Chỉ số PCI
lượt xem 26
download
Cạnh tranh là sản phẩm tất yếu của sự phát triển nền kinh tế xã hội. Trong mọi phương diện của cuộc sống ý thức vươn lên luôn là yếu tố chủ đạo hướng suy nghĩ và hành động của con người. Họat động sản xuất kinh doanh là một lĩnh vực quan trọng trong đời sống xã hội, trong đó ý thức vươn lên không đơn thuần là mong muốn đạt được một mục tiêu nào đó mà còn là tham vọng trở thành người đứng đầu. Suy nghĩ và hành động trong sản xuất kinh doanh bị chi phối rất nhiều bởi tính...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Chỉ số PCI
- Chương I: Những vấn đề lý luận chung về PCI. 1.1. Cạnh tranh cấp tỉnh và năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. 1.1.1. Cạnh tranh cấp tỉnh. 1.1.1.1. Khái quát về cạnh tranh. Cạnh tranh là sản phẩm tất yếu của sự phát triển nền kinh tế xã hội. Trong mọi phương diện của cuộc sống ý thức vươn lên luôn là yếu tố chủ đạo hướng suy nghĩ và hành động của con người. Họat động sản xuất kinh doanh là một lĩnh vực quan trọng trong đời sống xã hội, trong đó ý thức vươn lên không đơn thuần là mong muốn đ ạt được một mục tiêu nào đó mà còn là tham vọng trở thành người đứng đầu. Suy nghĩ và hành động trong sản xuất kinh doanh bị chi phối rất nhiều bởi tính kinh tế khắc nghiệt. Trong giai đoạn hiện nay, yếu tố được coi là khắc nghiệt nhất là cạnh tranh. Môi trường hoạt động của doanh nghiệp ngày nay đầy biến động và cạnh tranh hiện nay là cuộc đấu tranh gay gắt, quyết liệt giữa các chủ thể kinh tế tham gia vào thị tr ường nhằm giành giật nhiều các lợi ích kinh tế hơn về mình. Ở mỗi giai đoạn phát triển của nền kinh tế xã hội khái niệm về cạnh tranh được nhiều tác giả trình bày dưới những góc độ khác nhau. Dưới thời kỳ Chủ nghĩa tư bản (CNTB) phát triển vượt bậc Mác đã quan niệm: “ Cạnh tranh chủ nghĩa tư bản là sự ganh đua, đấu tranh gay gắt giữa các nhà tư bản nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hoá để thu được lợi nhuận siêu ngạch”. Nghiên cứu sâu về sản xuất hàng hoá tư bản chủ nghĩa (TBCN) và cạnh tranh TBCN, Mác đã phát hiện ra quy luật cạnh tranh cơ bản là: quy luật điều chỉnh tỷ suất lợi nhuận bình quân giữa các ngành. Nếu ngành nào, lĩnh vực nào có tỷ suất lợi nhuận cao sẽ có nhiều người để ý và tham gia. Ngược lại, những ngành, lĩnh vực mà có tỷ suất l ợi nhuận thấp sẽ có sự thu hẹp về quy mô hoặc là sự rút lui của các nhà đầu tư. Tuy nhiên sự tham gia hay rút lui của các nhà đầu tư không dễ dàng một sớm, một chiều thực hiện được mà là cả một chiến lược lâu dài đòi hỏi phải có sự tính toán kỹ lưỡng. Chủ nghĩa tư bản phát triển đến đỉnh điểm chuyển sang chủ nghĩa đế quốc rồi suy vong và cho đến ngày nay nền kinh tế thế giới đã dần đi vào qũy đ ạo c ủa s ự ổn định và xu hướng chính là hội nhập, hoà đồng giữa các nền kinh tế, cơ chế hoạt động là cơ chế thị trường có sự quản lý và điều tiết của Nhà nước thì khái niệm cạnh tranh mất hẳn tính giai cấp, tính chính trị nhưng về bản chất thì vẫn không thay đổi. Cạnh tranh vẫn là sự đấu tranh gay gắt, sự ganh đua giữa các tổ chức, các doanh nghiệp nhằm đ ạt được những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và kinh doanh để đạt được những mục tiêu của tổ chức, doanh nghiệp đó. Theo lý thuyết tổ chức doanh nghiệp công nghiệp thì một doanh nghiệp được coi là có sức cạnh tranh và đánh giá nó có thể đứng vững cùng với các nhà sản xuất khác, với các sản phẩm thay thế, hoặc bằng cách đưa ra các sản phẩm tương tự với mức giá
- thấp hơn cho sản phẩm cùng loại, hoặc bằng cách cung cấp các sản phẩm có cùng đặc tính nhưng với dịch vụ ngang bằng hay cao hơn. Một định nghĩa khác về cạnh tranh như sau: “Cạnh tranh có thể định nghĩa như là một khả năng của doanh nghiệp nhằm đáp ứng và chống lại các đối thủ cạnh tranh trong cung cấp sản phẩm, dịch vụ một cách lâu dài và có lợi nhuận”. Thực chất: Cạnh tranh là sự tranh giành lợi ích kinh tế giữa các bên tham gia vào thị trường với tham vọng “mua rẻ-bán đắt”. Cạnh tranh là một phương thức vận động của thị trường và quy luật cạnh tranh là một trong những quy luật quan trọng nhất chi phối sự hoạt động của thị trường. Sở dĩ như vậy vì đối tượng tham gia vào thị trường là bên mua và bên bán; Đối với bên mua mục đích là tối đa hoá l ợi ích c ủa những hàng hoá mà họ mua được còn với bên bán thì ngược lại phải làm sao để tối đa hoá lợi nhuận trong những tình huống cụ thể của thị trường. Như vậy trong cơ chế thị trường tối đa hoá lợi nhuận đối với các doanh nghiệp là mục tiêu quan trọng và điển hình nhất. Như vậy dù có rất nhiều khái niệm về cạnh tranh nhưng tựu chung lại đều thống nhất ở các điểm: • Mục tiêu cạnh tranh: Tìm kiếm lợi nhuận và nâng cao vị thế của doanh nghiệp trên thương trường đồng thời làm lành mạnh hoá các quan hệ xã hội. • Phương pháp thực hiện: Tạo và vận dụng những lợi thế so sánh trong việc cung cấp sản phẩm, dịch vụ khi so sánh với các đối thủ cạnh tranh khác. • Thời gian: Trong bất kỳ tuyến thị trường hay sản phẩm nào, vũ khí cạnh tranh thích hợp hay đổi theo thời gian. Chính vì thế cạnh tranh được hiểu là sự liên t ục trong cả quá trình. 1.1.1.2. Cạnh tranh cấp tỉnh. Cạnh tranh cấp tỉnh chủ yếu thông qua việc cải thiện môi trường đầu tư để thu hút nguồn vốn đầu tư. Hiện nay cuộc cạnh tranh thu hút đầu tư giữa các tỉnh thành đang diễn ra một cách quyết liệt và đây là hệ quả trực tiếp từ quá trình phân cấp. Có r ất nhi ều “đ ộng lực” trong cuộc cạnh tranh này vì tỉnh thành nào cũng muốn vươn lên. . Tuy nhiên, cuộc cạnh tranh thu hút đầu tư hiện nay đưa đến hai nhóm vấn đề và hai nhóm vấn đề này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. . Thứ nhất, làm thế nào để vẫn thu hút đầu tư mà vẫn có thể đảm bảo được tính
