
Kỷ yếu Hội thảo Xây dựng và Bảo vệ Thương hiệu
- 123 -
CHIẾN LƯỢC THƯƠNG HIỆU “KHÁC BIỆT”, BÀI HỌC
THÀNH CÔNG TỪ NHỮNG THƯƠNG HIỆU XUẤT SẮC
ThS. Nguyễn Đông Triều
Khoa Marketing – Trường ĐH Tài chính - Marketing
Tóm tắt
Có rất nhiều thương hiệu trong hành trình khác biệt của mình họ rơi vào
cạm bẫy mở rộng thương hiệu như là cách để tạo ra sự khác biệt với các đối thủ
trên thị trường. Tuy nhiên càng mở rộng thì họ càng trở nên giống nhau. Những
chiến lược nào đã giúp Apple, Ikea, MiniCooper… trở thành những thương hiệu
xuất sắc trong thị trường của họ. Thông qua phân tích các tình huống, bài viết
trình bày 3 chiến lược thương hiệu mà các công ty thành công trên thế giới đã áp
dụng: nghịch đảo, tách biệt, đối nghịch.
Hầu hết các thương hiệu đều cố gắng để trở thành một thương hiệu tốt,
nhưng ít thương hiệu trở nên vĩ đại và trường tồn. Những chiến lược nào đã giúp
những thương hiệu từ một thương hiệu tốt trở thành một thương hiệu xuất sắc.
“Chiến lược khác biệt” là cách thức các thương hiệu xác định vị thế trên thị trường
và nâng cao sự cạnh tranh trong tâm trí của người tiêu dùng, chính những sản
phẩm của doanh nghiệp hay loại hình dịch vụ khác biệt đã đem đến cho doanh
nghiệp một bước tiến lớn lớn trong việc tạo ra lợi thế cạnh tranh đối với các đối
thủ trên thị trường. Tuy nhiên có một sự thật là các thương hiệu càng cố khác biệt
thì họ càng trở nên giống nhau.
1 Mở rộng thương hiệu (Brand Extension) và nghịch lý
khác biệt
Giữa năm 2015 các cửa hàng của Starbucks ở California, Colorado, Florida
và New York đã bắt đầu phục vụ bia và rượu vang trong thực đơn của mình.
Strabucks dự kiến sẽ có 2000 trong số 12.000 cửa hàng trên toàn nước M phục
vụ rượu bia cùng cà phê. Có vẻ như không hợp lý lắm đối với những khách hàng
đến quán café để uống bia. Starbuck không còn là quán café mà là một nơi bán
đủ thứ, điều này làm mất sự hấp dẫn của một mô hình chuỗi cà phê expresso Italy