intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đạo đức nghề báo trong khai thác và xử lý nguồn tin

Chia sẻ: Bi Bo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:2

137
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Buổi hội thảo là dịp để các cơ quan thông tấn, báo chí cùng nhau mổ xẻ, phân tích những khiếm khuyết, yếu kém thuộc về phạm trù đạo đức trong tác nghiệp báo chí lâu nay, và đề ra các giải pháp chuyên nghiệp hóa hoạt động báo chí trong thời gian tới. 5 bài tham luận cùng các góp ý, đề xuất của các nhà báo trình bày tại hội thảo đã phần nào chỉ ra những tồn tại, bất cập trong hoạt động báo chí, nhất là vấn đề đạo đức trong việc khai thác và xử...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đạo đức nghề báo trong khai thác và xử lý nguồn tin

  1. Đạo đức nghề báo trong khai thác và xử lý nguồn tin Buổi hội thảo là dịp để các cơ quan thông tấn, báo chí cùng nhau mổ xẻ, phân tích những khiếm khuyết, yếu kém thuộc về phạm trù đạo đức trong tác nghiệp báo chí lâu nay, và đề ra các giải pháp chuyên nghiệp hóa hoạt động báo chí trong thời gian tới. 5 bài tham luận cùng các góp ý, đề xuất của các nhà báo trình bày tại hội thảo đã phần nào chỉ ra những tồn tại, bất cập trong hoạt động báo chí, nhất là vấn đề đạo đức trong việc khai thác và xử lý nguồn tin của nhiều cơ quan báo chí trong thời gian qua. Nhà báo Nguyễn Thị Bình An, Thư kí tòa soạn online, báo Pháp luật TP.HCM trong tham luận của mình đã nêu lên những khuyết điểm, sai sót trên báo chí trong thời gian qua, như: viết sai chức danh (Thủ trưởng viết thành Thủ tướng, TTCP lại viết thành Thủ tướng Chính phủ). Ngoài ra, vấn đề cải chính, đính chính; thông tin còn một chiều, chủ quan là những tồn tại mà hoạt động báo chí đang mắc phải. “Trước khi trình bày với Ban biên tập (BBT) về đề tài của mình, phóng viên phải nắm càng nhiều thông tin về nó càng tốt; và cần phải xác minh lại thông tin; cần phải ghi âm các cuộc phỏng vấn; đồng thời BBT phải là “những bộ lọc” chiến lược”, nữ nhà báo Bình An thẳng thắn chia sẻ. Thời gian qua, báo chí đã chứng kiến nhiều sai phạm về mặt đạo đức, nghiệp vụ trong hoạt động tác nghiệp của một số nhà báo, cơ quan báo chí, điển
  2. hình như chuyện đưa tin sai sự thật vụ cha chồng “dính” nàng dâu, hay việc đi quá sâu trong qui trình tác nghiệp của nhà báo Hoàng Khương. Là một nhà báo quân đội, Trung tá, nhà báo Phan Tùng Sơn (báo Quân đội nhân dân) mang đến hội thảo một khía cạnh khác của đạo đức nghề báo. Nhà báo Tùng Sơn cho rằng, trong khi hoạt động nghề nghiệp, phóng viên không nên đưa tin quá sâu vào đời tư, gia đình các cán bộ, chiến sĩ; đồng thời, nhà báo cũng cần chú ý trong tác nghiệp đưa tin về tình hình chính trị, biển đảo. “Không nên chụp hình toàn cảnh một nơi nào đó, mà chỉ nên chụp cận cảnh thôi, vì như thế sẽ tránh kẻ thù nhận ra vị trí, tọa độ các tiềm lực kinh tế, quốc phòng của ta” – nhà báo Phan Tùng Sơn nhắc nhở một chi tiết rất bổ ích và thiết thực như vậy. Việc bảo vệ nguồn tin tới cùng, luôn luôn thực hiện phối kiểm, xác thực thông tin, luôn chân thật, đưa sự thật lên hàng đầu là những tiêu chí đánh giá phẩm chất, đạo đức của một nhà báo được các nhà báo nhấn mạnh tại hội thảo. Tham dự buổi hội thảo, Giảng viên Nguyễn Văn Hà (Khoa Báo chí – Truyền thông, ĐHKHXH&NV TP. HCM) cho rằng, bản lĩnh của BBT là một yếu tố quan trọng, BBT có thể loại đi những phóng viên yếu kém. Đồng thời, thầy cũng nhận định nền báo chí nước ta hiện nay có nhiều điểm khác biệt với báo chí thế giới, và có lẽ trong 10 năm tới, tình hình cũng như vậy.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2