- thống nhất của quy hoạch quốc gia. Vấn đề này trên thực tế đang trở nên đáng báo động khi mà nhiều dự án do tỉnh thành cấp phép đang phá vỡ các quy hoạch chung tầm quốc gia. Thứ hai, phương thức cạnh tranh của các tỉnh thành phải như thế nào cho phù hợp, qua đó đem lại hiệu quả dài hạn cho toàn bộ nền kinh tế, động cơ thu hút là ngắn hạn hay dài hạn. . Xu hướng hiện nay là ngắn hạn, thể hiện rõ nhất qua việc các tỉnh thành cố gắng đưa ra các ưu đãi tốt nhất để có thể thu hút vốn đầu tư nhanh nhất. Trong khi đó, đối với một số nhà đầu tư, họ chờ đợi nhiều hơn ở những cải cách trong môi trường thể chế về kinh tế, đầu tư. . Hạ điều kiện đầu tư và tăng các ưu đãi. Cái này có thể mang lại một số l ợi ích ngắn hạn, chẳng hạn tăng ngân sách, giải quyết được một ít lao động cũng như làm đẹp các báo cáo hàng năm. Lãnh đạo các tỉnh thành thì có thừa áp l ực đ ể đ ạt đ ược những điều này và về lâu dài nền kinh tế chắc chắn phải gánh chịu những hệ quả. Việc liên tiếp đưa ra các ưu đãi cũng có thể đem lại hệ lụy là các nhà đầu tư, nhất là các nhà đầu tư lớn và có mục tiêu dài hạn, sẽ cảm thấy không tin tưởng và họ không vào. Như đã phân tích, họ chờ đợi nhiều hơn ở việc cải thiện môi trường thể chế. . Phân cấp là một quá trình tất yếu và trên thực tế việc này đang mang l ại hi ệu quả nhất định trong quản lý nhà nước. Vấn đề đối với phân cấp trong lĩnh vực quản lý đầu tư là phải có cơ chế giám sát để đảm bảo rằng không phá vỡ quy hoạch thống nhất của quốc gia. Đàm phán trực tiếp là quyền của nhà đầu tư và các dự án lớn hoàn toàn có thể đàm phán riêng nhưng phải có những nguyên tắc chung cho việc này, không thể làm đại trà. Về cơ bản, nếu đó là một dự án lớn, có tác động mạnh mẽ đến kinh tế xã hội của địa phương, của vùng miền thì việc đưa ra các ưu đãi là bình thường. Tuy nhiên, quan trọng nhất là vẫn phải bảo đảm cái tổng thể để không tạo ra các tiền lệ. . Thu hút đầu tư thông qua đàm phán và mặc cả là bình thường, trên thế giới họ cũng làm. Điều quan trọng là giữa lợi ích nhà đầu tư và lợi ích quốc gia đ ược hài hòa. Sẽ rất nguy hiểm nếu lợi ích của quốc gia không được đảm bảo, nhưng thay vào đó thì ai đó sẽ có những “lợi ích khác”. . Cạnh tranh giữa các tỉnh thông qua cải cách trong vấn đề đất đai, đất là một tài nguyên, nay nhà đầu tư lấy đất mà không trả tiền, trong khi lợi nhuận họ thu hết thì có nên làm hay không. Chưa kể, khi tự coi mình là nhà đầu tư đặc biệt thì họ có đem thêm
- doanh nghiệp hỗ trợ vào hay không và hiệu ứng lan tỏa sẽ thế nào… Tức là có quá nhiều dữ kiện cần được tính toán, đong đếm trước khi quyết định. 1.1.2. Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. 1.1.2.1. Năng lực cạnh tranh quốc gia. Thực tiễn giờ đây đã cho thấy rõ, muốn phát triển không còn con đường nào khác là phải chấp nhận cạnh tranh ở những cấp độ và mức độ khác nhau. Đ ể cạnh tranh đạt mục tiêu mong muốn, giành được lợi thế thì phải tạo dựng đ ược nền t ảng năng lực cạnh tranh (NLCT) mạnh và bền vững. Trên cấp độ quốc gia, ngày 05/9 vừa qua Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF- World Economic Forum) công bố Báo cáo Năng lực cạnh tranh toàn cầu 2012-2013. Chúng ta quan tâm sự kiện này bởi vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia đang trở thành vấn đề bức thiết hiện nay. Năng lực cạnh tranh quốc gia và Chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu: Ở cấp độ quốc gia, khái niệm "Năng lực cạnh tranh" (Competitiveness) có ý nghĩa là năng suất sản xuất quốc gia. NLCT phụ thuộc vào năng suất sử dụng nguồn lực con người, tài nguyên và vốn của một quốc gia, bởi chính năng suất xác đ ịnh mức sống bền vững thể hiện qua mức lương, tỉ suất lợi nhuận từ vốn bỏ ra, tỉ suất l ợi nhuận thu được từ tài nguyên thiên nhiên,... NLCT không phải là việc một quốc gia cạnh tranh trong lĩnh vực gì để thịnh vượng mà là quốc gia đó cạnh tranh hiệu quả như thế nào trong các lĩnh vực. Các quốc gia cạnh tranh trong việc tạo ra môi trường kinh doanh và đ ầu tư hiệu quả nhất, tức là mang lại năng suất cao nhất. Chính phủ và DN có vai trò quyêt đinh ́ ̣ trong việc nâng cao NLCT để phát triển kinh tế. Chính phủ có chức năng cải thiện môi trường, điều kiện thúc đẩy nâng cao năng suất, nâng cao chất lượng và hiệu quả của các công trình hạ tầng, ban hành chính sách nhằm kích thích sáng tạo và tăng năng suất của các DN. Trong đó NLCT quốc gia chủ yếu phát sinh từ chính sách chính phủ áp dụng, nghĩa là nó phụ thuộc rất lớn vào năng lực xác định mục tiêu, hoạch định và tổ chức thực hiện chính sách của chính phủ. Theo đánh giá NLCT của WEF, nơi hội tụ của các chuyên gia, lãnh đạo quản lý kinh tế hàng đầu thế giới, thì NLCT của một quốc gia là khả năng đạt và duy trì đ ược mức tăng trưởng cao, là tăng năng lực sản xuất bằng việc đổi mới, sử dụng các công nghệ cao hơn, đào tạo kỹ năng liên tục, quan tâm đến công bằng xã hội và bảo vệ môi trường. Cần có sự phân biệt rõ, cạnh tranh giữa các quốc gia nhằm thu hút đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, có tính chất và phương thức cạnh tranh gay gắt hơn, đa dạng hơn thì ở Việt Nam, cạnh tranh giữa các tỉnh có mức độ được hiểu mềm dẻo và linh hoạt hơn. Đó là sự ganh đua giữa các tỉnh nhằm thu hút đầu tư phát triển kinh tế - xã hội trên cơ sở lợi thế của địa phương đó, đồng thời trong sự ganh đua có tính chất hợp tác, liên kết cùng phát triển. Vấn đề liên kết ở đây thực chất là sự hợp tác, liên kết các ngành,
