intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Câu hỏi trắc nghiệm Toán lớp 11 – Chương VII

Chia sẻ: Lê Thị Diễm Hương | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

650
lượt xem
293
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để ôn tập tốt môn Toán chuẩn bị cho các bài kiểm tra cũng như kỳ thi học kỳ mời các bạn cùng tham khảo “Câu hỏi trắc nghiệm Toán lớp 11 – Chương VII”. Tài liệu bao gồm các câu hỏi trắc nghiệm có đáp án về Quan hệ song song sẽ giúp các bạn làm nhanh các dạng bài tập trắc nghiệm phần này một cách chính xác.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Câu hỏi trắc nghiệm Toán lớp 11 – Chương VII

  1. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM TOÁN LỚP 11 – CHƯƠNG VII Chương VII. Quan hệ song song Câu 1: TH1133NCH.Chọn câu đúng trong các khẳng định sau: A. Có một mặt phẳng qua ba điểm cho trước. B. Hai mặt phẳng phân biệt cùng song song với một đường thẳng thì song song với nhau. C. Nếu hai mặt phẳng song song thì mọi đường thẳng nằm trên mặt phẳng này đều song song với mặt phẳng kia. D. Nếu hai mặt phẳng song song thì mọi đường thẳng nằm trên mặt phẳng này đều song song với bất kỳ đường thẳng nào nằm trên mặt phẳng kia. Phương án B. Câu 2: TH1130NCB. Cho hình chóp S.ABCD , với AC và BD giao nhau tại M, AB và CD giao nhau tại N. Hai mặt phẳng (SAC) và (SBD) có giao tuyến là: A. SM B. SN C. SA D. MN Phương án A Câu 3: TH1131NCH. Cho các mệnh đề sau 1. hai đường thẳng chéo nhau thì không có điểm chung. 2. Hai đường thẳng không có điểm chung thì chéo nhau. 3. Hai đường thẳng chéo nhau thì không cùng thuộc một mặt phẳng. 4. Hai đường thẳng song song thì chéo nhau. Trong các mệnh đề trên: A. Có một mệnh đề đúng B. Có hai mệnh đề đúng C. Có ba mệnh đề đúng D. Cả bốn mệnh đề đều đúng. Phương án B Câu 4: TH1131NCH. Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào đúng? A. Hai đường thẳng không có điểm chung thì chéo nhau.
  2. B. Hai đường thẳng không song song thì chéo nhau. C. Không có đường thẳng nào cắt cả hai đường thẳng chéo nhau. D. Hai đường thẳng chéo nhau thì chúng không cùng nằm trên bất kỳ mặt phẳng nào Phương án D Câu 5: TH1131NCH. Tìm mệnh đề đúng trong các mệnh đề sau A. Hai đường thẳng phân biệt nằm trên một mặt phẳng không song song thì cắt nhau. B. Hai đường thẳng lần lượt nằm trên trên hai mặt phẳng song song thì chéo nhau C. Hai đường thẳng phân biệt không song song nằm trong hai mặt phẳng thì chéo nhau. D. Hai đường thẳng phân biệt lần lượt nằm trên hai mặt phẳng cắt nhau thì cắt nhau Phương án A Câu 6: TH1132NCH. Cho đường thẳng a song song với mặt phẳng (P). Khi đó số đường thẳng phân biệt nằm trong (P) và song song với a có thể là: A. 0 B. 1 C. 2 D. Vô số. Phương án D. Câu 7: TH1132NCH. Chọn mệnh đề sai trong các mệnh đề sau: A. Tồn tại hai mặt phẳng cắt nhau và lần lượt chứa hai đường thẳng chéo nhau. B. Một đường thẳng và một mặt phẳng không có điểm chung thì chéo nhau. C. Hai đường thẳng nằm trên hai mặt phẳng song song thì song song với nhau. D. Hai đường thẳng phân biệt không cắt nhau và không song song thì chéo nhau. Phương án C. Câu 8: TH1132NCH. Cho hai đường thẳng chéo nhau a và b. Số mặt phẳng chứa a và song song với b là : A. 0 B. 1 C. 2 D. Vô số
  3. Phương án B Câu 9: TH1132NCH. Tìm mệnh đề đúng trong các mệnh đề sau: A. Hai đường thẳng phân biệt cùng song song với đường thẳng thứ ba thì song song với nhau B. Hai đường thẳng phân biệt cùng song song với mặt phẳng thì song song với nhau C. Hai đường thẳng phân biệt cùng nằm trên hai mặt phẳng song song thì song song với nhau D. Hai đường thẳng phân biệt nằm trên hai mặt phẳng cắt nhau thì cắt nhau Phương án A Câu 10: TH1133NCH. Trong các mệnh đề sau mệnh đề nào sai. A. Hai mặt phẳng phân biệt cùng song song với một đường thẳng thì song song với nhau. B. Hai mặt phẳng phân biệt không song song thì cắt nhau. C. Hai mặt phẳng phân biệt cùng song song với mặt phẳng thứ ba thì song song với nhau. D. Một đường phẳng cắt một trong hai mặt phẳng song song thì cắt mặt phẳng còn lại. Phương án A Câu 11:TH1133NCH. Trong các mệnh đề sau mệnh đề nào sai. A. Hai đường thẳng phân biệt cùng song song với một mặt phẳng thì song song với nhau. B. Một đường thẳng cắt một trong hai đường thẳng song song thì cắt đường thẳng còn lại. C. Một đường thẳng cắt một trong hai mặt phẳng song song thì cắt mặt phẳng còn lại. D. Một mặt phẳng cắt một trong hai đường thẳng song song thì cắt đường thẳng còn lại. Phương án B Câu 12: TH1133NCH. Cho mặt phẳng (R) cắt hai mặt phẳng song song (P) và (Q) theo hai giao tuyến a và b. Khi đó : A. a và b cắt nhau B. a và b song song C. a và b chéo nhau D. a và b trùng nhau.
  4. Phương án B Câu 13: TH1133NCB. Cho lục giác đều S.ABCDEF. M là trung điểm của SB, mặt phẳng (α) đi qua điểm M và song song với mặt phẳng (SAD). Khi đó thiết diện tạo bởi (α) với hình chóp là A. Tam giác B. Tứ giác C. Ngũ giác D. Lục giác Phương án B Câu 14: TH1133NCH. Số đỉnh, số đường chéo, số cặp cạnh đối diện, số cặp đỉnh đối diện của một hình hộp lần lượt là: A. 8, 4, 4, 2; B. 8, 4, 6, 4; C. 8, 2, 8, 4; D. 8, 2, 4, 6; Phương án B Câu 15:TH1133NCB. Cho hình hộp ABCD.A’B’C’D’. M,N lần lượt là trung điểm của AA’ và DD’. Thiết diện của hình hộp cắt bởi mặt phẳng (MNB’) là A. Tam giác B. Tứ giác C. Ngũ giác D. Lục giác Phương án B Câu 16:TH1130NCB.Cho hình chóp S.ABCD là hình bình hành. M,N,P lần lượt là trung điểm của AB, AD, SC. Thiết diện của hình chóp cắt bởi (MNP) là hình gì? A. Lục giác B. Ngũ giác C. Tứ giác D. Tam giác Phương án B Câu 17:TH1132NCB. Cho tứ diện ABCD. Gọi M, N lần lượt là trung điểm của AB và AC. Điểm P tùy ý trên cạnh BD. Thiết diện của tứ diện mặt phẳng (MNP) với tứ diện ABCD là A. Tam giác B. Hình thang
  5. C. Hình bình hành D.Ngũ giác. Phương án B Câu 18: TH1133NCV. Cho tứ diện đều ABCD cạnh a . Lấy điểm M trên AB với a AM = . Diện tích thiết diện của hình tứ diện khi cắt bởi mặt phẳng qua M và song 3 song với mặt phẳng (BCD) là: a2 3 A. 12 a2 3 B. 18 a2 3 C. 24 a2 3 D. 36 Phương án D Câu 19: TH1130NCV. Cho tứ diện ABCD đều cạnh a. Gọi G1,G2 lần lượt là trọng tâm các tam giác BCD và ACD thì đoạn G1G2 bằng bao nhiêu a A. 4 a B. 3 2a C. 3 a D. 2 Phương án B Câu 20: TH1130NCV.Cho tứ diện ABCD đều cạnh a. Gọi G là trọng tâm tam giác BCD. Cắt tứ diện bởi mặt phẳng (ABG) thì diện tích thiết diện bằng a2 3 A. 4 a2 2 B. 2 a2 2 C. 4
  6. a2 3 D. 2 Phương án C Câu 21: TH1131NCH.Cho tứ diện ABCD và M là trung điểm CD. Lấy điểm O trên BM sao cho BO = 3 OM. Đường thẳng song song với AB kẻ từ O cắt mặt OA ' phẳng (ACD) tại A’ thì tỉ số bằng: AB 1 A. 3 1 B. 4 1 C. 2 2 D. 3 Phương án B Câu 22:TH1133NCH.Cho lăng trụ ABC.A’B’C’ . Gọi H là trung điểm của A’B’, A'K mặt phẳng (BCH) cắt A’C’ tại K thì tỉ số bằng : A'C ' A. 2 1 B. 2 1 C. 4 3 D. 4 Phương án B Câu 23: TH1133NCH. Cho lăng trụ ABC.A’B’C’. Gọi M và N lần lượt là trung HA điểm của BC và CC’. Mặt phẳng (A’MN) cắt AB tại H thì bằng: HB 1 A. 2 1 B. 3 C. 2 D. 3 Phương án C
  7. Câu 24: TH1133NCB. Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình thang ( AD//BC). Giao tuyến của hai mặt phẳng ( SAD) và (SBC) là: A. Đường thẳng qua S và trung điểm AB B. Đường thẳng qua S và giao điểm O của AB và CD C. Đường thẳng qua S và song song với AD D. Đường thẳng qua điểm S và giao điểm I của AC và BD Phương án C Câu 25: TH1130NCB. Cho tứ diện ABCD. Gọi E,F lần lượt là trung điểm của AB, CD và G là trọng tâm tam giác BCD. Giao điểm của đường thẳng EG và mặt phẳng (ACD) là : A. Điểm F B. Giao điểm của đường thẳng EG và đường thẳng AF. C. Giao điểm của đường thẳng EG và đường thẳng AC. D. Giao điểm của đường thẳng AG và đường thẳng CD Phương án B
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0