Nghiên cứu Y học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 6 * 2013<br />
<br />
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BẢO TỒN <br />
KHÔNG MỔ VỠ GAN CHẤN THƯƠNG <br />
Ngô Quang Duy*, Nguyễn Văn Hải** <br />
<br />
TÓM TẮT <br />
Mục tiêu: Mô tả kết quả điều trị bảo tồn không mổ (ĐTBTKM) vỡ gan do chấn thương (VGCT) tại bệnh <br />
viện Nhân Dân Gia Định. <br />
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu mô tả cắt ngang không nhóm chứng. Tất cả <br />
các trường hợp VGCT được chọn để ĐTBTKM từ 01/2008 đến hết 12/2012 tại bệnh viện Nhân Dân Gia Định. <br />
Kết quả: Có tất cả 116 t.h VGCT được chọn để điều trị ĐTBTKM, bao gồm 80 bệnh nhân nam và 36 bệnh <br />
nhân nữ. Tuổi trung bình là 31,17 ±15,64 (lớn nhất 82 tuổi, nhỏ nhất 16 tuổi). Tỷ lệ thành công ĐTBTKM là <br />
90,5%. Thất bại phải chuyển qua phẫu thuật hay làm tắc mạch ở 9,5% t.h. Ở 67 t.h có chụp CT bụng, mức độ <br />
VGCT theo AAST là: 7,46% độ I, 35,82% độ II, 44,77% độ III, 10,44% độ IV và 1,51% độ V. Biến chứng của <br />
ĐTBTKM gặp ở 20 t.h(17,24%), gồm sốt (12,06%), tụ dịch dưới gan (0,85%), rò mật (3,04%) và tràn dịch <br />
màng phổi 1 t.h (0,85%). Thời gian nằm viện trung bình là 6,35 ngày, trong đó có 77t.h (66,38%) không phải <br />
nằm điều trị ở khoa hồi sức. <br />
Kết luận: Với bệnh nhân VGCT có tình trạng huyết động ổn định, không có các tổn thương kèm trong ổ <br />
bụng cần can thiệp ngoại khoa, mức độ tổn thương gan nhẹ thì ĐTBTKM có tỷ lệ thành công cao, là điều trị an <br />
toàn, tỷ lệ biến chứng thấp. <br />
Từ khóa: Điều trị bảo tồn không mổ. Vỡ gan chấn thương. <br />
<br />
ABSTRACT <br />
RESULTS OF NON‐OPERATIVE MANAGEMENT FOR BLUNT LIVER TRAUMA <br />
Ngo Quang Duy, Nguyen Van Hai * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ No 6 ‐ 2013: 166 ‐ 171 <br />
Objective: To describe the results of non‐operative management (NOM) for blunt live trauma at Gia <br />
Đinh’s people hospital. <br />
Methods: Retrospective cross‐sectional study without control group. All patients (pts) with blunt liver <br />
trauma hospitalizedfrom 01/2008 to 12/2012 at Gia Dinh’speople hospital who were selected initially for NOM. <br />
Results: There were 116 pts, including 80 males and 36 females with the mean age was 31.17 ±15.64 years <br />
(range 16‐82 years). Successful rate of NOM was 90.5%. Emergency surgery or TAE was necessary in 9.5% of <br />
pts to controll bleeding. About severity of liver trauma in 67 pts with abdominal CT, there were 7.46% of pts <br />
with grade I, 35.82% of pts with grade II, 44.77% of pts with grade III, 10.44% of pts with grade IV and 1.51% <br />
of pts with grade V. Complications occurred in 20 pts (17.24%), including 14 fever (12.06%), 1 subhepatic fluid <br />
collection (0.85%), 4 bile leakage (3.04%) and 1 pleural effusion (0.85%). The mean hospital stay was 6.35 days. <br />
Staying in surgical ICU was not necessary in 77 pts (66.38%). <br />
Conclusion: In patients who have blunt liver trauma with stable hemodynamic status, no associated <br />
abdominal injuries requiring surgical intervention, mild to moderated hepatic damage; successful rate of NOM is <br />
high. NOM is safe with low complication rate. <br />
Keywords: Non‐operative manegment, Blunt liver trauma <br />
* Khoa Ngoại Tiêu Hóa- Bệnh viện Nhân Dân Gia Định - ** Đại học Y dược TP<br />
Tác giả liên lạc: BS.CKI. Ngô Quang Duy ĐT 0905995070 Email : quangduy1602yk@yahoo.com<br />
<br />
166<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ BV. Nhân Dân Gia Định năm 2013 <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 6 * 2013 <br />
ĐẶT VẤN ĐỀ <br />
Vỡ gan do chấn thương (VGCT) là một cấp <br />
cứu thường gặp trong chấn thương bụng, đòi <br />
hỏi phải chẩn đoán đúng và xử trí thích hợp. Với <br />
tiến bộ về chẩn đoán hình ảnh, đặc biệt là <br />
MSCT, chẩn đoán VGCT hiện nay không khó, <br />
thậm chí có thể chẩn đoán được từng mức độ vỡ <br />
gan. Cũng vì vậy, điều trị VGCT đã có thay đổi <br />
lớn trong hơn 2 thập kỷ qua. Từ chỉ định mổ <br />
hàng loạt trước đây đã chuyển qua điều trị bảo <br />
tồn là chính và chỉ mổ trong những trường hợp <br />
vỡ gan nặng hay có tổn thương phối hợp. <br />
Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy khoảng <br />
71%‐ 94% bệnh nhân VGCT có thể được điều trị <br />
bảo tồn không mổ (ĐTBTKM) với tỷ lệ thành <br />
công 85%‐ 94%. Tại bệnh viện Nhân Dân Gia <br />
Định, điều trị bảo tồn không mổ VGCT đã được <br />
áp dụng từ đầu những năm 2000 và ngày càng <br />
trở thành một cách điều trị đầu tay cho những <br />
VGCT mà huyết động còn ổn định. Tiếp theo <br />
công trình nghiên cứu trước đây của bệnh viện <br />
chúng tôi về điều trị VGCT nói chung, nghiên <br />
cứu này được thực hiện nhằm:(1) xác định tỷ lệ <br />
thành công của điều trị bảo tồn không mổ <br />
VGCT(2). Xác định tỷ lệ phân độ vỡ gan ở các <br />
trường hợp điều trị bảo tồn không mổ và(3) xác <br />
định tỷ lệ các biến chứng của điều trị bảo tồn <br />
không mổ VGCT. <br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU <br />
Đối tượng <br />
Tất cả những bệnh nhân VGCT nhập bệnh <br />
viện Nhân Dân Gia Định từ 01/2008 đến hết <br />
12/2012 được chỉ định ĐTBTKM ngay từ đầu. <br />
Những bệnh nhân được chỉ định mổ ngay từ <br />
đầu được loại trừ khỏi nghiên cứu này. <br />
<br />
Phương pháp <br />
Nghiên cứu được thiết kế theo kiểu hồi cứu <br />
mô tả cắt ngang, không nhóm chứng. <br />
Xác định mức độ tổn thương gan dựa trên <br />
CT theo phân loại của Hiệp hội Phẫu thuật Chấn <br />
thương Hoa Kỳ (American Association for the <br />
Surgery of Trauma‐ AAST) (Bảng 1). Các biến <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
số thu thập chính là: tuổi, giới, nguyên nhân chấn <br />
thương, tình trạng huyết động, mức độ tổn <br />
thương gan, các tổn thương kèm theo, tỷ lệ <br />
thành công, biến chứng. <br />
Bảng 1.Phân độ vỡ gan theo AAST <br />
Độ Tổn Thương<br />
I<br />
Tụ máu<br />
Tổn thương<br />
nhu mô<br />
II<br />
<br />
III<br />
<br />
IV<br />
V<br />
<br />
VI<br />
<br />
Mô tả<br />
Dưới bao: < 10% diện tích bề mặt.<br />
Sâu < 1cm<br />
<br />
Tụ máu<br />
<br />
Dưới bao: 10-50% diện tích bề mặt.<br />
Trong nhu mô: kích thước < 10cm.<br />
<br />
Tổn thương<br />
nhu mô<br />
<br />
Sâu: 1-3 cm, dài: < 10cm.<br />
<br />
Tụ máu<br />
<br />
Dưới bao: > 50% diện tích bề mặt.<br />
Trong nhu mô: kích thước > 10cm.<br />
Vỡ khối tụ máu.<br />
<br />
Tổn thương<br />
nhu mô<br />
<br />
Sâu: > 3 cm.<br />
<br />
Vỡ 25-75% thuỳ.<br />
Vỡ 1-3 phân thuỳ trong một thuỳ gan.<br />
Vỡ > 75% thuỳ.<br />
Tổn thương<br />
nhu mô<br />
Vỡ > 3 phân thuỳ trong một thuỳ gan.<br />
Tổn thương mạch máu chính của gan<br />
Mạch máu (tĩnh mạch trên gan) hay lân cận gan<br />
(tĩnh mạch chủ dưới)<br />
Mạch máu<br />
Đứt lìa cuống gan<br />
Tổn thương<br />
nhu mô<br />
<br />
KẾT QUẢ <br />
Trong thời gian 5 năm, chúng tôi có 148 t.h <br />
VGCT, trong đó có 116 t.h(78,38%) được chọn để <br />
ĐTBTKM ngay từ đầu. Tỷ lệ thành công của <br />
ĐTBTKM là 105/116 t.h (90,5%). Chỉ có 11t.h <br />
(9,5%) phải chuyển mổ hay làm tắc mạch <br />
(Transarterial embolism ‐TAE). <br />
Bảng 2: Đặc điểm dịch tể học, lâm sàng và xét <br />
nghiệm <br />
Tỷ lệ nam/nữ<br />
Độ tuổi trung bình<br />
Nguyên nhân chấn thương<br />
TNLT<br />
TNLĐ<br />
TNSH<br />
Tình trạng huyết động ổn<br />
khi nhập viện<br />
Bụng mềm<br />
Hct > 30%<br />
Nồng độ Hb<br />
<br />
N<br />
80/36<br />
32,17± 15,64<br />
<br />
Tỷ lệ (%)<br />
<br />
81<br />
18<br />
17<br />
106<br />
<br />
69,83<br />
15.51<br />
14,66<br />
91,38%<br />
<br />
106<br />
103<br />
123,54 ± 27,67<br />
mg/dL<br />
<br />
91,38%<br />
88,79%<br />
<br />
Đặc điểm dịch tễ học, lâm sàng và xét <br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ BV. Nhân Dân Gia Định năm 2013 <br />
<br />
167<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 6 * 2013<br />
<br />
Nghiên cứu Y học <br />
nghiệm liên quan đến 116 bệnh nhân VGCT <br />
được ĐTBTKM như trên bảng 2. <br />
<br />
máu tiếp diễn ở vỡ gan độ III và IV. Bảy t.h phải <br />
mổ và 4 t.h được làm tắc mạch. <br />
<br />
Có 80t.h là nam và 36t.h là nữ. Tỉ lệ nam/nữ <br />
là 2,2: 1. Bệnh nhân nhỏ tuổi nhất là 16 tuổi, lớn <br />
nhất là 82 tuổi, tuổi trung bình 31,17± 15,64 tuổi. <br />
<br />
Có 20t.h (19,3%) bị biến chứng khi <br />
ĐTBTKM, chủ yếu sốt 14t.h(70%). Số còn lại (6 <br />
t.h – 30%) là tụ dịch dưới gan, rò mật và tràn <br />
dịch màng phổi (TDMP). Không có tử vong <br />
trong lô nghiên cứu. <br />
<br />
Về nguyên nhân chấn thương, tai nạn lưu <br />
thông chiếm 81 t.h (69,83%)%, tiếp theo là tai <br />
nạn lao động 18 t.h(18,51%) và tai nạn sinh hoạt <br />
17t.h (14,66%). <br />
Có 106/116 t.h (91,38%) nhập viện với tình <br />
trạng huyết động ổn và chỉ 10/116 t.h (8,62%) <br />
nhập viện với huyết động không ổn lúc đầu, số <br />
này sau khi được hồi sức tại cấp cứu thì huyết <br />
động cải thiện nên vẫn được chọn ĐTBTKM. <br />
Đa số trường hợp VGCT được chọn <br />
ĐTBTKM đều có tình trạng bụng mềm (chiếm lệ <br />
98,28%) và Hct > 30% (chiếm 88,79%). <br />
Về chẩn đoán hình ảnh, SA ghi nhận có tổn <br />
thương gan ở 83,62% t.h và có dịch bụng ở <br />
62,07% t.h; trong khi đó CT bụng phát hiện có <br />
tổn thương gan ở 98,52% t.h và có dịch bụng ở <br />
70,15% t.h. <br />
Phân độ tổn thương gan theo AAST ở bệnh <br />
nhân được ĐTBTKM dựa 67t.h có CT bụng ghi <br />
nhận 88,05% VGCT mức độ nhẹ (độ I, II, III), <br />
trong khi có 10,44% VGCT độ IVvà 1,51% <br />
VGCT độ V. Không có VGCT độ VI(bảng 3). <br />
Bảng 3: Phân độ vỡ gan nhóm ĐTBTKM <br />
Độ I<br />
Độ II<br />
Độ III<br />
Độ IV<br />
Độ V<br />
Độ VI<br />
<br />
N<br />
5<br />
24<br />
30<br />
7<br />
1<br />
0<br />
<br />
Tỷ lệ ( %)<br />
7,46<br />
35,82<br />
44,77<br />
10,44<br />
1,51<br />
0<br />
<br />
Có 64/116t.h (55,17%) VGCT đơn thuần, <br />
52t.h (44,83%) chấn thương gan có kèm chấn <br />
thương phối hợp ở 1 hay nhiều cơ quan khác. <br />
Thời gian nằm viện trung bình của <br />
ĐTBTKM là 6,35± 3,13 ngày, trong đó có 77t.h <br />
(66,38%) không cần theo dõi ở hồi sức. Ở 39t.h <br />
cần theo dõi tại hồi sức thì có 22/39 t.h (56,4%) <br />
nằm tại hồi sức dưới 3 ngày (Bảng 4). <br />
<br />
Bảng 4: Kết quả điều trị <br />
Chấn thương gan đơn thuần<br />
Chấn thương gan phối hợp<br />
*Thời gian nằm viện<br />
+ Không nằm ở hồi sức<br />
+ Nằm ở hồi sức<br />
7 ngày<br />
*Thời gian nằm viện trung<br />
bình (ngày)<br />
Biến chứng<br />
+ Sốt, nhiễm khuẩn huyết<br />
+ Tụ dịch dưới gan,<br />
+ Dò mật<br />
+TDMP<br />
<br />
N<br />
64<br />
52<br />
77<br />
<br />
Tỷ lệ(%)<br />
55,17<br />
44,83<br />
66,38<br />
<br />
39<br />
22<br />
16<br />
1<br />
6,35±3,13<br />
<br />
33,62<br />
18,97<br />
13,79<br />
0,86<br />
<br />
20<br />
14<br />
1<br />
4<br />
1<br />
<br />
17,24<br />
12,07<br />
0,8<br />
3,4<br />
0,8<br />
<br />
BÀN LUẬN <br />
ĐTBTKM vỡ gan do chấn thương đã có <br />
nhiều thay đổi trong những thập niên gần <br />
đây.Do có nhiều phương tiện tốt hơn để chẩn <br />
đoán, theo dõi và hồi sức nên tỷ lệ ĐTBTKM vỡ <br />
gan ngày càng tăng. Các tiêu chuẩn sau chọn <br />
bệnh ban đầu để ĐTBTKM cho VGCT thường <br />
là: huyết động ổn định hay nhanh chóng ổn <br />
định khi vào viện, khám bụng không có dấu <br />
kích thích phúc mạc, trên siêu âm hoặc CT bụng <br />
tổn thương gan đơn giản, dịch ổ bụng lượng ít <br />
hay vừa và không có dấu hiệu thoát mạch. <br />
Trong nghiên cứu 5 năm của chúng tôi (từ <br />
01/2008 ‐12/2012), có 148 bệnh nhân nhập viện vì <br />
chấn thương gan, trong đó 116 t.h thỏa tiêu <br />
chuẩn chọn cho ĐTBTKM, chiếm tỷ lệ 78,38%. <br />
Kết quả này gần bằng số liệu VGCT được <br />
ĐTBTKM trong nghiên cứu của tác giả Martin <br />
Coore là 82%(10), J.David Richardson là 80%(15 và <br />
cao hơn số liệu trong nghiên cứu trước đây của <br />
Nguyễn Văn Hải và Đỗ Hoài Kỷ là 53,7%(13). <br />
<br />
Nguyên nhân thất bại của 11t.h đều là chảy <br />
<br />
168<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ BV. Nhân Dân Gia Định năm 2013 <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 6 * 2013 <br />
Với những bệnh nhân VGCT được lựa chọn <br />
để ĐTBTKM từ đầu, chúng tôi có tỷ lệ thành <br />
công tương đối cao (105/116 t.h – 90,5%). <br />
Trong nghiên cứu của chúng tôi nguyên <br />
nhân VGCT do tai nạn lưu thông chiếm 69,83%, <br />
tai nạn lao động và tai nạn sinh hoạt gần bằng <br />
nhau lần lượt 15,51% và 14,66%. Tuổi bị VGCT <br />
thường là tuổi trẻ. Nghiên cứu của chúng tôi ghi <br />
nhận tuổi trung bình là 32,17 tuổi, tỷ lệ nam/nữ <br />
là 2,2: 1. Độ tuổi trung bình bị VGCT trong <br />
nhiều nghiên cứu cũng dao động từ 20 đến 30 <br />
tuổi; bệnh nhân nam vẫn chiếm ưu thế (2,5,19,3). <br />
Hầu hết các nghiên cứu đều nhấn mạnh tiêu <br />
chuẩn huyết động của bệnh nhân ổn định lúc <br />
nhập viện là quan trọng nhất trong số các tiêu <br />
chuẩn để chọn lựa ĐTBTKM cho VGCT(16,17,18). <br />
Chúng tôi cũng có 106/116 t.h (91,38%) có huyết <br />
động ổn lúc nhập viện. Các dấu hiệu lâm sàng ở <br />
bệnh nhân chấn thương gan được chọn <br />
ĐTBTKM chủ yếu là trầy xướt dưới sườn phải <br />
(DSP), đau khu trú DSP và bụng còn mềm với tỉ <br />
lệ lần lượt là 43,97%; 87,93% và 98,28%. <br />
Việc chẩn đoán chấn thương gan vào thời <br />
điểm tiếp cận bệnh nhân khi vào viện của chúng <br />
tôi có nhiều thuận lợi vì có sẵn SA, CT scan <br />
bụng. Tác giả Carmen Garcia Bernardo cho rằng <br />
SA và CT có độ nhạy và độ đặc hiệu cao trong <br />
chẩn đoán VGCT(4). Nghiên cứu của chúng tôi <br />
ghi nhận SA giúp chẩn đoán được VGCT ở 83,62 <br />
% t.h và CT giúp chẩn đoán được ở 98,53% t.h. <br />
Tuy nhiên, theo tác giả Hossam Hamdy, CT <br />
bụng không nhất thiết phải chỉ định cho tất cả <br />
các trường hợp VGCT mà chỉ nên dành cho các <br />
trường hợp cần thiết để đánh giá giúp cho can <br />
thiệp bằng phẫu thuật(9). Chúng tôi cũng không <br />
sử dụng CT bụng một cách thường qui. Trong <br />
nghiên cứu của chúng tôi, siêu âm vẫn là khảo <br />
sát ban đầu. Ưu điểm của siêu âm là có độ nhậy <br />
và độ đặc hiệu tương đối cao(80‐95%), ít xâm <br />
lấn, dễ làm, thực hiện nhanh chóng và có thể <br />
làm lại nhiều lần trong quá trình theo dõi <br />
ĐTBTKM(5). <br />
Trong nghiên cứu của chúng tôi có 11t.h <br />
(9,5%) được ghi nhận ĐTBTKM thất bại phải <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
chuyển qua phẫu thuật hoặc làm thuyên tắc <br />
mạch. Thời gian theo dõi chuyển mổ ghi nhận từ <br />
24 giờ đến 48 giờ. Trong 11t.h, có 6 t.h phải mổ <br />
mở khâu cầm máu do biểu biện chảy máu tiếp <br />
diễn và viêm phúc mạc, 4t.h được thuyên tắc <br />
mạch và 1 t.h mổ vì nghi ngờ tụ dịch mật trong <br />
ổ bụng. Tất cả các t.h mổ sau khi theo dõi đều ổn <br />
định và được xuất viện. Không có trường hợp <br />
nào tử vong. Tỷ lệ thất bại của ĐTBTKM vỡ gan <br />
theo các nghiên cứu thay đổi từ 11 đến 15%(5,19,6). <br />
Riêng tác giả Ajai k.Malhotra có tỷ lệ thất bại <br />
7,5% trong 560t.h được ĐTBTKM(1). <br />
Về mức độ tổn thương gan, nhiều tác giả <br />
khác chọn ĐTBTKM chủ yếu cho VGCT độ I, II <br />
và III(20,12). Một số tác giả chọn cả VGCT độ IV và <br />
V cho ĐTBTKM miễn là huyết động còn ổn <br />
định(3). Trong nghiên cứu của chúng tôi có 7 t.h <br />
vỡ gan độ IV và 1t.h vỡ gan độ V. Theo chúng <br />
tôi, VGCT độ IV hay V mà thỏa các tiêu chuẩn <br />
chọn lựa, nhất là huyết động ổn định, và không <br />
có dấu hiệu thoát mạch trên CT thì vẫn có thể <br />
ĐTBTKM bước đầu, nhưng phải theo dõi sát và <br />
sẵn sàng cho tình huống thất bại phải chuyển <br />
qua phẫu thuật. Với những t.h có dấu hiệu đang <br />
thoát mạch (thì động mạch) trên CT mà huyết <br />
động bệnh nhân còn cho phép, nếu có trang bị, <br />
có thể thực hiện làm tắc mạch để cầm máu, <br />
tránh đi một cuộc mổ(7). Chúng tôi đã có 4 t.h <br />
được làm tắc mạch thành công. <br />
Trong nghiên cứu của chúng tôi, có 20t.h <br />
(19,3%) có biến chứng liên quan đến ĐTBTKM, <br />
chủ yếu là sốt có lẽ do nhiễm khuẩn hay hoại tử <br />
tế bào gan phần gan bị chấn thương. Chỉ có 1 <br />
trường hợp tụ dịch máu dưới gan, 4t.h có rò mật <br />
và 1 t.h có tràn dịch màng phổi. Chúng tôi đã <br />
điều trị bằng kháng sinh trong các trường hợp <br />
nhiễm khuẩn, chọc hút ổ tụ dịch, hay làm nội soi <br />
mật tuy ngược dòng (ERCP) để giải áp đường <br />
mật…Tất cả các trường hợp sau khi điều trị các <br />
biến chứng đều ổn định, không có tử vong. <br />
Trong chọn lựa bệnh nhân VGCT để <br />
ĐTBTKM, nếu chúng ta bỏ sót các thương tổn <br />
của các cơ quan khác trong ổ bụng như là dập <br />
vỡ ruột non, dập vỡ tụy hay các cơ quan khác <br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ BV. Nhân Dân Gia Định năm 2013 <br />
<br />
169<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 6 * 2013<br />
<br />
Nghiên cứu Y học <br />
thì sẽ làm tăng tỷ lệ thất bại cũng như biến <br />
chứng và tử vong. Nhờ có CT bụng, chúng tôi <br />
không có t.h nào có tổn thương kèm ở cơ quan <br />
khác bị bỏ sót. Tỷ lệ bỏ sót chẩn đoán này theo <br />
y văn là 0,5‐12%(11). <br />
Việc theo dõi ĐTBTKM bằng CT bụng vẫn <br />
còn tranh luận. Nhiều nghiên cứu đã đề xuất <br />
chụp lại CT bụng 7 – 10 ngày sau chấn thương <br />
để đánh giá lại. Một số tác giả khuyên chụp lại <br />
CT bụng có chọn lọc dựa vào mức độ vỡ gan <br />
hay dựa vào diễn tiến của bệnh. Nhiều tác giả <br />
cho rằng, đối với bệnh nhân có VGCT mức độ <br />
nhẹ, diễn tiến lâm sàng tốt thì không cần chụp <br />
lại CT bụng mà chỉ cần theo dõi bằng siêu âm. <br />
Trong nghiên cứu của chúng tôi, hầu hết các <br />
bệnh nhân chỉ được theo dõi bằng siêu âm bụng <br />
để kiểm tra dịch ổ bụng và tình trạng của cơ <br />
quan tổn thương. Chúng tôi cũng đồng ý rằng, <br />
việc theo dõi bệnh nhân ĐBTKM vỡ gan do chấn <br />
thương bằng CT bụng nên dành cho bệnh nhân <br />
VGCT độ IV, V. Còn lại, chỉ cần theo dõi lâm <br />
sàng, xét nghiệm phối hợp với siêu âm bụng là <br />
đủ. <br />
Chọn lựa ĐTBTKM cho VGCT, nhất là <br />
VGCT độ IV, V thường đồng nghĩa với thời <br />
gian nằm viện kéo dài vì phải theo dõi đến khi <br />
ổn, vì phải xử trí các biến chứng có thể có(7). <br />
Trong nghiên cứu của chúng tôi, thời gian nằm <br />
viện trung bình 6,35± 3,13 ngày, bệnh nhân có <br />
thời gian nằm viện lâu nhất là 29 ngày, và <br />
ngắn nhất là 1 ngày. Nghiên cứu của chúng tôi <br />
có thời gian nằm viện trung bình thấp hơn một <br />
số tác giả khác, như nghiên cứu của tác giả <br />
Hayan A. Bismar là 9‐12 ngày, nghiên cứu của <br />
George C.Velmahos là 13 ngày Gustav <br />
Norrman là 14 ngày(4,8,14). <br />
Vì phần lớn bệnh nhân của chúng tôi là <br />
VGCT độ III trở lại nên có đến 77t.h (66,38%) <br />
không phải nắm điều trị ở khoa hồi sức. Ở 39t.h <br />
còn lại thì có 22t.h phải nằm điều trị ở hồi sức <br />
dưới 3 ngày. Có 1 t.h phải nằm hồi sức trên 7 <br />
ngày vì bệnh nhân ĐTBTKM thất bại, sau đó <br />
được chỉ định làm tắc mạch, đến ngày thứ 5 tình <br />
trạng chảy máu vẫn tiếp diễn, có dấu hiệu kích <br />
<br />
170<br />
<br />
thích phúc mạc nên được chuyển mổ khâu gan <br />
cầm máu. <br />
<br />
KẾT LUẬN <br />
Với bệnh nhân VGCT có tình trạng huyết <br />
động ổn định, không có các tổn thương kèm <br />
trong ổ bụng cần can thiệp phẫu thuật, mức độ <br />
tổn thương gan nhẹ (độ III trở lại) thì <br />
ĐTBTKM có tỷ lệ thành công cao, là điều trị an <br />
toàn, tỷ lệ biến chứng thấp. Tuy nhiên, việc <br />
thực hiện ĐTBTKM vỡ gan do chấn thương <br />
cần được thực hiện ở các trung tâm có khoa <br />
hồi sức và đội ngũ phẫu thuật viên có kinh <br />
nghiệm để can thiệp kịp thời các trường hợp <br />
ĐTBTKM thất bại. Trong theo dõi ĐTBTKM, <br />
tình trạng huyết động, dung tích hồng cầu và <br />
mức độ dịch ổ bụng là những thông số cần <br />
được đánh giá thường xuyên để quyết định <br />
tiếp tục hay chấm dứt ĐTBTKM kịp thời. <br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO <br />
1.<br />
<br />
Ajai k.Malhotra, Timothy C.Fabian, et al(2000), “Blunt hepatic <br />
injury: A paradigm shiff from operative to nonoperative <br />
management in the 1990s”, Ann Surg, , 231 (6): pp.804‐813. <br />
2. Ayman Zaki Azzam, et al (2013) “The role of non‐operative <br />
management (NOM) in blunt hepatic trauma”; Alexandria <br />
Journal of Medecine;, 49: pp.223‐227 <br />
3. Beuran M, Negoi I, et al (2010), “ Nonoperative management of <br />
high degree hepatic trauma in the patient with risk factors for <br />
failure: have we gone too far?”, Journal of Medicine and Life, <br />
3(3): pp.289‐296. <br />
4. Bismar HA, Alam MK, et al (2004), “Outcome of nonoperative <br />
management of blunt live trauma”, Saudi Medicine Journal, , 25 <br />
(3): pp.294‐298. <br />
5. Carmen Garcia Bernardo, et al (2010) “ Treatment of Live <br />
Trauma: <br />
Opertive <br />
or <br />
conservative <br />
management”, <br />
Gastroenteology Research; 3(1): pp.9‐18 <br />
6. Croce MA, Fabian TC, et al(1991), “Factor affecting morbidity <br />
following hepatic trauma”, Ann.Surg, , 213 (6): pp.540‐547. <br />
7. Demetriades D, Hadjizacharia P 2006, et al, “Selective <br />
nonoperative management of penetrating abdominal solid <br />
organ injuries”, Ann Surg , 244 (4): pp.620‐628. <br />
8. Giannopoulos GA, et al (2009) “ Non‐operative management of <br />
blunt abdominal trauma.Is it safe an feasible in a district general <br />
hospital?”, Scand J Trauma, Resuscitation and Emergency <br />
Medicine, 17: pp.22 <br />
9. Hamdy H, et al “Evaluation of management options for <br />
traumatic live injuries”; Egypt J Surg, 31(1). <br />
10. Letoublon C., Arvieux C (2002),, “Nonoperative management of <br />
blunt hepatic trauma”, Minerva Anesthesiol, 68: pp.132‐137. <br />
11. Markogiannakis H, Sanidas E, Messaris E 2006,, “Management <br />
of blunt hepatic and splenic trauma in a Greek level I trauma”, <br />
Acta Chir Belg, 106: pp. 566‐571. <br />
12. Nguyễn Thanh Phước (2002), “Điều trị vỡ gan chấn thương”, <br />
Luận án Thạc sỹ Y học, trường ĐHYD TP.HCM. <br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ BV. Nhân Dân Gia Định năm 2013 <br />
<br />