intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chẩn đoán phân biệt

Chia sẻ: Bi Bo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

63
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cần phân biệt lỵ trực khuẩn với các bệnh sau: 1. Lỵ amíp: Khởi phát từ từ, bệnh tăng dần. Hội chứng nhiễm khuẩn không rõ hoặc nhẹ. Toàn thân tương đối tốt, ít bị ảnh hưởng. Hội chứng lỵ điển hình: đau quặn bụng theo đại tràng xuống, sigma, mót rặn, rát hậu môn. Bệnh nhân muốn đi ngoài luôn nhưng chỉ 5 – 10 lần/ngày

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chẩn đoán phân biệt

  1. Chẩn đoán phân biệt Cần phân biệt lỵ trực khuẩn với các bệnh sau: 1. Lỵ amíp: Khởi phát từ từ, bệnh tăng dần. Hội chứng nhiễm khuẩn không rõ hoặc nhẹ. Toàn thân tương đối tốt, ít bị ảnh hưởng. Hội chứng lỵ điển hình: đau quặn bụng theo đại tràng xuống, sigma, mót rặn, rát hậu môn. Bệnh nhân muốn đi ngoài luôn nhưng chỉ 5 – 10 lần/ngày, không còn phân sau một số lần đi ngoài, chỉ còn ít nhầy như nhựa chuối với máu đỏ thành tia, khối lượng nhỏ như đồng tiền có độ bám dính. Soi trực tràng thấy trên nền niêm mạc hồng gần như bình thường, có một số thương tổn thưa, rải rác như vết xước, to bằng đầu kim, hạt đậu, bờ nham nhở. Soi phân tươi nhầy máu thấy amíp hút hồng cầu gây bệnh. 2. Ỉa chảy do vi khuẩn đường ruột khác, hoặc nấm: Lỵ do E.Coli ở trẻ em. Lâm sàng như lỵ trực khuẩn. Chỉ phân biệt được bằng chẩn đoán vi sinh học. 3. Nhiễm khuẩn, nhiễm độc thức ăn do Salmonella: Giống thể dạ dày và ruột của lỵ trực khuẩn cấp, nhưng khác với lỵ ở chỗ bắt đầu bằng đau dữ dội vùng thượng vị, nôn thốc nôn tháo. Điển hình là sốt tiêu chảy: tiêu chảy nhiều lần, phân lỏng, thối, lổn nhổn, màu xanh xám; sốt cao, rét run. Trong vài giờ, có thể gây mất nước, rối loạn điện giải nặng, dẫn tới trụy tim mạch, thậm chí tử vong nếu không kịp cấp cứu. 4. Tả và lỵ: Là 2 bệnh thường gặp trong dịch ỉa chảy mùa nóng ở các nước nhiệt đới. Thể nhẹ của bệnh tả có thể lầm với lỵ nhưng cũng có những nét đặc trưng: sôi bụng, không đau bụng, phân như nước cháo, màu đục, đi ngoài dễ dàng, không sốt, thân nhiệt hạ, triệu chứng nhiễm độc rõ rệt, dấu hiệu nổi bật nhất là mất nước và mất điện giải. 5. Loạn khuẩn ruột: Có thể gây hội chứng đại tràng, phân lỏng, nhiều nhầy, đôi khi có máu. Từ phân, cấy được Proteus, tụ cầu, nấm Candida
