CHƯƠNG 4 : BẢO HIỂM
lượt xem 114
download
Theo quan điểm cộng đồng: bảo hiểm là phương thức xử lý rủi ro thông qua viêc dự trữ đề phòng rủi ro, chuyển giao, phân tán rủi ro nhằm đảm bảo cho quá trình tái sản xuất và đời sống của con người trong xã hội được diễn ra bình thường.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: CHƯƠNG 4 : BẢO HIỂM
- CHƯƠNG 4 BẢO HIỂM Bộ môn tài chính doanh nghiệp
- CÁC NỘI DUNG CỦA CHƯƠNG • 5.1 Những vấn đề chung về bảo hiểm • 5.1.1 Khái niệm • 5.1.2 Sự cần thiết khách quan của bảo hiểm • 5.1.3 Các hình thức bảo hiểm • 5.1.4 Vai trò của bảo hiểm • 5.2 Bảo hiểm kinh doanh (BHKD) • 5.2.1 Khái niệm, đặc điểm và nguyên tắc hoạt động của BHKD • 5.2.2 Các yếu tố cơ bản của hợp đồng BHKD • 5.2.3 Phân loại BHKD • 5.3 Bảo hiểm xã hội (BHXH) • 5.3.1 Khái niệm, đặc điểm và nguyên tắc hoạt động của BHXH • 5.3.2 Nội dung hoạt động của BHXH Bộ môn tài chính doanh nghiệp
- 5.1 Những vấn đề chung về bảo hiểm • 5.1.1 Khái niệm • Theo quan điểm cộng đồng: bảo hiểm là phương thức xử lý rủi ro thông qua viêc dự trữ đề phòng rủi ro, chuyển giao, phân tán rủi ro nhằm đảm bảo cho quá trình tái sản xuất và đời sống của con người trong xã hội được diễn ra bình thường. • Đứng trên phương diện tài chính: bảo hiểm là một phạm trù tài chính gắn liền với các quan hệ kinh tế phát sinh trong qua trình hình thành, phân phối và sử dụng quỹ bảo hiểm. • Một cách tổng quát: Bảo hiểm là hệ thống các quan hệ kinh tế dưới hình thái giá trị phát sinh trong quá trình tạo lập và sử dụng qũy bảo hiểm nhằm đảm bảo cho quá trình tái sản xuất và đời sống của con người trong xã hội được ổn định và phát triển bình thường trong điều kiện có những biến cố bất lợi xảy ra. Bộ môn tài chính doanh nghiệp
- 5.1.2. Sự cần thiết khách quan của bảo hiểm • Xuất phát từ những rủi ro trong cuộc sống con người • Xuất phát từ những rủi ro phát sinh trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh • Xuất phát từ vai trò thực hiện chức năng quản lý, điều tiết vĩ mô của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường Bộ môn tài chính doanh nghiệp
- 5.1.3. Các hình thức bảo hiểm trong nền kinh tế • Theo hình thức tồn tại của quỹ bảo hiểm – Tự bảo hiểm: là hình thức bảo hiểm các chủ thể tự thành lập các quỹ dự trữ riêng để bù đắp những tổn thất có thể xảy ra. – Bảo hiểm thông qua các tổ chức bảo hiểm: là hình thức bảo hiểm mà các chủ thể tham gia sẽ chuyển giao phân tán rủi ro cho các tổ chức bảo hiểm mà bản thân không muốn hoặc không đủ khả năng để có thể gánh chịu những rủi ro đó • Theo mục đích hoạt động – Bảo hiểm kinh doanh – Bảo hiểm xã hội Bộ môn tài chính doanh nghiệp
- 5.1.4. Vai trò của bảo hiểm trong nền kinh tế • Bảo hiểm góp phần ổn định sản xuất kinh doanh và ổn định đời sống XH trước những rủi ro bất ngờ. • Bảo hiểm góp phần thiết lập hệ thống an toàn xã hội, hỗ trợ và thực hiện các biện pháp đề phòng, ngăn ngừa, hạn chế tổn thất. • Bảo hiểm góp phần cung ứng vốn cho phát triển kinh tế xã hội. Bộ môn tài chính doanh nghiệp
- 5.2 Bảo hiểm kinh doanh (BHKD) • 5.2.1 Khái niệm, đặc điểm và nguyên tắc hoạt động của BHKD • 5.2.1.1 Khái niệm • 5.2.1.2. Đặc điểm Bộ môn tài chính doanh nghiệp
- 5.2.1.1 Khái niệm • Bảo hiểm kinh doanh là hình thức bảo hiểm do các tổ chức kinh doanh bảo hiểm tiến hành trên cơ sở huy động sự đóng góp của các chủ thể tham gia bảo hiểm để tạo lập quỹ bảo hiểm, phân phối và sử dụng chúng nhằm bồi thường những tổn thất cho các đối tượng được bảo hiểm khi các sự cố bảo hiểm xảy ra. Bộ môn tài chính doanh nghiệp
- 5.2.1.2. Đặc điểm • Hoạt động của bảo hiểm kinh doanh hướng tới mục tiêu lợi nhuận. • Bảo hiểm kinh doanh vừa mang tính chất bồi hoàn vừa mang tính chất không bồi hoàn • Tính chất bồi hoàn của BHKD là yếu tố không xác định trước về thời gian, không gian và chỉ có thể xác định được khi rủi ro thực tế đã xảy ra • Mức độ bồi hoàn của BHKD thường lớn hơn rất nhiều so với mức phí bảo hiểm Bộ môn tài chính doanh nghiệp
- 5.2.1.3. Nguyên tắc hoạt động • Nguyên tắc hoạt động của BHKD trước hết là bảo đảm quyền lợi cho người tham gia bảo hiểm • Nguyên tắc lấy số đông bù số ít • Nguyên tắc sàng lọc rủi ro • Nguyên tắc định phí bảo hiểm phải trên cơ sở giá của các rủi ro. Bộ môn tài chính doanh nghiệp
- 5.2.2 Các yếu tố cơ bản của hợp đồng BHKD • 5.2.2.1 Các bên liên quan trong hợp đồng bảo hiểm • Người bảo hiểm • Người tham gia bảo hiểm • Người được bảo hiểm • Người được chỉ định bảo hiểm Bộ môn tài chính doanh nghiệp
- 5.2.2 Các yếu tố cơ bản của hợp đồng BHKD • 5.2.2.2 Đối tượng bảo hiểm • 5.2.2.3 Rủi ro bảo hiểm và tai nạn bảo hiểm – Rủi ro bảo hiểm – Tai nạn bảo hiểm • 5.2.2.4 Giá trị bảo hiểm và số tiền bảo hiểm – Giá trị bảo hiểm – Số tiền bảo hiểm Bộ môn tài chính doanh nghiệp
- 5.2.2 Các yếu tố cơ bản của hợp đồng BHKD • 5.2.2.5 Bảo hiểm phí • 5.2.2.6 Các chế độ bảo đảm bảo hiểm Bộ môn tài chính doanh nghiệp
- 5.2.3 Phân loại bảo hiểm kinh doanh • Căn cứ vào đối tượng bảo hiểm – Bảo hiểm tài sản – Bảo hiểm con người – Bảo hiểm trách nhiệm dân sự • Căn cứ vào tính chất hoạt động – Bảo hiểm bắt buộc – Bảo hiểm tự nguyện Bộ môn tài chính doanh nghiệp
- 5.3. Bảo hiểm xã hội • 5.3.1.1 Khái niệm BHXH là hình thức bảo hiểm do tổ chức BHXH tiến hành dựa trên cơ sở huy động sự đóng góp của các chủ thể liên quan để tạo lập quỹ BHXH, phân phối và sử dụng chúng để bù đắp một phần thu nhập cho người lao động và gia đình họ khi gặp những rủi ro làm giảm hoặc mất thu nhập từ lao động Bộ môn tài chính doanh nghiệp
- 5.3.1.2 Đặc điểm • Mục đích hoạt động của BHXH không vì mục tiêu lợi nhuận mà mang tính phúc lợi vì quyền lợi của người lao động và của cả cộng đồng. • Việc phân phối sử dụng quĩ BHXH được chia làm hai phần: – Phần thực hiện chế độ hưu mang tính chất bồi hoàn – Các chế độ còn lại vừa mang tính chất bồi hoàn, vừa mang tính chất không bồi hoàn. • Sự tồn tại và phát triển của BHXH phụ thuộc vào điều kiện phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia, trong từng thời kỳ Bộ môn tài chính doanh nghiệp
- 5.3.1.3 Nguyên tắc hoạt động • - BHXH là 1 quĩ tồn tại độc lập, thu chi quĩ phải đảm bảo cân đối, trong quá trình hoạt động phải bảo toàn và phát triển quĩ để đảm bảo quyền lợi cho người lao động. • - Người lao động phải có nghĩa vụ đóng góp một phần thu nhập của mình vào quỹ BHXH một cách thường xuyên và đều đặn trong suốt thời gian lao động. • - Quĩ BHXH phải được Nhà nước bảo hộ, trợ giúp mỗi khi Nhà nước có những thay đổi chính sách kinh tế xã hội làm ảnh hưởng tới cân đối thu chi quĩ BHXH. Bộ môn tài chính doanh nghiệp
- 5.3.2 Nội dung hoạt động của BHXH • 5.3.2.1 Đối tượng tham gia của BHXH: • Đối với loại hình BHXH bắt buộc, đối týợng ỏp dụng bao gồm: • - Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ 3 tháng trở lên và hợp đồng lao động không xác định thời hạn trong các DNNN, các tổ chức kinh tế khác (DNTN, cty TNHH,..), các cơ quan hành chính, sự nghiệp, các tổ chức sử dụng lao động khác. • - Cán bộ, công chức, viên chức theo Pháp lệnh cán bộ công chức. • - Người lao động làm việc theo hợp đồng có thời hạn dưới 3 tháng, khi hết hạn hợp đồng mà vẫn tiếp tục làm việc hoặc giao kết hợp đồng lao động mới. • - Người lao động được đi học, thực tập, công tác, điều dưỡng trong và ngoài nước mà vẫn hưởng tiền lương hoặc tiền công. • - …. Bộ môn tài chính doanh nghiệp
- 5.3.2.1 Đối tượng tham gia của BHXH: - Đối với loại hình BHXH tự nguyện: được áp dụng đối với các đối tượng lao động không thuộc phạm vi bắt buộc tham gia BHXH: Những người làm nghề tự do: bác sỹ, luật sư, những người buôn bán nhỏ, thợ thủ công, nông dân... Những công việc theo mùa vụ hoặc công việc có tính chất tạm thời khác. - Đối với loại hình bảo hiểm thất nghiệp: đó là công dân Việt Nam làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc mà các hợp đồng này không xác định thời hạn hoặc xác định thời hạn từ đủ mười hai tháng đến ba mươi sáu tháng với người sử dụng lao động Bộ môn tài chính doanh nghiệp
- • 5.3.2.2 Thu - chi Bảo hiểm xã hội • * Hình thành quỹ bảo hiểm từ các nguồn sau: • Thu từ người lao động đúng bằng 7% tiền lương, thưởng • Thu từ người sử dụng lao động đúng bằng 21% so với tổng quỹ tiền lương của những ngýời tham gia BHXH trong đơn. • Các nguồn thu khác: • + Ngân sách Nhà nước hỗ trợ để đảm bảo thực hiện các chế độ đối với người lao động. • + Tiền lãi thu từ việc thực hiện các phương án bảo toàn và phát triển quỹ BHXH • + Thu từ các nguồn tài trợ, viện trợ của các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước... • * Sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội: • Chi trả các chế độ • Chi cho bộ máy BHXH • Chi trích lập quỹ dự phòng • Chi để đầu tư phát triển quỹ • Chi khác Bộ môn tài chính doanh nghiệp
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Bảo hiểm - ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
108 p | 317 | 106
-
Bài giảng: Nguyên lý bảo hiểm
59 p | 288 | 49
-
Bài giảng Bảo hiểm đại cương: Chương 4 - TS. Nguyễn Tấn Hoàng
51 p | 275 | 41
-
Bài giảng Nguyên lý bảo hiểm: Chương 4
14 p | 218 | 21
-
Bài giảng Nguyên lý bảo hiểm: Chương 4 - ThS. Nguyễn Thị Kim Liên
23 p | 129 | 18
-
Bài giảng Bảo hiểm trong kinh doanh - Chương 4: Bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt
13 p | 209 | 18
-
Bài giảng Bảo hiểm: Chương 4 - Nguyễn Thị Minh Châu
77 p | 99 | 17
-
Bài giảng Quản trị tài chính doanh nghiệp bảo hiểm: Chương 4 - TS.Hồ Thủy Tiên
27 p | 139 | 16
-
Bài giảng Chương 4: Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu
12 p | 156 | 13
-
Giáo trình Bảo hiểm: Phần 2 (Xuất bản lần thứ hai)
147 p | 31 | 10
-
Bài giảng Bảo hiểm: Chương 4 - ĐH Thương Mại
0 p | 144 | 8
-
Bài giảng Bảo hiểm: Chương 4 - Đặng Bửu Kiếm
25 p | 19 | 7
-
Bài giảng môn Bảo hiểm trong kinh doanh - Chương 4: Bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt
13 p | 48 | 6
-
Bài giảng Bảo hiểm - Chương 4: Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển và bảo hiểm hỏa hoạn
13 p | 29 | 6
-
Bài giảng Kinh tế bảo hiểm - Chương 4: Bảo hiểm nông nghiệp
14 p | 29 | 4
-
Bài giảng Bảo hiểm: Chương 4 - ThS. Cao Tuấn Linh
19 p | 6 | 4
-
Bài giảng Thanh toán quốc tế: Chương 4 - TS. Phan Thị Linh
83 p | 7 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn