intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Vật lý lớp 10 năm 2021-2022 - Trường THPT Uông Bí

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

9
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để hệ thống lại kiến thức cũ, trang bị thêm kiến thức mới, rèn luyện kỹ năng giải đề nhanh và chính xác cũng như thêm tự tin hơn khi bước vào kì kiểm tra sắp đến, mời các bạn học sinh cùng tham khảo "Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Vật lý lớp 10 năm 2021-2022 - Trường THPT Uông Bí" làm tài liệu để ôn tập. Chúc các bạn làm bài kiểm tra tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Vật lý lớp 10 năm 2021-2022 - Trường THPT Uông Bí

  1. ĐỀ CƯƠNG THI GIỮA HỌC KÌ 1-LỚP 10-NĂM HỌC 2022-2023 A. PHẦN TRẮC NGHIỆM Câu 1: Đối tượng nghiên cứu của vật lý là gì? A. Các dạng của vật chất và năng lượng. B. Tương tác giữ vật chất. C. Các dạng năng lượng. C. Các hiện tượng vật lý. Câu 2: Phương pháp nghiên cứu thường sử dụng của vật lý là? A. Phương pháp mô hình. B. Phương pháp trực quan. C. Phương pháp thực nghiệm và mô hình. C. Phương pháp thực nghiệm. Câu 3: Vật lí được coi là cơ sở của A. KHTN và công nghệ. B. KHTN và KHXH. C. KHXH. C. mọi lĩnh vực đời sống. Câu 4: Lĩnh vực không phải là lĩnh vực nghiên cứu của vật lí? A. Quang học. B. Nhiệt học. C. Địa chất học. D. Thuyết tương đối. Câu 5: Giai đoạn nào không phải giai đoạn chính trong quá trình phát triển của vật lí? A. Tiền vật lí. B. Vật lí nguyên thủy. C. Vật lí cổ điển. D. Vật lí hiện đại. Câu 6: Sự phát triển của vật lí học cổ điển là từ A. thế kỉ XVII đến cuối thế kỉ XIX. B. thế kỉ XVI đến cuối thế kỉ XIX. C. thế kỉ XVII đến cuối thế kỉ XX. D. thế kỉ XVI đến cuối thế kỉ XX. Câu 7: Một trong những đặc trưng cơ bản của cuộc cách mạng công nghiệp là thứ hai vào cuối thế kì XIX là sự xuất hiện trong mọi lĩnh vực sản xuất và đời sống của các thiết bị A. đòn bẩy. B. động cơ hơi nước. C. điện. D. bán dẫn. Câu 8: Nhờ việc khám phá ra hiện tượng nào của nhà bác học Faraday mà sau đó các máy phát điện ra đời? A. Sự nở vì nhiệt. B. Cảm ứng điện từ. C. Khúc xạ ánh sáng. D. Va chạm. Câu 9: Sử dụng trí tuệ nhân tạo, robot, internet toàn cầu…là đặc trưng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 10: Đặc trưng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3 là A. tự động hóa quá trình sản xuất. B. sử dụng công nghệ vật liệu siêu nhỏ nano. C. điện thoại thông minh. D. nhà ở thông minh. Câu 11: Trong các hoạt động dưới dây, hoạt động nào không tuân thủ nguyên tắc an toàn khi sử dụng điện? A. Bọc kĩ dây dẫn điện bằng vật liệu cách điện. B. Kiểm tra kĩ mạch điện trước khi đóng cầu dao. C. Đóng cầu dao sau đó chỉnh sửa mạch điện. D. Kiểm tra mạch điện bằng bút thử điện. Câu 12: Để đảm bảo an toàn khi sử dụng thiết bị trong phòng thực hành ta cần? A. Đọc kĩ hướng dẫn và kí hiệu trên thiết bị. B. Thực hiện nghiêm túc các qui định về an toàn phòng dịch. C. Không sử dụng điện khi tiến hành các thí nghiệm. D. Tắt mạng khi thực hiện các thí nghiệm. Câu 13: Điều nào sau đây sai? Khi thiết bị nhiệt và thủy tinh bị nung nóng có thể A. gây bỏng với người sử dụng. B. gây nứt các bộ phận làm bằng thủy tinh. C. gây vỡ các bộ phận làm bằng thủy tinh. D. gây dẫn điện trong thủy tinh. Câu 14: Chọn đáp án sai. Sử dụng thiết bị quang học có đặc tính rất dễ A. mốc, xước. B. nóng chảy. C. nứt, vỡ. D. dính bụi bẩn. Câu 15: Thao tác không phải là thao tác có thể gây nguy hiểm trong phòng thí nghiệm? A. Chiếu tia laser. B. Đun nước trên đèn cồn. C. Cắm phích vào ổ điện. D. Chọn thang đo phù hợp.
  2. Câu 16: Khi phòng thực hành có đám cháy, thao tác nào sau đây không được thực hiện? A. Ngắt toàn bộ hệ thống điện. B. Đưa toàn bộ vật dễ cháy ra ngoài. C. Không sử dụng CO2 để dập đám cháy. D. Sử dụng nước dập đám cháy có thiết bị điện. Câu 17: Khi sử dụng đồng hồ đo điện đa năng trong phòng thí nghiệm cần lưu ý? A. Chọn chức năng bất kì. B. Chọn thang đo bất kì. C. Cắm dây chốt phù hợp với thang đo. D. Dùng giới hạn đo tùy ý. Câu 18: Qui tắc nào không phải là qui tắc an toàn trong phòng thí nghiệm? A. Phải bố trí dây điện gọn gàng, không bị vướng khi qua lại. B. Kiểm tra cẩn thận thiết bị, phương tiện, dụng cụ thí nghiệm trước khi sử dụng. C. Không tiếp xúc trực tiếp với vật có nhiệt độ cao khi không có bảo hộ. D. Bật công tắc nguồn điện trước khi cắm hoặc tháo thiết bị điện. Câu 19: Qui tắc nào không phải là qui tắc an toàn trong phòng thí nghiệm? A. Đọc kĩ hướng dẫn sử dụng thiết bị. B. Chỉ tiến hành thí nghiệm khi giáo viên cho phép. C. Bỏ chất thải thí nghiệm vào đúng nơi qui định. D. Giữ khoảng cách 1 mét khi thí nghiệm với vật nóng. Câu 20: Biển báo trên được treo trong phòng thí nghiệm. Biển báo có ý nghĩa gì? A. Nguy hiểm vật liệu nổ. B. Chất độc môi trường. C. Chất độc sức khỏe. D. Nơi cấm lửa. Câu 21: Để đo công suất tiêu thụ trung bình trên điện trở trên một mạch mắc nối tiếp (chưa lắp sẵn) gồm điện trở R, cuộn dây thuần cảm và tụ điện, người ta dùng thêm 1 bảng mạch ; 1 nguồn điện xoay chiều ; 1 ampe kế ; 1 vôn kế và thực hiện các bước sau a. nối nguồn điện với bảng mạch b. lắp điện trở, cuộn dây, tụ điện mắc nối tiếp trên bảng mạch c. bật công tắc nguồn d. mắc ampe kế nối tiếp với đoạn mạch e. lắp vôn kế song song hai đầu điện trở f. đọc giá trị trên vôn kế và ampe kế g. tính công suất tiêu thụ trung bình Sắp xếp theo thứ tự đúng các bước trên A. a, c, b, d, e, f, g B. a, c, f, b, d, e, g C. b, d, e, f, a, c, g D. b, d, e, a, c, f, g Câu 22: Trong các hoạt động dưới đây, hoạt động nào tuân thủ nguyên tắc an toàn khi sử dụng điện? A. Bọc kĩ các dây dẫn điện bằng vật liệu cách điện. B. Kiểm tra mạch có điện, sửa mạch khi mạch đang có điện. C. Chạm tay trực tiếp vào ổ điện, dây điện trần hoặc dây dẫn điện bị hở. D. Đến gần nhưng không tiếp xúc với các máy biến thế và lưới điện cao áp. Câu 23: Trong các hoạt động dưới đây, hoạt động nào tuân thủ nguyên tắc an toàn khi sử dụng điện? A. Kiểm tra mạch có điện bằng bút thử điện. B. Chạm tay trực tiếp vào vỏ máy kim loại khi đang rò điện. C. Đến gần trạm biến áp cao thế.
  3. D. Sửa chữa điện khi chưa ngắt nguồn điện. Câu 24: DC hoặc dấu - là kí hiệu mô tả đại lượng nào sau đây? A. Dòng điện xoay chiều. B. Dòng điện một chiều. C. Dòng điện không đổi. D. Máy biến áp. Câu 25: AC hoặc dấu ~ là kí hiệu mô tả đại lượng nào sau đây? A. Dòng điện xoay chiều. B. Dòng điện một chiều. C. Dòng điện không đổi. D. Máy biến áp. Câu 26: Khi sử dụng các thiết bị điện trong phòng thí nghiệm Vật lí chúng ta cần lưu ý điều gì? A. Cần quan sát kĩ các kí hiệu và nhãn thông số trên thiết bị để sử dụng đúng chức năng, đúng yêu cầu kĩ thuật. B. Khởi động luôn hệ thống và tiến hành thí nghiệm. C. Quan sát sơ bộ các kí hiệu rồi khởi động hệ thống để tiến hành thí nghiệm. D. Không cần sử dụng đúng chức năng của thiết bị. Câu 27: Khi sử dụng các thiết bị nhiệt và thủy tinh trong phòng thí nghiệm Vật lí chúng ta cần lưu ý điều gì? A. Quan sát kĩ các kí hiệu trên thiết bị, đặc điểm của dụng cụ thí nghiệm, chức năng của dụng cụ. B. Tiến hành thí nghiệm không cần quan sát vì tin tưởng vào dụng cụ phòng thí nghiệm. C. Quan sát các kí hiệu trên thiết bị, đặc điểm của các dụng cụ thí nghiệm, có thể dùng dụng cụ này thay thế cho dụng cụ khác. D. Có thể sử dụng mọi ống thủy tinh trong phòng thí nghiệm vào tất cả các thí nghiệm. Câu 28: Những dụng cụ nào sau đây trong phòng thí nghiệm Vật lí thuộc loại dễ vỡ? A. đèn cồn, các hóa chất, những dụng cụ bằng nhựa như ca nhựa,... B. ống nghiệm, đũa thủy tinh, nhiệt kế, cốc thủy tinh, kính.... C. lực kế, các bộ thí nghiệm như là ròng rọc, đòn bẩy.... D. đèn cồn, hóa chất, ống nghiệm… Câu 29: Nếu sử dụng ampe kế để đo dòng điện vượt qua giới hạn đo thì có thể gây ra nguy cơ gì ? A. Ampe kế có thể bị chập cháy. B. Không có vấn đề gì xảy ra. C. Kết quả thí nghiệm không chính xác. D. Không hiện kết quả đo. Câu 30: Những hành động nào sau đây là đúng khi làm việc trong phòng thí nghiệm? A. Để các kẹp điện gần nhau. B. Để chất dễ cháy gần thí nghiệm mạch điện. C. Không đeo găng tay cao su chịu nhiệt khi làm thí nghiệm với nhiệt độ cao. D. Không có hành động nào đúng trong ba hành động trên. Câu 31: Chọn đáp án đúng về đơn vị cơ bản của đại lượng vật lí trong hệ đo lường quốc tế SI? A. Nhiệt độ K(Ken vin); chiều dài g(gam). B. Chiều dài m(mét); cường độ sáng cd(candela). C. Cường độ dòng điện V(vôn); khối lượng chất mol(mol) . D. Khối lượng chất mol(mol); thời gian h(giờ). Câu 32: Đơn vị nào sau không có thứ nguyên là T(thời gian)? A. Giờ. B. Giây. C. Ngày. D. Năm ánh sáng.
  4. Câu 33: Điều nào sau đây không đúng? A. Các số hạng trong cùng một phép cộng cùng thứ nguyên. B. Các số hạng trong cùng một phép trừ cùng thứ nguyên. C. Hai về của một phương trình cùng thứ nguyên. D. Tử số và mẫu số của một phân số phải cùng thứ nguyên. Câu 34: Phép đo được phân thành A. 2 loại. B. 1 loại. C. 3 loại. D. 4 loại. Câu 35: Sai số phép đo gồm A. Sai số hệ thống và sai số ngẫu nhiên. B. Sai số hệ thống và sai số dụng cụ. C. Sai số chủ quan va sai số khách quan. D. Sai số điều kiến thí nghiệm và sai số ngẫu nhiên. Câu 36: Phép đo nào là gián tiếp? A. Dùng thước đo chiều cao chú bảo vệ. B. Dùng cân đo khối lượng cô chủ nhiệm. C. Đồng hồ đo thời gian đi từ lớp ra nhà WC. D. Dùng đồng hồ, thước mét đo vận tốc vật. Câu 37: Đơn vị nào là đơn vị dẫn xuất? A. Vôn. B. Ampe. C. Mét. D. Giây. Câu 38: Chữ số nào có hai số có nghĩa? A. 0,27 m. B. 3,07 m. C. 25,6 m. D.16,5 m. Câu 39: Có mấy cách để đo các đại lượng vật lí? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 40: Chọn phát biểu đúng. Trong hệ đơn vị SI, các đại lượng có đơn vị tương ứng là: A. Chiều dài: km (kilômét) B. Khối lượng: g (gam) C. Nhiệt độ: oC (độ C) D. Thời gian: s (giây) Câu 41: Kết quả sai số tuyệt đối của một phép đo là 0,0504. Số chữ số có nghĩa là: A. 1 B. 2 C. 4 D. 3 Câu 42: Kết quả sai số tuyệt đối của một phép đo là 1,02. Số chữ số có nghĩa là: A. 3 B. 2 C. 4 D. 1 Câu 43: Để đo lực kéo về cực đại của một lò xo dao động với biên độ A ta chỉ cần dùng dụng cụ đo là: A. Thước mét B. Lực kế C. Đồng hồ D. Cân Câu 44: Để xác định tốc độ trung bình của một người đi xe đạp chuyển động trên đoạn đường từ A đến B, ta cần dùng dụng cụ đo là: A. chỉ cần đồng hồ B. chỉ cần thước C. Đồng hồ và thước mét D. Tốc kế Câu 45: Giá trị nào sau đây có 2 chữ số có nghĩa (CSCN)? A. 201 m. B. 0,02 m. C. 20 m. D. 210 m. Câu 46: Đáp án nào sau đây gồm có một đơn vị cơ bản và một đơn vị dẫn xuất? A. Mét, kilogam. B. Niuton, mol. C. Paxcan, jun. D. Candela, kenvin. Câu 47: Phép đo của một đại lượng vật lý A. là phép so sánh nó với một đại lượng cùng loại được quy ước làm đơn vị. B. là những sai xót gặp phải khi đo một đại lượng vật lý C. là sai số gặp phải khi dụng cụ đo một đại lương vật lý. D. là những công cụ đo các đại lượng vật lý như thước, cân…vv. Câu 48: Trong các phép đo dưới đây, đâu là phép đo trực tiếp? (1) Dùng thước đo chiều cao.
  5. (2) Dùng cân đo cân nặng. (3) Dùng cân và ca đong đo khối lượng riêng của nước. (4) Dùng đồng hồ và cột cây số đo tốc độ của người lái xe. A. (1), (2). B. (1), (2), (4). C. (2), (3), (4). D. (2), (4). Câu 49: Chọn đáp án có từ/ cụm từ thích hợp để hoàn thành các câu sau: - Các số hạng trong phép cộng (hoặc trừ) phải có cùng (1) … và nên chuyển về cùng (2) …. - (3) … của một biểu thức vật lí phải có cùng thứ nguyên. A. (1) đơn vị; (2) thứ nguyên; (3) Đại lượng. B. (1) thứ nguyên; (2) đại lượng; (3) Hai vế. C. (1) đơn vị; (2) đại lượng; (3) Hai vế. D. (1) thứ nguyên; (2) đơn vị; (3) Hai vế. Câu 50: Chọn phát biểu sai? Sai số dụng cụ có thể A. lấy nửa độ chia nhỏ nhất trên dụng cụ. B. Lấy bằng một độ chia nhỏ nhất trên dụng cụ. C. được tính theo công thức do nhà sản xuất quy định D. loại trừ khi đo bằng cách hiệu chỉnh khi đo. Câu 51: Đùng đồng hồ bấm giây có thang chia nhỏ nhất là 0,01s để đo chu kỳ (T) dao động của một con lắc. Kết quả 5 lần đo thời gian của một dao động toàn phần như sau: 3,00s; 3,20s; 3,00s; 3,20s; 3,00s (Thường lập bảng cho oách) Lần 1 2 3 4 5 đo T (s) 3,00 3,20 3,00 3,20 3,00 Kết quả của phép đo T ? A. T = 3,08  0,11s. B. A. T = 3,8  0,11s. C. A. T = 3,20  0,11s. D. A. T = 3,00  0,11s. Câu 52: Đường kính của một sợi dây đo bởi thước pame trong 5 lần đo bằng 2,620cm; 2,625cm; 2,630cm; 2,628c và 2,626cm. Bỏ qua sai số dụng cụ. Sai số tỉ đối bằng A. 0,1% B. 0,2% C. 0,3% D. 0,4% Câu 53: Đo chiều dài của một vật hình trụ bằng thước kẹp có du xích thu được các kết quả sau 8 lần đo như sau: 3,29cm, 3,28cm, 3,29cm, 3,31cm, 3,28cm, 3,27cm, 3,29cm, 3,30cm. Bỏ qua sai số dụng cụ. Chiều dài của vật bằng A. 0,1% B. 0,2% C. 0,3% D. 0,4% Câu 54: Để xác định thể tích của một vật hình trụ, một người đã sử dụng thước đo chiều dài có độ dài chia nhỏ nhất 0,1cm để đo chiều dài của vật và dùng một thước kẹp du xích với độ chia nhỏ nhất bằng 0,01cm để do đường kính của nó. Kết quả đo chiều dài của vật bằng 5cm và bán kính bằng 2cm. Sai số tỉ đối của phép đo thể tích của vật bằng A. 1% B. 2% C. 3% D. 4% Câu 55: Lực F tác dụng lên một tiết diện hình vuông cạnh L . Nếu sai số tỉ đối trong xác định L là 2%. Xác định Flà 4% thì sai số tỉ đối của phép đo áp suất là A. 8% B. 6% C. 4% D. 2% Câu 56: Dùng một thước đo có chia độ đến milimét đo 5 lần khoảng cách d giữa hai điểm A và B đều cho cùng một giá trị 1,245m. Lấy sai số dụng cụ đo là một độ chia nhỏ nhất. Kết quả đo được viết: A. d = (1245 ± 2) mm B. d = (1,245 ± 0,001) m C. d = (1245 ± 3) mm D. d = (1,245 ± 0,0005) m
  6. Câu 57: Người ta tiến hành đo chiều dài quãng đường giữa hai điểm A và B thu được giá trị trung bình là s = 25,064 km và sai số tuyệt đối của phép đo là Δs = 0,0118 km. Cách viết kết quả đo nào sau đây là đúng? A. s = (25,064 ± 0,012) km B. s = (25,0640 ± 0,0118) km C. s = (25,064 ± 0,011) km D. s = (25,06 ± 0,011) km Câu 58: Trong một đợt thống kê số lượng gà (kí hiệu: g) có trong một tỉnh, thu được kết quả số lượng gà trung bình là 123434 con, sai số tuyệt đối là 1204 con. Cách viết kết quả nào sau đây là đúng A. g  (1234.102  12.102 ) con B. g  (123434  1204) con C. g  (123.103  12.102 ) con D. g  (1234,34.102  12, 00.102 ) con Câu 59: Để xác định gia tốc của một chuyển động thẳng biến đổi đều, một học sinh đã sử dụng đồng hồ bấm giờ và thước mét để xác định thời gian t và đo quãng đường L , sau đó xác định t2 a bằng công thức L  a . Kết quả cho thấy L  (2  0,005)m, t  (4, 2 0, 2)s . Gia tốc a bằng: 2 A. (0, 23  0, 01) m/s2 B. (0, 23  0, 02) m/s2 C. (0, 23  0, 03) m/s2 D. (0, 23  0, 04) m/s2 Câu 60: Cạnh của một hình lập phương đo được là a  (2, 00  0, 01) cm . Thể tích và diện tích bề mặt của nó bằng A. (8, 00  0,12)cm3 , (24, 0  0, 24)cm 2 B. (8, 00  0, 01)cm3 , (24, 0  0,1)cm 2 C. (8, 00  0, 04)cm3 , (24, 0  0, 06)cm 2 D. (8, 00  0, 0)cm3 , (24, 0  0, 02)cm 2 Câu 61: Điều nào sau đây sai về độ dịch chuyển? A. Là một đại lượng véc tơ. B. Cho biết độ dài của sự thay đổi vị trí của vật. C. Cho biết hướng của sự thay đổi vị trí của vật. D. Cho biết sự nhanh chậm chuyển động của vật. Câu 62: Khi vật chuyển động thẳng, không đổi chiều chuyển động thì độ lớn độ dịch chuyển A. lớn hơn quãng đường. B. bằng quãng đường. C. nhỏ hơn quãng đường. D. lớn hơn hoặc bằng quãng đường. Câu 63: Khi vật chuyển động thẳng, có đổi chiều chuyển động thì độ lớn độ dịch chuyển A. lớn hơn quãng đường. B. bằng quãng đường. C. nhỏ hơn quãng đường. D. không bằng nhau. Câu 64: Tổng hợp các độ dịch chuyển bằng cách A. tổng hợp vec tơ. B. cộng độ lớn các vec tơ. C. trừ độ lớn các véc tơ. D. cộng quãng đường. Câu 65: Đơn vị nào sau đây không phải là đơn vị của tốc độ? A. m/s. B. km/h. C. m/phút. D. dặm. Câu 66: Gọi quãng đường vật đi được trong thời gian t là s . Tốc độ trung bình của vật trong thời gian đó là s s s A. v  . B. v  . C. v  . D. v  s.t . t t t Câu 67: Tốc độ tức thời là A. tốc độ trên một đoạn đường. B. độ dời trong một thời gian. C. tốc độ tại một thời điểm xác định. D. một véc tơ. Câu 68: Gọi  d là độ dịch chuyển trong thời gian t rất nhỏ. Vận tốc tức thời trong thời gian đó là d d A. v  . B. v  . C. v   d .t . D. v   d .t . t t
  7. Câu 69: Gọi d là độ dịch chuyển xác định trong thời gian t . Vận tốc trung bình trong thời gian đó là d d d d A. v  . B. v  . C. v  . D. v  . t t t t Câu 70: Khi vật chuyển động thẳng theo một hướng thì tốc độ và vận tốc có độ lớn A. bằng nhau. B. khác nhau. C.tỉ lệ nghịch. D. tỉ lệ thuận. Câu 71: Điều nào sau đây sai khi nói về đồ thị độ dịch chuyển của chuyển động thẳng? A. Có thể cho biết khi nào vật chuyển động. B. Có thể cho biết khi nào vật dừng. C. Có thể cho biết khi nào vật đổi chiều chuyển động. D. Có thể cho biết vật mốc. Câu 72: Một học sinh đi xe đạp 400 m từ nhà đến ngã tư của một con đường và rẽ trái đi thêm 300 m nửa. Quãng đường đi được là A. 100 m. B. 700 m. C. 500 m. D. 250 m. Câu 73: Một học sinh đi xe đạp 400 m từ nhà đến ngã tư của một con đường và rẽ trái đi thêm 300 m nửa. Độ dịch chuyển của học sinh là A. 100 m. B. 700 m. C. 500 m. D. 250 m. Câu 74 : Một người đi xe máy từ nhà đến bến xe cách nhà 3 km về phía tây. Đến bến xe, người đó lên xe đi tiếp 6 km về phía bắc. Quãng đường và độ dịch chuyển tổng hợp của người đó là A. 9 km, 6 km. B. 9 km, 3 5 km. C. 3 5 km, 3 km. D. 3 5 km, 6 km. Câu 75: Chuyến bay từ Thành phố Hồ Chí Minh đi Paris khởi hành lúc 20 giờ 30 phút giờ Hà Nội ngày hôm trước, đến Paris lúc 4 giờ 30 phút sáng hôm sau theo giờ Paris. Biết giờ Paris chậm hơn giờ Hà Nội là 6 giờ. Theo giờ Hà Nội, máy bay đến Paris lúc A. 10 giờ 30 phút. B. 14 giờ. C. 12 giờ 30 phút. D. 10 giờ. Câu 76: Kết luận nào sau đây đúng khi nói về độ dịch chuyển và quãng đường đi được của một vật. A. Độ dịch chuyển và quãng đường đi được đều là đại lượng vô hướng. B. Độ dịch chuyển là đại lượng vectơ còn quãng đường đi được là đại lượng vô hướng. C. Độ dịch chuyển và quãng đường đi được đều là đại lượng vectơ. D. Độ dịch chuyển và quãng đường đi được đều là đại lượng không âm. Câu 77: Một người lái ô tô đi thẳng 4 km theo hướng Tây, sau đó rẽ trái đi thẳng theo hướng Nam 2 km rồi quay sang hướng Đông đi 3 km. Quãng đường đi được và độ dịch chuyển của ô tô lần lượt là A. 9 km; 5 km. B. 6 km; 3 km. C. 4 km; 7 km. D. 9 km; 3 km. Câu 78: Một xe chạy liên tục trong 2,5 giờ, trong ∆t1 = 1 giờ đầu, tốc độ trung bình của xe là 50 km/h, trong ∆t2 = 1,5 giờ sau, tốc độ trung bình của xe là v2 = 40 km/h. Tốc độ trung bình của xe trong toàn bộ khoảng thời gian chuyển động là A. 44 km/h. B. 45 km/h. C. 48 km/h. D. 49 km/h. Câu 79: Một chiếc máy bay đang bay từ Thành phố Hồ Chí Minh đến Thủ đô Hà Nội với tốc độ 525 km/h. Trong hôm đó, gió thổi về hướng Nam với tốc độ 36 km/h. Xem như máy bay chuyển động thẳng đều theo hướng Bắc và quãng đường bay từ Thành phố Hồ Chí Minh đến Thủ đô Hà Nội là 1160 km. Thời gian bay của máy bay trên quãng đường đó là A. 2,37 h B. 2 h C. 2,38 h D. 2,4 h Câu 80: Chọn đáp án đúng. A. Quỹ đạo là một đường thẳng mà trên đó chất điểm chuyển động. B. Một đường cong mà trên đó chất điểm chuyển động gọi là quỹ đạo. C. Quỹ đạo là một đường mà chất điểm vạch ra trong không gian khi nó chuyển động.
  8. D. Một đường vạch sẵn trong không gian trên đó chất điểm chuyển động gọi là quỹ đạo. Câu 81: Khi chọn Trái Đất làm vật mốc thì câu nói nào sau đây đúng? A. Trái Đất quay quanh Mặt Trời. B. Mặt Trời quay quanh Trái Đất. C. Mặt Trời đứng yên còn Trái Đất chuyển động. D. Cả Mặt Trời và Trái Đất đều chuyển động. Câu 82: Hành khách trên tàu A thấy tàu B đang chuyển động về phía trước. Còn hành khách trên tàu B lại thấy tàu C cũng đang chuyển động về phía trước. Vậy hành khách trên tàu A sẽ thấy tàu C: A. Đứng yên. B. Chạy lùi về phía sau. C. Tiến về phía trước. D. Tiến về phía trước rồi sau đó lùi về phía sau. Câu 83: Người lái đò đang ngồi yên trên chiếc thuyền thả trôi theo dòng nước. Trong các câu mô tả sau đây, câu nào đúng? A. Người lái đò đứng yên so với dòng nước. B. Người lái đò chuyển động so với dòng nước. C. Người lái đò đứng yên so với bờ sông. D. Người lái đò chuyển động so với chiếc thuyền. Câu 84: Trong trường hợp nào dưới đây quỹ đạo của vật là đường thẳng? A. Chuyển động của vệ tinh nhân tạo của Trái Đất. B. Chuyển động của con thoi trong rãnh khung cửi. C. Chuyển động của đầu kim đồng hồ. D. Chuyển động của một vật được ném theo phương nằm ngang. Câu 85: Lúc 8 giờ sáng nay một ô tô đang chạy trên Quốc lộ 1 cách Hà Nội 20 km. Việc xác định vị trí của ô tô như trên còn thiếu yếu tố nào? A. Mốc thời gian. B. Vật làm mốc. C. Chiều dương trên đường đi. D. Thước đo và đồng hồ. Câu 86: Hoà nói với Bình: “ mình đi mà hoá ra đứng; cậu đứng mà hoá ra đi !” trong câu nói này thì vật làm mốc là ai? A. Hòa. B. Bình. C. Cả Hoà lẫn Bình. D. Không phải Hoà cũng không phải Bình. Câu 87: Phương trình chuyển động tổng quát của vật chuyển động thẳng đều là A. x  x0  v0t . B. x  x0  v0t . C. x  v0t . D. x  v0t / 2 Câu 88: Phương trình chuyển động của vật chuyển động thẳng đều nếu chọn gốc thời gian khi vật ở gốc tọa độ là A. x  x0  v0t . B. x  x0  v0t . C. x  v0t . D. x  v0t / 2 Câu 89: Chọn đáp án sai. A.Trong chuyển động thẳng đều tốc độ trung bình trên mọi quãng đường là như nhau. B. Quãng đường đi được của chuyển động thẳng đều được tính bằng công thức s =v.t. C. Trong chuyển động thẳng đều vận tốc được xác định bằng công thức: v  v0  at . D. Phương trình chuy ển động của chuyển động thẳng đều là: x = x0 +vt. Câu 90: Hãy chỉ ra câu không đúng? A. Quỹ đạo của chuyển động thẳng đều là đường thẳng. B. Chuyển động đi lại của một pittông trong xi lanh là chuyển động thẳng đều.
  9. C. Trong chuyển động thẳng đều, quãng đường đi được của vật tỉ lệ thuận với khoảng thời gian chuyển động. D. Tốc độ trung bình của chuyển động thẳng đều trên mọi đoạn đường là như nhau. Câu 91: Chọn câu trả lời sai. Chuyển động thẳng đều là chuyển động có A. Quỹ đạo là đường thẳng. B. Vectơ vận tốc không đổi theo thời gian, luôn vuông góc với quỹ đạo chuyển động của vật. C. Vật đi được quãng đường bằng nhau trong những khoảng thời gian bằng nhau bất kì. D. Gia tốc luôn bằng không. Câu 92: Một vật chuyển động dọc theo chiều (+) trục Ox với vận tốc không đổi, thì A. tọa độ của vật luôn có giá trị (+). B. vận tốc của vật luôn có giá tri (+). C. tọa độ và vận tốc của vật luôn có giá trị (+). D. tọa độ luôn trùng với quãng đường. Câu 93: Chọn câu sai. A. Đồ thi vận tốc thời gian của chuyển động thẳng đều là đường thẳng song song với trục Ot. B. Đồ thị tọa độ thời gian của chuyển động thẳng đều là những đường thẳng. C. Đồ thi vận tốc thời gian của chuyển động thẳng đều là đường thẳng. D. Đồ thi vận tốc thời gian của chuyển động thẳng đều là đường thẳng xiên góc. Câu 94: Chuyển động thẳng đều là chuyển động thẳng trong đó A. vận tốc có độ lớn không đổi theo thời gian. B. hướng chuyển động thay đổi theo thời gian. C. quãng đường đi được không đổi theo thời gian. D. tọa độ không đổi theo thời gian. Câu 95: Trong chuyển động thẳng, véc tơ vận tốc tức thời có A. Phương và chiều không thay đổi. B. Phương không đổi, chiều luôn thay đổi. C. Phương và chiều luôn thay đổi. D. Phương không đổi, chiều có thể thay đổi. Câu 96: Điều nào sau đây sai về chuyển động thẳng đều ? A. Quĩ đạo là đường thẳng. B. Tốc độ trung bình như nhau trên mọi quãng đường. C. Quãng đường đi tỉ lệ thuận với thời gian chuyển động. D. Vận tốc có thể thay đổi về phương. Câu 97: Phương trình chuyển động của một chất điểm dọc theo trục Ox, có dạng: x = 5+ 60t (x: km, t: h). Chất điểm đó xuất phát từ điểm nào và chuyển động với vận tốc bằng bao nhiêu? A. Từ điểm O, với vận tốc 5km/h. B. Từ điểm O, với vận tốc 60km/h. C. Từ điểm M, cách O là 5km, với vận tốc 5km/h. D. Từ điểm M, cách O là 5km, với vận tốc 60km/h. Câu 98: Phương trình chuyển động của mộtchất điểm dọc theo trục Ox có dạng: x = 4t – 10 (x: km, t: h). Quãng đương đi được của chất điểm sau 2h chuyển động là bao nhiêu ? A. . 8 km. B. 2 km. c. – 8 km. D. 4 km. Câu 99: Một ôtô chạy trên đường thẳng. Trên nửa đầu của đường đi, ôtô chạy với tốc độ không đổi bằng 50km/h. Trên nửa sau, ôtô chạy với tốc độ không đổi bằng 60km/h. Tốc độ trung bình của ôtô trên cả quãng đường là A. 55,0 km/h. B. 50,0 km/h. C. 60,0 km/h. D. 54,54 km/h.
  10. Câu 100: Một chiếc xe chạy trên đoạn đường 40 km với tốc độ trung x( bình là 80 km/h, trên đoạn đường 40 km tiếp theo với tốc độ trung m) bình là 40 km/h. Tốc độ trung bình của xe trên đoạn đường 80 km 25 này là A. 53,3 km/h. B. 65,3 km/h. C. 60 km/h. D. 50 km/h. 10 Câu 101: Phương trình chuyển động của một chất điểm dọc theo trục Ox, có dạng: O 5 t(s) x = -2-30t (x: km, t: h). Sau thời gian 10 giờ thì vận tốc của vật là bao nhiêu? A. 4 km/h. B. -30 km/h. C. 30 km/h. D. 60 km/h. Câu 102: Phương trình chuyển động của mộtchất điểm dọc theo trục Ox có dạng: x = 8t – 100 (x: m, t: s). Quãng đương đi được của chất điểm sau 20 giây là bao nhiêu ? A. . 160m. B. -200 m. c. – 160 m. D. 400 m. Câu 102: Một chiếc xe chạy trên đoạn đường 10 km với thời gian 1 giờ, trên đoạn đường 20 km tiếp theo với thời gian 4 giờ. Tốc độ trung bình của xe trên đoạn đường này là A. 15 km/h. B. 5 km/h. C. 6 km/h. D. 0,6 km/h. Câu 103: Một vật chuyển động thẳng đều với vận tốc v= 2m/ s. Và lúc t= 2s thì vật có toạ độ x= 5m. Phương trình toạ độ của vật là A. x= 2t +5(m,s). B. x= -2t +5(m,s). C. x= 2t +1(m,s). D. x= -2t +1(m,s). Câu 104: Phương trình của một vật chuyển động thẳng có dạng: x = -3t + 4 (m; s). Kết luận nào sau đây đúng? A. Vật chuyển động theo chiều dương trong suốt thời gian chuyển động. B. Vật chuyển động theo chiều âm trong suốt thời gian chuyển động. C. Vật đổi chiều chuyển động từ dương sang âm tại thời điểm t= 4/3 s. D. Vật đổi chiều chuyển động từ âm sang dương tại toạ độ x= 4 m. Câu 104: Trên hình là đồ thị tọa độ-thời gian của một vật chuyển động thẳng. Cho biết kết luận nào sau đây là sai ? A. Toạ độ ban đầu của vật là xo = 10m. B. Trong 5 giây đầu tiên vật đi được 25m. C. Vật đi theo chiều dương của trục toạ độ. D. Gốc thời gian được chọn là thời điểm vật ở cách gốc toạ độ 10m. Câu 105: Một ô tô chuyển động trên một đoạn đường thẳng và có vận tốc luôn luôn bằng 80 km/h. Bến xe nằm ở đầu đoạn thẳng và xe ô tô xuất phát từ một điểm cách bến xe 3 km. Chọn bến xe làm vật mốc, chọn thời điểm ô tô xuất phát làm mốc thời gian và chọn chiều chuyển động của ô tô làm chiều dương. Phương trình chuyển động của xe ô tô trên đoạn đường thẳng này là A. x = 3 + 80t(km/h). B. x = 80 – 3t(km/h). C. x = 3 – 80t(km/h). D. x = 80t(km/h). Câu 106: Cùng một lúc tại hai điểm A và B cách nhau 10 km có hai ô tô chạy cùng chiều nhau trên đường thẳng từ A đến B. Vận tốc của ô tô chạy từ A là 54 km/h và của ô tô chạy từ B là 48 km/h. Chọn A làm mốc, chọn thời điểm xuất phát của hai xe ô tô làm mốc thời gian và chọn chiều chuyển động của hai xe làm chiều dương. Phương trình chuyển động của các ô tô chạy từ A và từ B lần lượt là?
  11. A. xA = 54t(km/h). ; xB = 48t + 10(km/h). B. xA = 54t + 10(km/h). ; xB = 48t(km/h). . C. xA = 54t(km/h). ; xB = 48t – 10(km/h). D. xA = -54t(km/h). ; xB = 48t(km/h). . Câu 107: Một ngừơi đi xe đạp trên 2/3 đoạn đừơng đầu với vận tốc trung bình 10km/h và 1/3 đoạn đừơng sau với vận tốc trung bình 20km/h. Vận tốc trung bình của ngừơi đi xe đạp trên cả quãng đừơng là A. 12km/h. B. 15km/h. C. 17km/h. D. 13,3km/h. Câu 108: Một ngừơi đi xe đạp trên 1/2 đoạn đừơng đầu với vận tốc trung bình 10km/h và 1/2 đoạn đừơng sau với vận tốc trung bình 30km/h. Vận tốc trung bình của ngừơi đi xe đạp trên cả quãng đừơng là A. 15km/h. B. 20km/h. C. 17km/h. D. 13,3km/h. Câu 109: Lúc 7h sáng, một ô tô khởi hành từ A, chuyển động thẳng đều với vận tốc 36km/h. Nếu chọn trục tọa độ trùng với đường chuyển động, chiều dương là chiều chuyển động, gốc thời gian lúc 7h, gốc tọa độ ở A thì phương trình chuyển động của ô tô này là: A. x = 36t (km). B. x = 36(t  7) (km). C. x = 36t (km). D. x = 36(t  7) (km). Câu 110: Lúc 7h sáng, một người bắt đầu chuyển động thẳng đều từ địa điểm A với vận tốc 6km/h. Nếu chọn trục tọa độ trùng với đường chuyển động, chiều dương là chiều chuyển động, gốc thời gian lúc 0h, gốc tọa độ ở A thì phương trình chuyển động của người này là A. x = 6t (km). B. x = 6(t  7) (km). C. x = 6t (km). D. x = 6(t  7) (km). Câu 111: Lúc 8h sáng, một ô tô khởi hành từ A, chuyển động thẳng đều với vận tốc 54km/h. Nếu chọn trục tọa độ trùng với đường chuyển động, chiều dương ngược chiều chuyển động, gốc thời gian lúc 8h, gốc tọa độ ở A, thì phương trình chuyển động của ô tô này là A. x = 54t (km). B. x = 54(t  8) (km). C. x = 54(t  8) (km). D. x = 54t (km). Câu 112: Đồ thị tọa độ của một vật như sau: Vật chuyển động cùng chiều dương hay ngược chiều dương, với vận tốc có độ lớn là bao nhiêu, lúc 1h30ph vật ở đâu ? A. Ngược chiều dương, 20km/h, kilômét thứ 10. B. Cùng chiều dương, 20km/h, kilômét thứ 10. C. Ngược chiều dương, 40km/h, kilômét thứ 30. D. Cùng chiều dương, 40km/h, kilômét thứ 30. Câu 113: Một vật chuyển động thẳng đều với đồ thị chuyển động như sau: Một vật chuyển động thẳng đều với đồ thị chuyển động như sau: Phương trình chuyển động của vật là A. x = 100 + 25t (km;h). B. x = 100  25t (km;h).
  12. C. x = 100 + 75t (km;h). D. x = 75t (km;h). Câu 114: Từ hai địa điểm A và B cách nhau 180 km có hai xe khởi hành cùng một lúc, chạy ngược chiều nhau. Xe từ A có vận tốc v1 = 36 km/h, xe từ B có vận tôc v2 = 54 km/h. Chọn địa điểm A làm gốc tọa độ, chọn gốc thời gian lúc hai xe khởi hành, chiều từ A đến B là chiều dương. Thời điểm hai xe tới gặp nhau và tọa độ của địa điểm hai xe gặp nhau là: A. t = 10 h ; x = 360 km. B. t = 1,8 h ; x = 64,8 km. C. t = 2 h ; x = 72 km. D. t = 36 s ; x = 360 m. Câu 115: Một máy bay cất cánh từ Hà Nội đi Bắc Kinh vào hồi 9 giờ 30 phút theo giờ Hà Nội và đến Bắc Kinh vào lúc 14 giờ 30 phút cùng ngày theo giờ địa phương. Biết rằng giờ Bắc Kinh nhanh hơn giờ Hà Nội 1 giờ. Biết tốc độ trung bình của máy bay là 1000 km/h. Coi máy bay bay theo đường thẳng. Khoảng cách từ Hà Nội đến Bắc Kinh là A. 4000 km. B. 6000 km. C. 3000 km. D. 5000 km. Câu 116: Biểu thức nào sau đây dùng để xác định gia tốc trong chuyển động thẳng biến đổi đều. v t  v0 v t  v0 v 2t  v02 v 2t  v02 A. a  t  t . B. a  t  t . C. a  t  t0 . D. a . 0 0 t0 Câu 117: Phương trình nào sau đây là phương trình của chuyển động thẳng biến đổi đều? A. s = x0 + v0t + at2/2. B. x = x0 + v0t2 + at2/2. C. x = x0 + at2/2. D. s = x0 + v0t + at2/2. Câu 118: Gọi a là độ lớn của gia tốc, vt và v0 lần lượt là vận tốc tức thời tại các thời điểm t và t0. Công thức nào sau đây là đúng? A. a = v t  v0 . B. a = v t  v0 . t t  t0 C. vt = v0 + a(t – t0). D. vt = v0 + at. Câu 119: Một vật chuyển động thẳng biến đổi đều từ trạng thái nằm yên với gia tốc a < 0. Có thể kết luận như thế nào về chuyển động này? A. Thẳng nhanh dần đều. B. Chậm dần đều cho đến dừng lại rồi chuyển động thành nhanh dần đều C. Chậm dần đều. D. không có trường hợp như vậy. Câu 120: Trong chuyển động thẳng nhanh dần đều: A. Gia tốc luôn không đổi. B. Gia tốc luôn dương. C. Vận tốc tức thời luôn dương. D. a.v < 0. Câu 121: Trong chuyển động thẳng chậm dần đều: A. Gia tốc a < 0. B. Vận tốc tức thời > 0. C. Véc tơ gia tốc luôn cùng chiều véc tơ vận tốc. D. a > 0 nếu chọn chiều dương ngược chiều chuyển động. Câu 122: Chất điểm sẽ chuyển động thẳng chậm dần đều nếu A. a < 0 và v0 > 0. B. v0 = 0 và a < 0. C. a > 0 và v0 > 0. D . v0 = 0 và a > 0. Câu 123: Trong chuyển động biến đổi đều: A. Gia tốc của vật biến đổi đều. B. Độ lớn vận tốc tức thời không đổi. C. Độ lớn vận tốc tức thời luôn tăng đều hoặc giảm đều. D. Vận tốc tức thời luôn dương. Câu 124: Kết luận nào sau đây đúng? A. Chuyển động thẳng nhanh dần đều a > 0. B. Chuyển động thẳng chậm dần đều a < 0.
  13. C. Chuyển động thẳng nhanh dần đều theo chiều dương a > 0. D. Chuyển động thẳng chậm dần đều theo chiều dương a > 0. Câu 125: Trong chuyển động thẳng nhanh dần đều A. v luôn luôn dương. B. a luôn luôn dương. C. a luôn luôn ngược dấu với v. D. a luôn luôn cùng dấu với v. Câu 126: Điều nào sau đây là phù hợp với đặc điểm của vật chuyển động thẳng biến đổi đều? A. Vận tốc biến thiên theo thời gian theo quy luật hàm số bậc nhất. B. Gia tốc thay đổi theo thời gian. C. Gia tốc là hàm số bấc nhất theo thời gian. D. Tọa độ biến thiên theo thời gian là hàm bậc nhất. Câu 127: Một chất điểm chuyển động dọc theo trục 0x theo phương trình x = 2t + 3t2 trong đó x tính bằng m, t tính bằng s. Gia tốc chất điểm lúc 3s là A. a = 6 m/s2. B. a = 1,5m/s2. C. a = 3,0m/s2. D. a = 3,0m/s. Câu 128: Vận tốc của một chất điểm chuyển động dọc theo trục 0x cho bởi hệ thức v = 15 – 8t(m/s). Gia tốc của chất điểm lúc t = 2s là A. a = 8 m/s2. B. a = -16 m/s2. C. a = - 8 m/s2. D. a = 16 m/s2. Câu 129: Chỉ ra câu sai. A. Vận tốc tức thời của chuyển động thẳng biến đổi đều có độ lớn tăng hoặc giảm đều theo thời gian. B.Gia tốc của chuyển động thẳng biến đổi đều có độ lớn không đổi. C. Véctơ gia tốc của chuyển động thẳng biến đổi đều có thể cùng chiều hoặc ngược chiều với véctơ vận tốc. D. Trong chuyển động thẳng biến đổi đều, quãng đường đi được trong những khoảng thời gian bằng nhau thì bằng nhau. Câu 130: Từ phương trình tọa độ - thời gian của một chuyển động thẳng x = t2 – 4t + 10 (x tính bằng m; t tính bằng s). Ta có A. gia tốc của chuyển động là 1 m/s2. B. tọa độ ban đầu của vật là 10 m. C. vận tốc ban đầu là -4m/s. D. gia tốc của chuyển động là 4 m/s2. Câu 131: Một vật chuyển động với phương trình x = 6t + 2t2 (x tính bằng m; t tính bằng s). Kết luận nào sau đây sai? A. x0 = 0. B. a = 2 m/s2. C. v0 = 6 m/s. D. Khi t >0 thì x > 0. Câu 132: Một vật chuyển động với phương trình x = 6t + 2t (x tính bằng m; t tính bằng s). Ta 2 kết luận A. vật chuyển động ngược chiều dương của trục tọa độ. B. gốc tọa độ đã chọn là vị trí lúc vật bắt đầu chuyển động (x0 = 0). C. gốc thời gian đã được chọn lúc vật bắt đầu chuyển động (v0 = 0). D. gốc thời gian đã được chọn lúc vật có vận tốc 6 m/s. Câu 133: Một vật chuyển động trên một đường thẳng có phương trình: x = 20 + 10t – 2t2 (x tính bằng m; t tính bằng s) ( t  0). Nhận xét nào dưới đây không đúng? A. tọa độ ban đầu của vật là x0 = 20 m. B. vận tốc ban đầu của vật là v0 = 10 m/s. C. vật chuyển động thẳng nhanh dần đều với gia tốc có độ lớn 4 m/s2. D. vật chuyển động thẳng chậm dần đều với gia tốc -4 m/s2. Câu 134: Phương án nào không phải là phương trình chuyển động thẳng biến đổi đều?
  14. x A. x + 1 = (t- 1)(t -2 ). B. t = . C. x  1 = t +3. D. x = 2+3t. t2 Câu 135: Một chuyển động thẳng theo phương trình x = -t2 -5. Đây là chuyển động A. nhanh dần đều theo chiều dương. B. chậm dần đều theo chiều dương. C. nhanh dần đều ngược chiều dương. D. chậm dần đều ngược chiều dương. Câu 136: Một đoàn tàu đang chạy với vận tốc 72km/h thì hãm phanh xe chuyển động chậm dần đều sau 5s thì dừng hẳn. Quãng đường mà tàu đi được từ lúc bắt đầu hãm phanh đến lúc dừng lại là A. 4 m. B. 50 m. C. 18 m. D. 14,4 m. Câu 137: Một ô tô chuyển động chậm dần đều. Sau 10s, vận tốc của ô tô giảm từ 6 m/s về 4 m/s. Quãng đường ô tô đi được trong khoảng thời gian 10s đó là A. 70 m. B. 50 m. C. 40 m. D. 100 m. Câu 138: Một Ô tô chuyển động thẳng nhanh dần đều. Sau 10s, vận tốc của ô tô tăng từ 4m/s đến 6 m/s. Quãng đường mà ô tô đi được trong khoảng thời gian trên là? A. 500m. B. 50m. C. 25m . D. 100m. Câu 139: Một xe lửa bắt đầu dời khỏi ga và chuyển động thẳng nhanh dần đều với gia tốc 0,1 m/s2. Khoảng thời gian để xe lửa đạt được vận tốc 36km/h là? A. 360s. B. 100s. C. 300s . D. 200s. Câu 140: Một xe máy đang chạy với tốc độ 36km/h bỗng người lái xe thấy có một cái hố trước mặt cách xe 20m. Người ấy phanh gấp và xe đến ngay trước miệng hố thì dừng lại. Gia tốc của đoàn tàu là A. 2,5m/s2. B. -2,5m/s2 C. 5,09m/s2. D. 4,1m/s2. Câu 141: Một ô tô đang chuyển động thẳng đều với tốc độ 40km/h bỗng tăng tốc và chuyển động nhanh dần đều. Tính gia tốc của xe biết rằng sau khi đi được quãng đường 1km thì ô tô đạt được tốc độ 60km/h A. 0,05m/s2 B. 1m/s2 C. 0,0772m/s2. D. 10m/s2. Câu 142: Vận tốc của một chất điểm chuyển động dọc theo trục Ox cho bởi hệ thức v = 15 - 8t(m/s). Giá trị của gia tốc và tốc độ của chất điểm lúc t = 2s là A. 8m/s2 và - 1m/s.B. 8m/s2 và 1m/s. C. - 8m/s2 và 1m/s. D. - 8m/s2 và - 1m/s. Câu 143: Một vật chuyển động thẳng chậm dần đều với tốc độ đầu 3m/s và gia tốc 2m/s2, thời điểm ban đầu ở gốc toạ độ và chuyển động ngược chiều dương của trục toạ độ thì phương trình có dạng. A. x  3t  t 2 . B. x  3t  2t 2 . C. x  3t  t 2 . D. x  3t  t 2 . Câu 144: Một chất điểm chuyển động dọc theo trục 0x theo phương trình: x = 5 + 6t – 0,2t2 (với x tính bằng mét, t tính bằng giây). Xác định gia tốc và vận tốc ban đầu của chất điểm? A. 0,4m/s2; 6m/s. B. -0,4m/s2; ; 6m/s. C. 0,5m/s2; 5m/s. D. -0,2m/s2;; 6m/s. Câu 145: Một vật chuyển động thẳng nhanh dần đều không vận tốc đầu. Trong giây thứ 3 kể từ lúc bắt đầu chuyển động xe đi được 5m. Gia tốc của xe bằng B. a  0, 2m / s . D. a  0, 4m / s . 2 2 A. a  2m / s 2 . C. a  4m / s 2 . Câu 146: Đồ thị vận tốc – thời gian của một chuyển động được biểu diễn như hình vẽ. Hãy cho biết trong những khoảng thời gian nào vật chuyển động nhanh dần đều ? A. Từ t1 đến t2 và từ t5 đến t6. B. Từ t2 đến t4 và từ t6 đến t7.
  15. C. Từ t1 đến t2 và từ t4 đến t5. D. Từ t = 0 đến t1 và từ t4 đến t5. Câu 147: Đồ thị vận tốc – thời gian của một chuyển động được biểu diễn như hình vẽ. Hãy cho biết trong những khoảng thời gian nào vật chuyển động chậm dần đều ? A. Từ t = 0 đến t1 và từ t4 đến t5. B. Từ t1 đến t2 và từ t5 đến t6. C. Từ t2 đến t4 và từ t6 đến t7. D. Từ t1 đến t2 và từ t4 đến t5. Câu 148: Một chiếc xe bắt đầu tăng tốc từ v1 = 36 km/h đến v2 = 54 km/h trong khoảng thời gian 2s. Quãng đường xe chạy trong thời gian tăng tốc này là A. 25 m. B. 50 m. C. 75 m. D. 100 m. Câu 149: Cho một máng nghiêng, lấy một viên bi lăn nhanh dần đều từ đỉnh một máng với không vận tốc ban đầu, bỏ qua ma sát giữa vật và máng, biết viên bi lăn với gia tốc 1m/s2. Sau bao lâu viên bi đạt vận tốc 2m/s. A. 3. B. 4. C. 2. D. 6. Câu 150: Một vật chuyển động thẳng biến đổi đều với phương trình chuyển động là: x = 20 + 4t + t2 ( m;s ). Lúc t = 4s, vật có tọa độ và vận tốc là bao nhiêu ? A. 20 m; 30m/s. B. 16 m; 15m/s. C. 50 m; 20m/s. D. 52 m; 10m/s. Câu 151: Cho một vật chuyển động thẳng biến đổi đều có phương trình: x = 0,2t2 – 20t + 10 ( m ;s ). Vận tốc của vật ở thời điểm t = 10s. A. – 18m/s. B. – 17m/s. C. – 15m/s. D. – 16m/s. Câu 152: Cho một vật chuyển động thẳng biến đổi đều có phương trình: x = 0,2t2 – 20t + 10 (m;s). Toạ độ của vật khi nó có v = 4m/s. A. 270m. B. 370m. C. 720m. D. 730m. Câu 153: Một vật chuyển động thẳng biến đổi đều với phương trình chuyển động thẳng là: x = 4 + 20t + 0,4t2 (m;s). Tính vận tốc của vật lúc t = 6s. A. 24,8 m/s. B. 82,4 m/s. C. 42,2 m/s. D. 22,8 m/s. Câu 154: Khi đang chạy với vận tốc 36 km/giờ thì ô tô bắt đầu chạy xuống dốc. Nhưng do bị mất phanh nên ô tô chuyển động nhanh dần đều với gia tốc 0,2 m/s2 xuống hết đoạn dốc có độ dài 960 m. Thời gian ô tô chạy xuống hết đoạn dốc là A. 90s. B. 60s. C. 160 s. D. 20 s. Câu 155: Một chiếc xe đang chạy trên đường thẳng thì tài xế tăng tốc độ với gia tốc bằng 2 m/s2 trong khoảng thời gian 10s. Độ tăng vận tốc trong khoảng thời gian này là A. 10 m/s. B. 20 m/s. C. 15 m/s. D. 5 m/s. Câu 156: Một vật chuyển động thẳng nhanh dần đều với gia tốc 5m/s 2 và vận tốc ban đầu là 10m/s. Quãng đường vật đi được trong giây thứ 5 bằng A.32,5m. B. 50m. C. 35,6m. D. 28,7m. Câu 157: Một vật bắt đầu chuyển động nhanh dần đều từ trạng thái nghỉ và đi được đoạn đường 50m trong 10 giây. Quãng đường vật đi được trong 4 giây cuối là A. 36m. B. 40m. C. 18m. D. 32m. Câu 158: Một đoàn tàu đang đi với tốc độ 10m/s thì hãm phanh, chuyển động chậm dần đều. Sau khi đi thêm được 64m thì tốc độ của nó chỉ còn 21,6km/h. Gia tốc của xe và quãng đường xe đi thêm được kể từ lúc hãm phanh đến lúc dừng lại là? A. a = 0,5m/s2, s = 100m. B. a = -0,5m/s2, s = 110m. C. a = -0,5m/s2, s = 100m. D. a = -0,7m/s2, s = 200m.
  16. Câu 159: Một đoàn tàu đứng yên khi tăng tốc, chuyển động nhanh dần đều. Trong khoảng thời gian tăng tốc từ 21,6km/h đến 36km/h, tàu đi được 64m. Gia tốc của tàu và quãng đường tàu đi được kể từ lúc bắt đầu chuyển động đến khi đạt tốc độ 36km/h là A.a =0,5m/s2, s=100m. B. a = -0,5m/s2, s = 110m. C. a = -0,5m/s2, s= 100m. D. a = -,0,7m/s2, s= 200m. Câu 160: Một ôtô đang chuyển động với vận tốc 10 m/s2 thì bắt đầu chuyển động nhanh dần đều. Sau 20s ôtô đạt vận tốc 14m/s. Sau 40s kể từ lúc tăng tốc, gia tốc và vận tốc của ôtô lần lượt là A. 0,7 m/s2; 38m/s. B. 0,2 m/s2; 8m/s. C. 1,4 m/s2; 66m/s. D. 0,2m/s2; 18m/s. Câu 161: Một đoàn tàu vào ga đang chuyển động với vận tốc 36km/h thì hãm phanh, chuyển động chậm dần đều, sau 20s vận tốc còn 18km/h. Sau bao lâu kể từ khi hãm phanh thì tàu dừng lại là A. 30s. B. 40s. C. 20s. D. 50s. Câu 162: Một ô tô đang chuyển động với vận tốc 10 m/s thì bắt đầu tăng ga (tăng tốc) , chuyển động nhanh dần đều. Sau 20 s ô tô đạt được vận tốc 14 m/s. Sau 50 s kể từ lúc tăng tốc, gia tốc và vận tốc của ô tô lần lượt là A. 0,2 m/s2 và 18 m/s. B. 0,2 m/s2 và 20 m/s. C. 0,4 m/s2 và 38 m/s. D. 0,1 m/s2 và 28 m/s. Câu 163: Đồ thị vận tốc – thời gian của một chất điểm chuyển động được cho như hình vẽ. Quãng đường mà chất điểm đi được sau 3 s là A. 10 m. B. 20 m. C. 30 m. D. 40 m. Câu 164: Đồ thị vận tốc theo thời gian của một vật chuyển động được biểu diễn như hình vẽ. Quãng đường vật đi được từ thời điểm t = 0, đến thời điểm t = 60s là A.2,2km. B. 1,1km. C. 440m. D. 1,2km. Câu 165: Một đoàn tàu đang chuyển động với vận tốc 72km/h thì vào ga Huế và hãm phanh chuyển động chậm dần đều, sau 10 giây đạt còn lại 54km/h. Xác định quãng đường đoàn tàu đi được cho đến lúc dừng lại. A. 400m. B. 200m. C. 300m. D. 100m. Câu 166: Một vật rơi tự do từ độ cao h xuống mặt đất. Công thức tính vận tốc v của vật rơi tự do là 2h 2g A. v  2 gh . B. v  . C. v  2 gh . D. v  . g h Câu 167: Một vật rơi tự do từ độ cao h xuống mặt đất. Công thức tính vận tốc v của vật rơi tự do là
  17. gt gt 2 A. h  . B. h  2 gt . C. h  . D. h  gt . 2 2 Câu 168: Chuyển động của vật nào dưới đây có thể coi như chuyển động rơi tự do ? A. Một vận động viên nhảy dù đang rơi khi dù đã mở. B. Một viên gạch rơi từ độ cao 100 m xuống đất. C. Một chiếc thang máy đang chuyển động đi xuống. D. Một chiếc lá đang rơi. Câu 169: Đặc điểm nào sau đây không phù hợp với chuyển động rơi tự do? A. Chuyển động có phương thẳng đứng và có chiều từ trên xuống. B. Chuyển động chỉ dưới tác dụng của trọng lực. C. Chuyển động thẳng nhanh dần đều. D. Chuyển động thẳng chậm dần đều. Câu 170: Chuyển động nào dưới đây không được coi là rơi tự do nếu được thả? A. Một quả táo. B. Một mẫu phấn. C. Một hòn đá. D. Một chiếc lá cây. Câu 171: Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm của vật chuyển động rơi tự do? A. Chuyển động theo phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới. B. Chuyển động nhanh dần đều. C. Tại một vị trí xác định và ở gần mặt đất, mọi vật rơi tự do như nhau. D. Công thức tính vận tốc v = g.t2 Câu 172: Chuyển động nào dưới đây không thể coi là chuyển động rơi tự do? A. Một viên đá nhỏ được thả rơi từ trên cao xuống mặt đất. B. Một cái lông chim rơi trong ống thuỷ tinh đặt thẳng đứng và đã được hút chân không. C. Một chiếc lá rụng đang rơi từ trên cây xuống đất. D. Một viên bi chì rơi trong ống thuỷ tinh đặt thẳng đứng và đã được hút chân không. Câu 173: Đặc điểm nào sau đây phù hợp với sự rơi tự do? A. Chuyển động thẳng đều. B. Lực cản của không khí lớn. C. Có vận tốc v = g.t. D. Vận tốc giảm dần theo thời gian. Câu 174: Tại cùng một vị trí trên trái đất, các vật rơi tự do A. chuyển động thẳng đều. B. chịu lực cản lớn. C. vận tốc giảm dần theo thời gian. D. có gia tốc như nhau. Câu 175: Chọn câu trả lời sai. Chuyển động rơi tự do A. có công thức tính vận tốc ở thời điểm t là v = gt. B. có phương của chuyển động là phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới. C. là chuyển động thẳng nhanh dần đều với gia tốc a = g và vận tốc đầu v o > 0. 1 D. công thức tính quãng đường đi được trong thời gian t là: h = gt2. 2 Câu 176: Khi rơi tự do thì vật sẽ A. có gia tốc tăng dần. B. rơi theo phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống. C. chịu sức cản của không khí lớn hơn so với các vật rơi bình thường khác. D. chuyển động thẳng đều. Câu 177: Câu nào sau đây nói về sự rơi là đúng? A. Khi không có sức cản, vật nặng rơi nhanh hơn vật nhẹ.
  18. B. Ở cùng một nơi, mọi vật rơi tự do có cùng gia tốc. C. Khi rơi tự do, vật nào ở độ cao cao hơn sẽ rơi với gia tốc lớn hơn. D. Vận tốc của vật chạm đất, không phụ thuộc vào độ cao của vật khi rơi. Câu 178: Sự rơi tự do là sự rơi của một vật A. chỉ chịu tác dụng của trọng lực. B. trong không khí. C. trong môi trường không có không khí. D. trong môi trường nước. Câu 179: Chọn phương án sai. Chuyển động rơi tự do là chuyển động thẳng A. theo phương thẳng đứng. B. chậm dần đều. C. biến đổi đều. D. nhanh dần. Câu 180: Rơi tự do là một chuyển động thẳng A. đều. B. chậm dần đều. C. nhanh dần không đều. D. nhanh dần đều. Câu 181: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về chuyển động rơi tự do của các vật? A. Vật rơi tự do luôn có phương thẳng đứng và có chiều từ trên xuống. B. Gia tốc rơi tự do phụ thuộc vào khối lượng của vật. C. Chuyển động rơi tự do có độ lớn vận tốc không đổi. D. Gia tốc rơi tự do phụ thuộc vào hình dạng của vật. Câu 182: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về chuyển động rơi tự do của các vật? A. Vật rơi tự do luôn có phương thẳng đứng và có chiều từ dưới lên trên. B. Gia tốc rơi tự do phụ thuộc vào khối lượng của các vật được thả rơi. C. Chuyển động rơi tự do có độ lớn vận tốc không đổi. D. Ở cùng một nơi trên Trái Đất và ở gần mặt đất các vật rơi tự do đều có cùng một gia tốc g. Câu 183: Trong các công thức tính thời gian vật rơi tự do từ độ cao h cho sau đây ,công thức nào sai ? v h 2h A. t = . B. t = . C. t = . D. t = 2 gh . g v TB g Câu 184: Chọn phát biểu sai về các đặc điểm của chuyển động rơi tự do? A. Phương của chuyển động rơi tự do là phương thẳng đứng của dây dọi. B. Hòn bi sắt được tung lên theo phương thẳng đứng sẽ chuyển động rơi tự do. C. Rơi tự do là một chuyển động thẳng nhanh dần đều với gia tốc g. D. Chuyển động rơi tự do có chiều từ trên cao xuống thấp. Câu 185: Chuyển động của vật nào sau đây có thể là rơi tự do ? A. Một hòn bi được thả từ trên xuống. B. Một máy bay đang hạ cánh C. Một chiếc xuồng đang đi qua con kênh dài 10m. D. Một vận động viên nhảy cầu đang lộn vòng xuống nước. Câu 186: Một vật được thả rơi tự do từ độ cao 4,9 m xuống mặt đất. Bỏ qua lực cản của không khí. Lấy gia tốc rơi tự do g = 9,8 m/s2. Vận tốc của vật khi chạm đất là A. 9,8 m/s. B. 9,9 m/s. C. 10 m/s. D. 9,6 m/s Câu 187: Một vật nặng rơi từ độ cao 20m xuống mặt đất. Sau bao lâu vật chạm đất? Lấy g = 10 m/s2. A. 1s. B. 2s. C. 3 s. D. 4 s. Câu 188: Một vật nặng rơi từ độ cao 45m xuống mặt đất. Tìm thời gian vật chạm đất và vận tốc khi chạm đất? Lấy g = 10 m/s2. A. 3s và 30m/s. B. 3s và 15m/s. C. 15s và 150m/s . D. 15s và 30m/s. Câu 189: Một vật được thả rơi tự do từ độ cao 5,0 m xuống đất. Lấy g = 10 m/s 2. Vận tốc của vật khi chạm đất là A. 20 m/s. B. 5 m/s. C. 10 m/s. D. 30 m/s.
  19. Câu 190: Một vật được thả rơi tự do từ độ cao 19,6 m xuống đất. Lấy g = 9,8 m/s 2. Vận tốc của vật khi chạm đất là A. 19,6 m/s. B. 9,9 m/s. C. 1,0 m/s. D. 9,8 m/s. Câu 191: Một hòn sỏi nhỏ được ném thẳng đứng xuống dưới với vận tốc đầu 9,8 m/s từ độ cao 39,2 m. Lấy g = 9,8 m/s2 và bỏ qua mọi lực cản. Thời gian hòn sỏi chạm đất là A. 1 s. B. 2 s. C. 3 s. D. 4 s. Câu 192: Một vật nặng rơi từ độ cao 80 m xuống đất. Bỏ qua sức cản của không khí và lấy g = 10 m/s2. Thời gian rơi t của vật là A. 8 s. B. 16 s. C. 4 s. D. 2 s. Câu 193: Một vật nặng rơi từ độ cao 80 m xuống đất. Bỏ qua sức cản của không khí và lấy g = 10 m/s2. Vận tốc của vật khi chạm đất là A. 40 m/s. B. 160 m/s. C. 80 m/s. D. 20 m/s. Câu 194: Thả một hòn đá từ độ cao h xuống đất hòn đá rơi trong 1 s, nếu thả ở độ cao 4 h thì thời gian rơi là A. 2 s. B. 4 s. C. 6 s. D. 8 s. Câu 195: Thả một hòn đá từ độ cao h xuống đất hòn đá rơi trong 1 s, nếu thả ở độ cao 9 h thì thời gian rơi là A. 3 s. B. 5 s. C. 7 s. D. 9 s. Câu 196: Sau 5s một vật rơi tự do chạm đất. Lấy g = 10 m/s . Quãng đường vật rơi được trong 2 giây cuối là A. 25m. B. 125m. C. 45m. D. 90m. Câu 197: Một vật rơi thẳng đứng từ độ cao 19,6 m với vận tốc ban đầu bang 0 (bỏ qua sức cản không khí, lấy g = 9,8 m/s2). Thời gian vật đi được 1 m cuối cùng bằng: A. 0,05 s. B. 0,45 s. C. 1,95 s. D. 2 s. Câu 198: Một vật rơi tự do tại nơi có g =10 m/s2. Trong 2 giây cuối vật rơi được 180 m. Thời gian rơi của vật là A. 6 s. B. 8 s. C. 10 s. D. 12 s. Câu 199: Hai chất điểm rơi tự do từ các độ cao h1, h2. Coi gia tốc rơi tự do của chúng là như nhau. Biết vận tốc tương ứng của chúng khi chạm đất là v1 = 3v2 thì tỉ số giữa hai độ cao tương ứng là A. h1 = (1/9)h2. B. h1 = (1/3)h2. C. h1 = 9h2. D. h1 = 3h2. Câu 200: Một vật rơi từ độ cao 10 m so với một sàn thang máy đang nâng đều lên với vận tốc 0,5 m/s để hứng vật. Trong khi vật rơi để chạm sàn, sàn đã được nâng lên một đoạn bằng (g = 10 m/s2). A. 0,71 m. B. 0,48 m. C. 0,35 m. D. 0,15 m. Câu 201: Hai vật ở độ cao h1 và h2 = 10 m, cùng rơi tự do với vận tốc ban đầu bằng 0. Thời gian rơi của vật thứ nhất bằng nửa thời gian rơi của vật thứ hai. Độ cao h 1 bằng A. 10 m. B. 40 m. C. 20 m. D. 2,5 m. Câu 202: Một vật rơi thẳng đứng từ độ cao 19,6 m với vận tốc ban đầu bang 0 (bỏ qua sức cản không khí, lấy g = 9,8 m/s2). Thời gian vật đi được 1 m cuối cùng bằng A. 0,05 s. B. 0,45 s. C. 1,95 s. D. 2 s. Câu 203: Một vật được thả tự do với vận tốc ban đầu bằng 0 và trong giây cuối cùng nó đi được nửa đoạn đường rơi. Lấy g = 10 m/s2. Thời gian rơi của vật là A. 0,6 s. B. 3,4 s. C. 1,6 s. D. 5 s. Câu 204: Một vật được thả rơi tự do từ một độ cao so với mặt đất thì thời gian rơi là 5 s. Lấy g = 9,8 m/s2 Nếu vật này được thả rơi tự do từ cùng một độ cao nhưng ở Mặt Trăng (có gia tốc rơi tự do là 1,7 m/s2) thì thời gian rơi sẽ là A. 12 s. B. 8 s. C. 9 s. D. 15,5 s.
  20. Câu 205: Từ độ cao h = 1 m so với mặt đất, một vật được ném thẳng đứng hướng xuống với vận tốc 4 m/s. Cho g = 10 m/s2. Thời gian rơi của vật A. 0,125 s. B. 0,2 s. C. 0,5 s. D. 0,4 s. Câu 206: Công thức cộng vận tốc?       A. v13  v12  v23 . B. v13  v12  v23 . C. v13  v12  v23 . D. v13  v12  v23 .   Câu 207: Khi vận tốc tương đối v 12 cùng phương, cùng chiều với vận tốc kéo theo v 23 thì A. v13  v12  v23 . B. v13  v12  v23 . C. v13  v12 .v23 . D. v13  v12 / v23 .   Câu 208: Khi vận tốc tương đối v 12 cùng phương, ngược chiều với vận tốc kéo theo v 23 thì A. v13  v12  v23 . B. v13  v12  v23 . C. v13  v12 .v23 . D. v13  v12 / v23 . Câu 209: Vận tốc kéo theo có độ lớn 4 m/s, vận tốc tương đối có độ lớn 6 m/s. Nếu hai véc tơ vận tốc này cùng phương, cùng chiều thì véc tơ vận tốc tuyệt đối có độ lớn là A. 10 m/s. B. 2 m/s. C. 5m/s. D. 4 m/s. Câu 210: Vận tốc kéo theo có độ lớn 9 m/s, vận tốc tương đối có độ lớn 6 m/s. Nếu hai véc tơ vận tốc này cùng phương, ngược chiều thì véc tơ vận tốc tuyệt đối có độ lớn là A. 3 m/s. B. 12 m/s. C. 5m/s. D. 9 m/s. Câu 211: Vận tốc kéo theo có độ lớn 10 m/s, vận tốc tương đối có độ lớn 12 m/s. Độ lớn véc tơ vận tốc tuyệt đối có thể là A. 30 m/s. B. 12 m/s. C. 25m/s. D. 1 m/s. Câu 212: Vận tốc kéo theo có độ lớn 7 m/s, vận tốc tương đối có độ lớn 8 m/s. Độ lớn véc tơ vận tốc tuyệt đối không thể là A. 1 m/s. B. 12 m/s. C. 15m/s. D. 20 m/s. Câu 213: Vận tốc kéo theo có độ lớn 3 m/s, vận tốc tương đối có độ lớn 4 m/s. Nếu hai véc tơ vận tốc này vuông góc thì véc tơ vận tốc tuyệt đối có độ lớn là A. 5 m/s. B. 10 m/s. C. 2,5m/s. D. 8 m/s.   Câu 214: Khi vận tốc tương đối v 12 vuông với vận tốc kéo theo v 23 thì A. v13  v122  v232 . B. v13  v122  v232 . C. v13  v122  2v232 . D. v13  v12 / v23 . Câu 215: Điều nào sau đây đúng? A. Vận tốc tương đối, quĩ đạo tương đối. B. Vận tốc tuyệt đối, quĩ đạo tương đối. C. Vận tốc tương đối, quĩ đạo tuyệt đối. D. Vận tốc , quĩ đạo tuyệt đối. Câu 216: Một chiếc thuyền chuyển động ngược chiều dòng nước với vận tốc 5,4 km/h đối với bờ sông. Vận tốc chảy của dòng nước với bờ sông là 2,1 km/h. Vận tốc của thuyền đối với dòng nước là A. 7,5 km/h. B. 3,3 km/h. C. 75 km/h. D. 33 km/h. Câu 217: Một tàu hỏa chuyển động thẳng đều với vận tốc 10 m/s so với mặt đất. Một người đi thẳng đều trên sàn tàu có vận tốc 1 m/s so với tàu. Cho rằng Người và tàu chuyển động cùng chiều nhau. Xác định vận tốc của người đó so với mặt đất? A. 11 m/s. B. 10 m/s. C. 1 m/s. D. 9 m/s. Câu 218: Một tàu hỏa chuyển động thẳng đều với vận tốc 10 m/s so với mặt đất. Một người đi thẳng đều trên sàn tàu có vận tốc 1 m/s so với tàu. Cho rằng Người và tàu chuyển động ngược chiều nhau. Xác định vận tốc của người đó so với mặt đất? A. 9 m/s. B. 10 m/s. C. 1 m/s. D. 11 m/s. Câu 219: Một canô chạy thẳng đều xuôi dòng từ A đến B cách nhau 36 km mất khoảng thời gian 1,5 giờ. Vận tốc của dòng nước so với bờ là 6 km/h. Vận tốc của canô đối với dòng nước là A. 18 km/h. B. 6 m/s. C. 12 km/h. D. 18 m/s
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2