  2. gây bệnh. Ngoài ra cần phân biệt lỵ trực khuẩn với các trạng thái bệnh lý của đại tràng, trực tràng. 6. Ung thư đại tràng, trực tràng: Giống lỵ khuẩn mãn tính. Lúc đầu, phân thành khuôn, sau lỏng lẫn với máu hoặc dịch nhầy, mủ. Khi bệnh tiến triển, đau bụng dữ dội, đi ngoài mót rặn. Cuối cùng hình thành hội chứng bán tắc ruột. Chẩn đoán bằng thăm dò hậu môn, soi trực tràng và sinh thiết, X quang. 7. Các viêm đại tràng thứ phát: Gặp trong nhiễm độc các chất kim loại nặng: thủy ngân, chì, crom, asen … Chẩn đoán dựa vào tính chất nghề nghiệp (tiếp xúc với chất độc và ngộ độc cấp hoặc mãn tính). Viêm đại tràng do tăng urê máu là biểu hiện của suy thận ở giai đoạn cuối. Điều trị: Bệnh nhân lỵ trực khuẩn phải được cách ly tại nhà, tại bệnh xá hoặc bệnh viện suốt thời gian bệnh cấp; dụng cụ, bát đĩa, ấm chén … đều phải dùng riêng. Khử khuẩn phân bằng Clorua vôi: 1 phần phân + nửa phần Clorua vôi trộn để 2 giờ, tẩy uế bô phân: ngâm trong dung dịch Cloramin 2%, luộc sôi bát đĩa, chai sữa, vú sữa; tẩy uế lần cuối buồng ở bằng Lysol 5%. Người phục vụ, tiếp xúc với bệnh nhân phải ngâm tay trong dung dịch Cloramin 1-2%. Chế độ ăn: Chỉ hạn chế trong một vài ngày đầu, không được để bệnh nhân nhịn ăn dù chỉ 1 ngày, trở lại chế độ ăn bình thường từ ngày thứ ba, thứ tư trở đi. Đối với trẻ còn bú, vẫn cho bú như thường lệ, không giảm số lần, số lượng sữa mẹ ngay từ ngày đầu. Với trẻ đang bú sữa bằng chai, phải làm vệ sinh tốt các dụng cụ như bình đựng, vú sữa; đảm bảo chất lượng sữa pha chế, ngay từ ngày đầu, không hạn chế số lần uống, số lượng sữa. Với trẻ lớn, người lớn, trong vài ngày đầu dùng cháo ninh nhừ, đặc hoặc loãng, nấu với bột thịt, cá. Từ ngày thứ ba, thứ tư ăn cháo đặc với thịt, trứng, khoai tây nghiền, sữa chua, chuối quả, sau đó ăn cơm nát, thịt nạc luộc, nước hoa quả. Tránh thức ăn nhiều bã, thảo mộc khô.
  3. Điều trị bằng Sulfamide và kháng sinh: Điều trị theo đơn của bác sĩ Ngày nay, trực khuẩn lỵ đã kháng nhiều với Sulfamide, với kháng sinh, trước kia được coi như thuốc đặc trị hàng đầu (Sulfadiazine, Chloromycétine), hiện tượng kháng ít hoặc nhiều với kháng sinh ngày càng tăng và cũng biến đổi tùy từng vùng. Bù dịch và điện giải: Ngày nay, bù dịch và điện giải uống (thể vừa), truyền dịch (thể nặng) được coi là những biện pháp hàng đầu trong điều trị ỉa chảy do virus, vi khuẩn … (trong đó có lỵ) và làm giảm đáng kể tỷ lệ tử vong đối với trẻ dưới 5 tuổi. Vì vậy, ở Việt Nam cũng như ở nhiều nước khác, phương pháp này được Tổ chức y tế thế giới khuyến khích, giúp đỡ phổ biến gói bột điện giải Oresol. Pha trong 1 lít nước ấm, uống dần theo nhu cầu cho cả trẻ em và người lớn. Các biện pháp điều trị khác: Trợ lực: Vitamin B1, viên 10mg. Liều dùng 3 – 5 viên/ngày, chia 2 lần. Vitamin C viên 100mg, 3 – 5 viên/ngày, chia 2 lần. Chống đau bụng: chườm nóng, thụt giữ bằng nước ấm. hoặc tiêm Atropin sulfate 0,25mg, dưới da, mỗi lần 1 ống, ngày 1 – 2 lần.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2