4
người. “Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn.
Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức,
không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân. Vì muốn
giải phóng cho dân tộc, giải phóng cho loài người là một công việc to tát, mà tự
mình không có đạo đức, không có căn bản, tự mình đã hủ hoá, xấu xa thì còn làm
nổi việc gì? ( trích Hồ Chí Minh (1983), về đạo đức, NXB Chính trị quốc gia Hà
Nội). Bác đã từng dạy: "Đạo đức là cái gốc rất quan trọng", “Nếu thiếu đạo đức,
con người sẽ không phải là con người bình thường và cuộc sống xã hội sẽ không
phải là cuộc sống xã hội bình thường, ổn định”, “Người có đức mà không có tài thì
làm việc gì cũng khó, người có tài mà không có đức là người vô dụng”. Quan niệm
lấy đức làm gốc của Hồ Chí Minh không có nghĩa là tuyệt đối hoá mặt đức, coi nhẹ
mặt tài mà đạo đức và tài năng là hai nội dung không thể thiếu được trong bồi
dưỡng giáo dục, trong đó đạo đức là yếu tố gốc.
Đảng, Nhà nước, Ngành giáo dục luôn chú trọng việc giáo dục toàn diện
đức, trí, thể, mỹ cho học sinh ở tất cả các cấp học và đặc biệt coi trọng giáo dục đạo
đức cho thế hệ tương lai của đất nước. Đảng ta đã chủ trương:W“Tăng cường giáo
dục công dân, giáo dục tư tưởng, đạo đức, lòng yêu nước, chủ nghĩa Mác – Lê Nin,
đưa việc giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh vào nhà trường phù hợp với từng lứa tuổi
và bậc học”
Theo từ điển tiếng Việt, đạo đức có hai nghĩa: Đạo đức là những tiêu chuẩn,
những nguyên tắc được xã hội thừa nhận, quy định hành vi, quan hệ của con người
với nhau và đối với xã hội (nghĩa rộng). Đạo đức là phẩm chất tốt đẹp của con
người do tu dưỡng theo những tiêu chuẩn đạo đức mà có (nghĩa hẹp)
Giáo dục đạo đức là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch đến một cá
nhân nhằm giúp cho nhân cách mỗi cá nhân đó được phát triển đúng đắn, giúp họ
có những hành vi ứng xử đúng mực trong các mối quan hệ của cá nhân với xã hội,
của cá nhân với lao động, của cá nhân với mọi người xung quanh và của cá nhân
với chính mình.
Giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ là làm cho nhân cách của họ phát triển đúng
về mặt đạo đức, tạo cơ sở để họ ứng xử đúng đắn trong các mối quan hệ của cá
nhân với bản thân, với người khác (gia đình, bạn bè, thầy cô giáo…) với xã hội, với
Tổ Quốc, với môi trường tự nhiên, với cộng đồng quốc tế.W
Giáo dục đạo đức, lối sống là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch,
có tổ chức của nhà giáo dục và yếu tố tự giáo dục của người học để trang bị cho
học sinh những tri thức, ý thức đạo đức, niềm tin, tình cảm đạo đức và quan trọng