1
NGÂN HÀNG CÂU HỎI
CHUYÊN MÔN ĐIỀU DƯỠNG
I. KIỂM SOÁT NHIỄM KHUẨN:
1. Thời gian nhiễm khuẩn bệnh viện thường xuất hiện:
A. Sau 12 giờ kể từ khi người bệnh nhập viện
B. Sau 24 giờ kể từ khi người bệnh nhận viện
C. Sau 48 giờ kể từ khi người bệnh nhập viện
D. Sau 72 giờ kể từ khi người bệnh nhập viện
2. Người bệnh mắc nhiễm khuẩn bệnh viện là do: (chọn nhiều câu đúng)
A. Yếu tố nội sinh (bản thân người bệnh) D. Sử dụng kháng sinh không hợp lý
B. Yếu tố ngoại sinh (môi trường) E. Do vi khuẩn
C. Hoạt động thăm khám và điều trị
Đ.Án: A, B, C, D
3. Nguyên tắc lựa chọn hoá chất khử khuẩn:
A. Tác dụng nhanh
B. Tác dụng nhanh và phổ kháng khuẩn rộng
C. Phổ kháng khuẩn rộng không bị ảnh hưởng bởi các chất hữu cơ, phòng, chất tẩy rửa
khác
D. Tác dụng nhanh và không bị ảnh hưởng bởi các chất hữu cơ, xà phòng, chất tẩy rửa khác
4. Hãy sắp xếp số thứ tự các bước khử khuẩn bóng Ambu bằng cách đánh thứ tự từ 1
đến 6:
A. Rửa bằng nước sạch hoặc xà phòng hoặc với dung dịch enzyme Bước: ........................
B. Tháo rời các bộ phận nếu được Bước: ........................
C. Đóng gói Bước: ........................
D. Ngâm khử khuẩn Bước: ........................
E. Sấy khô Bước: ........................
F. Tráng bằng nước vô khuẩn sau khi ngâm khử khuẩn Bước: ........................
Đ.Án: B -> A -> D -> F -> E -> C
5. Mục đích rửa tay thường quy là:
A. Làm sạch và loại bỏ vi sinh vật tạm trú trên bàn tay D. Câu A, B đúng
B. Đảm bảo an toàn cho người bệnh và cho nhân viên y tế E. Câu A, B, C đúng
C. Giảm tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện
2
6. Mục đích của xử dụng găng tay:
A. Hạn chế vật sắc nhọn xuyên vào tay
B. Hạn chế nguy cơ phơi nhiễm với máu, dịch tiết của người bệnh
C. Nhân viên y tế dễ thao tác khi thực hành chăm sóc người bệnh
D. Câu A, B đúng
E. Câu A, B, C đúng
7. Biện pháp quan trọng nhất để phòng ngừa lây truyền qua đường không khí:
A. Cho ng.bệnh nằm phòng cách ly có xử lý không khí thích hợp (áp lực âm) hoặc thông khí tốt
B. Giữ người bệnh cách nhau ít nhất một mét
C. Mang áo choàng, bao giày, găng tay trước khi vào phòng tháo ngay ra trước khi ra khỏi
phòng, rửa tay.
D. Tất cả các biện pháp A, B và C
8. Biện pháp quan trọng nhất để phòng ngừa lây truyền qua đường giọt bắn:
A. Cho ng.bệnh nằm phòng cách ly có xử lý không khí thích hợp (áp lực âm) hoặc thông khí tốt
B. Giữ người bệnh cách nhau ít nhất một mét
C. Mang áo choàng, bao giày, găng tay trước khi vào phòng tháo ngay ra trước khi ra khỏi
phòng, rửa tay.
D. Tất cả các biện pháp A, B và C
9. Nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến hành vi thiếu an toàn trong tiêm:
A. Thiếu phương tiện rửa tay/ sát khuẩn tay
B. Thiếu ý thức tuân thủ quy trình tiêm an toàn của cán bộ y tế
C. Tình trạng quá tải người bệnh, quá tải công việc
D. Thiếu dụng cụ tiêm phù hợp với yêu cầu sử dụng
10. Để phòng ngừa phơi nhiễm nghề nghiệp chúng ta cần chú trọng hoạt động nào nhất trong các
hoạt động sau:
A. Đẩy mạnh việc chủng ngừa viêm gan B
B. Coi tất cả máu, các sản phẩm của máu và dịch cơ thể đều có khả năng lây nhiễm
C. Ngăn ngừa các tổn thương xuyên thấu da
D. Tất cả các hoạt động trên đều đúng
11. Vị trí nào sau đây, cần trang bị dung dịch vệ sinh tay có chứa cồn:
A. Giường người bệnh nặng, người bệnh cấp cứu
B. Trên các xe tiêm, xe thay băng
C. Bàn khám bệnh, cửa ra vào mỗi buồng bệnh
D. Chỉ A, B đúng
E. Tất cả các câu trên đều đúng
3
12. Khử khuẩn được định nghĩa là quá trình:
A. Loại bớt các vi sinh vậy gây bệnh khỏi các dụng cụ
B. Loại bỏ hoàn toàn các chất ngoại lai (chất bẩn, mô cơ thể, máu…) ra khỏi dụng cụ
C. Loại bỏ hầu hết hoặc tất cả các vi sinh vật gây bệnh trên dụng cụ, trừ bào tử vi khuẩn
D. Loại bỏ hoàn toàn các chất ngoại lai, các vi sinh vật, vi khuẩn gây bệnh ra khỏi các dụng cụ
13. Các biện pháp phòng ngừa, các đường lây truyền nhiễm khuẩn bệnh viện gồm:
A. Phòng ngừa lây truyền qua đường máu
B. Phòng ngừa lây truyền qua đường không khí
C. Phòng ngừa lây truyền qua giọt bắn
D. Phòng ngừa lây truyền qua đường tiếp xúc
E. Tất cả các câu trên đều đúng
14. Dụng cụ sau khi sử dụng, không dính máu và dịch tiết, điều cần làm ngay:
A. Ngâm ngập vào dung dịch khử khuẩn
B. Rửa ngay với nước sạch
C. Gửi ngay trung tâm tiệt khuẩn – Khoa KSNK
D. Cả 3 câu A, B, C đều đúng
15. Dụng cụ sau khi sử dụng, dính máu và dịch tiết khó bong tróc, điều cần làm ngay:
A. Ngâm ngập vào dung dịch Cidezyme hoặc Helizyme
B. Rửa ngay với nước sạch
C. Gửi ngay trung tâm tiệt khuẩn
D. Cả 3 câu A, B, C đều đúng
16. Nếu tình để lẫn chất thải: cồn ethanol, methanol, nhiệt kế, dược phẩm quá hạn vào chất thải
thông thường thì hỗn hợp chất thải đó phải được xử lý và tiêu hủy như:
A. Chất thải lây nhiễm
B. Chất thải thông thường
C. Chất thải hóa học nguy hại
D. Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao
17. Mã màu sắc các loại bao bì đựng chất thải rắn trong các cơ sở y tế:
A. Màu vàng đựng chất thải……lây nhiễm………………..
B. Màu xanh..…đựng chất thải thông thường
C. Màu …trắng…đựng chất thải tái chế
D. Màu ……đen…….. đựng chất thải hóa học nguy hại
18. Biện pháp nào sau đây không thuộc phòng ngừa chuẩn:
4
A. Vệ sinh tay
B. Mang phương tiện phòng hộ cá nhân
C. Sắp xếp người bệnh hợp lý
D. Khử khuẩn, tiệt khuẩn
19. Áp dụng biện pháp phòng ngừa lây nhiễm do virus, cần:
A. Chỉ thực hiện phòng ngừa chuẩn
B. Thực hiện phòng ngừa chuẩn và phòng ngừa lây truyền qua đường tiếp xúc.
C. Thực hiện phòng ngừa chuẩn và phòng ngừa lây truyền qua đường giọt bắn và tiếp xúc.
D. Thực hiện phòng ngừa chuẩn và phòng ngừa lây truyền qua cả 3 đường: giọt bắn và tiếp xúc,
đường không khí
20. Phòng nhiễm HIV cho nhân viên y tế:
A. Quản lý tốt vật sắc nhọn
B.Sử dụng phương tiện bảo hộ lao động hợp lý
C.Băng kín mọi vết thương trên tay nếu có, trước khi đeo găng thực hiện các thủ thuật
D. Xem bệnh phẩm máu và các dịch cơ thể của người bệnh đều có khả năng lây nhiễm
E.Tất cả các câu trên đều đúng
21. Những yếu tố nào sau đây KHÔNG gây nguy cơ nhiễm khuẩn đường tiết niệu:
A. Tắt nghẽn, ứ đọng nước tiểu
B. Thời gian đặt thông tiểu kéo dài
C. Dị vật đường tiết niệu (sỏi)
D. Kỹ thuật đặt thông tiểu không vô khuẩn
22. Đặt túi nước tiểu thấp hơn lưng người bệnh tối thiểu…B....tránh trào ngược nước tiểu vào bàng
quang
A. 40cm
B. 50cm
C. 60cm
D. 70cm
23. Các thực hành Điều dưỡng quan trọng nhất nhằm tránh nguy cơ viêm phổi hít phải, ngoại trừ :
A. Cho bệnh nhân nằm đầu cao 300 – 45o nếu không có chống chỉ định
B. Tránh kích thích người bệnh khi hút đàm
C. Kiểm tra dịch dạ dày trước khi cho ăn bằng ống tránh hiện tượng trào ngược
D. Rửa tay sau khi hút đàm bệnh nhân
24. Khử khuẩn là:
5