intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đại học: Tự chủ, trung học phổ thông: 3 ban

Chia sẻ: Bi Bo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:0

79
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Phân ban phải đồng bộ với thi cử Phương án thứ nhất, phân ban kể từ lớp 10 với 2 ban: Khoa học Tự nhiên và Khoa học Xã hội. Trong đó, bổ sung thêm môn ngoại ngữ thành môn học nâng cao của chương trình khoa học xã hội. Như thế, Ban Khoa học Tự nhiên sẽ có 4 môn nâng cao là toán, vật lý, sinh học, hóa học; Ban Khoa học Xã hội có 4 môn nâng cao: văn, lịch sử, địa lý, ngoại ngữ. Độ chênh lệch giữa các môn bình thường và môn nâng cao...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đại học: Tự chủ, trung học phổ thông: 3 ban

  1. Đại học: Tự chủ, trung học phổ thông: 3 ban Phân ban phải đồng bộ với thi cử Phương án thứ nhất, phân ban kể từ lớp 10 với 2 ban: Khoa học Tự nhiên và Khoa học Xã hội. Trong đó, bổ sung thêm môn ngoại ngữ thành môn học nâng cao của chương trình khoa học xã hội. Như thế, Ban Khoa học Tự nhiên sẽ có 4 môn nâng cao là toán, vật lý, sinh học, hóa học; Ban Khoa học Xã hội có 4 môn nâng cao: văn, lịch sử, địa lý, ngoại ngữ. Độ chênh lệch giữa các môn bình thường và môn nâng cao là 20%. Phương án thứ hai, sẽ chia thành 3 ban gồm Ban Khoa học Tự nhiên, Ban Khoa học Xã hội và Ban Cơ sở (dạy và học theo chương trình chuẩn đối với tất cả các môn, ngoài ra có thể sử dụng sách giáo khoa (SGK) nâng cao cho một số môn do nhà trường quyết định). Tương ứng với phương án phân ban, Bộ GD-ĐT cũng lên phương án từ năm 2009, bộ chỉ tổ chức một kỳ thi để xét tốt nghiệp THPTvà xét tuyển ĐH, CĐ. Kỳ thi này gồm 5 môn, với 2 môn chung là văn và toán, hai môn thuộc chương trình phân ban và môn thứ năm được quyết định hằng năm. Đề thi của 4 môn đầu tiên gồm 2 phần: phần cơ bản theo chương trình chuẩn và phần nâng cao theo chương trình nâng cao của từng ban, đề thi môn thứ 5 theo chương trình chuẩn.
  2. Kết thúc buổi sáng, sau khi nghe các ủy viên Hội đồng Quốc gia Giáo dục thảo luận, Thủ tướng Phan Văn Khải, Chủ tịch Hội đồng Quốc gia Giáo dục đã kết luận, sẽ lựa chọn theo phương án 2 với 3 ban vì phương án này linh hoạt, mềm dẻo. Tuy nhiên, Thủ tướng cũng nhấn mạnh, việc phân ban phải tuân theo chương trình chuẩn và gắn kết chặt chẽ, đồng bộ với công tác thi cử. Bộ GD-ĐT cần nghiên cứu kỹ chương trình này và có kế hoạch cụ thể để triển khai thực hiện. Xóa bỏ cơ chế bộ chủ quản trong giáo dục ĐH Buổi chiều, hội nghị đã nghe báo cáo và tiếp tục thảo luận về một số nội dung đổi mới giáo dục ĐH giai đoạn 2006-2020, trong đó chú trọng đến 2 vấn đề: xóa bỏ cơ chế bộ chủ quản và thành lập trường ĐH đẳng cấp quốc tế ở Việt Nam. Theo trình bày của Bộ GD-ĐT, trong quá trình phát triển, mô hình các trường ĐH chuyên ngành sẽ dần thu hẹp và cần được thay thế bởi những ĐH đa ngành với quyền tự chủ cao, trách nhiệm xã hội lớn như hầu hết các quốc gia khác. Chính vì thế, vai trò của bộ chủ quản càng trở nên không cần thiết (hiện nay có trên 15 bộ, ngành và 6 tỉnh, TP trực tiếp quản lý 75 trường ĐH công lập, chưa kể các trường quân đội, công an), thậm chí có thể cản trở cho sự phát triển của các trường và cả hệ thống giáo dục ĐH nước ta. Bản thân các trường cũng có tâm lý ỷ lại, trông chờ vào các nguồn lực của bộ chủ quản. Bộ GD-ĐT đề nghị xóa bỏ cơ chế bộ chủ quản, trao quyền tự chủ và trách nhiệm cao nhất cho các trường ĐH để các trường có được không gian và môi trường cho sự phát triển giáo dục ĐH trên cơ sở giao cho các trường tự chủ về tổ chức, nhân sự, tài chính, đào tạo. Theo đề cương của Bộ GD-ĐT, trong trường hợp này, trách nhiệm của Chính phủ, các bộ, ngành là xây dựng
  3. chiến lược, phương hướng, chủ trương cho phát triển giáo dục ĐH; bảo đảm các điều kiện về tài chính để phát triển ngành ĐH: ban hành chế độ chính sách; kiểm định chất lượng đào tạo. Các trường ĐH được tự chủ xây dựng mục tiêu, chiến lược, phương hướng hoạt động và phát triển nhà trường; xây dựng quy chế hoạt động của nhà trường: quyết định về chủ trương sử dụng tài chính, tài sản của nhà trường... Theo nhận định của Thứ trưởng Bộ GD- ĐT Bành Tiến Long, bỏ cơ chế bộ chủ quản là tư duy mới về quản lý Nhà nước đối với giáo dục ĐH. Tuy nhiên, một số quyền và lợi ích cục bộ sẽ mất đi, do vậy sẽ vấp phải sự phản ứng của những người ủng hộ cơ chế cũ. Tuy nhiên, Bộ GD-ĐT quyết tâm bắt đầu từ năm 2007 sẽ triển khai thực hiện sự đổi mới này. Sau khi nghe các thành viên trong hội đồng thảo luận, Thủ tướng Phan Văn Khải nhất trí với yêu cầu giao quyền tự chủ cho các trường ĐH, tuy nhiên song song với sự tự chủ này, công tác quản lý Nhà nước của các bộ, ngành cần chặt chẽ hơn. Thủ tướng cũng yêu cầu cần nghiên cứu kỹ hơn quyền tự chủ của các trường tới mức nào, về mối quan hệ quốc tế với các trường ĐH, về việc bảo đảm nâng cao chất lượng đào tạo...
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2