intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2022-2023 - Trường THCS Nguyễn Đức Cảnh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:11

12
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sau đây là “Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2022-2023 - Trường THCS Nguyễn Đức Cảnh” được TaiLieu.VN sưu tầm và gửi đến các em học sinh nhằm giúp các em có thêm tư liệu ôn thi và rèn luyện kỹ năng giải đề thi để chuẩn bị bước vào kì thi giữa học kì 1 sắp tới. Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2022-2023 - Trường THCS Nguyễn Đức Cảnh

  1. PHÒNG GD&ĐT THỊ XàĐÔNG TRIỀU TRƯỜNG THCS NGUYỄN ĐỨC CẢNH ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I MÔN: NGỮ VĂN 9 Năm học 2022 ­ 2023 PHẦN I: NỘI DUNG ÔN TẬP I.ĐỌC HIỂU 1. Ngữ liệu đọc hiểu: ngoài Sách giáo khoa ­ Xác định được nội dung của Ngữ liệu ­ Xác định thông điệp gửi đến từ ngữ liệu ­ Rút ra bài học từ ngữ liệu 2. Tiếng Việt ­ Các BPTT đã học: so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, điệp ngữ….chỉ  ra,   gọi tên và nêu tác dụng của BPTT được sử dụng. ­ Các phương châm hội thoại ­ Cách dẫn trực tiếp và gián tiếp * Các phương châm hội thoại Kiến thức Ví dụ Tên  phương châm Phương   châm   về Khi   giao   tiếp,   cần   nóiVi   ệt Nam có nhiều danh  lượng cho   có   nội   dung.   Nộilam th   ắng cảnh đẹp. (Vi  dung   lời   nói   phải   đúng phạm   phương   châm   về  như   yêu   cầu   của   giao lượng,   thừa   từ đẹp.   Vì  tiếp, không   thiếu, danh     lam   có   nghĩa   là  không thừa. cảnh đẹp)
  2. Phương châm về chất Khi giao tiếp,  đừng nói­ “Ăn đ   ơm, nói đặt”: Vu  những   điều   mà khống,   đặt   điều,   bịa  mình không   tin   là  chuyện. đúng hay không   có ­    “Ăn   ốc   nói   mò”:   Nói  bằng chứng xác thực. không có căn cứ Khi   giao   tiếp,   cần nói   đúng   vào   đề   tài   giao   Phương châm quan hệ tiếp, tranh nói lạc đề. “Ông nói gà bà nói vịt”  (nói   không   đúng   đề   tài  giao tiếp, mỗi người nói  một nẻo) ­ Ăn nên đọi nói nên lời  (Khuyên   nói   năng   rành  mạch, rõ ràng). Khi   giao   tiếp,   cần   chú ­   Dây   cà   ra   dây   muống  Phương   châm   cách  ý nói   ngắn   gọn,   rành  (Nói   năng   dài   dòng,  thức mạch tránh nói mơ hồ. rườm rà.) ­   Lúng   búng   như   ngậm  hạt   thị   (Nói   ấp   úng  không thành lời.) Khi   giao   tiếp,   cần tế  Hỏi tên rằng: Mã Giám  Phương châm lịch sự nhị và tôn   trọng người Sinh khác. Hỏi   quê   rằng:   Huyện  Lâm Thanh cũng gần ­>   Vi   phạm   PCLS:   nói  năng cộc lốc.
  3. Lưu ý: (1) Quan hệ giữa các phương châm hội thoại: Để tuân thủ các phương  châm trong hội thoại, người nói phải nắm được các đặc điểm của tình  huống giao tiếp (Nói với ai? Nói khi nào? Nói ở đâu? Nói nhằm mục đích  gì?) (2) Nguyên nhân vi phạm phương châm hội thoại: ­ Người nói vô ý, vụng về thiếu văn hóa trong giao tiếp. (VD: Anh làm rể  hỏi thăm người trèo cây...) ­ Người nói phải  ưu tiên cho một phương châm hội thoại hoặc một yêu  cầu khác quan trọng hơn. (VD: Bác sĩ nói dối với bệnh nhân về tình trạng   sức khoẻ). ­ Người nói muốn gây một sự  chú ý, hướng người nghe hiểu theo một ý  nghĩa hàm  ẩn nào đó. (VD: Câu nói: “Tiền bạc chỉ  là tiền bạc” vi phạm  phương châm về  lượng để  buộc người nghe phải hiểu câu nói theo một  nghĩa khác). *. Cách dẫn trực tiếp, cách dẫn gián tiếp a. Cách dẫn trực tiếp ­ Nhắc lại nguyên văn lời nói, suy nghĩ của người hoặc nhân vật; đặt   trong dấu ngoặc kép và sau dấu hai chấm. b. Cách dẫn gián tiếp ­ Thuật lại lời nói hay ý nghĩ của người khác hay nhân vật có điều  chỉnh cho thích hợp. c. Cách chuyển từ dẫn trực tiếp sang dẫn gián tiếp ­ Bỏ dấu hai chấm và dấu ngoặc kép ­ Thay đổi từ xưng hô cho thích hợp. ­ Lược bỏ các tình thái từ. ­ Có thể thêm từ rằnghoặctừ làtrước lời dẫn. Ví dụ:  Cô giáo dặn cả  lớp mình: “Sắp đến đợt kiểm tra giữa kì,  các em  cần chăm học hơn nữa”.  Cô giáo dặn cả lớp mình là sắp đến đợt kiểm tra giữa kì, chúng mình  cần chăm học hơn nữa. * Vận dụng viết đoạn văn có sử dụng cách dẫn trực tiếp hoặc gián   tiếp. II.LÀM VĂN 1.Viết đoạn văn nghị luận:  ­ Nội dung:  trình bày ý kiến về  1 vấn đề  trong đời sống xã hội (một sự  việc, hiện tượng hoặc một vấn đề  liên quan đến tư  tưởng đạo đức của  con người): tình yêu thương, lòng dũng cảm, cho và nhận, vô cảm, tinh  thần đoàn kết, lòng tự hào dân tộc.  ­ Hình thức: Dung lượng: từ 12 đến 15 câu hoặc 200 từ
  4.                      Đoạn văn quy nạp hoặc diễn dịch 2. Viết bài văn  * Văn thuyết minh: ­ Các phương pháp thuyết minh đã học. ­ Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh. ­ Sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh.  * Văn tự sự: ­ Văn bản tự sự là gì? ­ Vai trò của yếu tố miêu tả, miêu tả nội tâm trong VB tự sự.          ­ Viết bài văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm PHẦN II. MỘT SỐ ĐỀ MINH HỌA I. Cấu trúc đề Câu 1 (3,0 điểm) Đọc văn bản (hoặc đoạn trích) và trả lời các câu hỏi liên quan đến  nội dung. Câu 2 (2,0 điểm):  Tạo lập đoạn văn nghị luận từ nội dung phần đọc hiểu. Câu 3 (5,0 điểm): Tạo lập văn bản II. Đề minh họa ĐỀ I Câu 1: (3,0 điểm) Đọc kĩ đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:      Giữa năm 2015, bà Lê Thị Thảo, mẹ của Hòa, quyết định tặng thận…       […] Tháng 3­2016, Hòa lên bàn mổ  để  tặng một quả  thận cho một   người phụ nữ trạc tuổi mẹ mình. Người được nhận thận quê ở Hà Nam, đã   bị suy thận nhiều năm và cần được ghép thận để tiếp tục được sống.       […] Để  tặng được quả  thận, từ  khi quyết định hiến tặng đến khi lên   bàn mổ, bà Thảo đã phải hơn 10 lần một mình một xe máy từ Bắc Ninh ra   bệnh viện Việt Đức  ở  Hà Nội để  làm các xét nghiệm. Con gái bà Thảo   cũng vậy, và cuối năm 2016 khi mẹ con bà được mời lên truyền hình để nói   về  ý nghĩa của việc hiến tặng mô tạng, hai mẹ  con lại chở  nhau bằng xe   máy từ Bắc Ninh lên Hà Nội rồi vội vã trở  về ngay trong đêm… Nếu có ai   hỏi về  chuyện hiến thận  đã qua, bà chỉ  phẩy tay cười: “Cứ  nghĩ bình   thường đi, bình thường với nhau đi, bây giờ  tôi chẳng đang rất khỏe là   gì…”      Và nhờ cái “bình thường” của mẹ con bà Thảo, giờ đây có thêm hai gia   đình được hạnh phúc vì người thân của họ được khỏe mạnh trở lại. Ở Bắc   Ninh, gia đình bà Thảo cũng đang rất vui vẻ. Nỗi đau đớn của ca đại phẫu  
  5. thuật đã qua đi, giờ đây trên bụng hai mẹ con là hai vết sẹo dài, như chứng   nhân về quyết định rất đỗi lạ  lùng, về  việc sẵn sàng cho đi mà không băn   khoăn một phần thân thể của mình.       Có lẽ bạn đọc nghĩ rằng đó là hai con người kì lạ, nhưng khi gặp họ và   trò chuyện, chúng tôi mới thấy mẹ con bà Thảo không kì lạ chút nào, họ chỉ   muốn tặng quà một cách vô tư  để  nhận lại một thứ  hạnh phúc tinh thần   nào đó mà tôi không thể nào định danh được! (Trích Hai mẹ con cùng hiến thận, Lan Anh, Báo Tuổi trẻ, ngày 31/5/2018) a. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. b. Chỉ ra lời dẫn trực tiếp được sử dụng trong đoạn trích. c. Xác định và nêu tác dụng của phép tu từ được sử dụng trong câu trên. “Nỗi đau đớn của ca đại phẫu thuật đã qua đi, giờ  đây trên bụng hai mẹ   con là hai vết sẹo dài, như  chứng nhân về  quyết định rất đỗi lạ  lùng, về   việc sẵn sàng cho đi mà không băn khoăn một phần thân thể của mình.” d..  Theo em, thứ  hạnh phúc tinh thần mà người viết không thể  nào định   danh được  là gì?  Câu 2 (2,0 điểm): Từ nội dung phần đọc hiểu, em hãy viết đoạn văn (khoảng 12 đến 15  câu) nêu suy nghĩ của em về tình yêu thương trong cuộc sống. Câu 3 (5,0 điểm): Dựa vào nội dung tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương”  của Nguyễn Dữ,  em hãy đóng vai nhân vật Trương Sinh  để  kể  lại câu  chuyện về cuộc sống của Vũ Nương nơi trần thế, nỗi oan khuất, cái chết   bi thảm của nàng và bày tỏ niềm day dứt, ân hận của Trương Sinh. GỢI Ý Câu Nội dung Câu 1 (3 điểm) a ­ PTBĐ chính: Tự sự (0,5đ) b Chỉ ra lời dẫn trực tiếp được sử dụng trong đoạn trích. (0,5đ) Lời dẫn trực tiếp  được sử  dụng trong  đoạn trích: “Cứ  nghĩ bình   thường đi, bình thường với nhau đi, bây giờ tôi chẳng đang rất khỏe   là gì…” c ­  Biện pháp tu từ  được sử  dụng trong câu văn trên là biện pháp so   (1đ) sánh. Hai vết sẹo dài trên bụng hai mẹ con (bà Thảo và Hòa) được  so sánh như  chứng nhân về  quyết định rất đỗi lạ  lùng, về  việc sẵn   sàng cho đi mà không băn khoăn một phần thân thể của mình. ­ Tác dụng của biện pháp so sánh: + Khẳng định giá trị của những vết thương mà hai mẹ con phải chịu   đựng.
  6. + Hai vết sẹo ấy là bằng chứng sáng rõ nhất của tinh thần làm việc  thiện, sẵn sàng cho đi một phần thân thể  của mình mà không cần   đáp lại. ⟹ Khẳng định tinh thần hiến dâng, biết sống vì người khác của hai   mẹ con. d Thứ  hạnh phúc tinh thần mà người viết không thể  nào định danh   (1đ) được  là niềm hạnh phúc của việc cho đi, của tinh thần sẻ chia, biết   sống vì người khác, biết yêu thương với những số  phận bất hạnh  trong cuộc đời. 2 *  Nêu vấn  đề  cần nghị  luận: tình yêu thương trong cuộc sống  (2đ) được gợi dẫn từ câu chuyện trên. *Giải thích;  Tình yêu thương là tình cảm thương yêu, chia sẻ  và  đùm bọc lẫn nhau của con người. * Bàn luận ­ Biểu hiện của tình yêu thương: + Trong gia đình:Ông bà thương con cháu, cha mẹ  thương con, con   thương ba mẹ, con cái biết nghe lời, yêu thương cha mẹ là thể hiện   tình yêu thương.. Cha mẹ chấp nhận hi sinh, cực nhọc để  làm việc   vất vả và nuôi dạy con cái nên người + Trong xã hội: Tình yêu thương thể  hiện  ở  tình yêu đôi lứa . Tình  thương dành cho những con người có số  phận đau khổ, bất hạnh.  Quan tâm, chia sẻ  vật chất cho những người sống khó khăn, thiếu  thốn, cần sự giúp đỡ ở quanh mình. + Lên án, đấu tranh chống lại những thế lực đày đọa, bóc lột, ngược  đãi con người. ­ Ý nghĩa của tình yêu thương: +  Sưởi  ấm tâm hồn những con người cô đơn, đau khổ, bất hạnh,  truyền cho họ sức mạnh, nghị lực để vượt lên hoàn cảnh. + Tạo sức mạnh cảm hoá kì diệu đối với những người “lầm đường  lạc lối”; mang lại niềm hạnh phúc, niềm tin và cơ  hội để  có cuộc  sống tốt đẹp hơn; + Là cơ sở xây dựng một xã hội tốt đẹp, có văn hóa. ­  Phản   đề: Phê   phán   những   người   trong   xã   hội   sống   thiếu   tình  thương, vô cảm, dửng dưng trước nỗi  đau chung của đồng loại;  những kẻ  ích kỉ, chỉ  biết lo cho cuộc sống của bản thân mình mà   không quan tâm đến bất cứ ai. * Kết thúc vấn đề: Khẳng định lại vấn đề: Tình yêu thương có vai  trò quan trọng trong cuộc sống, là lẽ  sống của mỗi người. vì vậy  chúng ta phải biết yêu thương lẫn nhau. Câu 3 1. Mở bài
  7. (5đ) ­ Lời giới thiệu của Trương Sinh (về quê quán, gia cảnh…) ­ Lời giới thiệu của Trương Sinh về người vợ của mình (tên, tính  tình, hình thức…) 2. Thân bài * Trước khi đi lính: ­ Vừa xây dựng gia đình, cuộc sống vợ chồng rất hạnh phúc. ­ Đất nước có chiến tranh, triều đình bắt đi lính đánh giặc . Tuy con  nhà hào phú, nhưng không có học nên tên phải ghi trong sổ lính đi  vào loại đầu. ­ Xa gia đình trong cảnh mẹ già, vợ bụng mang dạ chửa. * Khi trở về: ­ Mẹ đã mất, con trai đang tuổi học nói. ­ Tin vào câu nói của con nên đã hiểu lầm. ­ Ghen tuông mù quáng nên đã đẩy người vợ đến cái chết oan ức. ­ Sau đó, biết là mình đã nghi oan cho vợ nhưng việc trót đã qua rồi. 3. Kết bài ­ Ân hận vì mình đã mù quáng nghi oan cho vợ khiến gia đình tan nát. ­ Mong mọi người nhìn vào bi kịch gia đình để rút ra bài học. Lưu ý: Bài văn yêu cầu kể về Vũ Nương khi còn sống cùng với nỗi  oan khuất, cái chết bi thảm của nàng. Học sinh không kể phần cuộc  sống của nàng dưới Thủy cung và sự việc nàng trở về trên sông. ĐỀ 2 Câu1 (3 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: “Năm tháng qua đi, bạn sẽ  nhận ra rằng  ước mơ không bao giờ  biến mất.  Kể  cả những  ước mơ rồ dại nhất trong lứa tuổi học trò – lứa tuổi bất  ổn   định nhất. Nếu bạn không theo đuổi nó, chắc chắn nó sẽ  trở  lại một lúc  nào đó, day dứt trong bạn, thậm chí dằn vặt bạn mỗi ngày. Nếu vậy, sao bạn không nghĩ đến điều này ngay từ bây giờ? Sống một cuộc đời cũng giống như  vẽ  một bức tranh vậy. Nếu bạn  nghĩ thật lâu về điều mình muốn vẽ, nếu bạn dự tính được càng nhiều màu   sắc mà bạn muốn thể hiện, nếu bạn càng chắc chắn về  chất liệu mà bạn  sử  dụng thì bức tranh trong thực tế  càng giống với hình dung của bạn.  Bằng không, có thể  nó sẽ  là những màu mà người khác thích, là bức tranh   mà người khác ưng ý, chứ không phải bạn. Đừng để ai đánh cắp ước mơ của bạn. Hãy tìm ra ước mơ cháy bỏng nhất  của mình, nó đang nằm ở nơi sâu thẳm trong tim bạn đó, như một ngọn núi   lửa đợi chờ được đánh thức…”
  8.       (Theo Phạm Lữ Ân, Nếu biết trăm năm là hữu hạn, NXB Hội Nhà văn,  2012) a. Đoạn trích sử dụng phương thức biểu đạt chính nào? b. Xác định và nêu tác dụng của phép tu từ  được sử  dụng trong đoạn văn  sau: “Sống một cuộc đời cũng giống như  vẽ  một bức tranh vậy. Nếu bạn   nghĩ thật lâu về điều mình muốn vẽ, nếu bạn dự tính được càng nhiều màu   sắc mà bạn muốn thể  hiện, nếu bạn càng chắc chắn về chất liệu mà bạn   sử  dụng thì bức tranh trong thực tế  càng giống với hình dung của bạn.   Bằng không, có thể nó sẽ là những màu mà người khác thích, là bức tranh   mà người khác ưng ý, chứ không phải bạn”. c.  Em hiểu như  thế  nào về  ý kiến: “Đừng để  ai đánh cắp  ước mơ  của  bạn.”?  d. “Ước mơ cháy bỏng nhất” của em là gì? Em sẽ làm gì để biến ước mơ  đó thành hiện thực?  Câu 2 (2,0 điểm):  Từ nội dung phần đọc – hiểu, em hãy viết một đoạn văn khoảng 200  từ theo cách diễn dịch để nêu suy nghĩ của em về ước mơ của mỗi người.  Câu 3 (5 điểm)  Cây dừa trong đời sống người dân Việt Nam. GỢI Ý Câu Nội dung Câu 1 (3 điểm) a ­ PTBĐ chính: Nghị luận (0,5đ) b ­ Phép tu từ so sánh: Sống một cuộc đời cũng giống như vẽ một bức   (0,5đ) tranh vậy. ­ Tác dụng: Tác giả  đã chỉ  ra sự  tương đồng giữa “sống một cuộc  đời” với “vẽ một bức tranh” làm cho câu văn giàu sức gợi hình, gợi  cảm; giúp người đọc dễ  hình dung ra cách sống chủ  động của mỗi   người   để   cố  gắng phấn  đấu biến  ước  mơ   của mình  thành hành  động.  c Hiểu ý kiến: “Đừng để ai đánh cắp ước mơ của bạn.”  (1đ) ­  Ước mơ  là những mong muốn, khát khao những mong đợi hoặc  những ý tưởng, hoài bão tốt đẹp mà con người muốn biến thành hiện  thực.  ­ Con người cần phải biết giữ  gìn, bảo vệ  không để  những thử  thách, khó khăn trong cuộc sống làm thui chột đi những  ước mơ  và  cũng không để người khác ngăn cản chúng ta hiện thực hóa ước mơ  ấy.  d ­ Nêu được ước mơ cháy bỏng nhất của bản thân. 
  9. (1đ) ­ Bày tỏ  được những hành động, việc làm của mình để  thực hiện  ước mơ.  (Nội dung câu trả lời cần chặt chẽ, hợp lí không trái với chuẩn mực   đạo đức và pháp luật) GV căn cứ mức độ hợp lí của câu trả lời để cho điểm 2 * Nêu vấn đề nghị luận: Ước mơ có vai trò vô cùng quan trọng đối  (2đ) với cuộc sống con ngườ * Giải thích: Ước mơ là những dự định, khát khao mà mỗi chúng ta  mong muốn đạt được trong thời gian ngắn hoặc dài. Ước mơ chính  là động lực để mỗi chúng ta vạch ra phương hướng đường đi để  dẫn tới ước mơ. * Bàn luận: – Vai trò và ý nghĩa của ước mơ trong cuộc sống của con người: + Ước mơ chính là ngọn đuốc soi sáng trong tim mỗi chúng ta nó  hướng chúng ta tới những điều tốt đẹp. + Ước mơ cũng chính là mong muốn được cống hiến sức lực của  mình cho xã hội và khi chúng ta đạt được ước mơ cũng là lúc chúng  ta được thừa nhận năng lực của mình. – Phân tích được con đường đi tới ước mơ có dễ dàng không? + Con đường dẫn tới ước mơ cũng vô cùng khó khăn, không phải lúc  nào cũng dễ dàng đạt được, nhưng với những người kiên trì, bền chí,  thì ước mơ sẽ giúp cho bạn định hướng cho tương lai của mình một  cách tốt đẹp nhất. + Ước mơ là vì sao sáng soi những lối ta đi, khi đi qua những khó  khăn nhìn thấy ước mơ của mình lấp lánh ở phía xa xa, bạn sẽ nỗ  lực bước tiếp. – Cuộc sống mà không có ước mơ thì sẽ như thế nào? + Không có ước mơ bạn sẽ không xác định được mục tiêu sống của  mình là gì. Chính vì không xác định được phương hướng sẽ dẫn tới  bạn sẽ sống hoài sống phí, và trở thành người tụt hậu bị bạn bè, xã  hội bỏ lại phía sau. – Mở rộng, phản đề: + Trong xã hội ngày nay bên cạnh những bạn trẻ sống có ước mơ có  lý tưởng rất đáng trân trọng, thì bên cạnh đó vẫn còn nhiều bạn trẻ  sống không có ước mơ, sống buông thả đời mình theo số phận muốn  tới đâu thì tới, điều đó thật đáng buồn. * Kết thúc vấn đề: – Mỗi người cần có ước mơ, mục đích sống cho riêng mình. – Để đạt được ước mơ, chúng ta cần ra sức rèn luyện học tập, tu 
  10. dưỡng đạo đức để chuẩn bị những tư trang cần thiết cho con đường  đi tới ước mơ của mình. 3 1. Mở bài ­ Không biết từ  bao giờ  mà cây dừa đã đi vào thơ  ca rất đỗi thân   thuộc và trìu mến, cây dừa là một loại cây rất quen thuộc và ý nghĩa   (5đ) đối với cuộc sống của người dân. ­ Cây dừa gắn bó thủy chung son sắt với con người. 2. Thân bài a. Nơi phân bố ­   Trên  thế   giới:   Dừa   thường   phân   bố   ở   vùng  châu   Á,   Thái   Bình  Dương. ­  Ở  Việt Nam: Dừa thường tập trung từ  Quảng Ngãi đến Cà Mau   nhưng nhiều nhất là ở Bình Định và Bến Tre. b. Đặc điểm ­ Khả năng sinh sống: + Thường sống ở khí hậu nhiệt đới. + Phát triển trên đất pha cát và có khả năng chống chịu tốt. + Dừa cần độ   ẩm cao (70 ­ 80%) để  có thể  phát triển một cách tối  ưu. ­ Cấu tạo: + Thân dừa:  Cây dừa cao  khỏe, có  màu nâu sậm, hình trụ  và có  những nốt vằn trên thân. + Lá: Lá dài, xanh và có nhiều tàu. + Hoa: Trắng và nhỏ. + Quả: Phát triển từ hoa, bên ngoài màu xanh dày, bên trong có cùi và   nước. +   Buồng   dừa:   Chứa   các   quả   dừa,   mỗi   buồng   thường   có   khoảng  mười lăm quả. c. Phân loại ­ Dừa xiêm: Loại dừa này trái thường nhỏ, có màu xanh, nước dừa  rất ngọt, thường dùng để uống. ­ Dừa nếp: Quả vàng xanh mơn mởn. ­ Dừa lửa: Lá đỏ, quả vàng hồng. ­ Dừa dứa: Quả nhỏ, màu xanh, nước ngọt, vì thơm mùi dứa nên gọi  là dừa dứa. ­ Dừa sáp: Cùi dừa vừa xốp, vừa mềm mại lại dẻo như bột đã được  nhào sệt, đồng thời lại có màu vàng đục như sáp, chỉ có ở vùng Cầu   Kè (Trà Vinh). d. Giá trị sử dụng: ­   Nước   dừa:   Thường   được   dùng   làm   nước   uống,   kho   cá,   nước  chấm…
  11. ­ Cùi dừa: làm kẹo, mứt hay làm nước cốt dừa... ­ Dầu dừa: nấu ăn, dưỡng tóc, dưỡng da… ­ Xơ dừa: dùng làm dây thừng... ­ Thân dừa: làm cột nhà, làm cầu bắc qua sông… ­ Hoa dừa: dùng để trang trí... ­ Gáo dừa: dùng để nấu ăn hay vật dụng trong gia đình…. ­   Rễ   dừa   có   thể   dùng   làm   thuốc   nhuộm,   thuốc   sát   trùng   để   súc  miệng… ­ Làm đồ thủ công mỹ nghệ. 3. Kết bài Dừa là một người bạn rất hữu ích với người dân quê Việt Nam. Dừa  rất có ích cho cuộc sống và tinh thần của người dân.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2