intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

CHƯƠNG VIII: HORMONE

Chia sẻ: Nguyễn Đăng Khoa | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:54

518
lượt xem
56
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khái niệm chung: Hormon là những chất hoá học được tiết ra từ những cơ quan đặc biệt gọi là tuyến nội tiết. Những tuyến này khác tuyến ngoại tiết là không có ống dẫn ra ngoài,các dịch tiết của tuyến nội tiết được đưa thẳng vào máu và tuần hoàn đến các mô.lượng hormon được sản xuất với lượng tương đối nhỏ,nhưng nó là chất tác động rất mạnh mẽ đến sinh lí của cơ thể, đến hoạt động của các mô......

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: CHƯƠNG VIII: HORMONE

  1. CHƯƠNG VIII: HORMONE 8.1. Khái niệm chung: Hormon là những chất hoá học được tiết ra từ những cơ quan đặc biệt gọi là tuyến nội tiết. Những tuyến này khác tuyến ngoại tiết là không có ống dẫn ra ngoài, các d ịch tiết của tuyến nội tiết được đưa thẳng vào máu và tuần hoàn đến các mô. Lượng hormon được sản xuất với lượng tương đối nhỏ, nhưng nó là chất có tác động rất mạnh đến sinh lý của cơ thể, đến hoạt động của các mô, điều hoà nhiều quá trình chuyển hoá trong cơ thể. Hoạt động của các tuyến nội tiết được kiểm soát bởi hệ thần kinh trung ương đặc biệt là vỏ não.
  2. Về mặt cấu tạo, dựa vào thành phần hoá học ta chia hormon ra hai nhóm lớn: Nhóm 1: Hormon có bản chất là protein hay dẫn xuất protein. Nhóm 2: Hormon có cấu tạo là steroit.
  3. Hormon có bản chất protein hay dẫn xuất protein: Thuộc nhóm này gồm có: - Hormon tuyến yên - Hormon tuyến giáp trạng - Hormon tuyến cận giáp trạng - Hormon tuyến tụy - Hormon tuyến thượng thận (tủy thượng thận) Hormon có cấu tạo steroit: Thuộc nhóm này gồm có: - Hormon – vỏ thượng thận (Adrenal cortex) - Hormon sinh dục
  4. 8.2.1. Hormon tuyến yên (Hypophyse, Hypophysis): Tuyến yên tiết ra các hormon có bản chất là protein M = 1.000 – 50.000. Tuyến yên gồm 3 thùy: trước, giữa, sau. Tuyến yên là tuyến liên hệ chính giữa hệ thống nội tiết và thần kinh trung ương.
  5. 8.2.1.1. Hormon tiền yên: a) Somatotropin (STH): Hormon tuyến tiền yên có tác dụng kích thích sự phát triển của cơ thể, đặc biệt của xương và cơ. Là một protein có M = từ 20.000 – 48.000 tùy theo loài. Ví dụ ở cừu M = 48.000, bò M = 45.000, người và khỉ M = 21.000. Nếu cắt bỏ tuyến yên súc vật non sẽ ngừng phát triển hoàn toàn, nếu tiêm STH thì sự phát triển lại trở lại bình thường, nhưng nếu tiêm quá nhiều sẽ làm cơ thể phát triển bất bình thường – to lớn quá mức “Chứng khổng lồ!”.
  6. STH có tác dụng lên nhiều quá trình chuyển hoá khác nhau trong cơ thể. Ví dụ: với chuyển hoá gluxit, STH làm tăng đường huyết, đường niệu (đường trong máu và trong n ước tiểu…). - Với chuyển hoá lipit: làm tăng thoái hoá lipit - Với chuyển hoá protit: giữ nitơ, kích thích t ổng h ợp protein - Với chuyển hoá muối khoáng: giữ K, Ca, photphat… Sự sản xuất somatotropin được kiểm soát điều chỉnh bởi yếu tố có bản chất protein M = 1.800 – 2.200 có tên là: SRF (Somatotropin releasing factor) hay GHRF (Growth hormone releasing factor) hayyGH.tố điều chỉnh tiết hormon: IF (Inhibitory Ký hiệu: Các ếu factor): là yếu tố kìm hãm. RF (Releasing factor): là yếu t ố điều chỉnh, chúng đều có cấu tạo peptit.
  7. b) Corticotropin (ACTH): Là Hormon tuyến tiền yên có bản chất protit gồm 39 axit amin (cấu tạo ACTH được Lee tìm ra năm 1961) M = 4550 là hormon kích thích tuyến vỏ thượng thận, tổng hợp và bài tiết Corticosteroit. ACTH có tác dụng tương tự corticosteroit vỏ thượng thận ví dụ như: - Tăng đào thải Nitơ, Kali, photphat - Giữ Na, Clo, nước - Tăng đường huyết
  8. - Tăng lượng axit béo trong máu - Kích thích tổng hợp Corticosteroit từ colesterol, qua việc ACTH làm tăng lượng AMP – vòng. Sự điều hoà bài tiết ACTH có tác động qua lại với corticosteroit vỏ thượng thận. Khi corticosteroit trong máu thấp thì sẽ tăng cường bài tiết ACTH tuyến yên để kích thích vỏ thượng thận hoạt động. Ngược lại nếu hàm lượng Corticosteroit trong máu tăng cao thì sự bài tiết ACTH sẽ giảm bớt đi. Sự bài tiết ACTH được kiểm soát bởi yếu tố CRF (corticotropin releasing factor).
  9. c) Gonadotropin A (FSH): hay Prolan A. Về cấu tạo FSH là một glucoprotein dạng monomer M = 17.000 hay dạng dimer, tetramer M = 34.000 và 68.000 có tác dụng kích thích lên tuyến sinh dục nam nữ. Ở nữ giới và động vật cái: kích thích nang bào phát triển và sản xuất Estrogen. Ở nam giới và động vật đực kích thích tinh hoàn phát triển và sản xuất tinh trùng. Sự bài tiết ra FSH cũng được điều hoà kiểm soát bởi yếu tố FRH (FSH releasing factor); các hormon sinh d ục cũng làm chậm sự bài tiết FSH (cơ chế kiểm soát ngược Feed-back control).
  10. d) Gonadotropin B (LH, ICSH, Prolan B): Cấu tạo hoá học là một glucoprotein, M giao động tùy theo loài. Ví dụ ở cừu M = 40.000, ở bò 100.000 có tác d ụng kích thích lên tuyến sinh dục nam nữ. Ở nữ và động vật cái kích thích rụng trứng và sản xuất progesteron. Ở nam và động vật đực kích thích tinh hoàn sản xuất testosteron.
  11. Trong thời kỳ có mang gonadotropin trong nước tiểu tăng lên, đó là cơ sở để chẩn đoán có thai. Ở người hormon này có tên viết tắt là HCG (Human chorionic gonadotropin). Điều hoà bài tiết LH nhờ yếu tố LRF. LH- releasing factor, gây giải phóng LH. Còn hormon sinh dục estrogen và progesteron có tác d ụng kìm hãm bài tiết LH (cơ chế kiểm soát ngược). http://hiemmuon.vn/forum/images/quickstick/noidungqt2.jpg&imgrefurl=
  12. e) Prolactin (LTH) (hay PRL): Là một protein M = 24.000 – 25.000 tác dụng kích thích t ạo sữa và sản xuất progesteron. Điều hoà bài tiết LTH bằng yếu tố ức chế PIF (prolactin – inhibiting – factor). http://arbl.cvmbs.colostate.edu/hbooks/pathphys/endocrine/index.html Taêng prolactin m ôû ngöôøi phuï nöõ bao goàm söï m kinh aùu aát vaø chöùng chaûy quaù nhieàu. Ngöôøi ñaøn oâng vôùi taêng prolactin m bieåu hieän giaûm aùu thieåu sinh duïc; taêng kích thöôùc vuù nhöng raát hieám khi saûn xuaát söõa.
  13. g) Tireostimulin (TSH – tirotropin): Là hormon kích thích sự phát triển và ho ạt động của tuyến giáp, tăng khả năng gắn iot của tuyến này. Về cấu tạo là một gluco- protein, M khoảng 30.000. Điều hoà bài tiết TSH trực tiếp là hormon tuyến giáp – Tyroxin (làm giảm bài tiết TSH); hay qua một yếu tố điều hoà trung gian là TRF (thyro – tropin – releasing factor).
  14. 8.2.1.2. Hormon (MSH) của thùy giữa tuyến yên: Thùy giữa tuyến yên sản xuất ra một hormon có tên là MELANOTROPIN hoặc INTECMEDIN. Tác dụng của hormon này làm tăng tích tụ sắc tố Melanin ở da – hormon này có ký hiệu viết tắt MSH (melanostimulin).
  15. 8.2.1.3. Hormon thùy sau tuyến yên: * Vasopretxin (pitretxin): có tác dụng tăng huyết áp, và tác dụng chính là làm lợi cho đường niệu (ADH) do tác dụng lên thận, lên quá trình tái hấp thu nước, giúp đường niệu hoạt động tốt, điều hoà. Nếu thiếu hormon này sẽ gây ra các bệnh về đường niệu. Vasopretxin http://www.netterimages.com/images/vtn/000/000/013/13887
  16. * Oxytoxin: tác dụng chính là co bóp tử cung – được dùng trị bệnh trong sản khoa. Về cấu tạo 2 hormon này là peptit có 9 axit amin, chỉ khác nhau ở axit amin thứ 3 và 8. Cấu trúc 2 hormon này đ ều đã được xác định (1953 do Du-Vigneaud). http://arbl.cvmbs.colostate.edu/hbooks/pathphys/endocrine/index.html
  17. 8.2.2. Hormon tuyến giáp trạng (Thyroid): THYROXIN (Tiroxin), có tác dụng nội tiết rất mạnh và lưu thông trong máu, đây là hormon chủ yếu của tuyến giáp, 0,21g/100g tuyến giáp. Năm 1927 Harington đã xác đ ịnh c ấu tạo của Thyroxin. Đó là dẫn xuất của Thironin có 4 nguyên tử iot ở vị trí 3, 5, 3’, 5’. Công thức nguyên C 14H10O4NI4, M = 776,88 http://www.giaoducsuckhoe.net/Images/Illustration/External/MotSoPhuongPha pDieuTriUngThuTuyenGiap.JPG
  18. Nếu có 3 nguyên tử iot ở vị trí 3’, 3, 5 ta có Tri-iodo-Thyronin (TIT-T3), công thức nguyên C14H11O4NI3, M = 650,98. Nếu có 2 nguyên tử iot ở vị trí 3,3 ta có Diiodo-thyronin (DIT-T2). TIT-T3 và DIT-T2 cũng có hoạt tính nội tiết như Thyroxin. Trong máu lượng Thyroxin lớn gấp 3 lượng TIT-T3 nhưng hoạt tính nội tiết của TIT-T3 nhanh và mạnh hơn Thyroxin.
  19. • Tác dụng của hormon tuyến giáp: -Tăng cường oxy hoá ở các mô ở động vật và người thiểu năng tuyến giáp – thiếu thyroxin. Các mô tiêu thụ ít oxy, mạch chậm, trẻ em chậm lớn, giảm tinh nhanh, giảm thể lực, béo phệ… Còn ở cơ thể ưu năng tuyến giáp thì hiện tượng trên sẽ ngược lại. - Thiếu iot, thường gây bướu cổ - hiện tượng này hay xảy ra ở vùng núi cao. Có thể chữa bằng muối pha iot hay bột tuyến giáp. - Ở một số động vật, hormon tuyến giáp có tác dụng rõ rệt trong quá trình phát triển của chúng. Ví dụ: Sự biến thái của nòng nọc ở loài ếch nhái. - Ở các động vật có xương sống thiếu hormon tuyến giáp sẽ không phát triển bình thường, chậm lớn, chậm phát triển. - Thyroxin cũng có tính chất hỗ trợ cho tác dụng của somatotropin (STH) là một hormon tuyến yên.
  20. 8.2.3. Hormon tuyến cận giáp: Tuyến cận giáp gồm 4 tuyến nhỏ sát cạnh tuyến giáp, sản xuất hormon có bản chất polypeptit, có trọng lượng phân tử khá lớn M = 700.000 có tên là Parathormon.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2