- liên kết các địa phương không chỉ nhằm mục tiêu tạo lực như xoá bỏ mức độ giới hạn địa giới hành chính tạo ra các nguồn lực đầu vào (đất đai, nguyên liệu, lao đ ộng,…) có quy mô lớn hơn cho các nhà đầu tư, mà còn làm sao phân chia nguồn lực một cách hiệu quả nhất. Liên kết các địa phương trong vùng và liên kết các ngành mang tính bổ sung lẫn nhau, duy trì và tăng cường NLCT mỗi tỉnh. NLCT quốc gia, cấp tỉnh trên giác độ quản lý nhà nước cần tạo lập điều kiện, môi trường kinh doanh để hấp dẫn thu hút đầu tư nhằm hướng tới mục tiêu cuối cùng là phát triển kinh tế, nâng cao mức sống người dân của quốc gia, tỉnh đó. Trong khi xét ở cấp độ cấp tỉnh, Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI- Provincial Competitiveness Index) do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố hàng năm (từ năm 2005) nhằm đo lường chất lượng điều hành kinh tế của chính quyền cấp tỉnh của Việt Nam trong thu hút và tạo môi trường hấp dẫn đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh thì xét ở cấp độ quốc gia, Chỉ số năng l ực c ạnh tranh toàn cầu (GCI- Global Competitiveness Index) do WEF xây dựng, công bố hàng năm nhằm đánh giá NLCT của các quốc gia. Chỉ số GCI lần đầu tiên đ ược công bố trong Báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu 2004 - 2005 và hiện được WEF sử dụng làm chỉ số chính đo lường NLCT quốc gia. Bằng phương pháp lượng hoá thông qua hệ thống thu thập thông tin để xác định các chỉ tiêu và chỉ số thành phần, WEF đánh giá NLCT của các quốc gia dựa theo 3 chỉ số thành phần, trong đó lại bao gồm 12 chỉ số thành phần nhánh. Chỉ số thành phần thứ nhất (Các yếu tố căn bản) gồm 04 chỉ số nhánh là Thể chế, Cơ sở hạ tầng, Môi trường kinh tế vĩ mô, Giáo dục cơ bản và chăm sóc y tế. Chỉ số thành phần thứ hai (Các yếu tố cải thiện hiệu quả) gồm 06 chỉ số nhánh là Đào tạo và giáo dục bậc cao, Tính hiệu quả của thị trường hàng hóa, Tính hiệu quả c ủa th ị trường lao động, Mức độ phát triển của thị trường tài chính, Mức độ sẵn sàng về công nghệ, Quy mô thị trường. Chỉ số thành phần thứ ba (Các yếu tố về sáng tạo và phát triển) gồm 02 chỉ số nhánh là Trình độ phát triển của doanh nghiệp và Mức độ sáng tạo. Trong mỗi chỉ số thành phần nhánh được xây dựng từ một nhóm các chỉ tiêu cụ thể, với tổng số 111 chỉ tiêu. Xếp hạng và điểm số GCI của Việt Nam Báo cáo Năng lực cạnh tranh toàn cầu 2012 - 2013 do WEF thực hiện dựa trên khảo sát tại 144 quốc gia, vùng lãnh thổ. Theo kết quả xếp hạng này, Việt Nam đạt tổng điểm 4,1 trên mức điểm tuyệt đối là 7, đứng ở vị trí thứ 75 (thuộc nửa cuối bảng xếp hạng). Bảng 1: Xếp hạng và điểm số GCI Việt Nam giai đoạn 2008 - 2012 Nội dung 2008 2009 2010 2011 2012 Điểm số Việt Nam (/tổng 7 điểm) 4,1 4,0 4,3 4,2 4,1 Thứ hạng (/tổng số QG xếp hạng) 70/134 75/133 59/139 65/142 75/144 Tăng/giảm (+/-) -2 -5 +16 -6 -10
- KC so với "đáy" (vị trí cuối BXH) 64 58 80 77 69 Nguồn: The Global Competitiveness Report 2012–2013 của WEF Như vậy, xét trong 5 năm gần đây (từ 2008 - 2012), vị trí xếp hạng của Việt Nam có một năm tăng, bốn năm giảm, ít có cải thiện. Năm 2012 điểm số chỉ bằng năm 2008 và thứ hạng thì bằng năm 2009. Kể từ năm 2010, điểm số đánh giá và thứ hạng năng lực cạnh của Việt Nam liên tục giảm. 1.1.2.2. Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. “Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh" được hiểu là chỉ số đo lường hiệu quả, hiệu năng của hoạt động điều hành chính sách kinh tế của chính quyền các đ ịa phương. Ch ỉ số này loại bỏ các yếu tố tự nhiên, xã hội có thể làm cho địa phương này có lợi thế hơn địa phương khác trong phát triển kinh tế. Như thế, các địa phương đều có cơ hội cạnh tranh ngang nhau trước các chính sách điều hành kinh tế của Nhà nước. Việc địa phương ở vị trí nào trong bảng xếp hạng chính là thước đo năng lực và thể hiện một cách chân thực cách nhìn nhận, tư duy và phương pháp điều hành của bộ máy lãnh đạo từng địa phương. Nói cách khác, đây là câu trả lời của doanh nghiệp và nhà đầu tư trước cung cách quản lý, điều hành chính sách kinh tế của chính quyền địa phương. Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh thể hiện chất lượng điều hành kinh tế của chính quyền cấp tỉnh trong việc tạo lập môi trường chính sách thuận lợi cho việc phát triển Doanh nghiệp dân doanh. . PCI là con số nói lên năng lực cạnh tranh giữa các địa phương trong vấn đ ề tạo điều kiện cho lực lượng DN phát triển. PCI đảm bảo mang tính đại diện của cộng đồng DN vừa và nhỏ, đồng thời là kênh thông tin tốt đối với chính quyền địa phương cũng như các cấp lãnh đạo trung ương trong việc xác định môi trường kinh doanh của địa phương, giúp lãnh đạo địa phương định hướng trong việc cải thiện môi trường kinh doanh, cũng như nâng cao năng lực cạnh tranh để thu hút các nguồn lực đ ầu tư. . . Thứ bậc xếp hạng trong bảng chỉ số PCI chỉ có ý nghĩa tương đ ối. Điều quan trọng sau chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI là chính quy ền mỗi đ ịa phương ph ải thấy luôn có cảm nhận của DN và nhân dân địa phương mình - như một công cụ giám sát về điều hành, quản lý kinh tế - xã hội, từ đó nỗ lực cải cách. . Cạnh tranh trong PCI là sự cạnh tranh về sự hài lòng của DN với chất lượng dịch vụ công. Vấn đề không phải là thứ hạng cao thấp, mà vấn đề nằm ở mức độ thân thiện, làm hài lòng cộng đồng DN ở địa phương đó. . Ở nhiều quốc gia, thay vì xem GDP/đầu người là bao nhiêu để đánh giá sự thành
- công của điều hành, quản lý, chỉ số hạnh phúc và hài lòng của dân chúng được đặt là ưu tiên hàng đầu. PCI chính là dạng chỉ số như vậy, đo sự hài lòng của DN với quản trị địa phương. Cụ thể là giảm thời gian cấp đăng ký kinh doanh và giấy phép; giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp nhiều hơn; tiếp cận tài liệu dễ dàng hơn; giảm thời gian thực hiện thủ tục hành chính sau đăng ký kinh doanh; yêu cầu chi phí “bôi trơn” giảm đáng kể; mức độ hài lòng về chất lượng lao động tăng lên. . Ví dụ, năm 2006, hơn 1/4 số doanh nghiệp phải đợi hơn 1 tháng mới được chính thức hoạt động, so với 15% hiện nay. Số ngày chờ đăng ký kinh doanh trên thực tế t ại tỉnh trung bị giảm từ 10 ngày xuống còn 8,5 ngày và thời gian phải đợi đ ể đ ược cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất giảm một nửa so với 60 ngày năm 2007. . “Chính quyền trung ương và địa phương có thể tự hào về những cải thiện ấn tượng này”, báo cáo cho hay. “Rõ ràng đây là những yếu tố đóng vai trò quan trọng trong việc khuyến khích thành lập các doanh nghiệp mới và đóng góp cho sự tăng tr ưởng nhanh của khối doanh nghiệp tư nhân tại Việt Nam”. cải thiện về khả năng tiếp cận đất đai và rủi ro thu hồi, sự cải thiện hạn chế về mức đền bù thỏa đáng và định giá thị trường sẽ làm giảm đầu tư trong nước tương lai gần theo hai cách. Trước tiên, tâm lý e ngại sự bồi thường không thỏa đáng sẽ khiến các doanh nghiệp không có ý định đầu tư lớn vào tài sản của họ vì e ngại r ằng họ s ẽ mất một phần giá trị đáng kể so những thay đổi về quy hoạch và cơ sở hạ tầng trong tỉnh. . Sự đền bù không thỏa đáng lại tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư có mối quan hệ gần gũi với lãnh đạo địa phương và có được thông tin bên trong về các kế hoạch s ử dụng đất và cơ sở hạ tầng, đặc biệt là khi việc tiếp cận các tài liệu kế hoạch không được cải thiện theo thời gian. . Thứ hai, nhà đầu tư muốn sử dụng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất làm thế chấp để huy động vốn cho kế hoạch mở rộng kinh doanh (theo dữ liệu PCI, 94% doanh nghiệp nhận được khoản vay phải thế chấp tài sản) có khả năng sẽ nhận được các khoản vay ít hơn nhu cầu vì khung giá không phản ánh đúng giá trị thực c ủa tài sản. Đáng quan ngại hơn là quan hệ cá nhân tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong việc doanh nghiệp tiếp cận tài liệu phục vụ kinh doanh. 3/4 số nhà đầu tư, tăng so với
- tỷ lệ 56,6% năm 2007, cho rằng cần phải có mối quan hệ với cơ quan nhà nước để tiếp cận tài liệu pháp luật và kế hoạch nói trên. Cải thiện tình trạng tham nhũng nhỏ dưới dạng tiền lót tay cho cán bộ cơ quan hành chính địa phương. Dù còn nhiều quan ngại về tình trạng tham nhũng ở Vi ệt Nam gia tăng, song tỷ lệ doanh nghiệp ở tỉnh trung vị đồng ý với nhận định rằng doanh nghiệp hoạt động trong cùng ngành phải trả chi phí không chính thức đã giảm xuống. 1.2. Vai trò của chính quyền cấp tỉnh trong Kinh tế thị trường. 1.2.1. Vị trí pháp lý của chính quền cấp tỉnh trong hệ thống chính quyền. 1.2.1.1. Trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, chính quyền cấp tỉnh thụ động thực hiện các chỉ tiêu, kế hoạch mà chính quyền trung ương giao. Tỉnh, thành phố là cấp lãnh đạo và quản lý toàn bộ nền kinh tế địa phương, theo đường lối của Đảng, các chính sách của Đảng và Chính phủ, các luật pháp, kế hoạch của Nhà nước. Tỉnh, thành phố là một cấp quản lý kinh tế toàn diện: quản lý nông nghiệp, công nghiệp địa phương, giao thông vận tải địa phương, xây dựng cơ bản, lưu thông, phân phối và đời sống của nhân dân trong địa phương. Tỉnh, thành phố là một đơn vị kế hoạch. Kế hoạch của địa phương là một bộ phận hợp thành của kế hoạch kinh tế quốc dân và do Ủy ban hành chính tỉnh, thành phố lập ra căn cứ vào phương hướng, nhiệm vụ và yêu cầu do trung ương đề ra, và căn cứ vào đặc điểm kinh tế, vào yêu cầu phát triển của địa phương, vào lực lượng của bản thân tỉnh, thành phố và vào khả năng của trung ương giúp đỡ cho địa phương; sự cân đối kế hoạch địa phương phải được bố trí thống nhất trong sự cân đối chung của kế hoạch Nhà nước. Tỉnh, thành phố là một đơn vị ngân sách. Tài chính và ngân sách của nó là một bộ phận hợp thành của tài chính và ngân sách Nhà nước; tỉnh, thành phố có nhiệm vụ tham gia quản lý tài chính chung của Nhà nước ở địa phương, đồng thời có ngân sách riêng của mình. Nó có quyền chủ động quản lý tài chính,lập và quản lý ngân sách của mình theo đúng các chính sách, chế độ tài chính của nhà nước để phục vụ sản xuất, chi ến đấu và đời sống của nhân dân trong địa phương. Tỉnh, thành phố là một đơn vị thị trường, một đơn vị hậu cần phục vụ nhân dân và quân đội trong địa phương. Thị trường địa phương là một bộ phận hợp thành của thị trường xã hội chủ nghĩa thống nhất, gắn bó mật thiết với thị trường toàn miền Bắc. Tỉnh, thành phố có nhiệm vụ thống nhất quản lý thị trường ở địa phương, quản lý, thu mua và phân phối vật tư, hàng hóa (kể cả những thứ được trung ương cung cấp), theo đúng những nguyên tắc, chính sách và chế độ của Nhà nước nhằm đáp ứng những nhu cầu của địa phương, và bảo đảm cung cấp một phần nhu cầu của cả nước. 1.2.1.2.Trong nền Kinh tế thị trường, chính quyền cấp tỉnh là một cấp chính quyền có quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trên cơ sở chính sách, pháp luật của trung ương và điều kiện cụ thể của địa phương.
- Trong giai đoạn hiện nay, quản lý kinh tế địa phương là phải nắm chắc cả nông nghiệp và công nghiệp, kết hợp chặt chẽ hai ngành phục vụ và thúc đẩy lẫn nhau. Trong việc quản lý kinh tế của tỉnh phải coi nông nghiệp là trọng tâm (ở những tỉnh trung du và miền núi, phải coi trọng cả nông nghiệp và lâm nghiệp), tập trung lực lượng phát triển sản xuất nông nghiệp, đồng thời phải rất coi trọng lãnh đạo và quản lý tốt công nghiệp địa phương, và coi trọng giao thông vận tải, lưu thông, phân phối, làm chủ cho tỉnh thực sự là địa bàn kết hợp công nghiệp với nông nghiệp. Tỉnh lãnh đạo tốt kinh tế địa phương trong giai đoạn này có ý nghĩa là tỉnh phải trực tiếp xây dựng và quản lý công nghiệp địa phương, (bao gồm các xí nghiệp quốc doanh, hợp tác xã tiểu công nghiệp, thủ công nghiệp chuyên nghiệp) để phục vụ và thúc đẩy nông nghiệp tập thể phát triển; là phải lãnh đạo và tổ chức việc nghiên cứu những vấn đề kỹ thuật của nông nghiệp và công nghiệp địa phương, nghiên cứu việc áp dụng trong địa phương những chủ trương của trung ương về việc quản lý hợp tác xã, và đào tạo cán bộ của địa phương, là phải lãnh đạo thực hiện tốt các chính sách và vận dụng đúng đắn các biện pháp thương nghiệp, tài chính và giá cả để phục vụ và thúc đẩy nông nghiệp và công nghiệp địa phương. Trong việc quản lý kinh tế của thành phố và khu công nghiệp trực thuộc trung ương, phải coi công nghiệp là trọng tâm; đồng thời phải rất coi trọng lãnh đ ạo và quản lý tốt nông nghiệp, lấy sự phát triển nông nghiệp để phục vụ và thú đẩy công nghiệp; phải tập trung lực lượng phát triển sản xuất công nghiệp, đồng thời phải rất coi trọng phát triển sản xuất nông nghiệp ở vùng ngoại thành theo hướng chuyên canh và thâm canh mạnh mẽ để cung cấp thực phẩm cho thành phố, làm cho công nghiệp ngày càng có điều kiện thuận lợi phát triển hơn nữa. Dưới sự lãnh đạo tập trung và thống nhất của Chính phủ, các tỉnh, thành phố thống nhất lãnh đạo và quản lý mọi công việc trong địa phương mình, xây dựng và quản lý kinh tế địa phương, và chịu trách nhiệm về toàn bộ công tác của mình tr ước Hội đồng Chính phủ. Như luật pháp đã quy định, nội dung chủ yếu của nhiệm vụ và quyền hạn của cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là: - Căn cứ vào đường lối của Đảng, chính sách của Đảng và Chính phủ, vảo kế hoạch Nhà nước; quyết định kế hoạch phát triển kinh tế, văn hóa và những sự nghiệp lợi ích công cộng của địa phương; và quyết định các chủ trương công tác khác của địa phương, để phát huy mọi khả năng của địa phương nhằm bảo đảm thực hiện những nhiệm vụ chung của Nhà nước ở địa phương và không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân địa phương. - Xét duyệt dự toán và phê chuẩn quyết toán ngân sách của tỉnh, thành phố; quy ết đ ịnh các khoản thu cho ngân sách địa phương theo quy định của luật pháp. - Căn cứ vào pháp luật của Nhà nước, ban hành những quy định về trật tự trị an, về vệ sinh chung và những quy định về các vấn đề khác của tỉnh, thành phố. Để cho cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực sự thi hành đ ược quy ền hạn và nhiệm vụ này của mình, vấn đề quan trọng bậc nhất hiện nay là quy định cụ
- thể phạm vi trách nhiệm và quyền hạn của các ngành trung ương và trách nhiệm, quyền hạn của địa phương trong việc quản lý từng ngành kinh tế. Căn cứ vào đường lối, phương hướng và nhiệm vụ phát triển kinh tế và văn hóa của Đảng và Chính phủ, xuất phát từ yêu cầu của trung ương và của địa phương, dựa vào lực lượng của bản thân và khả năng do trung ương cung cấp, tỉnh và thành phố có trách nhiệm đề ra phương hướng và nhiệm vụ phát triển kinh tế và văn hóa c ủa mình, xây dựng kế hoạch kinh tế địa phương nhằm giải quyết đến mức cao nhất nhu cầu về sản xuất, chiến đấu và đời sống trong địa phương, và đóng góp ngày càng nhi ều vào nền kinh tế chung của cả nước. Nhà nước thông qua phương hướng và nhiệm vụ của kế hoạch địa phương (trên các mặt chủ yếu: phương hướng sản xuất nông nghiệp và công nghiệp địa phương, phương hướng đầu tư cơ bản) và giao cho địa phương một số chỉ tiêu pháp lệnh. 1.2.2. Hệ thống cơ quan quản lí nhà nước của chính quền cấp tỉnh. Hệ thống cơ quan quản lí nhà nước của chính quền cấp tỉnh là : Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh Đây là chính quyền của các địa phương cấp tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương. Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh có từ 11 đến 17 thành viên, gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, 1 ủy viên thư ký và các ủy viên khác. Thường trực Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, và ủy viên thư ký. Người đứng đầu chính quyền địa phương cấp tỉnh là Chủ tịch Ủy ban Nhân dân. Trên danh nghĩa, vị trí này do Hội đồng Nhân dân tỉnh quyết định bằng bầu cử theo hình thức bỏ phiếu. Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh thường đồng thời là một Phó Bí thư Tỉnh ủy. Chủ tịch Ủy ban Nhân dân của hai thành phố trực thuộc trung ương lớn nhất là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh sẽ đồng thời là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Bộ máy giúp việc Bộ máy giúp việc của chính quyền địa phương cấp tỉnh gồm Văn phòng UBND và các sở, ban, ngành, chia thành các khối: • Khối tổng hợp: Văn phòng UBND, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nội vụ (trước kia là Ban Tổ chức chính quyền). • Khối nội chính: Sở Tư pháp, Ban Thanh tra. Ngoài ra, các cơ quan sau đây chịu sự chỉ đạo theo ngành dọc, mà không trực thuộc UBND: Công an tỉnh, Tòa án Nhân dân, Viện Kiểm sát Nhân dân, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh. • Khối lưu thông phân phối: Sở Thương mại, Sở Tài chính (trong đó có Cục thuế, Kho bạc Nhà nước). Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành chịu sự chỉ đạo theo ngành dọc, mà không trực thuộc UBND. • Khối nông lâm nghiệp: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên và môi trường, Sở Thủy sản.
- • Khối công nghiệp: Sở Xây dựng, Sở Công nghiệp, Sở Giao thông vận tải (hoặc Giao thông Công chính), Sở Bưu chính, Viễn thông, Sở Khoa học và công nghệ (trong đó có Cục Tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng). • Khối văn hóa xã hội: Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Văn hóa, Thể thao và Du l ịch, Sở Y tế, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em. Theo quy định của Nghị định 171/2004/NĐ-CP, cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh có tới 26 Sở, trong đó cơ cấu cứng (có ở tất cả các tỉnh) là 19 Sở. Nhưng theo quy định mới tại Nghị định số 13/2008/NĐ-CP (do Chính phủ ban hành ngày 4/2/2008, thay thế Nghị định số 171/2004/NĐ-CP) thì số Sở, ban thuộc UBND cấp tỉnh giảm xuống còn 20, trong đó cơ cấu cứng là 17 Sở, ban, bao gồm các Sở: Nội vụ, Tư pháp, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Công thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Thông tin và Truyền thông, Lao động- Thương binh và Xã hội, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Khoa học và Công nghệ, Giáo dục và Đào tạo, Y tế; Thanh tra tỉnh; Văn phòng UBND. Chỉ có 3 Sở được tổ chức theo đặc thù của từng địa phương thay vì 7 Sở như trước đây, là các Sở: Ngoại vụ, Quy hoạch và Kiến trúc, ban Dân tộc. Chi ngân sách Chính quyền địa phương cấp tỉnh có những trách nhiệm sau thể hiện bằng các nhiệm vụ chi ngân sách [3]: • Chi thường xuyên: Các hoạt động sự nghiệp kinh tế, giáo dục, đào tạo, y t ế, xã hội, văn hoá, thông tin, thể dục thể thao, sự nghiệp khoa học, công nghệ và môi trường, các hoạt động sự nghiệp khác do các cơ quan cấp tỉnh quản lý; Quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội, phần giao cho cấp tỉnh; Hoạt động của các cơ quan nhà nước, cơ quan Đảng cộng sản Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh; Tài trợ cho các tổ chức xã hội, xã hội - nghề nghiệp cấp tỉnh theo quy định của pháp luật; Thực hiện các chính sách xã hội do cấp tỉnh quản lý; Thực hiện các chương trình quốc gia do Chính phủ giao cho cấp tỉnh quản lý; Trợ giá theo chính sách của Nhà nước; Trả lãi tiền vay và nợ gốc cho đầu tư theo quy định trong Luật Ngân sách Nhà nước; Các khoản chi phí khác theo quy định của Luật pháp. • Chi đầu tư phát triển: Đầu tư xây dựng các công trình kết cấu h ạ t ầng kinh t ế - xã hội do cấp tỉnh quản lý; Đầu tư và hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp nhà nước. • Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính. • Chi hỗ trợ tài chính cho chính quyền cấp dưới. Các nguồn thu Chính quyền địa phương cấp tỉnh dựa vào các nguồn thu sau để thực hiện những trách nhiệm nói trên: • Thuế: Tiền cho thuế đất; Tiền cho thuê và tiền bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; Lệ phí trước bạ; Các khoản phí, lệ phí và các khoản thu khác nộp vào ngân sách cấp tỉnh theo quy định của Chính phủ.
- • Các nguồn thu khác: Thu từ hoạt động xổ số kiến thiết; Viện trợ không hoàn lại của các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài trực tiếp cho cấp tỉnh theo quy đ ịnh c ủa pháp luật; Huy động của các tổ chức, cá nhân để đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng theo quy định của Chính phủ; Đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nước cho ngân sách cấp tỉnh; Thu kết dư ngân sách cấp tỉnh; Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật. • Hỗ trợ tài chính của chính quyền trung ương trong đó bao gồm thu từ các sắc thuế quốc gia mà chính quyền trung ương nhường cho chính quyền địa phương cấp tỉnh theo tỷ lệ phần trăm như thuế doanh thu; thuế lợi tức, không kể thuế lợi tức của các đơn vị hoạch toán toàn ngành; Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao; Thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài; Thuế tài nguyên; Thu sử dụng vốn ngân sách. Tuy nhiên, Luật Ngân sách Nhà nước 2002 không còn quy định cụ thể như trên nữa, mà chỉ quy định chung các nhiệm vụ chi và nguồn thu của ba cấp chính quy ền đ ịa phương. Còn cụ thể, cấp nào có trách nhiệm gì, quyền hạn gì thì giao cho chính quy ền cấp tỉnh tự quyết. 1.2.3. Vai trò của chính quyền trong nền Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo; kinh t ế nhà n ước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của Nhà nước. Nhà nước xã hội chủ nghĩa quản lý nền kinh tế bằng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, pháp luật, và bằng cả sức mạnh vật chất của lực lượng kinh tế nhà nước; đồng thời sử dụng cơ chế thị trường, áp dụng các hình thức kinh tế và phương pháp quản lý của kinh tế thị trường để kích thích sản xuất, giải phóng sức sản xuất, phát huy mặt tích cực, hạn chế và khắc phục mặt tiêu cực của cơ chế thị trường, bảo vệ lợi ích của nhân dân lao động, của toàn thể nhân dân. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thực hiện phân phối chủ yếu theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế, đồng thời phân phối theo mức đóng góp vốn và các nguồn lực khác vào sản xuất, kinh doanh và thông qua phúc lợi xã hội. Tăng trưởng kinh tế gắn liền với bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước phát triển. Tăng trưởng kinh tế đi đôi với phát triển văn hóa và giáo dục, xây d ựng n ền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, nâng cao dân trí, giáo dục và đào tạo con người, xây dựng và phát triển nguồn nhân lực của đất nước. Đây là nền kinh tế thị trường có tổ chức, có sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản và sự quản lý của Nhà nước xã hội chủ nghĩa, được định hướng cao về mặt xã hội, hạn chế tối đa những khuyết tật của tính tự phát thị trường, nhằm phục vụ tốt nhất lợi ích của đại đa số nhân dân và sự phát triển bền vững của đất nước. Điều tiết kinh tế, điều hành vĩ mô nền kinh tế, trong đó Nhà nước cần cân nhắc kỹ lưỡng những mệnh lệnh hành chính để cho các hoạt động thị trường được diễn ra
- chủ yếu theo sự hướng dẫn của các quy luật giá trị, quy luật cung cầu, cạnh tranh; bảo đảm nguyên tắc vận hành của nền kinh tế là nguyên tắc thị trường "tự điều chỉnh". Mặt khác, do thị trường trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa không phải là thị trường tự điều tiết hoàn toàn, mà còn phải phục vụ các mục tiêu kinh tế – xã hội của đất nước trong từng thời kỳ, do đó nó còn phải chịu sự quản lý c ủa Nhà n ước xã hội chủ nghĩa. Do vậy, không thể xem các quan hệ thị trường hoạt đ ộng theo quy luật kinh tế khách quan một cách biệt lập với sự điều tiết của Nhà nước bằng các chính sách kinh tế của mình. Nhà nước thực hiện chức năng kiểm tra, kiểm soát nhằm thiết lập kỷ cương trong hoạt động kinh tế, phát hiện và ngăn chặn các hiện tượng vi phạm pháp luật và làm sai chính sách, bảo vệ tài sản quốc gia và lợi ích của nhân dân, góp phần tăng trưởng kinh tế và từng bước thực hiện công bằng xã hội. Cơ chế thị trường là nhân tố "trung tâm" của nền kinh tế, đóng vai trò "trung gian" giữa Nhà nước và doanh nghiệp. Nhà nước ta quản lý nền kinh tế – xã hội theo nguyên tắc kết hợp thị trường với kế hoạch, phát huy mặt tích cực, hạn chế và khắc phục mặt tiêu cực của cơ chế thị trường, bảo vệ lợi ích của người lao động và của toàn thể nhân dân. Vai trò quản lý vĩ mô của chính quyền trong nền kinh tế của thể hiện ở những nội dung cụ thể sau: Một là, chính quyền phải khơi dậy và bảo vệ các yếu tố của thị trường, thúc đẩy cạnh tranh có hiệu quả tạo sự hỗ trợ cần thiết cho nền kinh tế thị trường phát triển: - Đảm bảo sự ổn định về chính trị, kinh tế, xã hội và thiết lập khuôn khổ luật pháp để tạo môi trường thuận lợi cần thiết cho các hoạt động kinh tế. - Đảm bảo cho nền kinh tế hoạt động có hiệu quả, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, hạn chế độc quyền, khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển theo hướng bền vững. - Chính quyền trong nền kinh tế thị trường đóng vai trò rất lớn trong việc ổn định nền kinh tế vĩ mô. Thông qua những chính sách tài chính và chính sách tiền tệ sẽ giúp bình ổn giá cả, giảm lạm phát, thúc đẩy nền kinh tế hoạt động một cách hiệu quả. - Thực hiện các chính sách an sinh và công bằng xã hội, nâng cao mức sống của các nhóm dân cư có thu nhập thấp nhất, bảo vệ các thành viên của xã hội trước những biến cố bất thường về kinh tế, xã hội. Điều này đòi hỏi Nhà nước phải thực hiện phân phối và phân phối lại thu nhập quốc dân hợp lý; các chính sách về bảo hiểm xã hội, phúc lợi xã hội và các chính sách xã hội khác. - Bảo vệ môi trường và phòng chống biến đổi khí hậu. Hiện nay, Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nhiều nhất trước những hiện tượng biến đ ổi khí hậu toàn cầu cả về kinh tế, xã hội, do đó, Nhà nước cần phải có những chính sách nhằm khuyến khích nền kinh tế thực hiện sản xuất và tiêu dùng “xanh”, đồng thời hỗ trợ người dân ứng phó với những tác động tiêu cực của hiện tượng biến đ ổi khí hậu toàn cầu.
- Hai là, Nhà nước cần phải hoạch định các chính sách kinh tế phù hợp với sự vận động của các quy luật trong nền kinh tế thị trường đồng thời phải đảm bảo được các mục tiêu kinh tế - xã hội của mình. Nhà nước định hướng cho sự phát triển toàn bộ nền kinh tế và thực hiện điều tiết các hoạt động kinh tế đảm bảo cho nền kinh tế thị trường phát triển đúng định hướng lên chủ nghĩa xã hội. Sự định hướng của Nhà nước cần theo hướng giảm can thiệp hành chính, tr ực tiếp, để chuyển sang phương thức can thiệp gián tiếp, có tính định hướng và giám sát nhiều hơn, tuân thủ các yêu cầu và lợi ích thị trường, ổn định kinh tế vĩ mô và bảo đảm hài hòa các lợi ích trong quá trình phát triển. Tăng cường vai trò các loại quỹ bình ổn thị trường nhằm hạn chế lạm phát, ổn định đời sống người dân. Bên cạnh đó, Nhà nước cần tăng cường quản lý và hướng dẫn toàn bộ các hoạt động kinh tế - xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Thông qua chiến lược và quy hoạch phát triển mang tính tổng thể, chính sách tài chính và tiền tệ ổn định, sự hoạt động hiệu quả của thành phần kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể để dẫn dắt nền kinh tế - xã hội đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững theo định hướng xã hội chủ nghĩa. 1.3. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. 1.3.1. Xếp hạng năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. 1.3.1.1. Lược đồ thể hiện chỉ số PCI của các tỉnh Việt Nam năm 2010.
- Nhận xét: Nhìn vào lược đồ ta thấy chỉ số PCI trung bình của các tỉnh trong nước có sự phân bố không đều, trong cùng một khu vực có nhiều sự chênh lệch đáng kể điều này cho thấy năng lực điều hành của các tỉnh trong việc tạo môi tr ường đ ầu t ư là
- khác nhau. Khu vực đồng bằng sông Cửu Long có mức PCI trung bình tương đ ối cao chứng tỏ các tỉnh này rất chú trọng đến việc thu hút đầu tư. 1.3.1.2. Bảng xếp hạng chỉ số PCI của các tỉnh qua các năm. Năm Năm Năm STT Tên tỉnh Năm 2006 Năm 2008 Năm 2009 2007 2010 2011 [5] 1 An Giang 60.45 66.47 61.12 62.42 61.94 62.22 Bà Rịa - 2 56.90 65.63 60.51 65.96 60.55 66.13 Vũng Tàu 3 Bạc Liêu 42.89 42.49 40.92 52.04 58.20 63.99 4 Bắc Giang 56.99 55.48 47.44 57.50 58.02 60.79 5 Bắc Kạn 48.73 46.47 39.78 47.50 51.09 52.71 6 Bắc Ninh 54.74 58.96 59.57 65.70 64.48 67.27 7 Bến Tre 53.11 62.88 62.42 64.09 63.11 59.90 8 Bình Dương 76.23 77.20 71.76 74.04 65.72 60.79 9 Bình Định 66.49 69.46 60.67 65.97 60.37 58.14 10 Bình Phước 46.29 50.38 53.71 56.15 57.24 65.87 11 Bình Thuận 52.66 57.66 58.75 64.96 58.45 59.90
- Năm Năm Năm STT Tên tỉnh Năm 2006 Năm 2008 Năm 2009 2007 2010 2011 [5] 12 Cà Mau 43.99 56.19 58.64 61.96 53.57 59.43 13 Cao Bằng 46.63 40.18 41.02 45.43 53.56 50.98 14 Cần Thơ 58.30 61.76 56.32 62.17 62.46 62.66 15 Đà Nẵng 75.39 72.96 72.18 75.96 69.77 66.98 16 Đắk Lắk 51.65 51.05 53.33 57.37 57.20 53.46 17 Đắk Nông 38.95 37.96 41.01 46.96 48.91 52.87 18 Điện Biên 42.28 41.70 36.39 59.32 55.12 59.96 19 Đồng Nai 64.64 62.33 59.42 63.16 59.49 64.77 20 Đồng Tháp 58.13 64.89 64.64 68.54 67.22 67.06 21 Gia Lai 53.06 56.16 51.82 56.01 53.45 55.07 22 Hà Giang 48.49 54.59 48.18 58.16 53.94 57.62 23 Hà Nam 47.27 51.29 55.13 56.89 52.19 51.58 24 Hà Nội 50.34 56.73 53.94 58.18 55.73 58.28
- Năm Năm Năm STT Tên tỉnh Năm 2006 Năm 2008 Năm 2009 2007 2010 2011 [5] 25 Hà Tĩnh 42.36 45.56 47.44 55.26 57.22 65.97 26 Hải Dương 52.70 53.23 54.07 58.96 57.31 58.41 27 Hải Phòng 49.98 53.19 47.68 57.57 54.64 57.07 28 Hậu Giang 52.61 59.41 55.34 64.38 63.91 57.40 29 Hòa Bình 50.17 50.18 48.35 47.82 49.89 56.52 30 Hưng Yên 56.91 57.47 57.53 61.31 49.37 59.29 31 Khánh Hòa 55.33 52.42 52.12 58.66 56.75 59.11 32 Kiên Giang 51.27 52.82 52.23 63.04 58.90 59.98 33 Kon Tum 41.38 44.54 41.94 54.28 57.01 57.10 34 Lai Châu 36.76 38.19 43.95 55.55 51.22 60.36 35 Lạng Sơn 49.64 43.23 45.63 52.52 50.30 54.26 36 Lào Cai 64.11 66.95 61.22 70.47 67.97 73.53 37 Lâm Đồng 52.25 49.85 48.10 52.93 58.26 51.75
- Năm Năm Năm STT Tên tỉnh Năm 2006 Năm 2008 Năm 2009 2007 2010 2011 [5] 38 Long An 50.40 58.82 63.99 64.44 62.74 67.12 39 Nam Định 48.89 51.76 49.52 52.60 55.63 55.48 40 Nghệ An 54.43 49.76 48.46 52.56 52.38 55.46 41 Ninh Bình 56.82 57.67 56.14 58.31 62.85 61.12 42 Ninh Thuận 45.82 47.33 47.82 54.91 56.61 57.00 43 Phú Thọ 54.42 55.64 52.49 53.40 52.47 60.31 44 Phú Yên 54.93 57.87 51.24 54.77 58.18 55.15 45 Quảng Bình 47.90 49.51 44.17 55.68 55.32 58.16 46 Quảng Nam 56.42 62.92 59.97 61.08 59.34 63.40 47 Quảng Ngãi 44.20 51.39 50.05 52.34 52.21 62.24 48 Quảng Ninh 53.25 58.34 54.30 60.81 64.41 63.25 49 Quảng Trị 52.08 51.10 50.72 55.32 61.68 63.08 50 Sóc Trăng 55.34 64.68 54.24 56.63 61.49 62.68
- Năm Năm Năm STT Tên tỉnh Năm 2006 Năm 2008 Năm 2009 2007 2010 2011 [5] 51 Sơn La 45.22 50.35 46.60 53.40 49.26 54.32 52 Tây Ninh 48.35 53.92 45.09 59.03 57.93 60.43 53 Thái Bình 50.54 55.99 54.27 54.58 60.04 53.69 54 Thái Nguyên 52.71 52.02 46.03 58.58 56.54 53.57 55 Thanh Hóa 45.30 52.82 46.22 57.32 55.68 60.62 Thừa Thiên - 56 50.53 62.44 60.71 64.23 61.31 60.95 Huế 57 Tiền Giang 52.18 64.63 57.27 65.81 59.63 59.58 Thành phố 58 63.39 64.83 60.15 63.22 59.67 61.93 Hồ Chí Minh 59 Trà Vinh 56.83 56.30 55.17 63.22 65.80 57.56 60 Tuyên Quang 47.21 52.13 52.09 57.92 57.90 53.67 61 Vĩnh Long 64.67 70.14 64.97 67.24 63.40 54.10 62 Vĩnh Phúc 61.27 66.06 69.37 66.65 61.73 62.57
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam năm 2014 - PCI 2014
164 p | 150 | 25
-
Mối quan hệ giữa chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại các địa phương Việt Nam
10 p | 138 | 10
-
Đánh giá năng lực cạnh tranh của thành phố Cần Thơ thông qua chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh
8 p | 79 | 9
-
Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), tiếp cận từ lý thuyết đến thực tiễn của tỉnh Quảng Ninh
10 p | 13 | 9
-
Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Bình Dương
8 p | 55 | 7
-
Chỉ số PCI và PAPI ở tỉnh Bắc Ninh giải pháp nâng cao chất lượng từ điểm số đến hành động
9 p | 57 | 7
-
Phát huy giá trị của các chỉ số PCI và PAPI để phát triển kinh tế hiệu quả, bền vững
3 p | 89 | 6
-
Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI 2015 thành phố Đà Nẵng
10 p | 31 | 6
-
Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh tỉnh Bình Thuận – thực trạng và giải pháp
10 p | 8 | 6
-
Các yếu tố quản lý công, PCI hay PAPI?
5 p | 9 | 4
-
Cải thiện, nâng cao chỉ số gia nhập thị trường và chỉ số chi phí không chính thức, nhằm thu hút vốn FDI cho các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam
10 p | 22 | 4
-
Nghệ An trong bảng xếp hạng chỉ số PCI năm 2017 một sự khởi sắc
6 p | 41 | 4
-
Chiến thuật cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI)
10 p | 10 | 4
-
Định hướng cải thiện chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh Ninh Thuận dựa vào bộ PCI mới
10 p | 4 | 3
-
Chỉ số PCI - Dữ liệu tham khảo đầu tư vào tỉnh Phú Yên
6 p | 15 | 3
-
Cải thiện, nâng cao chỉ số chi phí không chính thức nhằm thu hút vốn FDI cho các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam
7 p | 43 | 3
-
Nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh thành phần nghiên cứu trường hợp tỉnh Bắc Ninh
8 p | 61 | 2
-
Kinh nghiệm nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh đẩy mạnh thu hút FDI nghiên cứu trường hợp tỉnh Bắc Ninh
10 p | 49 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn