Thông tin khoa học công nghệ<br />
<br />
ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN HOẢ LỰC CHO XE TĂNG<br />
Nguyễn Hồng Sơn*, Nguyễn Hữu Thắng, Chu Đức Chình,<br />
Vũ Đức Tuấn, Đào Nhật Quang<br />
Tóm tắt: Bài báo trình bày kết quả của việc nghiên cứu, thiết kế, chế tạo giá hiệu<br />
chỉnh và đồng bộ hệ thống điều khiển hoả lực theo cấu hình do Hungary cải tiến<br />
trên xe tăng T54B, bao gồm các hệ mô phỏng truyền động nòng pháo, tháp pháo và<br />
khối đánh giá chất lượng hệ thống. Đề xuất giải pháp kiểm tra đánh giá chất lượng<br />
và hiệu chỉnh hệ thống điều khiển hoả lực cho xe tăng trong phòng thí nghiệm trước<br />
khi đưa vào lắp đặt trên xe tăng. Qua đó, có thể giảm thời gian, chi phí vận hành<br />
trên xe tăng thật khi hiệu chỉnh và đồng bộ hệ thống, nâng cao chất lượng và hiệu<br />
quả công việc.<br />
Từ khoá: Giá hiệu chỉnh, hệ thống ổn định, mô phỏng truyền động, đánh giá chất lượng.<br />
<br />
1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Hiện nay, quân đội các nước có xu hướng đẩy mạnh hiện đại hóa vũ khí, trang bị kỹ<br />
thuật nhằm tăng cường sức chiến đấu. Trong xu thế chung đó, việc hiện đại hóa đối với xe<br />
tăng được thực hiện trên nhiều góc độ như tăng tính cơ động, khả năng tự bảo vệ, tăng sức<br />
mạnh cho hệ thống hỏa lực và nâng cao hiệu quả chiến đấu thông qua hệ thống điều khiển<br />
hỏa lực có khả năng tác chiến cả ban ngày cũng như ban đêm. Một trong các hệ thống điều<br />
khiển hỏa lực đảm bảo tác chiến ngày đêm đã được đưa vào sử dụng trên xe tăng T54B là<br />
hệ thống do Hungary cải tiến.<br />
Viện Khoa học và Công nghệ quân sự cũng đã đầu tư nghiên cứu về hệ thống điều<br />
khiển hỏa lực cho xe tăng T54B, T55. Viện Tự động hoá KTQS đã triển khai một số đề<br />
tài, nhiệm vụ cải tiến, sửa chữa, khôi phục hoạt động và nâng cấp một số khối trong hệ<br />
thống điều khiển hoả lực như khối điều khiển của trưởng xe, khối khuếch đại điều khiển<br />
thay thế cho khối khuếch đại điện tử trong hệ thống ổn định, khối kính ngắm ngày đêm<br />
tích hợp đo xa laser [15] ...<br />
Các khối trong hệ thống điều khiển hoả lực sau khi được sửa chữa, bảo dưỡng hoặc chế<br />
tạo mới đều cần được tích hợp lên xe tăng để thử nghiệm đồng bộ và hiệu chỉnh hệ thống.<br />
Đây là một nhiệm vụ rất phức tạp, việc tích hợp hệ thống để thử nghiệm gặp rất nhiều khó<br />
khăn do xe tăng là phương tiện chiến đấu đặc biệt, được quản lý chặt chẽ khi sử dụng cũng<br />
như khi bảo quản. Khi thử nghiệm phải đưa xe ra bãi tập và có sự phối hợp của cán bộ,<br />
chiến sĩ của lực lượng tăng thiết giáp. Vì vậy, việc thử nghiệm thường kéo dài, tốn nhiều<br />
thời gian, công sức và cả nhiên liệu đảm bảo.<br />
Chính vì vậy, việc xây dựng một quá trình thử bán tự nhiên các thiết bị của hệ thống<br />
điều khiển hỏa lực là hết sức cần thiết. Trong bài báo này, chúng tôi trình bày về việc sử<br />
dụng giá hiệu chỉnh và đồng bộ hệ thống điều khiển hoả lực theo cấu hình do Hungary cải<br />
tiến trên xe tăng T54B để mô phỏng hệ thống truyền động của nòng pháo, tháp pháo với<br />
các thông số động học, động lực học tương tự như của xe tăng nhằm kiểm tra hiệu chỉnh<br />
và đồng bộ các khối của hệ thống điều khiển hoả lực xe tăng trước khi đưa vào lắp đặt.<br />
2. PHÂN TÍCH, THIẾT KẾ HỆ THỐNG<br />
2.1. Yêu cầu kỹ thuật của hệ thống<br />
Giá hiệu chỉnh và đồng bộ hệ thống điều khiển hoả lực được xây dựng với mục tiêu<br />
kiểm tra được các tính năng kỹ thuật cơ bản của hệ thống điều khiển hỏa lực cho xe tăng<br />
trước khi đưa vào lắp đặt trên xe tăng. Chính vì vậy nó phải đáp ứng các yêu cầu sau:<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 51, 10 - 2017 171<br />
Kỹ thuật điều khiển & Điện tử<br />
<br />
- Bao gồm đầy đủ hệ thống ổn định trên xe tăng, đảm bảo được khả năng điều khiển và<br />
ổn định của 2 hệ truyền động tầm và hướng của xe tăng.<br />
- Đảm bảo khả năng lắp đặt được các thiết bị trong hệ thống điều khiển hỏa lực, đồng<br />
thời kết nối với hệ thống ổn định của xe tăng thành một khối thống nhất.<br />
- Đảm bảo khả năng cho người vận hành thực hiện một số thao tác, trong đó có thao tác<br />
ngắm bắn cho xe tăng trên cơ sở hệ thống điều khiển hỏa lực được tích hợp vào.<br />
- Cung cấp được tham số góc quay của hệ mô phỏng truyền động tầm, hướng cùng với<br />
hệ thống tạo giả tham số mục tiêu để làm cơ sở kiểm tra các tham số của hệ điều khiển hỏa<br />
lực.<br />
2.2. Cấu trúc hệ thống giá hiệu chỉnh và đồng bộ<br />
Từ yêu cầu kỹ thuật trên, xây dựng cấu hình giá hiệu chỉnh và đồng bộ hệ thống hoả<br />
lực gồm các bộ phận chính như trên hình 1:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 1. Sơ đồ cấu trúc hệ thống.<br />
- Khung giá thử: Gồm khung, bệ, hệ thống mô phỏng truyền động tháp pháo, nòng<br />
pháo, khối đo góc. Các thiết bị của hệ thống ổn định và hệ thống điều khiển hoả lực được<br />
tích hợp lên khung giá thử, đảm bảo hoạt động như trên xe tăng.<br />
- Khối mô phỏng mục tiêu: Hệ thống tạo hình ảnh mục tiêu lên màn chiếu để thử<br />
nghiệm, chương trình phần mềm tính toán quỹ đạo mục tiêu.<br />
- Khối đánh giá chất lượng hệ thống: Kết nối với khối đo góc trên khung giá thử và<br />
khối điều khiển hoả lực, phục vụ cho việc thử nghiệm và đánh giá kết quả.<br />
3. THIẾT KẾ, CHẾ TẠO KHUNG GIÁ THỬ<br />
Trên cơ sở khảo sát thực tế tháp pháo xe tăng T54, xây dựng mô hình hệ thống khung<br />
giá thử và thiết kế kết cấu cơ khí với các kích thước tương đương, đủ không gian để lắp<br />
đặt các khối thiết bị của hệ thống ổn định và hệ thống điều khiển hoả lực cũng như người<br />
làm việc.<br />
3.1. Cấu tạo khung giá thử<br />
Cấu trúc hệ thống khung giá thử gồm các bộ phận chính sau (hình 2):<br />
1. Bệ tĩnh: Phần cố định của khung giá thử, có tác dụng đỡ toàn bộ các kết cấu cơ khí<br />
của giá thử và là nơi gá đặt lên nền xưởng hoặc mặt rung của giá lắc.<br />
<br />
<br />
172 N. H. Sơn, …, Đ. N. Quang, “Đánh giá hệ thống điều khiển hỏa lực cho xe tăng.”<br />
Thông tin khoa học công nghệ<br />
<br />
2. Mâm quay hướng: Phần sàn quay trong mặt phẳng nằm ngang của giá thử, là nơi<br />
dùng để gá lắp khối truyền động tầm và các thiết bị khác. Trên trục quay của mâm quay<br />
hướng có lắp sensor dùng đo góc quay về hướng phục vụ cho việc đánh giá hệ thống.<br />
Động cơ hướng, hộp giảm tốc (hộp số) được lắp trực tiếp trên mâm quay, đầu ra của hộp<br />
số lắp bánh răng ăn khớp với vành răng lớn để truyền chuyển động quay từ động cơ đến<br />
mâm quay hướng.<br />
3. Giá gắn hệ thống mô phỏng nòng pháo: Dùng để lắp đặt cụm mô phỏng nòng pháo<br />
(bệ nòng + nòng pháo mô phỏng) thông qua trục quay tầm. Nòng pháo mô phỏng được<br />
thiết kế ngắn gọn để phù hợp với không gian làm việc trong phòng thí nghiệm. Trên trục<br />
nòng pháo mô phỏng có lắp sensor dùng đo góc quay về tầm phục vụ cho việc đánh giá hệ<br />
thống.<br />
4. Các thiết bị của hệ thống ổn định và hệ thống điều khiển hoả lực được lắp đặt trên<br />
giá thử ở các vị trí tương tự như trên tháp pháo xe tăng hoặc các vị trí thích hợp để đảm<br />
bảo việc nối ghép giữa các khối và hoạt động của toàn bộ hệ thống. Hệ thống ổn định và<br />
hệ thống điều khiển hoả lực được liên kết với nhau qua khối nối ghép lắp trên cần điều<br />
khiển pháo thủ.<br />
5. Khung, nắp che, ghế ngồi...: Các bộ phận phụ để tạo khung giá, gá lắp các bộ phận<br />
và dùng cho người điều khiển khi thử nghiệm hệ thống.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 2. Mô hình khung giá thử.<br />
Khung giá thử được thiết kế theo các kích thước tương tự như khối tháp pháo và nòng<br />
pháo trên xe tăng T54. Thiết kế cơ khí cần đảm bảo độ chính xác, chắc chắn, đảm bảo dễ<br />
dàng lắp đặt các thiết bị, có đủ không gian cho người thử nghiệm ngồi làm việc. Các khối<br />
mô phỏng tháp pháo, nòng pháo hoạt động êm, chính xác.<br />
Để đảm bảo phục vụ cho việc thử nghiệm các thiết bị của hệ thống ổn định cũng như hệ<br />
thống điều khiển hoả lực cho xe tăng trong phòng thí nghiệm, cần nghiên cứu, thiết kế và<br />
chế tạo khung giá thử với các hệ mô phỏng truyền động tháp pháo, nòng pháo có các đặc<br />
tính động học, động lực học tương đương với tháp pháo, nòng pháo trên xe tăng thật. Đây<br />
là một vấn đề rất phức tạp vì nếu chế tạo theo đúng kích thước và khối lượng thực tế thì hệ<br />
thống sẽ rất cồng kềnh, khó khả thi.<br />
Chính vì vậy, đề tài đã đề xuất giải pháp thiết kế, chế tạo các hệ mô phỏng truyền động<br />
tháp pháo, nòng pháo với kích thước được thu gọn nhưng vẫn đảm bảo các thông số vận<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 51, 10 - 2017 173<br />
Kỹ thuật điều khiển & Điện tử<br />
<br />
tốc, góc quay... Tuy nhiên, khối lượng của hệ thống mô phỏng nhỏ hơn so với thực tế rất<br />
nhiều, không đáp ứng được các thông số về mặt động lực học để hiệu chỉnh hệ thống. Vì<br />
vậy, cần tính toán momen quán tính của tháp pháo và nòng pháo thực tế, từ đó làm cơ sở<br />
để bù thêm phần tải trọng momen quán tính còn thiếu của các hệ thống mô phỏng, làm cho<br />
tải trọng của hệ thống mô phỏng gần sát với thực tế, đủ để đánh giá, thử nghiệm các hệ<br />
thống ổn định và điều khiển của xe tăng.<br />
3.2. Thiết kế hệ mô phỏng truyền động nòng pháo<br />
Nòng pháo mô phỏng được thiết kế gồm một hệ thống cơ khí, có các bộ phận chính<br />
như trong sơ đồ trên hình 3. Sử dụng hệ thống thuỷ lực (bơm thuỷ lực + xy lanh thực hiện)<br />
của xe tăng để dẫn động cho chuyển động quay tầm.<br />
1<br />
4<br />
3<br />
2<br />
<br />
<br />
<br />
5<br />
Hình 3. Sơ đồ động hệ truyền động theo góc tầm xe tăng T54<br />
1. Khung đỡ tầm (Ụ pháo); 2. Thân pháo; 3. Nòng pháo<br />
4. Xi lanh thực hiện ; 5. Cụm ổ và trục tai máng pháo<br />
<br />
Trong đó, khoảng cách giữa các điểm treo xi lanh thực hiện trên khung đỡ tầm và thân<br />
pháo so với trục tai máng được thiết kế đúng với kích thước thực tế trên xe tăng để đảm<br />
bảo góc quay của nòng pháo trong mặt phẳng tầm đúng với thực tế.<br />
Theo tài liệu kỹ thuật của tăng T54 [6], [7]:<br />
Khối lượng của nòng pháo và đối trọng: 1900kg;<br />
Chiều dài của nòng pháo và phần đối trọng: 5,6m;<br />
Chiều dài của nòng pháo tính đến trục tai máng: 4,46m;<br />
Nòng pháo có cấu tạo rất phức tạp về vật liệu, kết cấu của nòng và bệ khoá nòng, việc<br />
tính toán momen quán tính rất phức tạp. Vì vậy, để đơn giản, đưa về bài toán tính gần<br />
đúng, coi như vật thể đồng chất phân bố đều. Trên cơ sở momen của nòng pháo cân bằng<br />
tại trục tai máng, tính được khối lượng phần nòng và phần bệ nòng pháo. Momen quán<br />
tính của khối nòng pháo tại trục tai máng của nòng pháo được tính bằng tổng momen quán<br />
tính của nòng pháo và momen quán tính của phần đối trọng so với trục tai máng đối với<br />
trục đi qua trục tai máng pháo.<br />
Áp dụng các công thức tính momen quán tính cho vật rắn đối với một trục quay bất kỳ,<br />
có thể tính được momen quán tính của nòng pháo thật đối với trục tai máng pháo, làm cơ<br />
sở để tính tải trọng tương đương (bánh đà) cho phần chênh lệch giữa momen quán tính của<br />
nòng pháo thực tế với nòng pháo mô phỏng.<br />
Để tạo mô hình tải tương đương cho nòng pháo, sử dụng một hộp số (lắp ngược) và<br />
một bánh đà, nhằm tăng momen quán tính cho nòng pháo trên giá thử.<br />
3.3. Thiết kế hệ mô phỏng truyền động tháp pháo<br />
Theo tài liệu kỹ thuật của tăng T54 [6], [7]:<br />
- Đường kính vành lăn tháp pháo: 1,8 m<br />
<br />
<br />
174 N. H. Sơn, …, Đ. N. Quang, “Đánh giá hệ thống điều khiển hỏa lực cho xe tăng.”<br />
Thông tin khoa học công nghệ<br />
<br />
- Góc quay tháp pháo: n × 360o<br />
- Tốc độ quay tháp pháo: 0,07 ÷ 15 o/s<br />
- Tốc độ động cơ dẫn động: 5000 v/p<br />
- Khối lượng (kể cả nòng pháo): khoảng 4,5 ÷ 5 tấn.<br />
Hệ truyền động hướng: Là cơ cấu dùng để quay tháp pháo sử dụng động cơ/tay quay,<br />
dẫn động bằng cơ cấu giảm tốc bánh răng hành tinh và các cặp bánh răng để truyền<br />
chuyển động quay đến vành răng trên tháp pháo.<br />
Tháp pháo mô phỏng được thiết kế đơn giản hơn, gồm một sàn công tác (bệ động) quay<br />
xung quanh trục quay cố định như trong sơ đồ trên hình 4. Hệ thống truyền động nhiều cặp<br />
bánh răng được thay thế bằng một cặp bánh răng và một hộp giảm tốc hành tinh có tỷ số<br />
truyền lớn, đảm bảo tốc độ góc quay hướng tương đương với tốc độ quay của tháp pháo xe<br />
tăng khi sử dụng động cơ điện của hệ thống điều khiển tháp pháo tăng.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 4. Sơ đồ động hệ mô phỏng truyền động hướng.<br />
Nguyên lý hoạt động: Chuyển động từ động cơ thông qua hộp giảm tốc làm quay bánh<br />
răng Z1. Bánh răng Z1 lăn không trượt trên cụm ổ lăn vành răng (Z2) tạo ra chuyển động<br />
quay hướng.<br />
Tỷ số truyền của hộp giảm tốc và số răng Z1, Z2 được lựa chọn và tính toán phù hợp<br />
cho hệ mô phỏng để đạt được các yêu cầu động học của hệ thống.<br />
Thực tế, cấu tạo của tháp pháo xe tăng rất phức tạp, phân bố khối lượng không đều<br />
nhưng vẫn đảm bảo sự cân bằng đủ để tháp pháo chuyển động dễ dàng. Việc tính toán<br />
momen quán tính cho tháp pháo là rất khó đạt được độ chính xác tuyệt đối. Có thể đơn<br />
giản tháp pháo tăng thành mô hình chỏm cầu có chiều dày, vật liệu đồng chất phân bố đều<br />
theo khối lượng của tháp pháo để tính momen quán tính. Sử dụng các công thức tính toán<br />
momen vật rắn xung quanh trục quay qua tâm của nó và momen quán tính của cụm nòng<br />
pháo tính được ở trên đưa về trục quay qua tâm tháp pháo, tính được tổng momen quán<br />
tính cho cả cụm tháp pháo, nòng pháo.<br />
Để tạo ra tải trọng tương đương cho tháp pháo, sử dụng bánh đà lắp giữa động cơ với<br />
hộp giảm tốc. Như vậy, với momen quán tính nhỏ của bánh đà, qua tỉ số truyền của hệ<br />
thống mô phỏng truyền động hướng sẽ được tăng lên i2 lần (trong hệ thống này, i 1100<br />
lần), tạo ra momen quán tính đủ lớn tương tự như momen quán tính thực tế của tháp pháo.<br />
Từ đó, có thể tính toán được momen quán tính của bánh đà cần thiết để bù cho momen<br />
quán tính do chênh lệch khối lượng giữa tháp pháo thực tế và giá mô phỏng gây ra.<br />
Khung giá thử với hệ thống mô phỏng truyền động tháp pháo, nòng pháo được chế tạo<br />
với một số thông số kỹ thuật như sau:<br />
- Góc quay nòng pháo: -5 ÷ 18o<br />
- Tốc độ quay nòng pháo: 0,07 ÷ 4,5o/s<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 51, 10 - 2017 175<br />
Kỹ thuật điều khiển & Điện tử<br />
<br />
- Góc quay tháp pháo: n × 360o<br />
- Tốc độ quay tháp pháo: 0,07 ÷ 15o/s<br />
- Tỷ số truyền hệ truyền động hướng: 1125<br />
4. ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN HOẢ LỰC<br />
Chất lượng của hệ thống ổn định và điều khiển hoả lực xe tăng thường được đánh giá<br />
qua việc đo đạc một số chỉ tiêu như độ cứng hệ thống ổn định tầm, độ hãm của hệ thống<br />
ổn định tầm khi hãm pháo ở gia tốc lớn nhất, độ hãm của hệ thống ổn định hướng... Các<br />
chỉ tiêu này được xác định bằng cách đo khoảng dịch chuyển đầu nòng, số lần dao động<br />
khi có lực tác động lên nòng pháo. Việc này thường tiến hành bằng cách kẹp bút chì vào<br />
đầu nòng pháo, tác động một lực có giá trị nhất định lên đầu nòng pháo rồi thả cho pháo<br />
dao động. Bút chì vẽ lên giấy kẻ ly dao động của nòng pháo, từ đó xác định được biên độ<br />
cũng như số lần dao động làm cơ sở tính toán các chỉ tiêu cần đo [4], [6], [8]. Do khuôn<br />
khổ bài báo, chúng tôi trình bày phương pháp đo một vài thông số khi kiểm tra chất lượng<br />
của hệ thống ổn định trên xe tăng.<br />
4.1. Phương pháp đo một số thông số trên xe tăng<br />
4.1.1. Đo độ cứng hệ thống ổn định tầm<br />
Đo độ cứng ổn định tầm trên xe tăng được thực hiện theo quy trình sau [4], [8]:<br />
- Đóng mạch ổn định tầm và cho ổn định làm việc trong 10 phút.<br />
- Cố định tai có kẹp bút chì ở miệng nòng pháo.<br />
- Đặt ở miệng nòng pháo một bảng có dán giấy kẻ ly.<br />
- Dùng lực kế hoặc trọng vật tác dụng một lực P = 12kG vào đầu nòng pháo (nhanh và<br />
liên tục để đầu nòng pháo không dao động) và ở thời điểm khi pháo dừng lại thì dùng bút<br />
chì ghi vạch dấu thứ nhất trên bảng.<br />
- Ngắt lực tác dụng và ghi vạch dấu thứ hai tương ứng với vị trí cố định của pháo sau<br />
khi bỏ trọng vật.<br />
- Tính độ cứng theo công thức:<br />
P.l P.l 2 12.4,46 2 240<br />
C kGm / lygiác (1)<br />
A A A<br />
Trong đó: α = A/l – Góc lệch của pháo so với vị trí ổn định.<br />
P = 12kG – Lực đặt vào miệng nòng pháo.<br />
l = 4,46m – Khoảng cách từ miệng nòng pháo đến trục tai máng pháo.<br />
A – Khoảng cách giữa hai vạch dấu (tính bằng mm).<br />
C – Độ cứng đo được (tiêu chuẩn C > 25kGm/ly giác).<br />
Theo phương pháp đo trên, độ cứng C tỷ lệ nghịch với khoảng cách A. Với giá trị tiêu<br />
chuẩn của C, khoảng cách A đo được sẽ là:<br />
240 240<br />
A 9,6( mm) (2)<br />
C 25<br />
A 9,6<br />
Khi đó, góc lệch 2,15(lygiác) (3)<br />
l 25<br />
Như vậy, với các hệ thống ổn định đạt chất lượng, giá trị A đo được thường nhỏ hơn<br />
9,6mm, tương ứng với góc nhỏ hơn 2,15 ly giác.<br />
4.1.2. Đo độ hãm của hệ thống ổn định hướng<br />
<br />
<br />
176 N. H. Sơn, …, Đ. N. Quang, “Đánh giá hệ thống điều khiển hỏa lực cho xe tăng.”<br />
Thông tin khoa học công nghệ<br />
<br />
Độ hãm của hệ ổn định hướng khi hãm pháo ở gia tốc lớn nhất bằng hộp điều khiển<br />
được đo trực tiếp trên xe tăng bằng cách [4], [8]: Quay hết cỡ hộp điều khiển sang phải<br />
hoặc trái, khi tháp pháo đã quay với tốc độ quy định lớn nhất thì đưa nhanh hộp điều khiển<br />
về vị trí trung gian. Khi đó, tháp pháo phải dừng lại với:<br />
- Tần số dao động: ≤ 5 lần.<br />
- Trị số trượt hay trị số biên độ dao động lớn nhất: ≤ 100 ly giác.<br />
Như vậy, khi đo độ hãm của hệ ổn định hướng, phải dựa vào đồng hồ phương vị trên<br />
tháp pháo để xác định độ lệch lớn nhất bằng cách nhìn bằng mắt để ghi nhớ điểm lệch lớn<br />
nhất so với vị trí cân bằng khi tháp pháo đã ổn định và đếm số lần dao động. Việc này cần<br />
sự tập trung quan sát cao khi đo đạc.<br />
4.2. Phương pháp đánh giá sử dụng giá hiệu chỉnh và đồng bộ<br />
Đối với giá hiệu chỉnh và đồng bộ hệ thống điều khiển hoả lực của đề tài, có thể xây<br />
dựng giải pháp đánh giá các chỉ tiêu của hệ thống ổn định và điều khiển hoả lực của xe<br />
tăng trong phòng thí nghiệm. Các thiết bị trên được gá lắp lên giá thử, kết nối với khối<br />
đánh giá chất lượng hệ thống. Phần mềm của khối đánh giá chất lượng đọc góc quay của<br />
khối mô phỏng truyền động nòng pháo, tháp pháo và vẽ đồ thị dao động lên màn hình,<br />
hiển thị giá trị biên độ lớn nhất, nhỏ nhất và có thể đếm số dao động trên đồ thị để đưa vào<br />
các công thức tính toán tương ứng.<br />
Trong trường hợp đo độ cứng ổn định tầm như trên, nếu thực hiện trên giá thử, quy<br />
trình đo cũng tương tự, chỉ khác là thay vì đo khoảng cách giữa 2 vạch dấu A, có thể đo<br />
trực tiếp góc lệch α của pháo so với vị trí ổn định thông qua bộ đo góc tầm. Khi đó chỉ cần<br />
xác định lực tác dụng lên miệng nòng pháo mô phỏng để tạo ra momen tương đương với<br />
momen khi đo trên nòng pháo thật.<br />
P.l 12.4,46<br />
P1 31,5kG (4)<br />
l1 1,7<br />
Trong đó: l1 = 1,7m – Chiều dài nòng pháo mô phỏng tính từ miệng nòng đến trục tai<br />
máng.<br />
Khi đó công thức tính độ cứng hệ thống ổn định tầm là:<br />
P.l 31,5.1,7<br />
C kGm / lygiác (5)<br />
<br />
Với độ cứng tiêu chuẩn C = 25kGm/ly giác, khi đó giá trị góc sẽ là:<br />
P.l 31,5.1,7<br />
2,14lygiác (6)<br />
C 25<br />
So sánh (6) với (3), có thể thấy ở hai phương pháp, khi độ cứng hệ thống đạt giá trị tiêu<br />
chuẩn thì góc lệch của nòng pháo so với vị trí ổn định là xấp xỉ bằng nhau. Như vậy, kết<br />
quả đo của hai phương pháp là tương đương, nhưng trên giá thử, ta không cần đo khoảng<br />
cách A (khoảng 4mm do nòng pháo mô phỏng ngắn hơn thực tế) mà có thể đo trực tiếp<br />
góc nhờ khối đo góc và biểu diễn đồ thị trên khối đánh giá chất lượng.<br />
Trường hợp đo độ hãm hệ thống ổn định hướng, quy trình đo vẫn thực hiện như khi đo<br />
trên xe tăng. Tuy nhiên, dựa vào đồ thị biểu diễn góc quay hướng trên khối đánh giá chất<br />
lượng, có thể xác định được độ lệch lớn nhất và số lần dao động khi ngừng điều khiển<br />
quay hướng. Như trên hình 5, có thể thấy độ lệch lớn nhất của góc quay hướng không quá<br />
50 ly giác và số dao động chỉ là 2 lần là đạt độ ổn định. Từ đó, đưa ra kết luận về chất<br />
lượng của chỉ tiêu cần đo là đạt hay không đạt.<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 51, 10 - 2017 177<br />
Kỹ thuật điều khiển & Điện tử<br />
<br />
Với sự hỗ trợ của phần mềm đánh giá hệ thống, cán bộ kiểm tra không phải tập trung<br />
vào việc quan sát trên đồng hồ phương vị để theo dõi độ trượt của tháp pháo so với vị trí<br />
ổn định và đếm số lần dao động. Các kết quả đo đạc được lưu trên màn hình dưới dạng đồ<br />
thị và giá trị số, rất hữu ích cho việc phân tích đánh giá, đồng thời có thể cho kết quả đánh<br />
giá chất lượng đối với từng chỉ tiêu kỹ thuật cần đo.<br />
Như vậy, với giá hiệu chỉnh và đồng bộ hệ thống điều khiển hoả lực, có thể xây dựng<br />
các bài kiểm tra tương tự như trên xe tăng để đánh giá chất lượng từng chỉ tiêu của hệ<br />
thống ổn định, qua đó đánh giá chất lượng toàn hệ thống. Các bài kiểm tra đánh giá đó<br />
cũng được dùng để hiệu chỉnh các thông số đầu vào của hệ thống để đảm bảo kết quả đạt<br />
yêu cầu của từng chỉ tiêu. Như vậy, sau khi hiệu chỉnh và đồng bộ trên giá thử, có thể đưa<br />
thiết bị ra lắp đặt trên xe tăng và hiệu chỉnh lần cuối cùng cho phù hợp với từng xe cụ thể.<br />
Việc sử dụng giá hiệu chỉnh sẽ tiết kiệm nhiều thời gian, công sức và chi phí vận hành khi<br />
hiệu chỉnh và đồng bộ hệ thống ổn định tháp pháo, nòng pháo cho xe tăng.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 5. Kết quả đo độ hãm hệ thống ổn định hướng.<br />
Ngoài ra, giá hiệu chỉnh này còn có thể dùng cho việc thử nghiệm hệ thống điều khiển<br />
hoả lực trong quá trình sửa chữa, cải tiến nâng cấp hoặc nghiên cứu phát triển.<br />
5. KẾT LUẬN<br />
Với việc triển khai đề tài “Nghiên cứu, thiết kế và chế tạo giá hiệu chỉnh và đồng bộ hệ<br />
thống điều khiển hoả lực theo cấu hình do Hungary cải tiến trên xe tăng T54B”, các tác giả<br />
đã thành công trong việc chế tạo khung giá mô phỏng hệ thống truyền động tháp pháo,<br />
nòng pháo xe tăng cùng với khối đánh giá chất lượng hệ thống. Các thiết bị này đều đáp<br />
ứng các chỉ tiêu kỹ thuật theo đăng ký, đủ tiêu chuẩn phục vụ cho việc thử nghiệm, hiệu<br />
chỉnh các thiết bị của hệ thống ổn định và hệ thống điều khiển hoả lực xe tăng T54 theo<br />
cấu hình của Hungary cải tiến. Với hệ thống trên, có thể xây dựng các bài kiểm tra hệ<br />
thống dựa trên các kết quả đo đạc các thông số có được trong quá trình thử nghiệm, hiệu<br />
chỉnh. Sản phẩm của đề tài được đưa vào sử dụng trong phòng thí nghiệm Tự động hoá<br />
của Viện Tự động hoá KTQS, phục vụ cho công tác nghiên cứu, thiết kế, chế tạo hoặc cải<br />
tiến các khối thiết bị của hệ thống ổn định và điều khiển hoả lực trên xe tăng T54, góp<br />
<br />
<br />
178 N. H. Sơn, …, Đ. N. Quang, “Đánh giá hệ thống điều khiển hỏa lực cho xe tăng.”<br />
Thông tin khoa học công nghệ<br />
<br />
phần vào việc hiện đại hoá quân đội, tăng hiệu quả và nâng cao sức chiến đấu của lực<br />
lượng Tăng – Thiết giáp cũng như của toàn quân.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. Nguyễn Vũ, Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu thiết kế chế tạo<br />
các khối chính trong hệ thống điều khiển hoả lực cho xe tăng T54B và đưa vào thử<br />
nghiệm thực tế”, 2015.<br />
[2]. Nguyễn Vũ, Nguyễn Quang Hùng, “Tích hợp hệ thống tự động điều khiển hoả lực<br />
cho xe tăng”, Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Đặc san TĐH, (04/2014), tr.<br />
201-208.<br />
[3]. Nguyễn Trung Kiên, Báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện đề tài “Nghiên cứu, thiết kế,<br />
chế tạo khối điều khiển hoả lực pháo trên xe tăng cho trưởng xe theo cấu hình của<br />
Hungary”, 2015.<br />
[4]. Chu Đức Chình, Báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện nhiệm vụ “Nghiên cứu, thiết kế<br />
chế tạo khối khuếch đại điện tử trong hệ thống ổn định pháo xe tăng T54B, T55<br />
(CTP-II)”, 2015.<br />
[5]. Chu Đức Chình, “Thiết kế chế tạo khối điều khiển số thay thế cho khối khuếch đại<br />
điện tử trong hệ thống ổn định pháo CTP-II trên xe tăng T54B, T55”, Tạp chí Nghiên<br />
cứu KH&CN quân sự, Đặc san TĐH, (04/2014), tr. 55-62.<br />
[6]. Ban Nghiên cứu kỹ thuật, “Cấu tạo và sử dụng xe tăng T54A, T54B - Tập1”, Bộ Tư<br />
lệnh Tăng Thiết giáp, 1977.<br />
[7]. Ban Nghiên cứu kỹ thuật, “Cấu tạo và sử dụng xe tăng T54A, T54B - Tập2”, Bộ Tư<br />
lệnh Tăng Thiết giáp, 1977.<br />
[8]. Cục Kỹ thuật, “Hướng dẫn cấu tạo và sử dụng xe tăng T55”, Binh chủng Tăng Thiết<br />
giáp, 2004.<br />
ABSTRACT<br />
A SOLUTION TO EVALUATE THE FIRE CONTROL SYSTEM FOR TANKS<br />
In this article, the results of the researching, designing and manufacturing of the<br />
adjustment rack and synchronization of the Hungarian modified fire control system<br />
on T54B tanks, including propellant propulsion systems, turret and block system<br />
quality assessment are presented. Solutions to the inspection, quality assessment<br />
and correction of fire control systems for tanks in the laboratory prior to<br />
commissioning on tanks are also proposed . This can reduce the time and costs of<br />
operating on the actual tank when calibrating and synchronizing the system,<br />
improving the quality and efficiency of the work.<br />
Keywords: Adjustment rack, System stability, Transmission simulation, Quality evaluation.<br />
<br />
Nhận bài ngày 08 tháng 06 năm 2017<br />
Hoàn thiện ngày 26 tháng 06 năm 2017<br />
Chấp nhận đăng ngày 25 tháng 10 năm 2017<br />
<br />
Địa chỉ: Viện Tự động hóa Kỹ thuật quân sự/Viện Khoa học và Công nghệ quân sự.<br />
*<br />
Email: sonnh72@gmail.com.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 51, 10 - 2017 179<br />