Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2022-2023 - Trường THCS Mạo Khê 2
lượt xem 3
download
Nhằm giúp các bạn học sinh có tài liệu ôn tập những kiến thức trọng tâm của môn học, kỹ năng giải các bài tập nhanh nhất và chuẩn bị cho kì thi sắp tới tốt hơn. Hãy tham khảo "Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2022-2023 - Trường THCS Mạo Khê 2" dưới đây.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2022-2023 - Trường THCS Mạo Khê 2
- TRƯỜNG THCS MẠO KHÊ II ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA KỲ I – NGỮ VĂN 8 ……………………………. A. PHẦNVĂNHỌC. I. VĂN BẢN TRUYỆN KÍ VIỆTNAM 1. Yêu cầu về kiếnthức + HS hiểu và nắm được những kiến thức cơ bản về tác giả: Têntuổi Phong cách sángtác Giải thưởng (nếu Quê quán Đề tài có) Sự nghiệp sángtác Tác phẩm tiêubiểu + HS hiểu và nắm được những kiến thức cơ bản về tác phẩm: Hoàn cảnh sáng tác, vị trí, Ngôi kể, tác dụng của Nội dung và nghệ xuất xứ ngôikể thuật cơ bản của Thể loại Tình huống từng tácphẩm. Phương thức biểuđạt Đề tài Liên hệ thực tiễn Tómtắt cuộc sống hiện nay Đặc điểm nhân vật qua các chủ đề như: trường lớp, tình mẫu tử, phụ tử, gia đình, tình yêuthương. 2. Yêu cầu về kĩnăng Nhận biết tên tác giả và tác phẩm cùng đềtài. Nhận biết các kiến thức tiếng Việt trong ngữ liệu đãcho. Chỉ ra và nêu tác dụng của các biện pháp nghệ thuật trong vănbản. Tóm tắt, nêu được tình huống truyện, nắm vững nội dung và nghệ thuật củatruyện. Hiểu được ý nghĩa các văn bản. Giải thích được ý nghĩa nhan đề, chi tiết, hình ảnh, biện pháp nghệ thuật của tácphẩm. 3. Bảng thống kê kiến thức về tác giả, tácphẩm.
- Tên văn bản, Thể Phương thức Nội dung chủ yếu Đặc sắc nghệ tác giả loại biểu đạt thuật Tôi đi học Truyện Tự sự + Hồi tưởng lại tâm trạng bỡ Nhiều hình Thanh Tịnh ngắn miêu tả + ngỡ, hồi hộp, lo sợ, những ảnh so (19111988) biểu cảm cảm giác trong sáng, mới lạ sánhđặc sắc nảy nở trong lòng nhân vật Ngôn từ tôi ở ngày đầu tiên đihọc giàu chất thơ (Trữtình) Kể chuyện tự nhiên, hấp dẫn Trong lòng Hồi kí Tự sự + miêu Những đau đớn tủi cực Nhiều hình mẹ tả + biểu cảm của bé Hồng và tìn yêu ảnh so sánh gợi thương mẹ tha thiết của cảm (Nguyên em Lời văn Hồng) chân thực (19181982) giọng điệu trữ tình thiết tha Tức nước Tiểu Tự sự + Phê phán xã hội thực dân Tính cách vỡ bờ thuyết miêu tả nửa phong kiến tàn ác bất nhân vật miêu (Ngô Tất nhân và cơ ngợi vẻ đẹp tâm tả qua ngôn Tố) hồn, sức sống tiềm tàng ngữ, hành (1891954) của người phụ nữ nông dân động. Lời văn giản dị, chân thực. Lão Truyện Tự sự + miêu Số phận bi thảm của người Diễn biến Hạc(Nam ngắn tả + biểu cảm nông dân trong xã hội cũ. tâm lí nhân vật Cao) + nghị luận Ca ngợi những phẩm chất sâu sắc. (1915 1951) tốt đẹp củahọ. Kể chuyện tự nhiên, chân thực.
- II. VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI 1. Yêucầu: Học sinh nắm được những kiến thức cơ bản về: Tác giả, hoàn cảnh sáng tác, thể loại, kiểuvăn bản, phương thức biểu đạt, chủ đề, ngôi kể, tình huống truyện, tóm tắt, đặc điểm nhân vật, giá trị nội dung, nghệ thuật, ýnghĩa. Nắm được nội dung, nghệ thuật của một số đoạn văn, chi tiết, hình ảnh tiêu biểu, đặcsắc. Tóm tắt, nêu được tình huống truyện, nắm vững nội dung và nghệ thuật củatruyện; Giải thích được ý nghĩa nhan đề, chi tiết, hình ảnh, biện pháp nghệ thuật của tácphẩm. 2. Bảng thống kê các tác giả, tácphẩm. TT Tên văn Nội dung chủ yếu Tên tác Nghệ thuật bản giả chủ yếu 1 Lòng thương cảm sâu Nghệ thuật kể Cô bé bán Anđéc diêm xen sắc đối với một em bé chuyện hấpdẫn bất hạnh Đan xen giữa hiện thực và mộng tưởng Các tình tiết diễn biến hợplí. 2 Đánh nhau Xécvan Cặp nhân vật bất hủ Biện pháp nghệ thuật với cối tet trong văn học thế giới: và tương phản giữa 2 xay gió Đôn Kihôtê nực cười hình tượng nhân vật. Giọng điệu phê phán nhưng cơ bản có hài hước. những phẩm chất đáng Sử dụng tiếng cười quý; Xanchô Panxa có để giễu cợt cái hoang những mặt tốt song tưởng và tầm thường; cũng bộc lộ nhiều đề cao cái thực tế và điểm đáng chê trách. cao thượng 3 Chiếc lá O Henri Tình yêu thương cao Nghệ thuật khắc hoạ cuối cùng cả giữa những người nhân vật nghèo khổ và thông Xây dựng tình tiết hấp dẫn, sắp xếp chặt chẽ
- điệp về nghệ thuật khéo léo. Kết cấu đảo ngược tình huống hai lần. B. PHẦN TIẾNGVIỆT. I. Các đơn vị kiến thức cơbản: Trường từvựng Từ tượng hình, từ tượngthanh Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xãhội Trợ từ, thán từ, tình tháitừ. II. Yêu cầu về kiến thức, kĩnăng. HS nắm vững khái niệm, cách sử dụng của các đơn vị kiến thức cơ bảntrên. Biết vận dụng những kiến thức đó vào dựng đoạnvăn. Nhận diện và phân tích tác dụng của các kiến thức đó trong ngữliệu. III. Bảng tổng hợp kiến thức: Kiến thức Khái niệm/công dụng Ví dụ tiếng Việt Trường Trường từ vựng là Các từ: mặt, mắt, da, gò má, đùi, đầu, từ vựng tập hợp của những từ có ít cánh tay, miệng. nhất một nét chung về Đều có nét chung về nghĩa: Chỉ bộ nghĩa. phận cơ thể con người. * Lưu ý: Đặc điểm trường Trường từ vựng: bộ phận cơ thể con từ vựng: SGK trang 21, 22 người. Từ tượng Từ tượng hình là từ Từ tượng hình: lẻo khẻo, khệnh hình gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, khạng, lon khom... trạng thái của sự vật. Từ tượng thanh là từ Từ tượng mô phỏng âm thanh của tự Từ tượng thanh: hu hu, loảng xoảng, tí thanh nhiên, của con người tách.. * Tác dụng từ tượng hình, từ tượng thanh: gợi được hình ảnh, âm thanh cụ thể, sinh động, có giá trị biểu
- cảm cao. Từ địa Từ địa phương: là từ Từ địa phương: phương ngữ chỉ sử dụng ở một Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng. và biệt (hoặc một số) địa phương (HCM, Tức cảnh Pác Bó) ngữ xã nhất định. Biệt ngữ xã hội: Biệt ngữ xã hội: chỉ …. Cuối năm thế nào mợ cháu cũng hội được dùng trong một tầng về. lớp xã hội nhất định (Nguyên Hồng, Những ngày thơ ấu) Trợ từ Trợ từ:là những từ Nó ăn những hai bát cơm. chuyên đi kèm một từ ngữ trong câuđể nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến ở từ ngữ đó. Một số trợ từ: những, có, chính, đích, ngay, ... Thán từ Thán từ: từ dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc Ôi! Bài thơ này hay quá. của người nói (ôi, than ôi, trời ơi…) hoặc dùng để gọi đáp(này, ơi, vâng, dạ,..) Vị trí: thường đứng đầu câu, có khi nó được tách ra thành một câu đặc biệt Tình thái Tình thái từ là từ những từ được thêm vào câu để cấu tạo câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán và để biểu thị các sắc thái tình cảm của người nói. Một số loại tình thái từ: + Tạo câu nghi vấn:
