intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Dấu hiệu viêm đại tràng

Chia sẻ: Secrets_1 Secrets_1 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

81
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Viêm đại tràng có thể cấp và thể mạn tính. Tuy tổn thương giải phẫu bệnh học ở tiển tràng và đại tràng khác nhau nhưng trên lâm sàng, sự phân biệt viêm tiểu tràng với viêm đại tràng có thể dễ trong thể kiết lị nhưng lại rất khó trong các thể ỉa chảy.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Dấu hiệu viêm đại tràng

  1. Dấu hiệu viêm đại tràng
  2. Viêm đại tràng có thể cấp và thể mạn tính. Tuy tổn thương giải phẫu bệnh học ở tiển tràng và đại tràng khác nhau nhưng trên lâm sàng, sự phân biệt viêm tiểu tràng với viêm đại tràng có thể dễ trong thể kiết lị nhưng lại rất khó trong các thể ỉa chảy. Viêm cấp tính trường do nhiễm độc vi khuẩn hoặc ký sinh trùng. Hiện nay các phương tiện thông hút dịch tràng, nhất là phương pháp luận vi khuẩn, virut từ các dịch đó, những hiểu biết về sinh học, sinh lý bệnh học của tiểu tràng, đại tràng và quần thể vi khuẩn thường trú đã giúp ích rất nhiều trong điều trị. Trong viêm mạn tính, khá nhiều trường hợp không phải là viêm thực sự mà chỉ là rối loạn chức năng. Y học đã tách ra nhiều bệnh riêng biệt trong các thể mạn tính nhờ các phát minh về thăm dò, tiến bộ trong kĩ thuật chụp tiểu tràng, chụp đại tràng cản quang kép, nhất là nội soi đại tràng có sinh thiết, nhờ những hiểu biết về vi khuẩn học và miễn dịch học cùng những xét nghiệm miễn dịch học. Ngoài ra còn có các bệnh đại tràng do điều trị (lạm dụng khang sinh, thuốc nhuận tràng) cũng gây những tổn thương thực thể và bệnh cảnh lâm sàng giống viêm đại tràng. Các thể viêm cấp tính, các bệnh thuộc loại viêm mạn tính và các bệnh đại tràng do điều trị đều có một bệnh cảnh lâm sàng chung là “hội chứng viêm đại tràng” mà qua các biêut hiện lâm sàng, nhất là cận lâm sàng, thầy thuốc phải phân lập ra từng thể riêng biệt.
  3. Viêm cấp: Có thể do các vi khuẩn Escherichia coli, Vibrio cholerae, Salmonella, Shigella, Yersinia…, do virut (phần lớn trường hợp ỉa chảy cấp tính có thể không phải do nhiễm vi khuẩn mà do nhiễm virut, trước đây người ta nghi ngờ tác nhân này nhưng gần đây đã phát hiện Rotavirus trong hơn 50% trường hợp ỉa chảy theo mùa) do ký sinh trùng lị amip. Viêm mạn: Ngoài các rối loạn chức năng đại tràng không mang tổn thương thực thể khá phổ biến ở các nước, trong các thể viêm đại tràng có thực tổn, cần lưu ý các bệnh sau (theo thứ tự thường gặp). Lị amip mạn tính phổ biến ở Việt Nam và các nước nhiệt đới. Lao ruột, giảm nhiều từ khi có nhiều loại kháng sinh chống lao và dùng liệu pháp đa kháng sinh. Bệnh Crohn còn gọi là viêm hồi – đại tràng từng vùng. Bệnh viêm loét đại – trực tràng chảy máu. Bệnh Sprue gặp ở người dùng lương thực có nhiều gluten, bệnh sprue nhiệt đới không liên quan gì đến thực phẩm co gluten,bệnh whipple, u lympho tiên pháp ruột non. Bệnh đại tràng do điều trị có thể xảy ra cấp tính hay mạn tính do dùng các thuốc kháng sinh hoặc tiêu khuẩn đường ruột, các thuốc nhuận tràng, các tia phóng xạ (radium, coban…)
  4. Viêm đại tràng cấp tính: Phần lớn các bệnh viêm đại tràng cấp tính đều do nhiễm khuẩn đường tiêu hóa qua miệng (các dịch đã chứng minh điều này).Tác nhân gây bệnh là vi khuẩn virut hoăc amip. Các bệnh này có một bệnh cảnh lâm sàng chung là ỉa chảy cấp tính có hoặc không có hiện tượng kiết nước và điện giải hoặc một hội chứng lị. Biểu hiện lâm sàng: Tùy cơ thể nhiễm độc tố hoặc cơ chế xâm nhập của quá trình nhiễm khuẩn mà các viêm đại tràng cấp tính thể hiện bằng ỉa chảy hoặc hội chứng lị. Cả hai cơ chế này cũng có thế xảy ra cùng một lúc do một tác nhân gây bệnh. Ỉa chảy xảy ra đột ngột, phân toàn nước, có thể ỉa liên tục do cơ tròn hậu môn mất tác dụng, có thể 3-4 lít nước/ngày, nhanh chóng gây mất nước điện giải rồi truy mạch. Nước phân thường giống như nước gạo, không có máu, mủ hoặc chât nhầy. Đó là do cơ chế nhiễm độc tố như trong bệnh tả, lị do Escherichia coli hay Pseudomonas… Tác nhân gây bệnh dính vào mặt biểu mô ruột, sinh sôi nảy nở nhưng không xâm nhập vào trong biểu mô nên cấu trúc mô học của tế bào ruột non vẫn bình thường. Sống trên mặt biểu mô, vi khuẩn tiết ra một độc tố làm giãn mao mạch, làm rối loạn chuyển hóa tê bào, gây thoát nước và điện giải rất nhanh qua thành ruột đồng thời làm tăng bài tiết dịch ruột. Hội chứng lị ỉa rất nhiều lần, mỗi lần chỉ có rất ít hoặc không có phân. Nổi bật nhất là cơn đau mót rặn đau quặn từng cơn dọc theo khung đại tràng, nhất là vùng xích ma – trực tràng đồng thời có phảm xạ mót rặn khiến người bệnh phải đi ỉa ngay.Sau đó dù có phân hay không, cơn đau tuy bớt nhưng chỉ một lúc sau lại tái diễn, có khi liên tục. Thường phân ít, lẫn với chất nhầy miên dịch, mủ nhầy, máu bầm và bọt hơi, thường gọi là “lầy nhầy máu cá”.
  5. Đó là so cơ chế xâm nhập như trong lị do amip, do Shigella, do Salmonella, Campylobacter, yersinia hoặc một vài giống Escherichia coli. Tác nhân gây bệnh gắn liền vào niêm mạc đại tràng, xâm nhập vào các tế bào, gây phản ứng viêm cùng với các ổ loét ở niêm mạc đặc trưng cho bệnh lị.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0