intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

NHỮNG NHÀ BÁO…..KHÔNG LÀM BÁO

Chia sẻ: Bi Bo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

115
lượt xem
28
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Vậy nên phải nói ngay, trong bài viết này, người viết chỉ muốn đề cập tới một hiện tượng - xem như là một căn bệnh cũng không sai - đang khá phổ biến trong giới những người làm báo ở ta hiện nay: họ làm báo theo cái cách của những kẻ chẳng hiểu, hoặc cố tình chẳng hiểu công việc mình đang làm là cái gì? Làm báo là gì? Ngắn gọn, làm báo là làm một liên kết xã hội. Một sản phẩm báo chí, dù ở dạng đơn giản nhất (một cái tin) cũng đã thực hiện...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: NHỮNG NHÀ BÁO…..KHÔNG LÀM BÁO

  1. NHỮNG NHÀ BÁO…..KHÔNG LÀM BÁO Vậy nên phải nói ngay, trong bài viết này, người viết chỉ muốn đề cập tới một hiện tượng - xem như là một căn bệnh cũng không sai - đang khá phổ biến trong giới những người làm báo ở ta hiện nay: họ làm báo theo cái cách của những kẻ chẳng hiểu, hoặc cố tình chẳng hiểu công việc mình đang làm là cái gì? Làm báo là gì? Ngắn gọn, làm báo là làm một liên kết xã hội. Một sản phẩm báo chí, dù ở dạng đơn giản nhất (một cái tin) cũng đã thực hiện chức năng liên kết xã hội rồi: nó thông đạt một sự kiện vừa xảy ra tới nhiều người ở nhiều địa điểm khác nhau, nó hút sự quan tâm của nhiều người vào một điểm xác định. Trong những hình thức phức tạp hơn (phóng sự, bút ký, bình luận, xã luận, phim tài liệu truyền hình v.v...) chức năng liên kết xã hội của sản phẩm báo chí càng rõ nét. Với dung lượng giãn nở gấp nhiều lần một cái tin (về số chữ - nếu là báo viết, về thời lượng phát sóng - nếu là báo hình) các sản phẩm báo chí loại này tất nhiên không dừng lại ở việc thông đạt sự kiện, chúng đã có đất để mổ xẻ, cắt nghĩa, lý giải, đánh giá, nhận định về sự kiện, qua đó kích thích và tạo nên dư luận về một vấn đề xã hội nào đó. Cơ sở nào để người làm báo có thể mổ xẻ, cắt nghĩa, lý giải, đánh giá, nhận định về sự kiện? Một quan điểm cá nhân, một tư duy độc lập, hay diễn đạt
  2. theo cách "lớn giọng" hơn, một chính kiến. Xin được nói luôn, "cho nhanh": đây là điều đang Không xem phim, thiếu trầm trọng ở nhiều người hiện được coi, không xem kịch, không hoặc tự coi mình là nhà báo (có thể chỉ vì họ có nghe nhạc, không đọc trong túi tấm thẻ do Hội Nhà báo cấp cho), và sách, không đến triển chính vì thế mà tôi gọi họ là "những nhà báo... lãm tranh tượng, không không làm báo". cần biết vì cớ gì người ta gọi cái này là một tác "Triệu chứng lâm sàng" dễ nhận thấy của sự thiếu phẩm văn học chứ vắng này là những bài báo lờ nhờ, "trung tính hóa không là một bức tranh về mùi vị và màu sắc". Theo dõi cả bài báo - xin hoặc một bộ phim... được hiểu là báo chí nói chung, không phân biệt Không sao hết, vẫn làm báo viết, báo nói, báo hình, báo điện tử - người ta báo được. chỉ thấy toàn những câu chữ chung chung hoặc nói dựa chẳng biết tác giả bài báo trốn đâu, ngoại trừ vài lần xuất hiện bằng những lời đưa đẩy nhạt nhẽo hoặc những phán đoán "chẳng chết ai". Những sản phẩm báo chí kiểu như vậy đương nhiên vô hại, nhưng cũng vô ích. Đơn giản là nó trôi tuột đi trên bề mặt sự quan tâm của dư luận xã hội (và như vậy thì cái mục đích liên kết xã hội chỉ còn là một "ảo mộng tan tành", như tên một tác phẩm của Balzac). Để cho sòng phẳng, ở đây cũng cần phải nói rằng không nhất thiết nhà báo phải bộc lộ quan điểm cá nhân của mình (nếu có) bằng diễn ngôn trực tiếp.
  3. Về nguyên tắc, lựa chọn cái này chứ không lựa chọn cái kia, đặt cái này cạnh cái kia chứ không đặt nó cạnh một cái nào khác, đã là sự biểu hiện cho một thái độ, một quan điểm. Nhưng trong khá nhiều trường hợp, sự giấu mặt ấy chỉ tố cáo một trạng thái: "rỗng" quan điểm.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2