáo tài chính của ngân hàng lớn có tên trong danh sách Sở Giáo dịch chứng khoán New York để phát cho cổ đông. 3. Kiểm tra các chỉ thị của lãnh đạo công ty quy định mục đích và trách nhiệm của bộ phận Marketing có được thực hiện không? 4. Xem xét chi phí và những việc đã thực hiện của một công trình nghiên cứu quân sự tiến hành trong Lực lượng Không quân để xác định chương trình này có hiệu quả không? 5. Kiểm tra đột xuất Ngân hàng Thương mại. Trọng tâm là kiểm tra tiền, chứng khoán ngắn hạn, nợ cho vay phải thu có chấp hành các quy định của Luật Ngân hàng. 6. Xác định tính trung thực và hợp lý của các Báo cáo tài chính của công ty cổ phần để công bố. Công ty này có một bộ phận kiểm toán nội bộ đạt mức độ chuyên nghiệp. 7. Kiểm tra hoạt động của bộ phận nhận hàng của một công ty sản xuất lớn, đặc biệt chú trọng đến hiệu quả của việc kiểm tra vật liệu trước khi nhập và tính kịp thời của việc lập phiếu nhập 8. Kiểm tra bảng khai thuế lợi tức của Chủ tịch Công ty để xác định các khoản đóng góp từ thiện có được chứng minh đầy đủ không (Các khoản này được trừ khỏi lợi tức chịu thuế). 9. Kiểm tra sĩ số hàng ngày của học sinh tại một trường học để khẳng định các khoản thanh toán nhận từ Nhà nước cho học sinh có cơ sở hợp lý không ? 10. Xem xét các khoản chi quỹ của một trường học có được xét duyệt trong phạm vi quyền hạn cho phép không ? Bài 2: Cho biết chủ thể kiểm toán và loại hình kiểm toán của mỗi tình huống kiểm toán độc lập dưới đây: 1. Thẩm tra về thuế TNCN đối với cá nhân có thu nhập cao là ông B – Giám đốc doanh nghiệp Nhà nước để xem bảng khai thuế TNCN của ông có trung thực và hợp pháp không? 2. Xác định tính hiệu lực và hiệu quả của một chương trình trợ giúp đồng bào bị lũ lụt tại một địa phương có kinh phí chi từ ngân sách nhà nước. 1
- 3. Nghiên cứu các nghiệp vụ sử dụng máy vi tính của một công ty Y nhằm đánh giá xem trung tâm máy tính của công ty này có hoạt động hiệu quả không. 4. Thẩm tra khả năng thành công của việc đưa sản phẩm mới vào thị trường tp.HCM. 5. Xác minh các khoản thuế TNCN trên địa bàn tp.ĐN để xem luật thuế TNCN có được thực hiện nghiêm túc không. 6. Xác định xem các BCTC của một công ty ABC có được trình bày một cách hợp lý, phù hợp với Chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán không. 7. Xác minh tính trung thực và hợp pháp của thông tin trên BCTC của công ty XYZ. Bài 3 Đối với mỗi tình huống dưới đây, hãy cho biết loại hình kiểm toán, chủ thể kiểm toán và người sử dụng chủ yếu kết quả kiểm toán: Tình huống Loại hình kiểm Chủ thể kiểm toán Người sử dụng toán (kiểm toán (kiểm toán viên nội kết quả kiểm hoạt động, kiểm bộ, kiểm toán viên toán toán tuân thủ, nhà nước, kiểm kiểm toán BCTC) toán viên độc lập) a. Điều tra tình hình thực hiện kế hoạch cung ứng vật liệu của bộ phận cung tiêu. b. Kiểm tra quyết toán thuế TNDN của công ty ABC. c. Kiểm tra quyết toán sử dụng NSNN của một DNNN. d. Kiểm tra BCTC của công ty A trước khi gởi cho các cổ đông. e. Xem xét việc chấp hành của công ty A đối với các điều kiện của hợp đồng vay. f. Kiểm tra quy trình sản xuất của công ty A xem có đúng với tiêu chuẩn an toàn sản xuất đã đăng ký không. g. Thẩm tra về hiệu quả sử dụng ngân sách của bộ phận marketing. Bài 4: Xác định cơ sở dẫn liệu thích hợp của đối tượng kế toán liên quan cho từng khẳng định sau của Giám đốc công ty Y: 1. Khoản phải thu bao gồm tất cả quyền phải thu khách hàng vào ngày lập BCTC. 2. TSCĐ trình bày trên BCTC là những tài sản thực tồn tại và đang được quản lý, sử dụng tại công ty vào ngày lập BCTC. 3. Khoản phải thu được phân loại và trình bày phù hợp với Chuẩn mực kế toán; những thông tin liên quan đến các khoản phải thu được khai báo đầy đủ trên BCTC. 4. Khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi được ước tính hợp lý. 5. Công ty có quyền kiểm soát đối với toàn bộ TSCĐ được trình bày trên BCĐKT vào ngày lập BCTC. 6. Khoản phải thu thể hiện quyền hợp pháp của công ty đối với các khoản nợ của khách hàng. 2
- 7. Phương pháp khấu hao TSCĐ được khách hàng công khai thích hợp trên thuyết minh BCTC. Bài 5: Giám đốc công ty ABC khẳng định các vấn đề sau về thông tin trên BCTC: 1. Giá trị của các tài sản dài hạn không bị đánh giá cao hơn giá trị có thể thực hiện theo chuẩn mực kế toán hiện hành. 2. Tất cả tài sản dài hạn đều là những tài sản đang nắm giữ và sử dụng tại thời điểm lập báo cáo. 3. Tài sản dài hạn bao gồm tất cả những tài sản mà đơn vị đã đầu tư mua sắm hoặc thuê tài chính trong suốt năm tài chính. 4. Những tài sản thế chấp hoặc cầm cố được khai báo một cách đầy đủ trên BCTC 5. Tất cả tài sản dài hạn đang nắm giữ đều thuộc quyền sở hữu hoặc kiểm soát của đơn vị 6. Những tài sản dài hạn bị hư hỏng hoặc lạc hậu được xác định và đánh giá lại hoặc loại trừ ra một cách thích hợp. 7. Tài sản dài hạn được phân loại một cách phù hợp trên bảng cân đối kế toán. 8. Tất cả những tài sản dài hạn đi thuê được xác định một cách riêng rẽ. 9. Khấu hao tài sản dài hạn được tính toán một cách phù hợp. 10. Giá trị tài sản dài hạn trên sổ chi tiết (thẻ chi tiết) được tổng hợp lại và con số tổng cộng trùng khớp với giá trị trên sổ cái. Yêu cầu: Với mỗi khẳng định trên, xác định cơ sở dẫn liệu thích hợp. Bài 6: Dưới đây là những sai phạm mà các thủ tục kiểm toán có thể phát hiện liên quan đến hàng tồn kho. Với mỗi sai phạm, xác định cơ sở dẫn liệu liên quan. 1. Một số hàng tồn kho đang gởi đi bán và không được tính khi đơn vị kiểm kê, tổng hợp số liệu hàng tồn kho 2. Trong khi thực hiện kiểm kê hàng tồn kho, nhân viên của công ty đếm nhầm 2 lần một số đơn vị hàng tồn kho (đơn vị quản lý hàng tồn kho theo pp kiểm kê định kỳ). 3. Cơ sở cho việc đánh giá giá trị hàng tồn kho không được trình bày trong BCTC. 4. Một số hàng TK được phản ánh theo giá gốc nhưng giá trị thực tế thì thấp hơn 5. Bao gồm trong giá trị hàng TK một số đơn vị hàng TK đã được bán. Bài 7: Ở doanh nghiệp X có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh về TSCĐ và được kế toán viên định khoản như sau (ĐVT: đồng): 1. Doanh nghiệp mua một thiết bị sản xuất và đưa vào sử dụng với giá mua (chưa có thuế GTGT): 180.000.000, thuế GTGT: 10%, đã thanh toán bằng chuyển khoản sau khi trừ chiết khấu thanh toán được hưởng 1% trên giá thanh toán. Chi phí vận chuyển, lắp đặt: 2.000.000, đã thanh toán bằng tiền mặt. Toàn bộ chi phí mua sắm thiết bị sản xuất trên được tài trợ bằng nguồn vốn khấu hao. Định khoản: Nợ TK 211: 180.020.000 Nợ TK 133: 18.000.000 Có TK 112: 196.020.000 Có TK 111: 2.000.000 2. Doanh nghiệp được tài trợ một thiết bị sản xuất, giá trị hợp lý của thiết bị sản xuất do hội đồng định giá xác định là 40.000.000, chi phí lắp đặt 5.000.000 đã chi bằng tiền mặt (sử dụng nguồn vốn kinh doanh), thiết bị đã được đưa vào sử dụng. 3
- Định khoản: Nợ TK 211: 45.000.000 Có TK 411: 40.000.000 Có TK 111: 5.000.000 3. Doanh nghiệp ký hợp đồng thuê đất trong 5 năm với Công ty ABC, mỗi năm phải trả cho Công ty ABC 66.000.000 (trong đó thuế GTGT: 6.000.000). Doanh nghiệp đã thanh toán tiền thuê của năm đầu tiên bằng chuyển khoản. Định khoản: Nợ TK 213: 300.000.000 Nợ TK 133: 30.000.000 Có TK 112: 66.000.000 Có TK 331: 264.000.000 4. Doanh nghiệp mua một TSCĐ hữu hình theo phương thức trả góp: giá mua thanh toán một lần (chưa có thuế GTGT): 500.000.000, thuế GTGT: 10%. Doanh nghiệp đã thanh toán 50.000.000 bằng chuyển khoản khi nhận TSCĐ. Số tiền còn lại doanh nghiệp thanh toán trong 5 năm, mỗi năm trả một số tiền bằng nhau là 131.900.000. Định khoản: Nợ TK 211: 500.000.000 Nợ TK 133: 50.000.000 Nợ TK 635: 159.500.000 Có TK 112: 50.000.000 Có TK 331: 659.500.000 5. Doanh nghiệp mang một TSCĐ hữu hình đi góp vốn liên doanh dưới hình thức tài sản đồng kiểm soát. TSCĐ này có nguyên giá 250.000.000, giá trị hao mòn luỹ kế: 75.000.000. Định khoản: Nợ TK 222: 175.000.000 Nợ TK 214: 75.000.000 Có TK 211: 250.000.000 6. Doanh nghiệp mang một TSCĐ hữu hình đi góp vốn liên doanh dưới hình thức cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát. TSCĐ này có nguyên giá 320.000.000, giá trị hao mòn luỹ kế 64.000.000. Giá trị tài sản do hội đồng liên doanh đánh giá là 300.000.000. Định khoản: Nợ TK 222: 300.000.000 Nợ TK 214: 64.000.000 Có TK 211: 320.000.000 Có TK 412: 44.000.000 7. Doanh nghiệp thanh lý một TSCĐ phục vụ cho nhu cầu phúc lợi. TSCĐ này có nguyên giá: 20.000.000, giá trị hao mòn luỹ kế: 18.000.000. Giá bán: 2.500.000, đã thu bằng tiền mặt. Định khoản: Nợ TK 214: 18.000.000 Nợ TK 811: 2.000.000 Có TK 211: 20.000.000 Nợ TK 111: 2.500.000 4
- Có TK 711: 2.500.000 8. Kết thúc giai đoạn nghiên cứu chế tạo sản phẩm mới và bắt đầu chuyển sang giai đoạn triển khai. Tổng chi phí thực tế phát sinh trong giai đoạn nghiên cứu đã được kế toán tập hợp bên Nợ TK 241 là 27.000.000. Khi giai đoạn nghiên cứu kết thúc, kế toán ghi: Nợ TK 213: 27.000.000 Có TK 241: 27.000.000 9. Bộ phận sản xuất nhận bàn giao một nhà xưởng từ bộ phận XDCB (bộ phận XDCB có hạch toán kết quả kinh doanh riêng). Trên hoá đơn thuế GTGT do bộ phận XDCB phát hành cho bộ phận sản xuất: giá chưa có thuế GTGT: 620.000.000, thuế GTGT: 62.000.000, tổng giá thanh toán: 682.000.000. Nhà xưởng đã bắt đầu đi vào hoạt động. Nguồn tài trợ là nguồn vốn đầu tư XDCB. Định khoản (ở bộ phận sản xuất): Nợ TK 211: 620.000.000 Nợ TK 133: 62.000.000 Có TK 336: 682.000.000 10. Doanh nghiệp mang một TSCĐ hữu hình đi trao đổi với một TSCĐ hữu hình khác không tương tự. TSCĐ mang đi trao đổi có nguyên giá 57.000.000, giá trị hao mòn luỹ kế 11.400.000, giá trị hợp lý (chưa có thuê GTGT) của TSCĐ này được 2 bên thoả thuận là 52.000.000. Giá trị hợp lý của TSCĐ nhận về (chưa có thuế GTGT) được thoả thuận là 47.000.000. Cả 2 TSCĐ đều thuộc đối tượng chịu thuế GTGT với thuế suất 10%.Bên trao đổi đã thanh toán cho doanh nghiệp số tiền chênh lệch bằng tiền mặt là 5.500.000 Định khoản: Nợ TK 211(TSCĐ nhận về) : 52.000.000 Nợ TK 214 (TSCĐ mang đi trao đổi): 11.400.000 Có TK 211(TSCĐ mang đi trao đổi): 57.000.000 Có TK 412 : 6.400.000 11. Doanh nghiệp tiến hành sửa chữa lớn ngoài kế hoạch một TSCĐ đang sử dụng ở bộ phận sản xuất. Tổng chi phí sửa chữa lớn thực tế phát sinh được tập hợp ở bên Nợ TK 241 là 43.700.000. Chi phí này dự tính phân bổ trong 10 tháng. Khi công trình sửa chữa lớn hoàn thành kế toán ghi: Nợ TK 211: 43.700.000 Có TK 241: 43.700.000 Yêu cầu: 1/ Phát hiện các sai sót trong các định khoản trên và sửa lại cho đúng theo chế độ kế toán hiện hành. 2/ Cho biết từng sai sót trên có ảnh hưởng đến cơ sở dẫn liệu nào của các khoản mục liên quan trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Cho biết: Doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Bài 8: Kiểm tra chứng từ và sổ kế toán liên quan đến vật liệu của doanh nghiệp X trong quý 4 năm 20XX, kiểm toán viên phát hiện một số vấn đề trong kế toán nguyên vật liệu tại Công ty X như sau: 5
- 1. Mua vật liệu chính A đưa thẳng vào dùng trực tiếp cho sản xuất: giá mua (chưa có thuế GTGT): 15.000.000 đồng, thuế GTGT: 1.500.000 đồng, tổng giá thanh toán: 16.500.000 đồng, chưa trả tiền cho người bán. Tiền vận chuyển vật liệu: 210.000 (trong đó thuế GTGT: 10.000), đã thanh toán bằng tiền mặt. Định khoản: Nợ TK 152: 15.200.000 Nợ TK 133: 1.510.000 Có TK 111: 16.710.000 Nợ TK 621: 15.200.000 Có TK 152: 15.200.000 2. Mua vật liệu phụ B nhập kho: số lượng trên hoá đơn: 1000 kg, số lượng thực tế nhập kho: 970 kg. Đơn giá mua (chưa có thuế GTGT): 12.000 đồng/kg, thuế suất thuế GTGT: 10%. Doanh nghiệp chưa trả tiền cho người bán. Tỉ lệ hao hụt trong định mức: 1%. Lượng hao hụt ngoài định mức thuộc trách nhiệm của người bán (doanh nghiệp mua vật liệu theo phương thức chuyển hàng). Định khoản: Nợ TK 152: 11.640.000 Nợ TK 133: 1.200.000 Nợ TK 811: 120.000 Nợ TK 138 (1381): 240.000 Có TK 331: 13.200.000 3. Mua vật liệu chính A của Công ty M: giá mua (chưa có thuế GTGT): 45.000.000 đồng, thuế GTGT: 4.500.000, tổng giá thanh toán: 49.500.000 đồng. Doanh nghiệp mua hàng theo phương thức chuyển hàng. Khi kiểm nhận hàng, phát hiện hàng bị kém phẩm chất nên doanh nghiệp không làm thủ tục nhập kho và đã thông báo cho người bán là không chấp nhận lô hàng này. Định khoản: Nợ TK 151: 45.000.000 Nợ TK 133: 4.500.000 Có TK 331: 49.500.000 4. Công ty M thương lượng với doanh nghiệp về lô vật liệu bị kém phẩm chất và chấp nhận giảm 20% giá trên hoá đơn. Doanh nghiệp đã chấp nhận đề nghị trên của Công ty M và đã nhận được chứng từ giảm giá vật liệu (Hoá đơn thuế GTGT). Lô vật liệu đã được làm thủ tục nhập kho. Định khoản: Nợ TK 152: 35.100.000 Nợ TK 331: 9.900.000 Có TK 151: 45.000.000 5. Cuối quý vật liệu chính dùng không hết để lại tại phân xưởng là 12.500.000 đồng. Định khoản: Nợ TK 152: 12.500.000 Có TK 621: 12.500.000 6
- 6. Doanh nghiệp mua vật liệu phụ C: giá mua (chưa có thuế GTGT): 16.000.000 đồng, thuế GTGT: 1.600.000 đồng, tổng giá thanh toán: 17.600.000, đã thanh toán cho người bán bằng chuyển khoản. Cuối quý lô vật liệu này vẫn chưa về nhập kho nên kế toán chưa ghi sổ nghiệp vụ mua hàng này. 7. Doanh nghiệp tính và lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho cho năm 2005 như sau: Tên hàng tồn kho Số lượng tồn Đơn giá thực tế Đơn giá thị Mức dự phòng tại bình quân trên trường tại 31/12/20XX sổ kế toán (đ) 31/12/20XX (đ) 1/ Vật liệu A 1.500 40.000 35.000 7.500.000 2/ Vật liệu B 600 11.500 13.000 0 3/ Vật liệu C 200 17.500 16.000 300.000 4/ Thành phẩm P 1.200 55.000 56.000 0 Tổng cộng 7.800.000 Số dư đầu năm 20XX của TK 159: 3.200.000 Định khoản: Nợ TK 632: 7.800.000 Có TK 159: 7.800.000 Yêu cầu: 1/ Phát hiện các sai sót và gian lận trong các trường hợp trên và sửa lại cho đúng theo chế độ kế toán hiên hành. 2/ Từng sai sót và gian lận trên ảnh hưởng đến cơ sở dẫn liệu nào của các khoản mục trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp X. Biết rằng: - Toàn bộ vật liệu của doanh nghiệp được dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh sản phẩm P thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng và doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. - Doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Bài 9: Kiểm toán viên kiểm tra sổ kế toán quý 4 năm 20XX của Công ty X và phát hiện các trường hợp sau: 1. Ngày 05/10 mua hàng hoá A nhập kho: giá mua (chưa có thuế GTGT): 320.000.000 đ, thuế GTGT: 32.000.000 đ, tổng giá thanh toán: 352.000.000 đ. Cũng trong ngày này, doanh nghiệp đã thanh toán bằng chuyển khỏan. Điều khoản thanh toán được ghi trên hoá đơn là: nếu thanh toán trong vòng 5 ngày được hưởng chiết khấu thanh toán 0.5 % trên giá thanh toán; thời hạn nợ tối đa là 30 ngày. Định khoản: Ngày 05/10: Nợ TK 1561: 320.000.000 Nợ TK 133 : 32.000.000 Có TK 331: 352.000.000 Ngày 05/11: Nợ TK 331: 352.000.000 Có TK 112: 352.000.000 2. Ngày 15/10 xuất khẩu một lô hàng A cho Công ty NC : giá bán là 35.000 USD, khách hàng chưa trả tiền. Thuế xuất khẩu 30%, doanh nghiệp đã nộp bằng chuyển khoản. Giá mua của lô hàng này là 320.000.000. Tỉ giá thực tế do ngân hàng NN công bố là 15.650 VND/USD. Định khoản: Nợ TK 131: 547.750.000 7
- Có TK 511: 547.750.000 Nợ TK 511: 164.325.000 Có TK 112: 164.325.000 Nợ TK 632: 320.000.000 Có TK 1561: 320.000.000 3. Ngày 25/10 nhận giấy báo Có của ngân hàng về số tiền Công ty NC thanh toán là 35.000 USD. Tỉ giá thực tế do ngân hàng NN công bố là 16.630. Định khoản: Nợ TK 1122: 582.050.000 Có TK 131: 582.050.000 4. Ngày 08/11 làm thủ tục nhận một lô hàng hoá B nhập khẩu: giá mua trên hoá đơn là 12.000 USD, đã thanh toán bằng chuyển khoản. Thuế suất thuế nhập khẩu là 20%, thuế suất thuế GTGT là 10%, giá tính thuế là 200.000.000 đ. Doanh nghiệp đã nộp thuế nhập khẩu và thuế GTGT bằng chuyển khoản. Lô hàng đã được nhập kho. Tỉ giá thực tế do ngân hàng NN công bố là 15.600 VND/USD. Định khoản: Nợ TK 1561: 227.200 Nợ TK 133 : 24.000.000 Có TK 1122: 187.200.000 Có TK 1121: 64.000.000 Có TK 007: 12.000 USD 5. Ngày 15/12 dùng tiền gửi ngân hàng ngoại thương mua ngoại tệ và ký quỹ mở LC tại Ngân hàng ngoại thương 30.000 USD, tỉ giá mua: 15.550. Tỉ giá thực tế do ngân hàng NN công bố là 15.580 VND/USD. Định khoản: Nợ TK 144: 46.500.000 Có TK 1121: 46.500.000 6. Ngày 15/12 xuất hàng B bán cho Công ty AD: giá mua của số hàng này là: 120.000.000, giá bán (chưa có thuế GTGT): 180.000.000, thuế GTGT: 18.000.000, tổng giá thanh toán: 198.000.000, khách hàng chưa trả tiền. Công ty AD được hưởng chiết khấu thương mại 2% giá thanh toán trên hoá đơn. Định khoản: Nợ TK 131: 198.000.000 Có TK 511: 18.000.000 Có TK 3331: 1.800.000 Nợ TK 521: 3.600.000 Nợ TK 133: 360.000 Có TK 131: 3.960.000 Nợ TK 632: 120.000.000 Có TK 154: 120.000.000 8
- 7. Ngày 20/12 xuất hàng B giao cho đại lý (sử dụng phiếu xuất kho) với giá xuất kho là: 60.000.000. Định khoản: Nợ TK 632: 60.000.000 Có TK 1561: 60.000.000 Yêu cầu: 1/ Phát hiện các sai sót trong các định khoản trên và sửa lại cho đúng theo chế độ kế toán hiện hành. 2/ Cho biết từng sai sót trên có ảnh hưởng đến cơ sở dẫn liệu nào của các khoản mục liên quan trên báo cáo tài chính của Công ty X. Biết rằng: - Vào ngày 01/10/XX Công ty X có 10.000 USD gửi tại ngân hàng với tỉ giá ghi sổ 15.500 VND/USD. - Công ty tính giá xuất ngoại tệ để ghi có TK 1112 và TK 1122 theo phương pháp fifo, ghi Có TK 131 và ghi Nợ TK 331 theo phương pháp thực tế đích danh. - Công ty tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. BÀI 10 Các khoản vốn góp cổ phần của Công ty X vào các công ty khác tại thời điểm đầu năm 200X được thể hiện thông qua số dư đầu năm của một số tài khoản như sau (ĐVT: đồng): TK 221 (Cổ phiếu Công ty C): 2.500.000.000 TK 223 (Khoản đầu tư vào Công ty S): 1.500.000.000 TK 228 (Cổ phiếu Công ty ABC): 600.000.000 Các nghiệp vụ kinh tế liên quan đến hoạt động đầu tư phát sinh trong quí 1 năm 200X được kế toán định khoản như sau: 1. Mua 100 cổ phiếu của Công ty ABC, giá mua: 12.000.000 đ/ cổ phiếu, đã thanh toán bằng chuyển khoản. Phí giao dịch: 2.500.000 đ, đã thanh toán bằng tiền mặt. Sau khi mua thêm 100 cổ phiếu này, tỉ lệ vốn góp của Công ty X trong Công ty ABC là 25%. Tỉ lệ quyền biểu quyết tại Công ty ABC được xác định theo tỉ lệ vốn góp. Định khoản: Nợ TK 228 (2281): 1.200.000.000 Có TK 112: 1.200.000.000 Nợ TK 635: 2.500.000 Có TK 111: 2.500.000 2. Nhận cổ tức từ Công ty S 50.000.000đ bằng chuyển khoản. Số cổ tức này được chia từ lợi nhuận trước khi Công ty X đầu tư vào Công ty S. Định khoản: Nợ TK 112: 50.000.000 Có TK 515: 50.000.000 3. Nhận giấy báo Có của ngân hàng về số cổ tức Công ty C đã chính thức thông báo ở cuối năm trước là 500.000.000 đ. Định khoản: Nợ TK 112: 500.000.000 Có TK 515: 500.000.000 9
- 4. Chuyển tiền gửi ngân hàng trả tiền chia lợi nhuận từ hợp đồng liên doanh dưới hình thức hoạt động liên doanh đồng kiểm soát cho các đối tác tham gia liên doanh 620.000.000 đ, số lợi nhuận này đã được Công ty thông báo cho các đối tác ở cuối năm trước. Định khoản: Nợ TK 421 (4211): 620.000.000 Có TK 112: 620.000.000 5. Bán một toà nhà cùng với quyền sử dụng đất, giá bán (chưa có thuế GTGT): 900.000.000đ, thuế GTGT: 90.000.000đ, tổng giá thanh toán: 990.000.000đ, khách hàng đã thanh toán bằng chuyển khoản. Nguyên giá của quyền sử dụng đất: 500.000.000 đ. Nguyên giá của toà nhà: 310.000.000 đ, giá trị hao mòn luỹ kế: 155.000.000. Toà nhà này trước đây được sử dụng làm văn phòng của Công ty, nhưng đã ngừng sử dụng và chuyển sang cho thuê được một năm trước khi bán. Định khoản: Nợ TK 811: 655.000.000 Nợ TK 214: 155.000.000 Có TK 211: 310.000.000 Có TK 213: 500.000.000 Nợ TK 112: 990.000.000 Có TK 711: 900.000.000 Có TK 333: 90.000.000 6. Nhận tiền cho thuê đất của cả năm 200X là 528.000.000 đ (trong đó thuế GTGT: 48.000.000 đ) bằng chuyển khoản. Định khoản: Nợ TK 112: 528.000.000 Có TK 511: 480.000.000 Có TK 333: 48.000.000 7. Nhận lợi tức được chia từ hoạt động liên doanh dưới hình thức cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát 150.000.000 bằng chuyển khoản. Định khoản: Nợ TK 112: 150.000.000 Có TK 222: 150.000.000 Yêu cầu: 1/ Phát hiện các sai sót trong các định khoản trên và sửa lại cho đúng theo chế độ kế toán hiện hành. 2/ Cho biết từng sai sót trên có ảnh hưởng đến cơ sở dẫn liệu nào của các khoản mục liên quan trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Cho biết: Công ty tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Bài 11: Có tài liệu về tình hình biến động TSCĐ trong quí 1 năm N của doanh nghiệp X như sau (ĐVT: 1000 đồng): Ngày Diễn giải Bộ phận sản xuất Bộ phận bán hàng Bộ phận QLDN Nguyên giá Tỉ lệ Nguyên Tỉ lệ Nguyên Tỉ lệ KH giá KH giá KH năm năm năm 10
- TSCĐ hữu hình có ở 12.500.000 10% 1.300.000 12.5% 2.700.000 8% đầu quí TSCĐ vô hình có ở 4.200.000 5% đầu quí (*) 25/01 Mua TSCĐ hữu hình 320.000 10% 03/02 Thanh lý TSCĐ hữu 250.000 10% hình 20/02 Mua TSCĐ hữu hình 25.000 12.5% 15/03 Mua TSCĐ hữu hình 30.000 8% (*) TSCĐ vô hình có ở đầu quí là quyền sử dụng đất lâu dài. Kế toán đã lập bảng phân bổ khấu hao TSCĐ quí 1 năm N như sau: Bộ phận sản xuất Bộ phận bán hàng Bộ phận QLDN Tổng cộng I. KH TSCĐ hữu hình 286.882 42.492 48.112 377.486 (1)+(2)-(3) (1) Mức KH quí 4/N-1 285.000 42.150 48.000 375.150 (2) Mức KH tăng 5.786 342 112 6.240 (3) Mức KH giảm 3.904 3.904 II. KH TSCĐ vô hình 52.500 52.500 TC 339.382 42.492 48.112 429.986 Yêu cầu: - Phát hiện các sai sót trong tính khấu hao ở doanh nghiệp X. Tính lại mức khấu hao quí 1 năm N của doanh nghiệp X theo qui định hiện hành. - Sai sót trên ảnh hưởng đến cơ sở dẫn liệu nào của đối tượng kế toán nào trên BCTC? Bài 12: Một đơn vị của Việt Nam liên doanh với một công ty nước ngoài để thành lập một nhà máy sản xuất thiết bị với thời hạn liên doanh 10 năm. Tổng số vốn liên doanh là 116.000 triệu VNĐ, trong đó phía Việt Nam góp : nhà xưởng 20.000 triệu VNĐ và quyền sư dụng đất có thời hạn, tri giá 5.000 triệu; phía bạn góp : thiết bị rời (sử dụng trong quản lý) trị giá là 80.000 triệu VNĐ, vật liệu trị giá 9.000 triệu VNĐ; tiền chuyển qua ngân hàng 900 triệu VNĐ và vé máy bay cho các chuyến đi lại chuẩn bị thành lập nhà máy trị giá 100 triệu VNĐ (chưa thanh toán). Kế toán tổng hợp đã thử lập Bảng Cân đối kế toán của Liên doanh như sau : BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN ĐẦU KỲ (BẢN NHÁP) Đơn vị : triệu VNĐ Tài sản Số tiền Nguồn vốn Số tiền A. Tài sản lưu động và đầu 83.900 A. Nợ phải trả tư ngắn hạn 1. Tiền 1.000 - Tiền gới ngân hàng 900 - Tiền vé 100 2. Vật liệu 2.900 3. Thiết bị rời 80.000 11
- B. Tài sản cố định và đầu 20.500 B.Nguồn vốn chủ 104.400 tư dài hạn sở hữu 1. Tài sản cố định 20.500 - Nhà xưởng 20.000 - Đất đai 500 Tổng cộng : 104.400 104.400 Sau khi xem bảng nháp này kế toán trưởng đã chỉ dẫn 4 điểm cần xem lại sau : 1) Tổng số vốn sai. 2) Thiết bị rời (chưa lắp đặt) chưa được xếp vào tài sản cố định. 3) Tiền vé không được đưa vào mục Tiền, mà cấn phải đưa vào mục khác thích hợp vì tiền vé là khoản chi phí thành lập công ty. 4) Có phải tất cả tài sản này đều thuộc nguồn vốn chủ sở hữu không? (Thực tế còn nợ tiền vé). Yêu cầu : Hãy lập lại bảng cân đối kế toán đầu kỳ dựa vào các chỉ dẫn được chấp nhận và lập luận về những chỉ dẫn không chấp nhận vă cho biết sai sót trên ảnh hưởng như thế nào đến việc ra quyết định của người sử dụng thông tin? Bài 13: Một Công ty Du lịch Việt nam liên doanh với Công ty nước ngoài để nâng cấp một khách sạn du lịch và mở rộng hoạt động kinh doanh với thời hạn hợp đồng là 10 năm. Theo hợp đồng vốn góp của hai bên như sau : A. Phía công ty Việt Nam 1. Khách sạn cũ : 600.000.000 VNĐ; 2. Phương tiện và thiết bị nội thất : 100.000.000 VNĐ. 3. Quyền sử dụng đất trị giá 5.500.000.000 VNĐ B. Phía bạn góp : 1. Phương tiện và thiết bị rời : 100.000.000VNĐ 2. Tiền VN (Được gửi qua ngân hàng) : 200.000.000 VNĐ 3. Một dây chuyền công nghệ chế biến đồ ăn đặc sản trị giá 400.000.000 VNĐ, trong đó giá trị bản quyền 200.000.000 VNĐ. 4. Ngoài ra phía bạn còn đại diện liên doanh thuê một du thuyền trị giá 100.000.000 VNĐ trong thời gian 6 tháng với tổng số tiền thuê là 30.000.000 VNĐ (Vẫn chưa thanh toán). KẾ TOÁN TỔNG HỢP ĐÃ LẬP BẢNG CÂN ĐỐI TÀI SẢN NHƯ SAU : (Đơn vị : 1.000 VNĐ) Tài sản Số tiền Nguồn vốn Số tiền A. Tài sản lưu động và đầu 400.000 A. Nợ phải trả 30.000 tư ngắn hạn 1. Tiền 200.000 - Tiền gới ngân hàng 200.000 2. Phương tiện/thiết bị 200.000 12
- B. Tài sản cố định và đầu 1.650.000 B.Nguồn vốn chủ 2.020.000 tư dài hạn sở hữu 1. Nhà cửa 600.000 2. Dây chuyền công nghệ 400.000 chế biến 3. Đất đai 550.000 4. Du thuyền 100.000 Tổng cộng : 2.050.000 2.050.000 Yêu cầu: - Phát hiện sai sót có thể có trong việc lập Bảng Cân đối kế toán và lập lại Bảng Cân đối kế toán mới. Biết thêm rằng các tài sản của phía Công Ty Việt Nam đều được đánh giá thấp hơn so với giá hạch toán là 10%. - Sai sót trên ảnh hưởng như thế nào đến việc ra quyết định của người sử dụng thông tin? Bài 14: Xác định cơ sở dẫn liệu, mục tiêu kiểm toán chi tiết và thủ tục kiểm toán tương ứng có thể áp dụng đối với các khoản mục sau: 1. Hàng tồn kho 2. TSCĐ hữu hình 3. Phải thu khách hàng 4. Phải trả người bán 5. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 6. Chi phí bán hàng Bài 15: Khi kiểm tra tài liệu kế toán của Doanh nghiệp X, kiểm toán viên phát hiện một số vấn đề sau: 1. Vào ngày 31/12/20X4 có một khoản tiền đang chuyển là 320.000.000 đồng, nhưng đến ngày 20/03/20X5 doanh nghiệp mới nhận được giấy báo Có của ngân hàng về khoản tiền này. 2. Trên bảng kê chi tiết của ngân hàng thể hiện vào những ngày gần cuối kỳ kế toán doanh nghiệp có nhiều nghiệp vụ chuyển tiền giữa các tài khoản ở các ngân hàng khác nhau. Trên sổ kế toán chi tiết tiền gửi ngân hàng thể hiện ngày ghi tăng và giảm tiền gửi ngân hàng ở các tài khoản liên quan đến cùng một nghiệp vụ chuyển tiền không khớp nhau. 3. Trên bảng kê chi tiết Phải trả người bán xuất hiện một số tên người bán lạ. 4. Trên bảng thanh toán lương xuất hiện một số tên mới. 5. Đối chiếu ngày thu tiền trên sổ chi tiết Phải thu khách hàng với các Phiếu thu liên quan thấy rằng ngày thu tiền trên sổ kế toán lệch với ngày trên chứng từ gốc một cách có hệ thống: ngày thu tiền của lần thu tiền sau được dùng làm ngày thu tiền của lần thu tiền ngay trước đó. 6. Các nghiệp vụ bán hàng với khối lượng lớn được thực hiện vào những ngày gần cuối kỳ kế toán. Các bút toán ghi giảm khoản phải thu khách hàng liên quan đến các nghiệp vụ bán hàng này dưới các hình thức hàng bán bị trả lại, giảm giá hàng bán hoặc xoá nợ khó đòi được thực hiện ở kỳ kế toán tiếp theo. Yêu cầu: 1/ Phát hiện các gian lận có thể có trong các trường hợp trên. 2/ Các gian lận trên ảnh hưởng đến cơ sở dẫn liệu nào trên các báo cáo tài chính. 13
- 3/ Trình bày những thủ tục kiểm toán cần thiết để phát hiện gian lận trong từng trường hợp trên. BÀI 16 Cho biết ảnh hưởng của mỗi sai sót dưới đây đến các khoản mục của Báo cáo tài chính và sự xét đoán của người đọc Báo cáo tài chính về tình hình tài chính và kết quả hoạt động của đơn vị. Giả sử các sai sót dưới đây đều trọng yếu. 1. Doanh nghiệp khoá sổ các nghiệp vụ bán hàng vào ngày 15/12/20X1. Tất cả các nghiệp vụ bán hàng từ ngày 16/12/20X1 được ghi chép vào năm 20X2. Số tiền thu được của khách hàng liên quan đến các nghiệp vụ bán hàng từ ngày 16/12/X1 đến 31/12/X1 được ghi vào khoản "Người mua ứng tiền trước". 2. Trong năm doanh nghiệp thu hồi được một khoản nợ là 250.000.000 đ đã xử lý xoá nợ ở năm trước.Khoản thu này được kế toán ghi giảm chi phí quản lý doanh nghiệp. 3. Việc ghi chép nghiệp vụ mua hàng thường bị chậm trễ do thủ kho không gửi phiếu nhập kịp thời cho bộ phận kế toán. Khi người bán đòi nợ, kế toán mới thu Phiếu nhập để ghi nghiệp vụ mua hàng và trả tiền. 4. Cuối năm doanh nghiệp kiểm kê TSCĐ, phát hiện mất 1 dụng cụ quản lý có nguyên giá: 35.000.000 đ, giá trị hao mòn luỹ kế: 15.000.000 đ. Doanh nghiệp quyết định ghi nhận giá trị thiệt hại vào chi phí khác. 5. Cuối năm doanh nghiệp còn nợ Công ty D 800.000.000 đ, đồng thời Công ty D còn nợ doanh nghiệp 500.000.000đ. Doanh nghiệp đã không bù trừ khoản phải thu và phải trả cùng một đối tượng. Trên bảng cân đối kế toán, mục Phải thu khách hàng (tài sản) bao gồm cả khoản Công ty D nợ doanh nghiệp (500.000.000 đ), mục Phải trả người bán (nguồn vốn) bao gồm cả khoản doanh nghiệp nợ Công ty D (800.000.000 đ). 6. Trong năm doanh nghiệp đã thay đổi phương pháp tính giá hàng tồn kho từ phương pháp FIFO sang phương pháp LIFO, nhưng không công khai trong thuyết minh báo cáo tài chính. Trong năm 20X4 giá cả hàng tồn kho của doanh nghiệp có xu hướng tăng Bài 17 : Trong tài liệu kế toán của công ty Trống Đồng có các sai sót như sau : 1. Việc mua hàng thương ghi chép chậm trễ đến hàng tháng do bộ phận nhận hàng không gửi phiếu nhập kho về cho bộ phận kế toán. Cho đến khi người bán thúc giục, kế toán mới thu phiếu nhập, ghi chép nghiệp vụ mua hàng và trả tiền. 2. Cô Thúy là nhân viên kế toân theo dõi nợ phải trả vă tiền gửi ngđn hăng. Hàng tháng cô Thúy lập một ủy nhiệm chi trả tiền cho công ty dịch vụ Hào Hoa và chuyển ủy nhiệm chi (chưa ký) cùng với chứng từ gốc sang cho kế toán trưởng ký. Khi nhận lại ủy nhiệm chi (đã ký) cô Thúy ghi nợ tài khoản phải trả và mang ủy nhiệm chi đến ngân hàng để thực hiện giao dịch chuyển khoản vào một tài khoản cá nhân dưới tên Công ty Hào Hoa. Vài ngày sau, cô lại dùng hóa đơn đã thanh toán đó ghi nghiệp vụ mua hàng một lần nữa, rồi lại chuyển chứng từ đó cùng với ủy nhiệm chi (chưa ký) cho kế toán trưởng. Ủy nhiệm chi được ký xong cô Thúy gửi cho công ty Dịch vụ Hào Hoa. 3. Số tiền trên một Phiếu chi được ghi chép nhầm ở Nhật ký chi quỹ 46.128.700đ thành 64.128.700đ. 4. Cô Thanh cố ý bỏ sót không ghi vào Nhật ký chi quỹ bảy Phiếu chi đã thanh toán từ ngày 26.12 có số tiền lớn, mục đích để số dư quỹ trên sổ cái không bị âm. Những nghiệp vụ này cô Thanh ghi vào đầu niên độ sau. 14
- 5. Anh Toàn là nhân viên bộ phận nhận hàng. ngoài công việc ở công ty Trống Đồng, anh Toàn còn là chủ một cơ sở sản xuất nhỏ. Hàng tháng anh Toàn gửi tới phòng kế toán một phiếu nhập giả tạo. Vài ngày sau, anh ta gửi đến công ty một hóa đơn của cơ sở sản xuất của anh ta làm chủ. Cô Thúy sau khi đối chiếu hóa đơn với phiếu nhập sẽ lập ủy nhiệm chi thanh toán cho lô hàng không có thật trên. Yêu cầu : a. Đối với mỗi sai sót hoặc gian lận, hãy cho biết cơ sở dẫn liệu của TK nào bị ảnh hưởng và thủ tục kiểm soát nào có thể giúp ngăn chặn không cho chúng xảy ra một cách thường xuyên. b. Với mỗi sai sót hoặc gian lận, thiết lập thủ tục kiểm toán để phát hiện chúng. Baìi 18 : Trong quá trình kiểm toán, KTV phát hiện các vấn đề sau: 1. KTV phát hiện 1 lô hàng hóa ghi trên sổ trị giá 200tr nhưng không có hóa đơn, DN đã ghi nhận khống vào sổ. Đối chiếu với sổ chi tiết thanh toán với người bán thì số tiền này đã thanh toán bằng tiền mặt. 2. Một lô hàng hóa phát hiện hóa đơn về rồi nhưng hàng chưa về. DN không ghi sổ và nhập kho vào ngày 5/1. Khi hàng về nhập kho trị giá cả thuế GTGT 10% là 220tr. 3. KTV phát hiện có 5 hóa đơn mua hàng bằng USD đã thanh toán bằng tiền mặt ngoại tệ nhưng ghi nhận tỷ giá cao hơn thực tế, tổng trị giá ghi chênh lệch sai là 20tr. 4.Khi kiểm tra sổ chi tiết công nợ với người bán có 2 khách hàng dư nợ. Khi tìm hiểu bằng chứng đây là 2 món tiền thanh toán cho người bán về tiền hàng đã mua nhưng DN không lấy hóa đơn. Tổng trị giá chuyển tiền qua ngân hàng cả VAT là 110tr. 5.Gia công hàng hóa cho công ty B lô hàng trị giá 150tr nhưng ghi nhận là hàng thuộc sở hữu của doanh nghiệp(DN). 6.Khi kiểm tra một số hóa đơn phát hiện giá ghi trên hóa đơn cao hơn giá ghi trên thị trường tổng trị giá 30tr, hàng vẫn nằm trong kho, VAT 10%. Yêu cầu: 1. Hãy cho biết đâu là gian lận đâu là sai sót. 2. Hãy áp dụng các thủ tục kiểm toán cần thiết để phát hiện các gian lận và sai sót trên. 3. Cơ sở dẫn liệu nào bị vi phạm Bài 19: Khi lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán viên phải hiểu rủi ro kiểm toán và các loại rủi ro. Yêu cầu : Trong mỗi tình huống dưới đây, cho biết loại rủi ro tương ứng. Trong các loại rủi ro được kể ra dưới đây, loại nào không phải là thành phần của rủi ro kiểm toán sẽ không được sử dụng. Trong các rủi ro kể ra, có loại được sử dụng một lần hoặc nhiều hơn một lần, hoặc không sử dụng. Các loại rủi ro : A. Rủi ro kinh doanh. B . Rủi ro kiểm soát C. Rủi ro phát hiện. D. Rủi ro tiềm tàng Các tình huống : 1. Khách hàng không phát hiện được gian lận của nhân viên kịp thời vì tài khoản tiền gởi ngân hàng không được chỉnh hợp hằng tháng. 15
- 2. Tiền dễ bị đánh cắp hơn. 3. Thư xác nhận các khoản phải thu của kiểm toán viên không phát hiện được các sai sót trọng yếu. 4. Các khoản chi quỹ không được xét duyệt đúng. 5. Không thực hiện sự phân công phân nhiệm đầy đủ. 6. Thiếu các thử nghiệm cơ bản cần thiết. 7. Sự phát triển của khoa học kỹ thuật làm cho sản phẩm chính của doanh nghiệp có khả năng bị lỗi thời. 8. Kiểm toán viên chọn mẫu không đại diện cho tổng thể nên đưa ra kết luận rằng khoản mục không có sai sót trọng yếu trong khi thực tế có sai sót trọng yếu. Baìi 20: Cho biết các loại rủi ro tương ứng với các trường hợp sau: a. Doanh nghiệp đa không phát hiện kịp thời gian lận của các nhân vien bán hàng trong việc khai khống doanh thu nhằm hưởng một mức hoa hồng cao hơn. b. Kiểm toán viên đã tiến hành gửi thư xac nhận đến 20% khách hàng có số dư công nợ lớn nhất nhưng vẫn tồn tại sai sot trọng yếu trên khoản mục này. c. Các khoản mục được xác định trên các ước tính hợp lý thay vì các chứng từ chính xác. d. Xu hướng hội nhập WTO cùng với gia tăng cạnh tranh trong ngành sẽ làm cho doanh nghiệp đứng trước những thách thức lớn. e. Do thiếu nhân sự, doanh nghiệp buộc phải để các nhân viên kiêm nhiệm nhiều vị trí khác nhau. f. Số tiền lương ở cột tổng cộng đã bị tính khống lên 700 triệu đồng nhưng do không cộng dọc bảng lương nên KTV đã cho rằng khoản mục chi phi tiền lương là không có sai lệch trọng yếu. Bài 21: Dưới đây là bảy trường hợp kiểm toán viên dự định đánh giá rủi ro phát hiện: 1 2 3 4 5 6 7 Rủi ro kiểm toán 1% 1% 5% 5% 5% 10% 10% Rủi ro tiềm tàng 20% 50% 20% 50% 50% 20% 50% Rủi ro kiểm soát 50% 50% 50% 50% 100% 50% 50% Rủi ro phát hiện a. Tính rủi ro phát hiện cho mỗi trường hợp trên. b. Từ câu trả lời trên (câu a), cho biết rủi ro phát hiện sẽ ảnh hưởng gì khi có một sự tăng lên của mỗi loại rủi ro còn lại. c. Sự thay đổi của rủi ro phát hiện có ảnh hưởng gì đến số lượng bằng chứng kiểm toán cần phải thu thập ? Bài 22: Dựa vào mô hình rủi ro, hãy xác định ảnh hưởng đến rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát, rủi ro phât hiện và số lượng bằng chứng kiểm toán cần thu thập trong mỗi tình huống độc lập dưới đây. 1. Kiểm toán viên quyết định đánh giá rủi ro kiểm soát thấp hơn mức tối đa. 2. Số dư tài khoản tăng lên trọng yếu so với năm trước mà không có lý do rõ ràng. 3. Trong giai đoạn lập kế hoạch, kiểm toán viên nhận thấy vốn lưu chuyển, tỷ số nợ trên vốn và các chỉ tiêu tài chính khác đều được cải thiện so với năm trước. 16
- 4. Đây là năm kiểm toán thứ hai và trong năm trước phát hiện rất ít sai sót. Kiểm toán viên quyết định tăng mức tin cậy văo hệ thống kiểm soát nội bô của cng ty khâch hăng. 5. Trong quá trình trao đổi với người quản lý, kiểm toán viên phát hiện rằng người quản lý dự định bán cơ sở kinh doanh trong vài tháng nữa. Vì vậy, một số cán bộ chủ chốt kế toán đã chuyển đi vài tháng trước. Kiểm toán viên cũng nhận thấy tỷ lệ lêi gộp đã tăng lên đáng kể so với năm trước. 6. Có sự thay đổi cán bộ cao cấp trong đơn vị và những người thay thế không được trung thực bằng những người cũ. Kiểm toán viên cho rằng vẫn có thể tiếp tục kiểm toán cho khách hàng. 7. Trong kiểm toán hàng tồn kho, kiểm toán viên tìm hiểu kiểm soát nội bộ và thực hiện các thử nghiệm kiểm soát. Qua đó kiểm toán viên nhận thấy thủ tục kiểm soát năm nay lỏng lẽo hơn so với năm trước. Bên cạnh đó, do thay đổi kỹ thuật trong ngành, hàng tồn kho của khách hàng có nhiều khả năng bị lỗi thời hơn. Baìi 23: Hãy cho biết mỗi loại tài liệu dưới đây cung cấp bằng chứng về mục tiêu kiểm toán nào va đánh giá độ tin cậy của chúng: 1. Biên bản kiểm kê tiền mặt ngày 31/12/X5 2. Thư xác nhận số dư tiền gửi của ngân hàng 3. Hóa đơn thanh toán chi phi tiền điện thoại hàng tháng 4. Thư xác nhận công nợ của khách hàng 5. Bảng tinh toán giá nguyên vật liệu mua vào bình quân trong kỳ 6. Biên bản đánh giá lại giá trị chứng khoán 7. Biên bản kiểm kê công cụ lao động va phương tiện làm việc 8. Hồ sơ quyết toán công trình xây dựng cơ bản đã hoàn thành do bên thi công lập va đã được sự phê duyệt của đơn vị. 9. Thư xác nhận của nhà cung cấp đồng ý về số dư khoản phải trả trên BCTC. 10. Giải trinh của Giám đốc về khoản dự phòng đã lập dự phòng nợ phải thu khó đòi. 11. BCTC của công ty liên doanh mà đơn vị có góp vốn. BCTC này đã được kiểm toán, trong đó có ghi rõ giá trị vốn góp của đơn vị. Bài 24: Bằng chứng kiểm toán có nhiều loại khác nhau và có mức độ tin cậy khác nhau. Mỗi tình huống dưới đây bao gồm một cặp hai bằng chứng kiểm toán. Đối với mỗi tình huống hãy cho biết bằng chứng nào thích hợp hơn. Đưa ra lý giải cho sự lựa chọn của bạn. 1. Xác nhận nợ phải thu với đơn vị - Xác nhận nợ phải thu với khách hàng. 2. Kiểm tra vật chất đối với sản phẩm kéo sắt - Kiểm tra vật chất đối với các sản phẩm là xăng dầu. 3. Thảo luận về khả năng phải bồi thường của một vụ kiện với công ty luật làm tư vấn pháp lý cho khách hàng - Thảo luận về vấn đề đó với kiểm toán viên của công ty tư vấn pháp lý đó. 4. Xác nhận số dư tiền gửi ngân hàng với Ngân hàng - Xác nhận số dư tiền gửi ngân hàng qua sổ phụ ngân hàng. 5. Một bảng xác nhận của ngân hàng về các khoản mà khách hàng đã thanh toán bằng chuyển khoản - Quan sát sự phân chia nhiệm vụ giữa viết hóa đơn thu - chi tiền và việc ghi chép số tiền gửi ngân hàng thu được từ khách hàng trên sổ chi tiết các khoản phải thu khách hàng. 6. Tính toán lại giá trị khấu hao TSCĐ của KTV – KTV đối chiếu số liệu về chi phí khấu hao giữa Bảng tính khấu hao và việc ghi nhận chi phí khấu hao trong kỳ trong sổ kế toán. 17
- Bài 25: Dưới đây là một danh sách các bằng chứng kiểm toán: 1. Kế toán trưởng giải thích tại sao lượng hàng tồn kho cuối năm lại cao hơn so với lượng hàng đầu năm. 2. Một nhân viên tại một của hàng chính giải thích hệ thống kiểm soát đối với hàng hóa hoạt động như thế nào 3. Một hóa đơn từ nhà cung cấp điện 4. Một kế toán thử việc, hiện đang trải qua các kì thi kiểm tra kế toán chuyên nghiệp, giải thích lí do tại sao chi phí tiền điện thoại thấp hơn so với năm ngoái. 5. Một lá thư gửi cho KTV từ một luật sư xác nhận rằng, từ quan điểm, nhận thức của ông, không có những vấn đề trọng yếu liên quan đến pháp luật 6. Một sự xác nhận từ khách hàng chấp nhận rằng số dư phản ánh trong sổ sách của công ty là đúng 7. Một sự tính toán lại chi phí thuế và nợ phải trả được thực hiện bởi KTV 8. Báo cáo kiểm kê hàng tồn kho, quá trình kiểm kế có sự giám sát của KTV 9. Sổ sách ghi lại các đơn đặt hàng của công ty, chỉ ra những đơn đặt hàng từ khách hàng. Cuốn sổ này được sử dụng cho việc lập kế hoạch của công ty. (10) Ước tính thời gian sử dụng hữu ích của một thiết bị mua mới, được thực hiện bởi giám đốc sản xuất. Yêu cầu: Bằng chứng KT nào có độ tin cậy cao, giải thích tại sao? Bài 26: Dưới đây là một số tài liệu do KTV thu thập được về khoản mục nợ phải thu: 1. Sổ chi tiết nợ phải thu của từng khách hàng được đơn vị in ra từ phần mềm kế toán. 2. Bản sao các hoá đơn bán hàng chưa trả tiền của từng khách hàng. 3. Biên bản đối chiếu công nợ giữa đơn vị và các khách hàng. 4. Thư xác nhận của khách hàng gửi trực tiếp cho kiểm toán viên. 5. Các giấy báo Có của ngân hàng gửi cho đơn vị xác nhận các khoản trả tiền sau ngày kết thúc niên độ của khách hàng. Yêu cầu: Hãy sắp xếp các bằng chứng trên theo thứ tự độ tin cậy giảm dần. Giải thích về sự sắp xếp này. Bài 27 Dưới đây là một số thủ tục kiểm toán mà kiểm toán viên có thể tiến hành để thu thập bằng chứng kiểm toán: 1. Gửi thư xác nhận nợ phải thu đến một số khách hàng 2. Tính lại chi phí khấu hao tài sản cố định 3. Tính tỷ lệ lãi gộp năm nay và so sánh với năm trước 4. Thảo luận với Giám đốc về khả năng hàng tồn kho lỗi thời 5. Kiểm tra các giấy tờ về quyền sở hữu đối với xe du lịch của công ty 6. Tìm hiểu về khả năng thua kiện thông qua trao đổi với Giám đốc tài chính 7. Quan sát kiểm kê hàng tồn kho Yêu cầu: Đối với mỗi thủ tục kiểm toán cho biết bằng chứng mà kiểm toán viên có thể thu thập qua thủ tục đó là bằng chứng về vấn đề gì và độ tin cậy của nó đối với vấn đề đó. Bài 28: 18
- Cho biết ảnh hưởng của mỗi nghiệp vụ dưới đây đến các chỉ tiêu tổng tài sản, hệ số thanh toán hiện thời và lợi tức sau thuế. Đánh dấu (+) nếu làm tăng, (-) nếu làm giảm và 0 nếu không ảnh hưởng. Giả thiết rằng hệ số thanh toán hiện thời ban đầu thì lớn hơn 1. Tổng Hệ số Lợi tức Nghiệp vụ tài sản thanh toán sau hiện thời thuế a. Phát hành cổ phiếu thu tiền b. Bán hàng thu tiền mặt c. Nộp thuế lợi tức của năm trước d. Bán TSCĐ, giá bán thấp hơn giá trị còn lại e. Bán TSCĐ, giá bán cao hơn giá trị còn lại f. Bán hàng cho người mua trả chậm g. Trả nợ cho người bán về một lô hàng mua kỳ trước h. Lập và chi quỹ phúc lợi và khen thưởng cho cán bộ, công nhân viên i. Vay nợ ngắn hạn bằng tiền mặt k. Ứng tiền cho nhân viên đi công tác l. Chi trả tiền điện thoại cho bộ phận quản lý m. Thanh lý một TSCĐ đã khấu hao hết n. Khách hàng trả nợ bằng tiền mặt o. Mua TSCĐ, thời hạn thanh toán là 5 tháng p. Mua hàng chưa trả tiền cho người bán Bài 29 : Trả lời mỗi câu hỏi độc lập dưới đây và trình bày cách tính toán của mình: 1. Trong năm, Công ty Thương mại Hòa Bình mua hàng trị giá 21.567.345.000 đồng; giá vốn hàng bán trong năm là 22.543.234.000 đồng. Trị giá hàng tồn kho cuối năm là 4.567.657.000 đồng. Tính số vòng quay hàng tồn kho trong năm. 2. Vào đầu năm, nợ phải thu của Công ty Hoàng Gia là 5.000.000.000đ, đến cuối năm nợ phải thu tăng thêm 1.000.000.000đ. Doanh số bán hàng thu tiền mặt trong năm là 2.000.000.000đ. Số vòng quay nợ phải thu trong năm là 5 vòng. Xác định doanh thu thuần trong năm. 3. Trong năm, lãi gộp của Công ty Hoa Hồng là 970.000.000đ và giá thành sản phẩm nhập kho là 3.400.000.000đ. Chi phí sản xuất trong kỳ là 3.700.000.000đ Số dư đầu kỳ của sản phẩm dở dang và thành phẩm là 280.000.000đ và 450.000.000đ. Số dư cuối kỳ của sản phẩm dở dang và thành phẩm là 380.000.000đ và 520.000.000đ. hãy tính doanh thu bán hàng trong kỳ. 4. Thông tin về sản phẩm như sau : - Doanh thu : 300 tỷ - Giá vốn hàng bán : 240 tỷ - Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp : 40 tỷ Nếu sản lượng tiêu thụ của sản phẩm A tăng lên 20% thì tỷ lệ lãi gộp sẽ tăng lên bao nhiêu? Cho biết doanh nghiệp chỉ kinh doanh một loại sản phẩm A. 19
- 5. Công ty D xóa sổ một khoản nợ khó đòi là 100 triệu đồng trong tổng số dự phòng nợ khó đòi là 1.200 triệu đồng. Gọi X và Y lần lượt là hệ số thanh toán hiện thời trước và sau khi xóa sổ khoản nợ khó đòi nói trên. Cho biết : a. X > Y c. X < Y b. X = Y d. Không xác định được Bài 30: Cho biết ảnh hưởng của mỗi sai sót dưới đây đến các khoản mục của Báo cáo Tài chính và sự xét đoán của người đọc Báo cáo tài chính về tình hình tài chính và kết quả hoạt động đơn vị (Qua các chỉ tiêu tỷ số nợ, hệ số thanh toán hiện thời, tỷ lệ lãi gộp, tỷ lệ lãi thuần...). Cho biết hệ số thanh toán hiện thời ban đầu > 1. a. Đơn vị mua một lô hàng trị giá 250 triệu đã nhận tại kho người bán và đã nhận được hóa đơn người bán, nhưng hàng chưa về kho vào thời điểm 31/12/X9. Vì vậy, đơn vị không ghi nhận nghiệp vụ này vào năm 19X9. b. Đơn vị đã khóa sổ các nghiệp vụ bán hàng vào ngày 15/12/X9, tất cả các nghiệp vụ bán hàng từ ngày 16/12, được ghi chép vào năm 2000. Số tiền thu được của khách hàng được ghi vào khoản "Người mua ứng tiền trước". Cho biết doanh thu từ 16/12 đến 31/12 là 200 triệu, giá vốn hàng bán tương ứng là 150 triệu, khách hàng đã thanh toán 120 triệu cho đến 31/12. c. Đơn vị còn nợ Công ty N, vào ngày 31/12 là 1.200 triệu về tiền mua hàng thể hiện trên tài khoản nợ phải trả người bán, mặt khác Công ty N, còn nợ đơn vị là 800 triệu về tiền bán hàng thể hiện trên tài khoản phải thu người mua. Do chưa lập biên bản bù trừ hai khoản trên mà trình bày trên Báo cáo tài chính như sau : - Nợ phải thu người mua (tài sản) : 800 triệu - Nợ phải trả người bán (nguồn vốn) : 1.200 triệu d. Đơn vị mua một TSCĐ dùng cho quản lý trị giá 60 triệu, nhưng lại ghi vào chi phí quản lý doanh nghiệp mà không ghi tăng tài sản. Tỷ lệ khấu hao là 10% tài sản mua vào tháng 2/95. e. Một khoản thu nhập bất thường là 140 triệu đồng đơn vị lại ghi giảm chi phí quản lý doanh nghiệp. Bài 31: Nối các thông tin ở cột A va B sao cho phù hợp: A. Hoạt động B. Thủ tục kiểm soát 1. Tiền mặt được giữ trong két sắt va ai giữ chìa a. Sự phê chuẩn khóa két sắt thi mới được phép thu chi tiền trong két. 2. Người viết sec thanh toán khác với người duyệt b. Kiểm tra tài liệu và sổ sách thanh toán và người giữ sổ sách 3. Sec cần có chữ ký của giám đốc khi gửi thanh toán c. Hạn chế tiếp cận tài sản 4. Cùi sec phải ghi nhận đầy đủ thông tin của mỗi d. Kiểm tra độc lập việc thực hiện tấm sec khi phát hành hoặc huỷ bỏ 5. Đối chiếu số tiền trên sổ kế toán tại đơn vị với e. Sự phân nhiệm ngân hàng Bài 32: Tại công ty TNHH sản xuất Huỳnh Quang có các thủ tục hoạt động được mô tả như sau : 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài tập môn Kế toán Ngân hàng
4 p | 4652 | 1694
-
Các câu hỏi trắc nghiệm kiểm toán ( bộ 1 )
8 p | 850 | 341
-
Các câu hỏi kiểm toán
6 p | 953 | 274
-
Câu hỏi trắc nghiệm môn kiểm toán - Chương 4 : đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ
16 p | 1156 | 225
-
NGÂN HÀNG ĐỀ THI HẾT HỌC PHẦN HỌC PHẦN: KIỂM TOÁN
2 p | 733 | 196
-
Bộ đề thi trắc nghiệm kiểm toán
19 p | 503 | 138
-
Câu hỏi trắc nghiệm kế toán tài chính
8 p | 726 | 133
-
Bài tập Kế toán quản trị có đáp án
4 p | 509 | 132
-
Tài liệu Bài tập Phân tích tài chính
8 p | 687 | 127
-
Bài tập Kiểm toán căn bản (1)
15 p | 443 | 72
-
Đề cương Nguyên lý kế toán
14 p | 554 | 71
-
Bài tập kế toán thuế
42 p | 227 | 65
-
Kiểm toán tiền
6 p | 157 | 38
-
Đề thi kế toán tài chính
7 p | 130 | 27
-
Đề thi môn Kiểm toán năm 2013-2014 - ĐH Văn Lang
4 p | 215 | 24
-
Các câu hỏi trắc nghiệm môn: Thanh toán quốc tế
5 p | 176 | 9
-
Tài liệu hướng dẫn ôn tập môn học Kiểm toán BCT
14 p | 140 | 9
-
Hạch toán nội bộ - Nguyễn Văn Đồng
26 p | 52 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn