intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chữa bệnh viêm loét dạ dày tận gốc

Chia sẻ: Nguyễn Thị An | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

90
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Lo sợ bệnh sẽ phát triển thành ung thư là tâm trạng của nhiều người khi mắc bệnh viêm loét dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP mà không được điều trị dứt điểm. Một xét nghiệm mới đã giúp người bệnh bớt lo lắng hơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chữa bệnh viêm loét dạ dày tận gốc

  1. Chữa bệnh viêm loét dạ dày tận gốc Lo sợ bệnh sẽ phát triển thành ung thư là tâm trạng của nhiều người khi mắc bệnh viêm loét dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP mà không được điều trị dứt điểm. Một xét nghiệm mới đã giúp người bệnh bớt lo lắng hơn. Bệnh... dây dưa Khác với bà H., ông Q.C.V., 60 tuổi, ở Q.11, TP.HCM, được chẩn đoán bị viêm dạ dày từ ba năm nay. Qua nhiều lần nội soi và làm xét nghiệm máu nhưng kết quả đều không tìm thấy vi khuẩn HP. Điều ông V. lo lắng là dù được điều trị nhưng ông vẫn bị đau dạ dày kéo dài. Còn bà T.T.G., 31 tuổi, ở Q.Bình Tân, được xác định bị loét dạ dày do vi khuẩn HP và cũng được điều trị hết vi khuẩn. Dù bà tuân thủ nghiêm ngặt quá trình điều trị cũng như kiêng cữ những loại thức ăn bác sĩ đã dặn nhưng vết loét dạ dày không thể lành hoàn toàn, làm bà bị đau kéo dài. Bác sĩ Trần Ngọc Lưu Phương, phó khoa nội tiêu hóa Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, cho biết có nhiều bệnh nhân được chẩn đoán viêm, loét dạ dày nhưng không được điều trị khỏi vì những xét nghiệm trước đó có thể chưa tìm được tận cùng “cơ chế” của bệnh. Mới đây, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương áp dụng một xét nghiệm mới để chẩn đoán bệnh viêm, loét dạ dày. Xét nghiệm này sẽ nuôi cấy vi khuẩn HP, tìm được sự nhạy và kháng với kháng sinh của vi khuẩn, đồng thời xác định được chủng độc lực của vi khuẩn này và xác định được mức độ hoạt động của men CYP2C19 trong việc đào thải thuốc. Từ đó, các bác sĩ sẽ có cách sử dụng thuốc hiệu quả cho bệnh nhân. “Bắt mạch” vi khuẩn Áp dụng xét nghiệm mới này, các bác sĩ đã xác định bà H. bị viêm dạ dày rất nhẹ và bị nhiễm HP nhưng chỉ nhạy duy nhất với kháng sinh amoxcilin. Thế nhưng bệnh nhân lại có tiền sử dị ứng với ampicillin, amoxcilin và penicillin nên bác sĩ không thể dùng thuốc cho bệnh nhân. Xét nghiệm mới này phân lập được chủng vi khuẩn bà H.
  2. bị nhiễm có độc lực kém nên khả năng gây loét dạ dày hay biến chứng ung thư rất thấp (dưới 1%). Vì vậy, bệnh nhân không nhất thiết phải diệt vi khuẩn bằng mọi cách. Ông V. cũng được xác định bị nhiễm chủng vi khuẩn HP có độc lực trung bình và nhạy với tất cả kháng sinh, đồng thời được phát hiện có men CYP2C19 hoạt động mạnh để đào thải thuốc viêm loét dạ dày, nên với các thuốc uống chống tiết chất acid của dạ dày bệnh nhân dùng thông thường có hiệu quả không cao. Còn bà G. được xác định có men đào thải thuốc CYP2C19 hoạt động trung bình nên các bác sĩ đã phải điều chỉnh liều thuốc cho phù hợp với bệnh nhân. Sau một tháng điều trị, bà G. hết đau, ăn ngon, ngủ tốt và tăng cân. Bác sĩ Lưu Phương cho biết trước đây để chẩn đoán người bệnh có bị nhiễm vi khuẩn HP hay không, các bác sĩ thường cho bệnh nhân nội soi dạ dày qua đường miệng để lấy một mẫu nhỏ của dạ dày làm xét nghiệm Clo-test hoặc giải phẫu bệnh. Clo-test được dùng rất phổ biến ở Việt Nam cũng như trên thế giới, cách đọc kết quả đơn giản vì chỉ cần thấy sự đổi màu của mẫu thử từ vàng sang hồng là dương tính. Thời gian có kết quả cũng khá nhanh, chỉ cần chờ 1-3 giờ là có kết quả tùy hãng sản xuất mẫu thử. Nếu để giải phẫu bệnh, cần lấy mẫu nhỏ của dạ dày, nhuộm màu nhìn dưới kính hiển vi xem vi khuẩn có hiện diện không. Ngoài ra, có thể test hơi thở hoặc xét nghiệm máu để tìm HP. Với xét nghiệm mới Bệnh viện Nguyễn Tri Phương vừa thực hiện còn giúp các bác sĩ điều trị hiệu quả các trường hợp viêm, loét dạ dày do vi trùng HP bị thất bại sau một thời gian điều trị thông thường và cho cả các trường hợp viêm, loét dạ dày khó lành, kéo dài mà không phải do HP. Bài thuốc vừa chữa viêm dạ dày, vừa nguôi cơn đau đại tràng . Lương y Hoàng Thiên Vân (74 tuổi, ngụ làng Trúc Lâm, phường Hương Long, Tp Huế, tỉnh Thừa Thiên – Huế) cho biết hàng chục năm nay đã áp dụng bài thuốc nam gia truyền chuyên trị bệnh viêm dạ dày, viêm đại tràng mãn tính thành công với hàng trăm người bệnh
  3. Lương y Hoàng Thiên Vân Bài thuốc tác dụng đúp Lương y Vân trình bày bệnh nhân bị viêm dạ dày, viêm đại tràng mãn tính thường có những triệu chứng như: Hay ựa chua, tức bụng, ăn không tiêu, đi đại tiện ra phân lỏng. Kèm theo đó, thể trạng người bệnh thường gầy yếu, da dẻ xanh xao. Theo kiến thức đông y, nếu không được phát hiện và chữa trị sớm, bệnh nhân viêm dạ dày, đại tràng có thể bị biến chứng sang nhiều bệnh khác, nặng có thể dẫn đến ung thư: “Thông thường người bị viêm dạ dày thường kéo theo đau đại tràng, nếu chỉ chữa trị cho dạ dày hoặc đại tràng thôi thì bộ phận còn lại vẫn bị đau. Bởi vậy tôi giới thiệu bài thuốc này để mọi người có thể áp dụng chữa một lúc hai bệnh”, ông Vân nói. Giới thiệu cụ thể về bài thuốc nam gia truyền đang sở hữu, lương y Vân cho hay bài thuốc gồm bốn vị chính là thương truật (dạng củ, 20g), trần bì (tức vỏ quýt, 10g), hậu phát (một loại vỏ cây thuốc, 15g) và cam thảo (10g). Trong trường hợp người bệnh có triệu chứng đi đại tiện ra phân lỏng, cần bổ sung thêm hai vị thuốc khác nữa là sa nhân và mộc hương, mỗi vị 10g.
  4. Ông Vân chỉ dẫn thêm cách thức bào chế thuốc như sau: “Ngoại trừ mộc hương, đem tất cả các vị thuốc phơi khô, sao vàng hạ thổ. Riêng cam thảo cần sao kĩ đến khi cháy sém các cạnh xung quanh là được. Để thuốc phát huy công dụng hơn, có thể tẩm thêm nước gừng tươi vào vị thuốc hậu phát trong lúc sao thuốc”. Về cách dùng, theo ông Vân, có thể sử dụng bài thuốc theo hai cách: Sắc lấy nước uống; hoặc tán bột sau đó hoà với nước để uống. “Mỗi thang thuốc đem sắc nước hai lần, lần đầu 3,5 chén nước lấy 2/3 chén thuốc, lần sau 2,5 chén nước lấy 1/3 chén thuốc. Tiếp tục trộn đều nước thuốc thu được, chia uống thành 3 lần/ngày trước mỗi bữa ăn. Nếu thuốc dạng bột thì đem hoà với nước chia uống tương tự. Thông thường thuốc phải uống khi bụng no, tuy nhiên đối với bệnh viêm dạ dày, viêm đại tràng, uống thuốc lúc đói sẽ cho công dụng tốt hơn”, ông Vân căn dặn kĩ lưỡng. Ngoài ra tuỳ theo mức độ nặng nhẹ của bệnh, thể trạng sức khoẻ bệnh nhân mà có thể tăng hoặc giảm hàm lượng các vị thuốc nhất định. Tất nhiên vị lương y không quên lưu ý người bệnh cần kiêng tránh thức ăn cứng, dai, các loại mắm, thực phẩm cay, nóng trong quá trình trị liệu. Giải thích công dụng của bài thuốc, ông Vân cho biết các vị thuốc sẽ giúp tái tạo men, trám lấp những vị trí hỏng men ở dạ dày, đại tràng gây viêm đau. Ngoài ra nếu bệnh nhân bị đau dạ dày, đại tràng kèm theo những bệnh khác, vẫn có thể bổ sung thêm vị thuốc để kết hợp điều trị tuỳ theo từng bệnh lý. “Thông thường chỉ cần kiên trì uống thuốc trong vòng nửa tháng, bệnh sẽ thuyên giảm rõ rệt. Những người bị viêm ở vị trí đáy bao giờ cũng nhanh khỏi hơn so với bị viêm ở thành dạ dày hoặc thành đại tràng”, ông Vân nói thêm.
  5. Bốn vị thuốc chính trong bài thuốc của ông Vân “Bảo bối” gia truyền Theo lời thầy thuốc Vân, bài thuốc nêu trên được ông nội của ông, vốn là một thầy lang ghi chép, truyền lại. Sau khi ông nội qua đời, bài thuốc quý dần chìm vào quên lãng. Mãi đến đời mình, ông Vân mới tìm tòi, mò mẫm thu thập các tài liệu cổ để bào chế lại bài thuốc gia truyền xưa kia. Ông kể: “Từ nhỏ tôi đã thường giúp ông nội sao chế thuốc nên yêu nghề và quyết tâm sau này sẽ nối nghiệp tổ tiên. Sau thời gian thống nhất đất nước, tôi chính thức hành nghề bốc thuốc cho đến tận bây giờ, tính sơ sơ đã gần 40 năm làm nghề”. Nói thêm về bài thuốc gia truyền, lương y Vân cho hay trước đây do thiếu thốn, các thầy lang thường sử dụng hạt cau khô hoặc lá măng cụt để thay thế cho vị thuốc thường truật. Sau nhiều năm tìm tòi, nghiên cứu ông Vân đã hoàn chỉnh bài thuốc như bây giờ. Ưu điểm lớn nhất của bài thuốc như lời ông Vân nói là cực kì dễ kiếm, dễ bào chế nhưng mang lại hiệu quả cao trong chữa trị bệnh đau dạ dày, đại tràng. Mặt khác bài thuốc gồm toàn những vị thuốc nam nên người bệnh không phải lo lắng chuyện xảy ra tác dụng phụ, ngay cả người không bệnh tật gì vẫn thi thoảng có thể sắc
  6. thuốc uống nhằm phòng bệnh. Bất ngờ hơn khi ông Vân nhẩm tính luôn giá mỗi thang thuốc nêu trên chỉ trên dưới 20 ngàn đồng, tùy vào giá cả của mỗi vùng miền. Dẫu đã cao tuổi nhưng ông Vân vẫn nhiệt tình, xông xáo tham gia những hoạt động từ thiện như về vùng sâu vùng xa khám chữa bệnh giúp người nghèo, quyên góp thuốc giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn mang bệnh tật. Ở làng Trúc Lâm, ông Vân còn được “vinh danh” là vị lương y duy nhất của làng. “Thầy Vân tốt bụng lắm, ai đau gì ông đều khám chữa nhiệt tình, ai khó khăn ông đã miễn phí tiền công, còn cho thêm thuốc”, một dân làng nhận xét. Điều đáng nể nữa, chưa bao giờ ông lão này tính toán đến chuyện bán buôn, kinh doanh thuốc thang. Điều ông bận lòng giờ đây là liệu mình còn sống được bao lâu để đem nghề giúp người, giúp đời?.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
10=>1