Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011<br />
<br />
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ HẸP NIỆU ĐẠO SAU<br />
THEO PHƯƠNG PHÁP NỐI TẬN – TẬN<br />
Vũ Văn Ty*, Lê Việt Hùng**, Trần Trọng Lễ**,Nguyễn Văn Truyện***, Lê Văn Hiếu Nhân*,<br />
Phạm Hữu Đoàn*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: Đánh giá kết quả phẫu thuật tạo hình niệu đạo sau.<br />
Phương pháp nghiên cứu: Trong giai đoạn 01/2009 đến 01/2010 tại Bệnh Viện Gia Định và Bệnh Viện<br />
Bình Dân, 22 bệnh nhân được phẫu thuật tạo hình niệu đạo sau theo phương pháp nối tận – tận. Thành công của<br />
phẫu thuật được xác định khi bệnh nhân không có triệu chứng tắc nghẽn đường niệu dưới; Qmax ≥ 15ml/s, hình<br />
ảnh niệu đạo bình thường và bệnh nhân được theo dõi trên 6 tháng.<br />
Kết quả: Tổng kết 22 bệnh nhân trong nghiên cứu; thành công của phẫu thuật là 19/22 bệnh nhân<br />
(86,36%). Thời gian phẫu thuật trung bình là 190 phút (thay đổi từ 150 đến 300 phút). Thời gian theo dõi trung<br />
bình là 8,6 tháng (theo dõi ít nhất > 6 tháng)<br />
Kết luận: Tạo hình niệu đạo sau theo phương pháp nối tận-tận khi áp dụng theo từng bước phẫu thuật để<br />
hai đầu nối niệu đạo không bị căng có thể mang lại kết quả tốt.<br />
Từ khoá: hẹp niệu đạo sau, tạo hình niệu đạo, chấn thương niệu đạo, phẫu thuật tạo hình niệu đạo sau.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
THE RESULT OF ANASTOMOTIC URETHROPLASTY FOR POSTERIOR URETHRAL STRICTURE<br />
Vu Van Ty, Le Viet Hung, Tran Trong Le, Nguyen Van Truyen, Le van Hieu Nhan, Pham Huu Doan<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 3 - 2011: 142 - 145<br />
Introduction: To evaluate the success rate of procedures for posterior urethroplasy and to determine the<br />
various operative details for the successful results.<br />
Materials and methods: From Jannuary 2009 to Jannuary 2010, at Gia Đinh Hospital and Binh Dan<br />
Hospital; a total of 22 patients with posterior urethral stricture underwent anastomotic urethroplasty. Success<br />
were defined as no obstructive urinary symtomps, Qmax ≥ 15ml/s, normal urethral imaging and the patients<br />
were followed more than 6 months<br />
Results: A total of 22 patients were included in this study. Anastomotic posterior urethroplasty were<br />
successfully repaired in 19 of 22 patients (86.36%). Mean operative time was 190 minutes (range 150 to 300<br />
minutes). Mean follow-up was 8.6 months<br />
Conclusion: Anastomotic urethroplasty for posterior urethral stricture is feasible to reach the good results<br />
with the surgical steps to approximate two ends of the gap to achieve tension-free anastomosis.<br />
Key words: urethroplasty, posterior urethral stricture, anastomotic urethroplasty, urethral reconstructive<br />
surgery.<br />
<br />
*<br />
<br />
Bệnh Viện Bình Dân<br />
<br />
***<br />
<br />
**<br />
<br />
Bệnh Viện Nhân Dân Gia Định<br />
<br />
Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Thống Nhất Đồng Nai<br />
<br />
Tác giả liên lạc: Bs. Trần Trọng Lễ<br />
<br />
142<br />
<br />
ĐT: 0909115580 Email: trongle80@yahoo.com<br />
<br />
Chuyên Đề Thận Niệu<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Bệnh lý hẹp niệu đạo của nam giới ảnh<br />
hưởng rất lớn đến đời sống bệnh nhân trong<br />
sinh hoạt hằng ngày cũng như cuộc sống gia<br />
đình. Đặc biệt là niệu đạo sau khi có liên quan<br />
trực tiếp đến rối loạn cương và tiểu không kiểm<br />
soát. Vì vậy, điều trị hẹp niệu đạo cần được<br />
quan tâm đúng mức<br />
Năm 1991, Webster và Ramon mô tả từng<br />
bước khâu nối niệu đạo tận – tận được thực hiện<br />
theo bốn bước (04 bước) tuỳ mức độ chiều dài<br />
đoạn hẹp, phương pháp này sẽ giúp cho việc<br />
khâu nối niệu đạo không bị căng(7).<br />
Hiện nay, Bệnh Viện Bình Dân và Bệnh Viện<br />
Nhân Dân Gia Định đang thực hiện phẫu thuật<br />
tạo hình niệu đạo sau theo phương pháp nối tận<br />
– tận thu được kết quả khả quan. Vì vậy, chúng<br />
tôi thực hiện nghiên cứu này để đánh giá độ<br />
hiệu quả và tỉ lệ thành công của phẫu thuật(6).<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Mô tả 22 bệnh nhân nam bị hẹp niệu đạo sau<br />
được phẫu thuật tạo hình niệu đạo theo phương<br />
pháp nối tận – tận tại khoa Ngoại Niệu A bệnh<br />
viện Bình Dân và khoa niệu Bệnh Viện Nhân<br />
Dân Gia Định trong giai đoạn 01/2009 đến<br />
01/2010<br />
Tất cả bệnh nhân đều được khai thác tiền sử<br />
viêm nhiễm, ngoại khoa; khám lâm sàng. Thực<br />
hiện các xét nghiệm chẩn đoán: RUG, VCUG (±),<br />
niệu dòng đồ (±), tổng phân tích nước tiểu. Các<br />
xét nghiệm cơ bản trước mổ<br />
Phương pháp mổ: Bệnh nhân mê nội khí<br />
quản, nằm tư thế sản phụ khoa(1,5).<br />
Khâu nối tận – tận đơn thuần (nhóm 1: 03<br />
trường hợp): Chiều dài đoạn hẹp < 1cm. Bệnh<br />
nhân được rạch da vùng hội âm; bóc tách niệu<br />
đạo phần trước đến dây chằng treo dương vật;<br />
phần sau đến đoạn hẹp niệu đạo. Cắt rời niệu<br />
đạo từ vị trí hẹp. cắt lọc hết mô xơ hẹp; tiến<br />
hành khâu nối tận – tận.<br />
Khâu nối tận – tận + xẻ thể hang (nhóm 2:<br />
11 trường hợp): Chiều dài đoạn hẹp từ 1-2cm.<br />
<br />
Chuyên Đề Thận Niệu<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Chúng tôi tiến hành xẻ thể hang đường giữa,<br />
chiều dài đoạn xẻ thể hang 1-3cm giúp cho<br />
đường đi của niệu đạo dễ dàng và không bị<br />
căng.<br />
Khâu nối tận – tận + xẻ thể hang + gặm<br />
xương (nhóm 3: 5 trường hợp): Chiều dài đoạn<br />
hẹp 2-3cm chúng tôi tiến hành xẻ thể hang kết<br />
hợp gặm xương mu giúp cho đường đi của niệu<br />
đạo được ngắn hơn.<br />
Khâu nối tận – tận + gặm xương + tạo<br />
đường mới niệu đạo (nhóm 4: 3 trường hợp):<br />
Chiều dài đoạn hẹp > 3cm, chúng tôi thực hiện<br />
bóc tác và chuyển niệu đạo lên trước thể hang<br />
(không xẻ thể hang) đồng thời kết hợp gặm<br />
xương mu giúp cho đường đi của niệu đạo<br />
được ngắn nhất.<br />
Sau khi di động và cắt lọc mô xơ hẹp niệu<br />
đạo; tuỳ theo chiều dài đoạn hẹp mà chúng sẽ<br />
khâu nối theo từng nhóm khác nhau.<br />
Quy trình thực hiện gồm có: 1)khâu nối niệu<br />
đạo từ 6-10 mũi; 2) đặt thông niệu đạo 16F; 3) rút<br />
penrose vào ngày thứ 1 hoặc ngày thứ 2 sau<br />
phẫu thuật; 3) xuất viện sau 7 ngày phẫu thuật<br />
và rút thông niệu đạo sau 03 tuần<br />
Thành công phẫu thuật được xác định khi<br />
bệnh nhân không có dấu hiệu tắc nghẽn đường<br />
tiểu, Qmax ≥15mL/s và hình ảnh niệu đạo bình<br />
thường. Bệnh nhân được theo dõi định kỳ 1, 3, 6<br />
và12 tháng.<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
Tổng kết 22 bệnh nhân được tạo hình niệu<br />
đạo sau. Có tỉ lệ thành công 86,36% (19/22<br />
bệnh nhân) và thời gian theo dõi trung bình<br />
8,6 tháng (theo dõi ít nhất 6 tháng); Qmax<br />
trung bình sau mổ là 15,13ml/s (thay đổi từ<br />
5,3ml/s đến 31ml/s). Nguyên nhân chủ yếu<br />
của hẹp niệu đạo sau là do chấn thương. Thời<br />
gian trung bình của phẫu thuật là 190 phút<br />
(trong khoảng từ 150 đến 300 phút).<br />
Chúng tôi tổng kết trước mổ trong 22 trường<br />
hợp hẹp niệu đạo sau có 01 trường hợp dò trực<br />
tràng niệu đạo; 03 trường hợp dò niệu đạo tầng<br />
sinh môn; những trường hợp này thường có<br />
<br />
143<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011<br />
<br />
nhiễm khuẩn và tụ mủ. Chúng tôi chỉ thực hiện<br />
phẫu thuật những trường hợp này khi đã giải<br />
quyết ổ dò và nhiễm khuẩn.<br />
Bảng 1: Tỉ lệ thành công phẫu thuật dựa trên chiều<br />
dài đoạn hẹp<br />
số bệnh nhân<br />
n<br />
%<br />
3<br />
13.64%<br />
11<br />
50.00%<br />
5<br />
22.73%<br />
3<br />
13.64%<br />
22<br />
100.00%<br />
<br />
Nhóm<br />
nhóm 1<br />
nhóm 2<br />
nhóm 3<br />
nhóm 4<br />
tổng<br />
<br />
thành công<br />
n<br />
%<br />
3<br />
100.00%<br />
10<br />
90.91%<br />
4<br />
80.00%<br />
2<br />
66.67%<br />
19<br />
86.36%<br />
<br />
Chiều dài đoạn hẹp trung bình 2,08 cm<br />
(ngắn nhất 1cm, dài nhất 4cm)<br />
Nhận xét: chiều dài đoạn hẹp ngắn tỉ lệ<br />
thành công phẫu thuật tăng lên.<br />
Bảng 2: Tỉ lệ thành công dựa trên điều trị can thiệp<br />
trước phẫu thuật<br />
Nhóm<br />
Chưa can thiệp<br />
Nong niệu đạo<br />
Xẻ lạnh niệu đạo<br />
Mổ tạo hình niệu đạo<br />
<br />
Trước mổ<br />
n<br />
Tỉ lệ<br />
13<br />
59,09%<br />
9<br />
40,91%<br />
1<br />
4,55%<br />
8<br />
36,36%<br />
<br />
n<br />
12<br />
7<br />
1<br />
6<br />
<br />
Sau mổ<br />
Tỉ lệ<br />
92,31%<br />
77,78%<br />
100%<br />
75%<br />
<br />
Nhận xét: nhóm bệnh nhân chưa can thiệp<br />
về phẫu thuật niệu đạo chiếm tỉ lệ thành<br />
công cao.<br />
<br />
75% (6/8 bệnh nhân). Kết quả này phù hợp với<br />
những báo cáo của các tác giả trước(4,6,8). Như<br />
vậy cho thấy, chiều dài đoạn hẹp càng ngắn, tỉ<br />
lệ thành công của phẫu thuật càng cao.<br />
Yếu tố can thiệp niệu đạo trước khi phẫu<br />
thuật cho thấy rằng; tỉ lệ thành công cao nhất ở<br />
những bệnh nhân khi không có can thiệp niệu<br />
đạo trước đó 92,31% (12/13 bệnh nhân) so với<br />
nhóm bệnh nhân đã can thiệp là 77,78% (7/9<br />
bệnh nhân). Kết quả này phù hợp với những<br />
báo cáo của các tác giả trước(1,4,8). Chúng tôi ghi<br />
nhận những trường hợp bệnh nhân nong niệu<br />
đạo thường xuyên thường gặp tình trạng tổn<br />
thương niệu đạo nặng hơn do nong lạc đường<br />
làm cho đoạn niệu đạo bị hẹp dài ảnh hưởng<br />
đến thành công phẫu thuật.<br />
Hẹp niệu đạo tái phát theo thống kê cho<br />
thấy có 3 trường hợp niệu dòng đồ dưới 15ml/s;<br />
Tuy nhiên, trong số những trường hợp này chỉ<br />
có 1 trường hợp là phải phẫu thuật tạo hình<br />
niệu đạo lại. Những trường hợp không phải mổ<br />
lại khi niệu đạo không bị tắc nghẽn hoàn toàn<br />
và Qmax < 15ml/s chúng tôi chỉ tiến hành xẻ<br />
lạnh niệu đạo. Tất cả những trường hợp này<br />
chúng tôi đã theo dõi trên 6 tháng và chưa thấy<br />
biểu hiện của tái hẹp.<br />
<br />
Bảng 3: can thiệp ngoại khoa sau mổ tạo hình niệu<br />
đạo<br />
<br />
Điểm chính trong phẫu thuật tạo hình niệu<br />
đạo<br />
<br />
số bệnh nhân<br />
thành công<br />
0<br />
2<br />
1<br />
<br />
Khi thực hiện phẫu thuật tạo hình niệu đạo<br />
sau chúng tôi đặc biệt quan tâm đến những yếu<br />
tố như chiều dài đoạn hẹp, độ mềm mại và đàn<br />
hồi của niệu đạo sau cắt lọc mô xơ, tình trạng<br />
máu nuôi của niệu đạo hành, và khâu nối hai<br />
đầu niệu đạo không bị căng. Chính những yếu<br />
tố này đóng vai trò rất quan trọng để xác định<br />
khả năng khâu nối niệu đạo ở bước nào (04<br />
nhóm) và khả năng thành công của phẫu<br />
thuật(2). Chúng tôi nhận thấy rằng, phần lớn<br />
những thất bại của phẫu thuật có thể do những<br />
nguyên nhân sau(2,3,4).<br />
<br />
Nhóm<br />
nong niệu đạo<br />
xẻ lạnh niệu đạo<br />
Mổ tạo hình niệu đạo<br />
<br />
n<br />
0<br />
3<br />
1<br />
<br />
Nhận xét: 01 bệnh nhân phẫu thuật lần 2 do<br />
hẹp tái phát.<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Yếu tố ảnh hưởng thành công của phẫu<br />
thuật tạo hình niệu đạo<br />
Tỉ lệ thành công của phẫu thuật dựa trên<br />
chiều dài đoạn hẹp cho kết quả đoạn hẹp có<br />
chiều dài 2cm (nhóm II + IV) có tỉ lệ thành công là<br />
<br />
144<br />
<br />
Bẫy chiều dài đoạn hẹp và việc cắt lọc mô<br />
sẹo không hết xung quanh mỏm tiền liệt tuyến<br />
là yếu tố chính gây nên tình trạng tái hẹp.<br />
<br />
Chuyên Đề Thận Niệu<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011<br />
Khi phẫu thuật những trường hợp tái phát<br />
mô sẹo hình thành xung quanh vùng bóc tách<br />
nhiều sẽ làm giảm lượng máu nuôi đến niệu đạo<br />
là nguyên nhân làm giảm tỉ lệ thành công của<br />
phẫu thuật.<br />
Bên cạnh đó, hẹp niệu đạo có tổn thương<br />
phối hợp như rò trực tràng hoặc ápxe tầng sinh<br />
môn sẽ là yếu nguy cơ cho thất bại phẫu thuật.<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
Phẫu thuật tạo hình niệu đạo sau theo<br />
phương pháp nối tận – tận mang lại kết quả tốt.<br />
Phương pháp phẫu thuật này giúp niệu đạo<br />
không bị căng và làm giảm tỉ lệ tái hẹp hơn<br />
những phương pháp khác (xẻ lạnh niệu đạo<br />
hoặc nong niệu đạo).<br />
<br />
2.<br />
3.<br />
<br />
4.<br />
<br />
5.<br />
<br />
6.<br />
<br />
7.<br />
<br />
8.<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Koraitim MM. (2005). "On the art of anastomotic posterior<br />
urethroplasty: a 27-year experience", J Urol. 2005 Jan; 173(1):7.<br />
Morey AF and McAninch JW (1996). Reconstruction of Posterior<br />
Urethral Discruption Injuries: Outcome Analysis in 82 Patients,<br />
urethral reconurology. 2003 Oct; 62(4). pp.1131-1134.<br />
Qiang Fu, Jiong Zhang, et al. (2009). "Transpereal Bulboprostatic<br />
Anastomosis In Patients With Simple Traumatic Posterior<br />
Urethral Strictures: A Retrospective Study From A Referral<br />
Urethral Center", J. urology.2009.06.014: pp1132-1137.<br />
Schreiter F., Schonberger B., et al. (2005). "reconstruction of the<br />
Bulbar and Membranous Urethral, Urethral reconstructive<br />
surgery." pp.108-120.<br />
Vũ Văn Ty (2009). "Chẩn đoán và điều trị hẹp niệu đạo." Hội<br />
nghị tiết niệu thận học miền Trung - Tây Nguyên, Kỷ yếu toàn<br />
văn: 7-10.<br />
Wedster GD and Ramon J. (1991). "Repair of pelvic fracture<br />
posterior urethral defects using an elaborated perineal approach:<br />
experience with 74 cases." J urol.1991;145:744-748.<br />
Zou ZS Song B, Jin XY, Xiong EQ, Zang JH, (2007). “Operative<br />
Techniques Of Anastomotic Posterior Urethroplasty For<br />
Traumatic Posterior Urethral Strictures”. J Urol. 1995 Jan;<br />
153(1):63-6.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1.<br />
<br />
Jordan G.H. Schlossberg S.M (2007). "Urethral Stricture Disease".<br />
Campbell-Walsh Urology, 9th ed. Saunders, Philadelphia,. 10541074.<br />
<br />
Chuyên Đề Thận Niệu<br />
<br />
145<br />
<br />