- + Tình thái từ nghi vấn: à, Mẹ đi làm rồià ? ư, hả, hử, chứ, chăng…. + Tạo câu cầu khiến: + Tình thái từ cầu khiến: Con nínđi ! đi, nào, với,… + Tạo câu cảm thán: + Tình thái từ cảm thán: Khéothaymang lấy sắc tài làm chi ! thay, sao,… (Nguyễn Du, Truyện Kiều) + Tình thái từ biểu thị sắc thái tình cảm: ạ, nhé, + Biểu thị sắc thái tình cảm: cơ, mà,… Em chào cô ạ ! C. TẬP LÀMVĂN I. Các đơn vị kiến thức cơbản: Tính thống nhất về chủ đề của vănbản Bố cục của vănbản Xây dựng đoạn văn trong văn bản Liên kết các đoạn trong vănbản Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tựsự II. Yêu cầu về kiến thức, kĩnăng. HS cần nắm vững và vận dụng được các kĩ năng cơ bản về: + Bố cục của văn bản + Tính thống nhất về chủ đề của văn bản + Đoạn văn, từ ngữ chủ đề, câu chủ đề, các cách trình bày văn bản + Cách liên kết các đoạn văn trong văn bản Biết dựng đoạn văn làm rõ câu chủ đề, đảm bảo tính liên kết, bố cục nêu cảm nhận vềmột khía cạnh, đặc điểm của nhânvật Biết bày tỏ những suy nghĩ về những vấn đề thực tiễn cuộc sống hiện nay như: chủ đề trường lớp, tình mẫu tử, phụ tử, gia đình, tình yêuthương. Viết bài văn tự sự có kết hợp miêu tả, biểu cảm. D. Cấu trúc đề: Tự luận 100% I. Phần 1: Đọc – hiểu văn bản: 3 điểm Ngữ liệu: Ngoài sách giáo khoa Nội dung: + Đoạn văn bản gắn với đặc trưng thể loại: thể loại, phương thức biểu đạt,
- ngôi kể, nhân vật chính, nội dung đoạn văn bản, thông điệp rút ra, ý nghĩa của chi tiết, tình huống truyện. (Mức độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp) + Tiếng Việt: Các kiến thức tiếng Việt đã học: Trường từ vựng; Từ tượng hình, từ tượng thanh; Trợ từ, thán từ; Tình thái từ. (Mức độ: nhận biết, thông hiểu) II. Phần 2: Làm văn: 7 điểm 1. Viết đoạn văn khoảng từ 79 câu: 2 điểm (vận dụng thấp) * Nội dung: Cảm nhận hoặc trình bày suy nghĩ về một nhân vật – một khía cạnh của nhân vậttrong các văn bản truyện kí hiện đại: “Trong lòng mẹ, Lão Hạc”. 1. Đoạn trích: “Trong lòng mẹ”: tình yêu thương mẹ của bé Hồng: Qua cuộc nói chuyện với bà cô: + Tin yêu mẹ + Thương xót mẹ và vô cùng đau đớn, khóc tức tưởi + Đau đớn đến, uất ức đến cực điểm khi bà cô tươi cười kể tình cảnh tội nghiệp của mẹ. Khi được gặp mẹ và ở trong lòng mẹ: + Vội vã, bối rối, lập cập rồi òa lên khóc dỗi hờn khi gặp lại mẹ. + Cảm giác sung sướng, hạnh phúc đén cực điểm khi được ở trong lòng mẹ. Một thế giới dịu dàng những kỉ niệm và ăm ắp tình mẫu tử…Bé Hồng bồng bềnh trong cảm gaics vui sướng, rạo rực…. Một bài ca về tình mẫu tử cảm động và thiêng liêng 2. Đoạn trích trong truyện ngắn “Lão Hạc”: a. Nhân vật lão Hạc: Những phẩm chất cao đẹp của lão Hạc: Hiền lành, nhân hậu Tình yêu thương con mãnh liệt: + Khi con trai không lấy được vợ phẫn chí bỏ đi, lão rất thương con; ngày đêm mong ngóng tin tức của con, lão day dứt vì chưa làm tròn bổn phận của người cha. + Lão chăm sóc, yêu thương con Vàng vì một phần đó là kỉ vật con lão để lại, lão hi vọng ngày con trở về. + Tình yêu thương con của lão Hạc được thể hiện rõ nhất qua việc: Lão tìm mọi cách để giữ lại mảnh vườn cho con trai, lão thà chết chứ nhất định không bán đi một sào. Tình cha con của lão Hạc là một tình cảm thiêng liêng và cảm động, lão đã chết để trọn đạo làm cha.
- Sống trong sạch,giàu đức hi sinh Giàu lòng tự trọng: + Lão không muốn phiền lụy hàng xóm, đã nhịn đói để dành tiền nhờ hàng xóm lo ma chay cho mình: gửi ông giáo 30 đồng. + Khi bị đẩy vào hoàn cảnh túng quẫn, lão không chấp nhận sự thương hại của mọi người. Lão đã từ chối mọi sự giúp đỡ của ông giáo... + Lão tự kiếm sống qua ngày, khi không còn gì để sống và không muốm bị biến chất như Binh Tư, lão Hạc đã chọn cho mình cái chết. Cái chết của lão thật dữ dội và đau đớn như để chuộc lỗi với cậu Vàng. Cái chết của lão xuất phát từ lòng tự trọng cao đẹp. b. Nhân vật ông giáo: Quan tâm, chia sẻ, động viên lão Hạc Là người hiểu đời, hiểu người: Triết lí sâu sắc về cách đánh giá con người, đồng cảm, yêu thương con người… * Tích hợp tiếng Việt và Tập làm văn: + Tiếng Việt: Từ tượng hình, Tình thái từ. + Tập làm văn: Kiểu dựng đoạn (diễn dịch, quy nạp, …), câu chủ đề. 2.Viết bài văn tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm: 5 điểm(vận dụng thấp: 4 điểm, vận dụng cao:1 điểm) * Dàn ý của bài văn tự sự kết hợp yếu tố miêu tả biểu cảm có bố cục 3 phần. + Mở bài:Thường giới thiệu sự việc, nhân vật và tình huống xảy ra câu chuyện(cũng có khi nêu kết quả sự việc, số phận nhân vật trước, sau đó Thân bài mới kể ngược lên theo trình tự thời gian.) + Thân bài: Kể lại diễn biến câu chuyện theo một trình tự nhất định (Thực chất trả lời câu hỏi: câu chuyện diễn ra như thế nào? Trong khi kể, người viết thường kết hợp miêu tả người, sự việc và thể hiện tình cảm thái độ của mình trước sự việc và con người được miêu tả.) + Kết bài:Thường nêu kết cục và cảm nghĩ người trong cuộc(người kể chuyện hay một nhân vật nào đó). (Chú ý: Trong từng phần cần đưa vào các nội dung miêu tả và biểu cảm cho phù hợp để giúp người đọc hình dung cụ thể sự việc và làm nổi bật tư tưởng chủ đề câu chuyện.) * Một số đề viết bài văn HS tự luyện tập:
- Đề 1: Kể một kỉ niệm với người bạn tuổi thơ khiến em xúc động và nhớ mãi. Từ kỉ niệm đó, em có suy nghĩ gì về ý nghĩa của tình bạn đẹp trong cuộc sống hôm nay ? Đề 2: Kể về một việc em đã làm khiến bố mẹ vui lòng. Từ câu chuyện đó, em có suy nghĩ gì về bổn phận của người con trong gia đình ? Đề 3: Người ấy (thầy cô, người thân,…) sống mãi trong lòng tôi. Từ câu chuyện đó, em thấy được trách nhiệm gì của tuổi trẻ trong môi trường học đường? * Gợi ý mẫu một đề: Đề 1: Kể một kỉ niệm với người bạn tuổi thơ khiến em xúc động và nhớ mãi. Từ kỉ niệm đó, em có suy nghĩ gì về ý nghĩa của tình bạn đẹp trong cuộc sống hôm nay ? Dàn ý: a. Mở bài: Giới thiệu người bạn thân của mình là ai? Kỉ niệm khiến mình xúc động nhất là gì? (nêu một cách khái quát) b. Thân bài: Tập trung kể về kỉ niệm xúc động ấy + trình bày suy nghĩ của bản thân về tình bạn đẹp Nó xảy ra ở đâu, lúc nào? (thời gian, hoàn cảnh,…). Với ai? (nhân vật) Chuyện xảy ra như thế nào?(mở đầu, diễn biến, cao trào – nếu có, kết quả) Điều gì khiến em xúc động? Xúc động như thế nào? (miêu tả các biểu hiện của sự xúc động) Ý nghĩa của tình bạn đẹp: … c. Kết bài: Em có suy nghĩ gì về kỉ niệm đó? (Chú ý: Trong từng phần cần đưa vào các nội dung miêu tả và biểu cảm cho phù hợp để giúp người đọc hình dung cụ thể sự việc và làm nổi bật tư tưởng chủ đề câu chuyện.) …………. Hết…………..
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 7 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
3 p | 176 | 12
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Hóa học 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Bắc Thăng Long
1 p | 121 | 7
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Tiếng Anh 7 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
5 p | 89 | 7
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Tiếng Anh 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Bắc Thăng Long
10 p | 98 | 6
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Bắc Thăng Long
2 p | 49 | 5
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn 7 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
4 p | 187 | 5
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 8 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
3 p | 109 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 6 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 96 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Lịch sử 9 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 137 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 9 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
4 p | 127 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Bắc Thăng Long
3 p | 74 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn 9 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 59 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn 8 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 59 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Vật lí 8 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 94 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Vật lí 6 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 119 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Tiếng Anh 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
3 p | 110 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn GDCD 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 129 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn GDCD 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 107 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn