Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Vật lý lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Uông Bí
lượt xem 1
download
“Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Vật lý lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Uông Bí” giúp các bạn học sinh có thêm tài liệu ôn tập, luyện tập giải đề nhằm nắm vững được những kiến thức, kĩ năng cơ bản, đồng thời vận dụng kiến thức để giải các bài tập một cách thuận lợi. Chúc các bạn thi tốt!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Vật lý lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Uông Bí
- ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA KÌ KHỐI 11- MÔN VẬT LÍ-2022-2023 A. PHẦN TRẮC NGHIỆM CHƯƠNG 1: ĐIỆN TÍCH. ĐIỆN TRƯỜNG CHỦ ĐỀ 1: Định luật Cu-lông. Câu I.1.1.1. Chọn câu đúng : A. Nếu vật A mang điện tích dương , vật B mang điện tích âm thì A và B đẩy nhau. B.Nếu vật A mang điện tích âm, vật B mang điện tích dương thì chúng đẩy nhau. C.Nếu vật A mang điện tích dương , vật B mang điện tích âm, thì A và B hút nhau. D.Nếu vật A mang điện tích dương và vật B mang điện tích dương thì A và B hút nhau. Câu I.1.1.2. Trong những cách sau cách nào có thể làm nhiễm điện cho một vật? A. Cọ chiếc vỏ bút lên tóc. B. Đặt một nhanh nhựa gần một vật đã nhiễm điện. C. Đặt một vật gần nguồn điện. D. Cho một vật tiếp xúc với viên pin. Câu I.1.1.3. Trong các hiện tượng sau, hiện tượng nào không liên quan đến nhiễm điện? A. Về mùa đông lược dính rất nhiều tóc khi chải đầu; B. Chim thường xù lông về mùa rét; C. Ôtô chở nhiên liệu thường thả một sợi dây xích kéo lê trên mặt đường; D. Sét giữa các đám mây. Câu I.1.1.4. Có bốn vật A, B, C, D kích thước nhỏ, nhiễm điện. Biết rằng vật A hút vật B nhưng lại đẩy C. Vật C hút vật D. Khẳng định nào sau đây là không đúng? A. Điện tích của vật A và D trái dấu. B. Điện tích của vật A và D cùng dấu. C. Điện tích của vật B và D cùng dấu. D. Điện tích của vật A và C cùng dấu. Câu I.1.1.5. Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Khi nhiễm điện do tiếp xúc, electron luôn dịch chuyển từ vật nhiễm điện sang vật không nhiễm điện. B. Khi nhiễm điện do tiếp xúc, electron luôn dịch chuyển từ vật không nhiễm điện sang vật nhiễm điện. C. Khi nhiễm điện do hưởng ứng, electron chỉ dịch chuyển từ đầu này sang đầu kia của vật bị nhiễm điện. D. Sau khi nhiễm điện do hưởng ứng, sự phân bố điện tích trên vật bị nhiễm điện vẫn không thay đổi. Câu I.1.1.6. Trong những cách sau cách nào có thể làm nhiễm điện cho một vật? A. Thanh nhôm gần vật A tích điện dương; B. Đặt một nhanh nhựa gần một vật đã nhiễm điện; C. Đặt một vật gần nguồn điện; D. Cho một vật tiếp xúc với viên pin. Câu I.1.1.7. Trong các hiện tượng sau, hiện tượng nào không liên quan đến nhiễm điện? A. Về mùa đông lược dính rất nhiều tóc khi chải đầu; B. Chim thường xù lông về mùa rét; C. Ôtô chở nhiên liệu thường thả một sợi dây xích kéo lê trên mặt đường; D. Sét giữa các đám mây. Câu I.1.1.8. Điện tích điểm là A. vật có kích thước rất nhỏ. B. điện tích coi như tập trung tại một điểm. C. vật chứa rất ít điện tích. D. điểm phát ra điện tích. Câu I.1.1.9. Về sự tương tác điện, trong các nhận định dưới đây, nhận định sai là A. Các điện tích cùng loại thì đẩy nhau. B. Các điện tích khác loại thì hút nhau.
- C. Hai thanh nhựa giống nhau, sau khi cọ xát với len dạ, nếu đưa lại gần thì chúng sẽ hút nhau. D. Hai thanh thủy tinh sau khi cọ xát vào lụa, nếu đưa lại gần nhau thì chúng sẽ đẩy nhau. Câu I.1.1.10. Khi đưa một quả cầu kim loại không nhiễm điện lại gần một quả cầu khác nhiễm điện thì A. hai quả cầu đẩy nhau. B. hai quả cầu hút nhau. C. không hút mà cũng không đẩy nhau. D. hai quả cầu trao đổi điện tích cho nhau. Câu I.1.2.11. Hai điện tích điểm q1 và q2 đặt cách nhau một khoảng r trong chân không thì lực tương tác giữa hai điện tích được xác định bởi biểu thức nào sau đây? k q1 .q 2 q1 .q 2 k q1 .q 2 A. F = k.|𝑞1.𝑞2| . B. F . C. F . D. F . r r2 r2 Câu I.1.2.12. Lực tương tác giữa hai điện tích điểm A. tỉ lệ thuận với tổng hai điện tích. B. tỉ lệ thuận với tích hai điện tích. C. tỉ lệ nghịch với khoảng cách giữa hai điện tích. D. tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa hai điện tích. Câu I.1.2.13. Độ lớn lực tương tác giữa hai điện tích điểm đứng yên không phụ thuộc yếu tố nào? A. Dấu điện tích. B. Bản chất điện môi. C. Khoảng cách giữa 2 điện tích. D. Độ lớn hai điện tích. Câu I.1.2.14. Có thể áp dụng định luật Cu – lông cho tương tác nào sau đây? A. Hai điện tích điểm dao động quanh hai vị trí cố định trong một môi trường. B. Hai điện tích điểm nằm tại hai vị trí cố định trong một môi trường. C. Hai điện tích điểm nằm cố định gần nhau, một trong dầu, một trong nước. D. Hai điện tích điểm chuyển động tự do trong cùng môi trường. Câu I.1.2.15. Cho các yếu tố sau: I. Độ lớn của các điện tích. II. Dấu của các điện tích. III. Bản chất của điện môi. IV. Khoảng cách giữa hai điện tích. Độ lớn của lực tương tác giữa hai điện tích điểm đứng yên trong môi trường điện môi đồng chất phụ thuộc vào những yếu tố nào sau đây? A. II và III B. I, II và III C. I, III và IV D. I, II, III và IV Câu I.1.2.16. Sẽ không có ý nghĩa khi ta nói về hằng số điện môi của A. giấy . B. thạch anh. C. thủy tinh. D. nhôm Câu I.1.2.17. Có hai điện tích điểm q1 và q2, chúng đẩy nhau. Khẳng định nào sau đây là đúng? A. q1< 0 và q2 > 0. B. q1> 0 và q2< 0. C. q1.q2 < 0. D. q1.q2 > 0. Câu I.1.2.18. Cho 2 điện tích có độ lớn không đổi, đặt cách nhau một khoảng không đổi. Lực tương tác giữa chúng sẽ lớn nhất khi đặt trong A. chân không. B. nước nguyên chất. C. dầu hỏa. D. không khí ở điều kiện tiêu chuẩn. Câu I.1.2.19. Lực tương tác giữa electron và một hạt nhân cô lập là: A. Lực hút. B. Lực đẩy. C. Có thể là lực hút hoặc lực đẩy. D.Bằng không. Câu I.1.2.20. Lực tương tác giữa hai điện tích điểm đứng yên trong chân không sẽ thay đổi như thế nào nếu ta đặt một tấm kính xen giữa 2 điện tích: A. phương, chiều, độ lớn không đổi B. phương, chiều không đổi, độ lớn giảm. C. phương, chiều không đổi, độ lớn tăng.
- Câu I.2.17.21. Hai điện tích điểm bằng nhau đặt trong chân không cách nhau một đoạn 4cm, chúng đẩy nhau một lực 10-5 N. Độ lớn mỗi điện tích đó là A. 1,3.10-9 C. B. 2.10-9 C. C. 2,5.10-9 C. D. 2.10-8 C. Câu I.2.17.22. Hai điện tích điểm bằng nhau đặt trong không khí cách nhau 12cm, lực tương tác giữa chúng bằng 10N. Độ lớn các điện tích là A. 2μC. B. 3μC. C. 4μC. D. 5μC. Câu I.2.17.23. Hai điện tích điểm bằng nhau đặt trong chân không cách nhau một khoảng r = 2 (cm). Lực đẩy giữa chúng là F = 1,6.10-4 (N). Độ lớn của hai điện tích đó là A. 2,67.10-9 μC. B. 2,67.10-7 C. C. 2,67.10-9 C. D. 2,67.10-7 nC. Câu I.2.17.24. Hai điện tích điểm q1 = 3.10-6 C và q2 = -3.10-6 C, đặt trong chân không cách nhau một khoảng r = 3 (cm). Độ lớn lực tương tác giữa hai điện tích đó là A. F = 90 (N). B. F = 300 (N). C. F = 30 (N). D. F = 27 (N). -6 -6 Câu I.2.17.25. Hai điện tích điểm q1 = 10 C và q2 = -2.10 C, đặt trong dầu có ε =2, cách nhau một khoảng r = 3 (cm). Lực tương tác giữa hai điện tích đó là A. F = 100 (N). B. F = 3 (N). C. F = 10 (N). D. F = 0,3 (N). -6 -6 Câu I.2.17.26. Hai điện tích điểm q1 = 3.10 C và q2 = 3.10 C, đặt trong dầu có ε =2, cách nhau một khoảng r = 3 (cm). Lực tương tác giữa hai điện tích đó là A. F = 450 (N). B. F = 90 (N). C. F = 30 (N). D. F = 45 (N). -7 -7 Câu I.2.17.27. Hai quả cầu nhỏ có điện tích 10 (C) và 4.10 (C), tương tác với nhau một lực 0,1 (N) trong chân không. Khoảng cách giữa chúng là A. r = 0,36 (cm). B. r = 0,6 (m). C. r =0,036 (m). D. r = 6 (cm). Câu I.2.17.28. Hai điện tích đim q1 = +3 (μC) và q2 = -3 (μC),đặt trong dầu (ε = 2) cách nhau một khoảng r = 3 (cm). Lực tương tác giữa hai điện tích đó là: A. lực hút với độ lớn F = 45 (N). B. lực đẩy với độ lớn F = 45 (N). C. lực hút với độ lớn F = 90 (N). D. lực đẩy với độ lớn F = 90 (N). Câu I.2.17.29. Hai quả cầu nhỏ tích điện, đặt cách nhau khoảng r nào đó, lực điện tác dụng giữa chúng là F. Nếu điện tích mỗi quả cầu tăng gấp đôi, còn khoảng cách giảm đi một nửa, thì lực tác dụng giữa chúng sẽ là : A.2F B.4F C.8F D.16F Câu I.2.17.30. Hai điện tích q1 và q2 khi đặt cách nhau khoảng r trong không khí thì lực tương tác giữa chúng là F. Để độ lớn lực tương tác giữa hai điện tích vẫn là F khi đặt trong nước nguyên chất (hằng số điện môi của nước nguyên chất bằng 81) thì khoảng cách giữa chúng phải A. tăng lên 9 lần B. giảm đi 9 lần. C. tăng lên 81 lần D. giảm đi 81 lần. CHỦ ĐỀ 2: Thuyết e-Định luật bảo toàn điện tích Câu II.1.3.31. Trong một hệ vật cô lập về điện A. tổng đại số của các điện tích là không đổi. B. tổng đại số của các điện tích luôn thay đổi. C. hiệu đại số của các điện tích là không đổi. D. tích của các điện tích là không đổi. Câu II.1.3.32. Điện môi là A. môi trường cách điện. B. điện trường. C. môi trường bất kì. D. môi trường dẫn điện tốt. Câu II.1.3.33. Phát biểu nào sau đây là không đúng? A. Hạt êlectron là hạt có mang điện tích âm, có độ lớn 1,6.10-19 (C). B. Hạt êlectron là hạt có khối lượng m = 9,1.10-31 (kg). C. Nguyên tử có thể mất hoặc nhận thêm êlectron để trở thành ion.
- D. Êlectron không thể chuyển động từ vật này sang vật khác. Câu II.1.3.34. Phát biểu nào sau đây là không đúng? A. Theo thuyết êlectron, một vật nhiễm điện dương là vật thiếu êlectron. B. Theo thuyết êlectron, một vật nhiễm điện âm là vật thừa êlectron. C. Theo thuyết êlectron, một vật nhiễm điện dương là vật đã nhận thêm các ion dương. D. Theo thuyết êlectron, nguyên tử bị mất êlectron sẽ trở thành ion dương. Câu II.1.3.35. Phát biết nào sau đây là không đúng? A. Vật dẫn điện là vật có chứa nhiều điện tích tự do. B. Vật cách điện là vật có chứa rất ít điện tích tự do. C. Vật dẫn điện là vật có chứa rất ít điện tích tự do. D. Chất điện môi là chất không chứa hoặc chứa rất ít điện tích tự do. Câu II.1.3.36. Phát biểu nào sau đây là không đúng? A. Trong quá trình nhiễm điện do cọ xát, êlectron đã chuyển từ vật này sang vật kia. B. Trong quá trình nhiễm điện do hưởng ứng, vật bị nhiễm điện vẫn trung hoà điện. C. Khi cho một vật nhiễm điện dương tiếp xúc với một vật trung hòa điện, thì êlectron chuyển từ vật trung hòa điện sang vật nhiễm điện dương. D. Khi cho một vật nhiễm điện dương tiếp xúc với một vật trung hòa điện, thì êlectron chuyển từ vật nhiễm điện dương sang vật trung hòa điện. Câu II.1.3.37. Khi thanh kim loại trung hòa về điện tiếp xúc với quả cầu nhiễm điện âm, thì thanh kim loại A. nhiễm điện dương. B. nhiễm điện âm. C. trung hòa điện. D. hút quả cầu. Câu II.1.3.38. Vật bị nhiễm điện do cọ xát vì khi cọ xát A. eletron chuyển từ vật này sang vật khác. B. vật bị nóng lên. C. các điện tích tự do được tạo ra trong vật. D. các điện tích bị mất đi. Câu II.1.3.39. Trong các cách nhiễm điện: I. do cọ xát; II. Do tiếp xúc; III. Do hưởng ứng. Ở cách nào thì tổng đại số điện tích trên vật nhiễm điện không thay đổi? A. I . B. II . C. III. D. I, II, III . Câu II.1.3.40. Hai quả cầu kim loại kích thước giống nhau, mang điện tích đều bằng q(C). Điện tích của hệ là A. 2q (C). B. q(C). C. q (µC). D. 3q (C). Câu II.2.18.41. Một thanh nhựa và một thanh đồng (có tay cầm cách điện) có kích thước bằng nhau. Lần lượt cọ xát hai thanh vào một miếng dạ, với lực bằng nhau và số lần cọ xát bằng nhau, rồi đưa lại gần một quả cầu bấc không mang điện, thì A. Thanh kim loại hút mạnh hơn. B. Thanh nhựa hút mạnh hơn. C. Hai thanh hút như nhau. D. Không thể xác định được thanh nào hút mạnh hơn. Câu II.2.18.42. Cho 2 quả cầu kim loại tích điện lần lượt tích điện là + 4 μC và +6 μC. Khi cho chúng tiếp xúc với nhau sau đó tách chúng ra thì điện tích của mỗi quả là A. – 2 μC. B. 5 μC. C. 2 μC. D. 8 μC. Câu II.2.18.43. Cho 2 quả cầu kim loại tích điện lần lượt tích điện là + 2 μC và – 4.10-6 C. Khi cho chúng tiếp xúc với nhau sau đó tách chúng ra thì điện tích của mỗi quả là A. – 1μC. B. - 2 C. C. + 1 μC. D. + 2 C. Câu II.2.18.44. Cho 3 quả cầu kim loại tích điện lần lượt tích điện là 2 μC, 3 μC và 4.10-6 C. Khi cho chúng tiếp xúc với nhau sau đó tách chúng ra thì điện tích của mỗi quả là A. – 9 μC. B. 9 μC. C. + 3 μC. D. -3 μC. Câu II.2.18.45. Cho 4 quả cầu kim loại tích điện lần lượt tích điện là + 3 μC, 5 μC, - 4 μC và 4.10-6 C. Khi cho chúng tiếp xúc với nhau sau đó tách chúng ra thì điện tích của mỗi quả là A. – 2 μC. B. 0 μC. C. + 8 μC. D. + 2 μC. Câu II.2.18.46. Nếu nguyên tử oxi bị mất hết electron nó mang điện tích
- A. + 1,6.10-19 C. B. – 1,6.10-19 C. C. + 12,8.10-19 C. D. - 12,8.10-19 C. Câu II.2.18.47. Một quả cầu tích điện +6,4.10-7 C. Trên quả cầu thừa hay thiếu bao nhiêu electron so với số proton để quả cầu trung hoà về điện? A. Thừa 4.1012 electron. B. Thiếu 4.1012 electron. C. Thừa 25.1012 electron. D. Thiếu 25.1013 electron. Câu II.2.18.48. Cho hai quả cầu kim loại nhỏ, giống nhau, tích điện và cách nhau 10 cm thì chúng hút nhau một lực bằng 5,4 N. Cho chúng tiếp xúc với nhau rồi tách chúng ra đến khoảng cách như cũ thì chúng đẩy nhau một lực bằng 5,625 N. Tính số electron đã trao đổi sau khi cho tiếp xúc với nhau. A. 2,1875.1013. B. 2,1875.1012. C. 2,25.1013. D. 2,25.1012. Câu II.2.18.49. Nếu truyền cho quả cầu trung hoà về điện 5.105 electron thì quả cầu mang một điện tích là A. 8.10−14C. B. −8.10−14C C. −1,6.10−24 C. D. 1,6.10−24C Câu II.2.18.50. Một thanh thủy tinh khi cọ xát với tấm lụa (cả hai không mang điện cô lập với các vật khác) thì thu được điện tích 8.10−8 C. Tấm lụa sẽ có điện tích. A. −3.10−8C B. −1,5. 10−8C C. 3.10−8C D. −8.10−8C CHỦ ĐỀ 3: Công của lực điện-Hiệu điện thế Câu III.1.4.51. Công của lực điện không phụ thuộc vào: A. vị trí điểm đầu và điểm cuối đường đi. B. cường độ của điện trường. C. hình dạng của đường đi. D. độ lớn điện tích bị dịch chuyển. Câu III.1.4.52. Công của lực điện khác 0 trong khi điện tích: A. dịch chuyển giữa 2 điểm khác nhau cắt các đường sức. B. dịch chuyển vuông góc với các đường sức trong điện trường đều. C. dịch chuyển hết quỹ đạo là đường cong kín trong điện trường. D. dịch chuyển hết một quỹ đạo tròn trong điện trường. Câu III.1.4.53. Khi điện tích dịch chuyển dọc theo một đường sức trong một điện trường đều, nếu quãng đường dịch chuyển tăng 2 lần thì công của lực điện trường A. tăng 4 lần. B. tăng 2 lần. C. không đổi. D. giảm 2 lần. Câu III.1.4.54. Nếu điện tích dịch chuyển trong điện trường sao cho thế năng của nó tăng thì công của của lực điện trường A. âm. B. dương. C. bằng không. D. chưa đủ dữ kiện để xác định. Câu III.1.4.55. Công của lực điện trường tác dụng lên một điện tích chuyển động từ M đến N sẽ: A.càng lớn nếu đoạn đường đi càng lớn B.phụ thuộc vào dạng quỹ đạo C.phụ thuộc vào vị trí các điểm M và N D.chỉ phụ thuộc vào vị trí M Câu III.1.4.56. Công của lực điện tác dụng lên một điện tích điểm q khi di chuyển từ M đến điểm N trong điện trường A. tỉ lệ thuận với chiều dài đường đi MN. B. tỉ lệ thuận với độ lớn của điện tích q. C. tỉ lệ thuận với thời gian di chuyển. D. tỉ lệ nghịch với độ lớn của điện tích q. Câu III.1.4.57. Biểu thức nào sau đây là biểu thức công của lực điện trường? A. A = F.s. cosα B.A = qeB C.A = qEd D.A = E/d Câu III.1.4.58. Đơn vị nào sau đây là đơn vị của công: A. Niu tơn (N) B. Jun (J) C. Ampe (A) D. Oát(W) Câu III.1.4.59. Lực điện trường là một trường thế vì: A. Công của nó luôn dương. B. Công của nó không phụ thuộc vào dạng đường đi của điện tích. C. Lực điện của nó có thể sinh công.
- D. Công của nó không phụ thuộc điểm đầu và cuối của dịch chuyển. Câu III.1.4.60. Trong công thức tính công của điện trường A = q.E.d thì d là: A. Khoảng cách giữa điểm đầu và điểm cuối B. Khoảng cách giữa hình chiếu điểm đầu và hình chiếu điểm cuối lên một đường sức C. Độ dài đại số của đoạn hình chiếu điểm đầu đến hình chiếu điểm cuối lên một đường sức, theo chiều đường sức điện. D. Độ dài đại số của đoạn hình chiếu điểm đầu đến hình chiếu điểm cuối lên một đường sức. Câu III.1.5.61. Phát biểu nào sau đây về hiệu điện thế là không đúng? A Hiệu điện thế đặc trưng cho khả năng sinh công khi dịch chuyển điện tích giữa hai điểm trong điện trường . B. Đơn vị hiệu điện thế là V/C C. Hiệu điện thế giữa hai điểm không phụ thuộc vào điện tích dịch chuyển giữa hai điểm đó. D. Hiệu điện thế giữa hai điểm phụ thuộc vào vị trí giữa hai điểm đó. Câu III.1.5.62. Biểu thức nào dưới đây chắc chắn đúng khi biết hiệu điện thế UMN = 3V? A. VM = 3V B. VN = 3V C. VM – VN = 3V D. VN – VM = 3V. Câu III.1.5.63. Mối liên hệ giữa hiệu điện thế UMN và hiệu điện thế UNM là: A. UMN = UNM. B. UMN = - UNM C. UMN = 1/UNM D. UMN = -1/UNM. Câu III.1.5.64. Đơn vị của điện thế là vôn (V). 1V bằng A. 1 J.C. B. 1 J/C. C. 1 N/C. D. 1. J/N. Câu III.1.5.65. Biểu thức nào sau đây sai? AMN A. UMN= VN - VM. B. U MN . C. UMN= -UNM. D. UMN= E.d. q Câu III.1.5.66. Hiệu điện thế giữa hai điểm M,N là UMN =32V. Nhận xét nào sau đây chắc chắn đúng? A. Điện thế tại điểm M là 32V. B. Điện thế tại điểm N là 0. C. Hiệu VM – VN = 32V. D. Hiệu VN – VM = 32V. Câu III.1.5.67. Phát biểu nào sau đây là không đúng? A. Công của lực điện tác dụng lên một điện tích không phụ thuộc vào dạng đường đi của điện tích mà chỉ phụ thuộc vào vị trí điểm đầu và điểm cuối của đoạn đường đi trong điện trường. B. Hiệu điện thế giữa hai điểm trong điện trường là đại lượng đặc trưng cho khả năng sinh công của điện trường làm dịch chuyển điện tích giữa hai điểm đó. C. Hiệu điện thế giữa hai điểm trong điện trường là đại lượng đặc trưng cho điện trường tác dụng lực mạnh hay yếu khi đặt điện tích thử tại hai điểm đó. D. Điện trường tĩnh là một trường thế. Câu III.1.5.68. Hiệu điện thế giữa hai điểm trong điện trường có trị số bằng công của lực điện khi đi chuyển A. một đơn vị điện tích dương giữa hai điểm này. B. một điện tích bất kì giữa hai điểm này. C một đơn vị điện tích âm giữa hai điểm này. D. một đơn vị điện tích dương dọc theo suốt một đường khép kín đi qua hai điểm này. Câu III.1.5.69. Hiệu điện thế giữa hai điểm M, N là UMN = 40V. Chọn câu chắc chắn đúng. A. Điện thế ở M là 40V. B. Điện thế ở N bằng 0. C. Điện hế ở M có giá trị dương, ở N có giá trị âm. D. Điện thế ở M cao hơn điện thế ở N là 40V
- Câu III.1.6.70. Trong các đơn vị sau, đơn vị không phải đơn vị của hiệu điện thế? A. J/c. B. V. C. V/m. D. eV/c. Câu III.1.6.71. Thế năng của điện tích trong điện trường đặc trưng cho A. khả năng tác dụng lực của điện trường. B. phương chiều của cường độ điện trường. C. khả năng sinh công của điện trường. D. độ lớn nhỏ của vùng không gian có điện trường. Câu III.1.6.72. Hai điểm M và N nằm trên cùng một đường sức của một điện trường đều có cường độ E, hiệu điện thế giữa M và N là UMN, khoảng cách MN = d. Công thức nào sau đây không đúng? A. UMN = VM – VN. B. AMN = q.UMN. C. UMN = E.d. D. E = UMN.d. Câu III.1.6.73. Một điện tích điểm q chuyển động trong điện trường không đều theo một đường cong kín. Gọi công của lực điện trong chuyển động đó là A thì: A. A > 0 nếu q > 0. B. A < 0 nếu q < 0.C. A = 0 trong mọi trường hợp. D. A 0 còn dấu của A chưa xác định vì chưa biết chiều chuyển động của q. Câu III.1.6.74. Điện tích q chuyển động từ M đến N trong một điện trường đều, công của lực điện càng nhỏ nếu: A. Đường đi từ M đến N càng dài. B. Đường đi từ M đến N càng ngắn. C. Hiệu điện thế UMN càng nhỏ. D. Hiệu điện thế UMN càng lớn. Câu III.1.6.75. Thả một Ion dương cho chuyển động không vận tốc đầu trong một điện trường do hai điện tích điểm gây ra. Ion đó sẽ chuyển động: A. Ngược chiều đường sức điện. B. dọc theo một đường nằm trong mặt đẳng thế. C. từ điểm có điện thế cao đến điểm có điện thế thấp. D. từ điểm có điện thế thấp tới điểm có điện thế cao. Câu III.1.6.76. Thả cho một electron không có vận tốc đầu trong một điện trường. Electron đó sẽ: A. Đứng yên. B. Chuyển động dọc theo chiều đường sức điện. C. Chuyển động từ điểm có điện thế cao xuống điểm chỗ điện thế thấp. D. Chuyển động từ điểm có điện thế thấp lên điểm có điện thế cao. Câu III.1.6.77. Một proton chỉ chịu tác dụng của lực điện, chuyển động trong điện trường đều dọc theo một đường sức từ điểm C đến điểm D. Nhận xét nào sau đây sai? A. Đường sức điện có chiều từ C đến D. B. Điện thế tại điểm C cao hơn điện thế tại điểm D. C. Nếu điện thế tại điểm C bằng 0 thì điện thế tại điểm D có giá trị âm. D. Điện thế tại điểm D cao hơn điện thế tại điểm C. Câu III.1.6.78. Chọn câu đúng. Thả cho một êlectron không có vận tốc đầu trong một điện trường. Êlectron sẽ: A. Chuyển động dọc theo chiều đường sức điện. B. Chuyển động từ điểm có điện thế cao xuống điểm có điện thế thấp. C. Chuyển động ngược chiều đường sức điện. D. Đứng yên. Câu III.1.6.79. Tìm phát biểu sai: A. Thế năng của điện tích q đặt tại điểm M trong điện trường đặc trưng cho khả năng sinh công của điện trường tại điểm đó. B. Thế năng của điện tích q đặt tại điểm M trong điện trường WM = q.VM. C. Công của lực điện bằng độ giảm thế năng của điện tích trong điện trường. D. Thế năng của điện tích q đặt tại điểm M trong điện trường không phụ thuộc điện tích q. Câu III.1.6.80. Đơn vị của cường độ điện trường
- A.Niutơn (N) B.Culông (C) C.vôn.mét(V.m) D.vôn trên mét (V/m) Câu III.2.19.81. Điện tích điểm q = -3.10-6C di chuyển được đoạn đường 2,5cm ngược chiều của đường sức trong một điện trường đều có cường độ điện trường 4000 V/m. Công của lực điện trong sự di chuyển của điện tích q là A. 3.10-4J. B. -3.10-4J. C. 3.10-2J. D. -3.10-3J. Câu III.2.19.82. Công của lực điện khi dịch chuyển một điện tích 1μC ngược chiều một đường sức trong một điện trường đều 1000 V/m trên quãng đường dài 1 m là: A. 1000 J. B. -1mJ. C. 1 mJ. D. 1 μJ. Câu III.2.19.83. Công của lực điện khi dịch chuyển một điện tích - 2μC cùng chiều một đường sức trong một điện trường đều 1000 V/m trên quãng đường dài 1 m là: A. 2000 J. B. – 2000 J. C. 2 mJ. D. – 2 mJ. Câu III.2.19.84. Cho điện tích dịch chuyển giữa 2 điểm cố định trong một điện trường đều với cường độ 150 V/m thì công của lực điện trường là 60 mJ. Nếu cường độ điện trường là 200 V/m thì công của lực điện trường dịch chuyển điện tích giữa hai điểm đó là: A. 80 J. B. 40 J. C. 40 mJ. D. 80 mJ. -8 Câu III.2.19.85. Cho điện tích q = 10 C dịch chuyển giữa 2 điểm cố định trong một điện trường đều thì công của lực điện trường là 60 mJ. Nếu một điện điện tích q’ = 4.10-9 C dịch chuyển giữa hai điểm đó thì công của lực điện trường khi đó là: A. 24 mJ. B. 20 mJ. C. 240 mJ. D. 120 mJ. Câu III.2.19.86. Công của lực điện trường dịch chuyển quãng đường 1 m một điện tích 10μC vuông góc với các đường sức điện trong một điện trường đều cường độ 106 V/m là: A. 1 J. B. 1000 J. C. 1 mJ. D. 0 J. Câu III.2.19.87. Công của lực điện trường dịch chuyển một điện tích 10 mC song song với các đường sức trong một điện trường đều với quãng đường 10 cm là 1 J. Độ lớn cường độ điện trường đó là: A. 1000 V/m. B. 1 V/m. C. 100 V/m. D. 10000 V/m. Câu III.2.19.88. Hiệu điện thế giữa hai điểm M và N là UMN = 1V. Công của điện trường làm dịch chuyển điện tích q= - 1 C từ M đến N là. A. A = - 1 J. B. A = + 1 J. C. A = - 1J. D. A = + 1J. Câu III.2.19.89. Công của lực điện trường làm di chuyển một điện tích giữa hai điểm có hiệu điện thế U = 2000 V là A = 1 J. Độ lớn của điện tích đó là A. q = 2.10-4 C. B. q = 2.10-4 C. C. q = 5.10-4 C. D. q = 5.10-4 C. Câu III.2.19.90. Công của lực điện trường dịch chuyển một điện tích 10 mC song song với các đường sức trong một điện trường đều với quãng đường 100 cm là 1 J. Độ lớn cường độ điện trường đó là: A. 1000 V/m. B. 1 V/m. C. 100 V/m. D. 10000 V/m. Câu III.2.20.91. Một điện tích q chuyển động trong điện trường không đều theo một đường cong kín. Gọi công của lực điện trong chuyển động đó là A thì A. A > 0 nếu q > 0. B. A > 0 nếu q < 0. C. A = 0 trong mọi trường hợp. D. A ≠ 0 còn dấu của A chưa xác định vì chưa biết chiều chuyển động của q. Câu III.2.20.92. Một điện tích dương di chuyển trong điện trường đều từ A đến B trên một đường sức thì động năng của nó tăng. Kết quả này cho thấy: A.VA
- M B. Lực điện trường thực hiện công âm. C. Lực điện trường không thực hiện công. E D. Không xác định được công của lực điện trường. N Câu III.2.20.94. Đặt một điện tích điểm Q dương tại một điểm O. Hai điểm M và N là hai điểm nằm đối xứng với nhau ở hai bên điểm O. Di chuyển một điện tích điểm q dương từ M đến N theo một đường cong bất kì. Gọi AMN là công của lực điện trong dịch chuyển này. Phát biểu nào sau đây là đúng ? A. AMN > 0 và phụ thuộc vào đường dịch chuyển. B. AMN > 0 và không phụ thuộc vào đường dịch chuyển. C. AMN < 0 và phụ thuộc vào đường dịch chuyển. D. AMN = 0 và không phụ thuộc vào đường dịch chuyển. Câu III.2.20.95. Nếu chiều dài đường đi của điện tích trong điện trường tăng 2 lần thì công của lực điện trường A. chưa đủ dữ kiện để xác định. B. tăng 2 lần. C. giảm 2 lần. D. không thay đổi. Câu III.2.20.96. Công của lực điện trường khác 0 trong khi điện tích A. dịch chuyển giữa 2 điểm khác nhau cắt đường sức. B. dịch chuyển vuông góc với các đường sức trong điện trường đều. C. dịch chuyển hết quỹ đạo là đường cong kín trong điện trường. D. dịch chuyển hết một quỹ đạo tròn trong điện trường. Câu III.2.20.97. Khi điện tích dich chuyển dọc theo một đường sức trong một điện trường đều, nếu quãng đường dịch chuyển tăng 2 lần thì công của lực điện trường A. tăng 4 lần. B. tăng 2 lần. C. không đổi. D. giảm 2 lần. Câu III.2.20.98. Nếu điện tích dịch chuyển trong điện trường sao cho thế năng của nó tăng thì công của của lực điện trường A. âm. B. dương. C. bằng không. D. không đổi. Câu III.2.20.99. Khi một điện tích q = -2C di chuyển từ điểm M đến N trong điện trường thì công của lực điện -6J. Hiệu điện thế UMN bằng? A. 12V. B. – 12V C. 3V D. – 3V Câu III.2.20.100. Có hai bản kim loại phẳng, tích điện trái dấu, nhưng độ lớn bẳng nhau đặt song song với nhau và cách nhau 1 cm. Hiệu điện thế giữa bản dương và bản âm là 120 V. Nếu chọn mốc điện thế ở bản âm thì điện thế tại điểm M cách bản âm 0,6cm là A. 72 V. B. 36V C. 82V D. 18V Câu III.2.21.101. Một proton bay trong điện trường. Lúc proton ở điểm A thì vận tốc củ nó bằng 25.104m/s. Khi bay đến B vận tốc của proton bằng không. Điện thế tại A bằng 500V. Tính điện thế tại B. Biết proton có khối lượng 1,67.10-27kg và có điện tích 1,6.10-19C A. 872V B. 826V C. 812V D. 818V Câu III.2.21.102. Thế năng của một electron tại điểm M trong điện trường của một điện tích điểm là −32.10-19 J. Điện tích của electron là −l,6.10-19 C. Điện thế tại điểm Mbằng A. +32 V. B. −32 V. C. +20 V. D. −20 V. Câu III.2.21.103. Khi một điện tích q = +2.10'6 C di chuyển từ điểm M đến điểm N trong điện trường thì công của lực điện −18.10-6J. Hiệu điện thế giữa M và N là A. 36 V. B. −36V. C. 9 V. D. −9 V. -6 Câu III.2.21.104. Một điện tích q = 4.10 C dịch chuyển trong điện trường đều có cường độ điện trường E = 500 V/m trên quãng đường thẳng s = 5 cm, tạo với hướng của vectơ cường độ điện trường góc α = 60°. Công của lực điện trường thực hiện trong quá trình di chuyển này và hiệu điện thế giữa hai đầu quãng đường này là A. A = 5.10−5 J và U = 12,5 V. B. A = 5.10−5 J và U = 25 V. C. A = 10−4 J và U = 25 V. D. A = 10-4 J và U = 12,5 V.
- Câu III.2.21.105. Trong không gian có điện trường, một electron chuyển động với vận tốc 3.107 m/s bay ra từ một điểm A có điện thế 6000 V và đi dọc theo đường sức của điện trường đến điểm B thì vận tốc bằng không. Biết khối lượng và điện tích của electron lần lượt là 9,1.10-31 kg và −1,6.10-19 C. Điện thế của điện trường tại B là A. 3441 V. B. 3260 V. C. 3004 V. D. 2820 V. Câu III.2.21.106. Một điện tích q = 1 ( C) di chuyển từ điểm A đến điểm B trong điện trường, nó thu được một năng lượng W = 0,2 (mJ). Hiệu điện thế giữa hai điểm A, B là: A. U = 0,20 (V). B. U = 0,20 (mV). C. U = 200 (kV). D. U = 200 (V). Câu III.2.21.107. Công của lực điện trường dịch chuyển một điện tích - 2 μC từ A đến B là 4mJ. UAB có giá trị A. 2V. B. 2000V. C. – 8V. D. – 2000V. Câu III.2.21.108. Một điện trường đều cường độ 4000V/m, có phương song song với cạnh huyền BC của một tam giác vuông ABC có chiều từ B đến C, biết AB = 6cm, AC = 8cm. Tính hiệu điện thế giữa hai điểm BC: A. 400V B. 300V C. 200V D. 100V Câu III.2.21.109. Một hạt bụi khối lượng 3,6.10 kg mang điện tích q = 4,8.10-18C nằm lơ -15 lửng giữa hai tấm kim loại phẳng song song nằm ngang cách nhau 2cm và nhiễm điện trái dấu . Lấy g = 10m/s2, tính hiệu điện thế giữa hai tấm kim loại: A. 25V. B. 50V C. 75V D. 100V Câu III.2.21.110. Giữa hai điểm A và B có hiệu điện thế bằng bao nhiêu nếu một điện tích q = 1μC thu được năng lượng 2.10-4J khi đi từ A đến B: A. 100V B. 200V C. 300V D. 500V CHỦ ĐỀ 4: Điện trường-Cường độ điện trường-Đường sức Câu IV.1.7.111. Điện trường là A. môi trường không khí quanh điện tích. B. môi trường chứa các điện tích. C. môi trường bao quanh điện tích, gắn với điện tích và tác dụng lực điện lên các điện tích khác đặt trong nó. D. môi trường dẫn điện. Câu IV.1.7.112. Cường độ điện trường tại một điểm đặc trưng cho A. thể tích vùng có điện trường là lớn hay nhỏ. B. điện trường tại điểm đó về phương diện dự trữ năng lượng. C. tác dụng lực của điện trường lên điện tích tại điểm đó. D. tốc độ dịch chuyển điện tích tại điểm đó. Câu IV.1.7.113. Véc tơ cường độ điện trường tại mỗi điểm có chiều A. cùng chiều với lực điện tác dụng lên điện tích thử q dương tại điểm đó. B. cùng chiều với lực điện tác dụng lên điện tích thử q âm tại điểm đó. C. phụ thuộc độ lớn điện tích thử. D. phụ thuộc nhiệt độ của môi trường. Câu IV.1.7.114. Trong các đơn vị sau, đơn vị của cường độ điện trường là A. V/m2. B. V.m. C. V/m. D. V. Câu IV.1.7.115. Cho một điện tích điểm –Q, điện trường tại một điểm mà nó gây ra có chiều A. hướng về phía nó. B. hướng ra xa nó. C. phụ thuộc độ lớn của nó. D. phụ thuộc vào điện môi xung quanh. Câu IV.1.7.116. Cho một điện tích điểm +Q, điện trường tại một điểm mà nó gây ra có chiều A. hướng về phía nó. B. hướng ra xa nó. C. phụ thuộc độ lớn của nó. D. phụ thuộc vào điện môi xung quanh. Câu IV.1.7.117. Độ lớn cường độ điện trường tại một điểm gây bởi một điện tích điểm không phụ thuộc
- A. độ lớn điện tích thử. C. khoảng cách từ điểm đang xét đến điện tích đó. B. độ lớn điện tích đó. D. hằng số điện môi của của môi trường. Câu IV.1.7.118. Công thức xác định cường độ điện trường gây ra bởi điện tích Q, tại một điểm trong chân không, cách điện tích Q một khoảng r là k q1 .q 2 k Q2 kQ kQ A. E . B. E . C. E 2 . D. E . r r r r Câu IV.1.7.119. Công thức xác định cường độ điện trường gây ra bởi điện tích Q
- D. Các đường sức điện của cùng một điện trường có thể cắt nhau. Câu IV.1.8.128. Phát biểu nào sau đây là không đúng? A. Qua một điểm trong điện trường, ta chỉ vẽ được một đường sức điện. B. Tất cả các đường sức đều xuất phát từ điện tích dương và kết thúc ở điện tích âm. C. Cũng có khi đường sức điện không xuất phát từ điện tích dương mà xuất phát từ vô cùng. D. Các đường sức của điện trường đều là các đường thẳng song song và cách đều nhau. Câu IV.1.8.129. Tiếp tuyến tại mỗi điểm của đường sức điện là A. giá của vectơ cường độ điện trường tại đó. B. độ lớn của vectơ cường độ điện trường tại đó. C. độ lớn của điện tích thử tại đó. D. hướng di chuyển của điện tích dương. Câu IV.1.8.130. Chọn phát biểu đúng. A. Tất cả các đường sức đều xuất phát từ điện tích dương và kết thúc ở điện tích âm. B. Đường sức của điện trường gây bởi điện tích điểm Q âm là đường thẳng. C. Đường sức của điện trường bao giờ cũng là đường thẳng. D. Đường sức của điện trường bao giờ cũng là đường cong. Câu IV.2.22.131. Đặt một điện tích thử 1μC tại một điểm, nó chịu một lực điện 1mN. Cường độ điện trường có độ lớn là A. 106 V/m. B. 1000 V/m. C. 10V/m. D. 1 V/m. Câu IV.2.22.132. Đặt một điện tích thử 2μC tại một điểm, nó chịu một lực điện 0,1N. Cường độ điện trường có độ lớn là A. 500 V/m. B. 50 V/m. C. 5000 V/m. D. 0,5 V/m. Câu IV.2.22.133. Đặt một điện tích thử 6μC tại một điểm, nó chịu một lực điện 3mN. Cường độ điện trường có độ lớn là A. 5000 V/m. B. 500 V/m. C. 5V/m. D. 1000 V/m. -6 Câu IV.2.22.134. Đặt một điện tích thử 10 C tại một điểm, nó chịu một lực điện 0,04N. Cường độ điện trường có độ lớn là A. 4000 V/m. B. 500 V/m. C. 40V/m. D. 4.104 V/m. Câu IV.2.22.135. Một điện tích thử đặt tại điểm có cường độ điện trường 0,16 V/m. Lực tác dụng lên điện tích đó bằng 2.10-4 N. Độ lớn của điện tích đó là A. 1,25.10-4 C. B. 8.10-2 C. C. 1,25.10-3 C. D. 8.10-4 C. Câu IV.2.22.136. Một điện tích thử đặt tại điểm có cường độ điện trường 0,4 V/m. Lực tác dụng lên điện tích đó bằng 10-4N. Độ lớn của điện tích đó là A. 1,25.10-4 C. B. 6,25.10-4 C. C. 25.10-3C. D. 2,5.10-4 C. Câu IV.2.22.137. Một điện tích thử đặt tại điểm có cường độ điện trường 0,2 V/m. Lực tác dụng lên điện tích đó bằng 10-4N. Độ lớn của điện tích đó là A. 1,25.10-4 C. B. 8.10-2 C. C. 2,5.10-3 C. D. 5.10-4 C. Câu IV.2.22.138. Một điện tích thử đặt tại điểm có cường độ điện trường 0,3 V/m. Lực tác dụng lên điện tích đó bằng 3.10-4N. Độ lớn của điện tích đó là A. 5.10-4 C. B. 3.10-3 C. C. 10-3 C. D. 10-4 C. Câu IV.2.22.139. Một điện tích thử đặt tại điểm có cường độ điện trường 0,3 V/m. Lực tác dụng lên điện tích đó bằng 0,6 mN. Độ lớn của điện tích đó là A. 2.10-3 C. B. 2.10-6 C. C. 1,25.10- 3 C. D. 6.10-3 C. Câu IV.2.22.140. Một điện tích thử đặt tại điểm có cường độ điện trường 10 V/m. Lực tác dụng lên điện tích đó bằng 2mN. Độ lớn của điện tích đó là A. 10-4 C. B. 2.10-7 C. C. 1,25.10-3 C. D. 2.10-4C. Câu Câu IV.2.23.141. Nếu tại một điểm có 2 điện trường gây bởi 2 điện tích điểm Q 1 âm và Q2 dương thì hướng của cường độ điện trường tại điểm đó được xác định bằng A. hướng của tổng 2 véc tơ cường độ điện trường điện trường thành phần.
- B. hướng của véc tơ cường độ điện trường gây bởi điện tích dương. C. hướng của véc tơ cường độ điện trường gây bởi điện tích âm. D. hướng của véc tơ cường độ điện trường gây bởi điện tích ở gần điểm đang xét hơn. Câu IV.2.23.142. Nếu tại một điểm có 2 điện trường thành phần gây bởi 2 điện tích điểm. Hai cường độ điện trường thành phần cùng phương khi điểm đang xét nằm trên A. đường nối hai điện tích. B. đường trung trực của đoạn nối hai điện tích. C. đường vuông góc với đoạn nối hai điện tích tại vị trí điện tích 1. D. đường vuông góc với đoạn nối hai điện tích tại vị trí điện tích 2. Câu IV.2.23.143. Cho 2 điện tích điểm nằm ở 2 điểm A và B và có cùng độ lớn, cùng dấu. Cường độ điện trường tại một điểm trên đường trung trực của AB thì có phương A. vuông góc với đường trung trực của AB. B. trùng với đường trung trực của AB. C. trùng với đường nối của AB. D. tạo với đường nối AB góc 450. Câu IV.2.23.144. Cho 2 điện tích điểm nằm ở 2 điểm A và B và có cùng độ lớn, cùng dấu. Điểm có điện trường tổng hợp bằng 0 là A. trung điểm của AB. B. tất cả các điểm trên trên đường trung trực của AB. C. các điểm tạo với điểm A và điểm B thành một tam giác đều. D. các điểm tạo với điểm A và điểm B thành một tam giác vuông cân. Câu IV.2.23.145. Một điểm cách một điện tích một khoảng cố định trong không khí có cường độ điện trường 4000 V/m theo chiều từ trái sang phải. Khi đổ một chất điện môi có hằng số điện môi bằng 2 bao chùm điện tích điểm và điểm đang xét thì cường độ điện trường tại điểm đó có độ lớn và hướng là A. 8000 V/m, hướng từ trái sang phải. B. 8000 V/m, hướng từ phải sang trái. C. 2000 V/m, hướng từ phải sang trái. D. 2000 V/m hướng từ trái sang phải Câu IV.2.23.146. Trong không khí, người ta bố trí 2 điện tích có cùng độ lớn 0,5 μC nhưng trái dấu cách nhau 2 m. Tại trung điểm của 2 điện tích, cường độ điện trường là A. 9000 V/m hướng về phía điện tích dương. B. 9000 V/m hướng về phía điện tích âm. C. bằng 0. D. 9000 V/m hướng vuông góc với đường nối hai điện tích. Câu IV.2.23.147. Cho 2 điện tích điểm trái dấu, cùng độ lớn nằm cố định thì A. không có vị trí nào có cường độ điện trường bằng 0. B. vị trí có điện trường bằng 0 nằm tại trung điểm của đoạn nối 2 điện tích. C. vị trí có điện trường bằng 0 nằm trên đường nối 2 điện tích và phía ngoài điện tích dương. D. vị trí có điện trường bằng 0 nằm trên đường nối 2 điện tích và phía ngoài điện tích âm. Câu IV.2.23.148. Tại một điểm có 2 cường độ điện trường thành phần vuông góc với nhau và có độ lớn là 3000 V/m và 4000V/m. Độ lớn cường độ điện trường tổng hợp là A. 1000 V/m. B. 7000 V/m. C. 5000 V/m. D. 6000 V/m. Câu IV.2.23.149. Một điện tích điểm Q 2.10 C , đặt tại điểm A trong môi trường có hằng 7 số điện môi = 2. Véc tơ cường độ điện trường do điện tích O gây ra tại điểm B với AB = 7,5cm có A. phương AB, chiều từ A đến B, độ lớn 2,5. 105 V/m. A E 5 B. phương AB, chiều từ B đến A, độ lớn 1,6.10 V/m. 5 B C. phương AB, chiều từ B đến A, độ lớn 2,5.10 V/m. D. phương AB, chiều từ A đến B, độ lớn 1,6.105 V/m. Câu IV.2.23.150. Tại điểm A trong một điện trường, vectơ cường độ điện trường có hướng V thẳng đứng từ trên xuống, có độ lớn bằng 5 có đặt điện tích q 4.106 C. Lực tác dụng lên m điện tích q có
- A. độ lớn bằng 2.105 N , hướng thẳng đứng từ trên xuống. B. độ lớn bằng 2.105 N , hướng thẳng đứng từ dưới lên. C. độ lớn bằng 2 N , hướng thẳng đứng từ trên xuống. D. độ lớn bằng 4.106 N , hướng thẳng đứng từ dưới lên. CHỦ ĐỀ 5: Tụ điện Câu V.1.9.151. Tụ điện là A. Hệ thống gồm hai vật đặt xa nhau và ngăn cách nhau bằng một lớp cách điện. B. Hệ thống gồm hai vật dẫn đặt gần nhau và ngăn cách nhau bằng một lớp cách điện. C. Hệ thống gồm hai vật dẫn đặt tiếp xúc với nhau và được bao bọc bằng điện môi. D. Hệ thống hai vật dẫn đặt cách nhau một khoảng không đổi. Câu V.1.9.152. Trên vỏ một tụ điện có ghi 50µF-100V. Điện dung của tụ là A. 20µF. B. 100µF. C. 50µF. D. 500µF Câu V.1.9.153. Biểu thức nào dưới đây là biểu thức định nghĩa điện dung của tụ điện? A. C = E/ Q. B. C = U.Q C. C = A/Q. D. C = Q/U. Câu V.1.9.154. Fara là điện dung của một tụ điện mà A. Giữa hai bản tụ có hiệu điện thế 1V thì nó tích được điện tích 1C. B. Giữa hai bản tụ có một hiệu điện thế không đổi thì nó được tích điện C. C. Giữa hai bản tụ có điện môi với hằng số điện môi bằng 1. D. Khoảng cách giữa hai bản tụ là 1mm. Câu V.1.9.155. Đơn vị điện dung có tên là gì? A. Fara. B. Vôn. C. Culông. D. Vôn trên mét. Câu V.1.9.156. Nếu hiệu điện thế giữa hai bản tụ tăng 2 lần thì điện dung của tụ A. tăng 2 lần. B. giảm 2 lần. C. tăng 4 lần. D. không đổi. Câu V.1.9.157. Gọi Q là điện tích, C là điện dung và U là hiệu điện thế giữa hai bản của một tụ điện. Phát biểu nào dưới đây là đúng? A. C tỉ lệ thuận với Q. B. C không phụ thuộc vào Q và U C. C tỉ lệ thuận với U. D. C phụ thuộc vào Q và U Câu V.1.9.158. 1pF bằng A. 10-9 F. B. 10-12 F. C. 10-6 F. D. 10-3 F. Câu V.1.9.159. 1µF bằng A. 10-9 F. B. 10-12 F. C. 10-6 F. D. 10-3 F. Câu V.1.9.160. 1nF bằng A. 10-9 F. B. 10-12 F. C. 10-6 F. D. 10-3 F. Câu V.1.10.161. Để tích điện cho tụ điện, ta phải A. mắc vào hai đầu tụ một hiệu điện thế. B. cọ xát các bản tụ với nhau. C. đặt tụ gần vật nhiễm điện. D. đặt tụ gần nguồn điện. Câu V.1.10.162. Chọn phát biểu sai. A. Điện dung đặc trưng cho khả năng tích điện của tụ. B. Điện dung của tụ càng lớn thì tích được điện lượng càng lớn. C. Điện dung của tụ có đơn vị là Fara (F). D. Hiệu điện thế càng lớn thì điện dung của tụ càng lớn. Câu V.1.10.163. Chọn phát biểu đúng. A. Điện dung của tụ điện tỉ lệ với điện tích của nó. B. Điện tích của tụ tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai bản tụ. C. Hiệu điện thế giữa hai bản tụ điện tỉ lệ với điện dung của nó. D. Điện dung của tụ điện tỉ lệ nghịch với hiệu điện thế giữa hai bản của tụ.
- Câu V.1.10.164. Hai tụ điện chứa cùng một lượng điện tích thì A. chúng phải có cùng điện dung. B. hiệu điện thế giữa hai bản của mỗi tụ điện phải bằng nhau. C. tụ điện nào có điện dung lớn, sẽ có hiệu điện thế giữa hai bản lớn. D. tụ điện nào có điện dung lớn, sẽ có hiệu điện thế giữa hai bản nhỏ. Câu V.1.10.165. Điều nào sau đây là sai khi nói về cấu tạo của tụ điện. A. Hai bản là hai vật dẫn. B. Giữa hai bản có thể là chân không. C. Hai bản cách nhau một khoảng rất lớn. D. Giữa hai bản có thể là điện môi. Câu V.1.10.166. Trường hợp nào sau đây ta không có một tụ điện? A. Giữa hai bản kim loại là sứ. B. Giữa hai bản kim loại là không khí. C. Giữa hai bản kim loại là nước vôi. D. Giữa hai bản kim loại nước tinh khiết. Câu V.1.10.167. Trường hợp nào dưới đây tạo thành một tụ điện? A. Hai bản bằng nhôm phẳng đặt song song giữa hai bản là một lớp giấy tẩm dung dịch NaOH. B. Hai bản bằng nhựa phẳng đặt song song giữa hai bản là một lớp giấy tẩm paraphin. C. Hai bản bằng nhôm phẳng đặt song song giữa hai bản là một lớp giấy tẩm paraphin. D. Hai bản bằng thủy tinh phẳng đặt song song giữa hai bản là một lớp giấy tẩm dung dịch muối ăn. Câu V.1.10.168. Trong trường hợp nào sau đây ta có một tụ điện. A. Hai tấm gỗ khô đặt cách nhau một khoảng trong không khí. B. Hai tấm nhôm đặt cách nhau một khoảng trong nước nguyên chất. C. Hai tấm kẽm ngâm trong dung dịch axit. D. Hai tấm nhựa phủ ngoài một lá nhôm. Câu V.1.10.169. Chọn phát biểu sai. A. Điện dung của tụ điện đặc trưng cho khả năng tích điện của tụ điện ở một hiệu điện thế nhất định. B. Tụ điện là dụng cụ thường dùng để tích và phóng điện trong mạch. C. Tụ điện là một hệ hai vật dẫn đặt gần nhau và cách nhau bởi một lớp cách điện. D. Điện tích Q mà tụ điện tích được tỉ lệ nghịch với hiệu điện thế đặt giữa hai bản của nó. Câu V.1.10.170. Trường hợp nào dưới đây ta có một tụ điện? A. Một quả cầu kim loại nhiễm điện, đặt xa các vật khác. B. Một quả cầu thủy tinh nhiễm điện, đặt xa các vật khác. C. Hai quả cầu kim loại không nhiễm điện, đặt gần nhau trong không khí. D. Hai quả cầu thủy tinh, không nhiễm điện, đặt gần nhau trong không khí. Câu V.2.24.171. Trên vỏ một tụ điện có ghi 50µF-100V. Có thể đặt vào hai cực của tụ điện một hiệu điện thế là A. 120V. B. 90V. C. 150V. D. 500V Câu V.2.24.172. Một tụ có điện dung 2 μF. Khi đặt một hiệu điện thế 4 V vào hai bản của tụ điện thì tụ tích được một điện lượng là A. 2.10-6 C. B. 8.10-3 C. C. 4.10-6 C. D. 8.10-6 C. Câu V.2.24.173. Một tụ có điện dung 2 nF. Khi đặt một hiệu điện thế 40 V vào hai bản của tụ điện thì tụ tích được một điện lượng là A. 2.10-6 C. B. 5.10-11 C. C. 8.10-8 C. D. 8.10-5 C. Câu V.2.24.174. Một tụ có điện dung 20 pF. Khi đặt một hiệu điện thế 20V vào hai bản của tụ điện thì tụ tích được một điện lượng là
- A. 4.10-10 C. B. 4.10-6 C. C. 4.10-7 C. D. 4.10-4 C. Câu V.2.24.175. Đặt vào hai đầu tụ một hiệu điện thế 10 V thì tụ tích được một điện lượng 20.10-9 C. Điện dung của tụ là A. 2 μF. B. 2 mF. C. 2 F. D. 2 nF. Câu V.2.24.176. Đặt vào hai đầu tụ một hiệu điện thế 20 V thì tụ tích được một điện lượng 2.10-8 C. Điện dung của tụ là A. 2 μF. B. 1 mF. C. 1nF. D. 2 nF. Câu V.2.24.177. Một tụ điện điện dung 5μF được tích điện đến điện tích bằng 86μC. Hiệu điện thế trên hai bản tụ là A.17,2V. B. 27,2V. C. 43V. D. 47,2V. Câu V.2.24.178. Một tụ điện điện dung 2nF được tích điện đến điện tích bằng 250nC. Hiệu điện thế trên hai bản tụ là A. 125V. B.50V. C.250V. D.500V. Câu V.2.24.179. Nếu đặt vào hai đầu tụ một hiệu điện thế 4 V thì tụ tích được một điện lượng 2 μC. Nếu đặt vào hai đầu tụ một hiệu điện thế 8 V thì tụ tích được một điện lượng là A. 50 μC. B. 5 μC. C. 4 μC. D. 8 μC. Câu V.2.24.180. Để tụ tích một điện lượng 10 nC thì đặt vào hai đầu tụ một hiệu điện thế 2 V. Để tụ đó tích được điện lượng 2,5 nC thì phải đặt vào hai đầu tụ một hiệu điện thế là A. 500 mV. B. 0,05 V. C. 5V. D. 20 V. CHƯƠNG 2: DÒNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔI Chủ đề 6: Dòng điện không đổi-Nguồn điện Câu VI.1.11.181. Phát biểu nào sau đây là không đúng? A. Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng. B. Cường độ dòng điện là đại lượng đặc trưng cho tác dụng mạnh, yếu của dòng điện. C. Chiều của dòng điện được quy ước là chiều chuyển dịch của các điện tích dương. D. Chiều của dòng điện được quy ước là chiều chuyển dịch của các điện tích âm. Câu VI.1.11.182. Chọn phát biểu đúng? Dòng điện là: A. dòng dịch chuyển của điện tích. B. dòng dịch chuyển có hướng của các điện tích. C. dòng dịch chuyển có hướng của các hạt vật chất. D. dòng dịch chuyển có hướng của các ion dương. Câu VI.1.11.183. Phát biểu nào sau đây là không đúng? A. Dòng điện là dòng chuyển dời có hướng của các hạt mang điện. B. Dòng điện có chiều và cường độ không thay đổi theo thời gian gọi là dòng điện không đổi. C. Cường độ dòng điện đặc trưng cho tác dụng mạnh, yếu của dòng điện. D.Tác dụng đặt trưng nhất của dòng điện là tác dụng nhiệt. Câu VI.1.11.184. Dòng điện không đổi là: A. Dòng điện có chiều không thay đổi theo thời gian. B. Dòng điện có cường độ không thay đổi theo thời gian. C. Dòng điện có điện lượng chuyển qua tiết diện thẳng của dây không đổi theo thời gian. D. Dòng điện có chiều và cường độ không thay đổi theo thời gian. Câu VI.1.11.185. Quy ước chiều dòng điện là: A.Chiều dịch chuyển của các electron. B. chiều dịch chuyển của các ion. C. chiều dịch chuyển của các ion âm. D. chiều dịch chuyển của các điện tích dương. Câu VI.1.11.186. Tác dụng đặc trưng nhất của dòng điện là: A. Tác dụng nhiệt. B. Tác dụng hóa học. C. Tác dụng từ. D. Tác dụng cơ học. Câu VI.1.11.187. Chọn phát biểu sai?
- A. Dòng điện là dòng chuyển dời có hướng của các điện tích. B. Dòng điện một chiều cũng là dòng điện không đổi. C. Tác dụng từ là tác dụng đặc trưng nhất của dòng điện. D. Dòng điện không đổi là dòng điện có chiều và cường độ không thay đổi theo thời gian. Câu VI.1.11.188. Dòng điện qua bàn là có tác dụng: A. từ. B. nhiệt. C. hóa. D. cơ. Câu VI.1.11.189. Chọn câu phát biểu đúng: A. Dòng điện là dòng chuyển dời của các điện tích. B. Dòng điện không đổi là dòng điện có chiều không thay đổi. C. Dòng điện không đổi là dòng điện có cường độ không thay đổi. D. Tác dụng nổi bật nhất của dòng điện là tác dụng từ. Câu VI.1.11.190. Điện năng biến đổi hoàn toàn thành nhiệt năng ở dụng cụ hay thiết bị điện nào sau đây? A. Quạt điện B. ấm điện. C. máy bơm. D. ti vi. Câu VI.1.12.191. Cường độ dòng điện được xác định bằng công thức nào sau đây? q t q A. I = q.t. B. I = C. I = D. I = t . q. e. Câu VI.1.12.192. Chọn câu trả lời đúng? Cường độ của dòng điện được đo bằng: A. Lực kế. B. Công tơ điện. C. Nhiệt kế. D. Ampe kế. Câu VI.1.12.193. Cường độ dòng điện không đổi được xác định bằng công thức nào sau đây? q q A. I = q.t B. I = C. I = q.e. D. I = . t e Câu VI.1.12.194. Chọn câu phát biểu sai: A. Cường độ dòng điện được đo bằng Ampe kế. B. Dòng điện có chiều và cường độ không thay đổi theo thời gian gọi là dòng điện không đổi. C. Cường độ dòng điện đặc trưng cho tác dụng mạnh, yếu của dòng điện. D. Tác dụng nổi bật nhất của dòng điện là tác dụng nhiệt. Câu VI.1.12.195. Đơn vị của cường độ dòng điện là: A. Vôn (V). B. ampe (A). C. niutơn (N). D. fara (F). Câu VI.1.12.196. Chọn câu sai: A. Đo cường độ dòng điện bằng ampe kế. B. Ampe kế mắc nối tiếp vào mạch điện cần đo cường độ dòng điện chạy qua. C. Dòng điện chạy qua ampe kế có chiều đi vào chốt dương (+) và đi ra từ (-). D. Dòng điện chạy qua ampe kế có chiều đi vào chốt âm (-) và đi ra từ chốt (+). Câu VI.1.12.197. Ngoài đơn vị là ampe (A), cường độ dòng điện có thể có đơn vị là A. Jun (J). B. Cu – lông (C). C. Vôn (V). D. Cu – lông trên giây (C/s). Câu VI.1.12.198. Đại lượng nào cho biết mức độ mạnh yếu của dòng điện? A. Hiệu điện thế. B. công suất. C. Cường độ dòng điện. D. Nhiệt lượng. Câu VI.1.12.199. Môi trường nào sau đây không dẫn điện? A. Dây đồng. B. Dây sắt. C. Dung dịch muối. D. Cao su. Câu VI.1.12.200. Cường độ dòng điện của dòng không đổi? A. Không đổi. B. Có thể thay đổi. C. Biến thiên theo thời gian. D. Luôn có giá trị âm. Câu VI.1.13.201. Lực lạ bên trong nguồn điện không có tác dụng: A. làm cho các điện tích dương di chuyển ngược chiều điện trường bên trong nguồn điện.
- B. tạo ra và duy trì hiệu điện thế giữa 2 cực của nguồn điện. C. tạo ra và duy trì sự tích điện khác nhau ở 2 cực của nguồn điện. D. tạo ra các điện tích mới cho nguồn điện. Câu VI.1.13.202. Suất điện động của nguồn điện là đại lượng đặc trưng cho: A. khả năng tạo ra các điện tích dương trong 1 giây. B. khả năng thực hiện công của nguồn điện trong 1 đơn vị thời gian. C. khả năng thực hiện công của nguồn điện khi di chuyển 1 đơn vị điện tích dương ngược chiều điện trường bên trong nguồn điện. D. khả năng thực hiện công của nguồn điện khi di chuyển 1 đơn vị điện tích dương cùng chiều điện trường bên trong nguồn điện. Câu VI.1.13.203. Điểm khác nhau chủ yếu giữa pin Vôn-ta và acquy là : A. sử dụng dung dịch điện phân khác nhau. B. chất dùng làm hai cực khác nhau. C. phản ứng hóa học ở trong acquy có thể xảy ra thuận nghịch. D. sự tích điện khác nhau ở hai cực của chúng. Câu VI.1.13.204. Câu nào sau đây sai khi nói về pin LơClăngsê: A. điện cực dương là lõi than. B. chất điện phân là Manganđioxit. C. điện cực âm là hộp kẽm. D. suất điện động của pin khoảng 1,5 V. Câu VI.1.13.205. Trong các đại lượng sau, đại lượng nào có đơn vị không phải là vôn: A. suất điện động. B. độ giảm điện thế. C. hiệu điện thế. D. dung lượng của acquy. Câu VI.1.13.206. Nguồn điện tạo ra hiệu điện thế giữa hai cực bằng cách A. tách electron ra khỏi nguyên tử và chuyển electron và ion về các cực của nguồn. B. sinh ra electron ở cực âm. C. sinh ra ion dương ở cực dương. D. làm biến mất electron ở cực dương. Câu VI.1.13.207. Trong các nhận định về suất điện động, nhận định không đúng là: A. Suất điện động là đại lượng đặc trưng cho khả năng sinh công của nguồn điện. B. Suất điện động được đo bằng thương số công của lực lạ dịch chuyển điện tích ngược nhiều điện trường và độ lớn điện tích dịch chuyển. C. Đơn vị của suất điện động là Jun. D. Suất điện động của nguồn có trị số bằng hiệu điện thế giữa hai cực khi mạch ngoài hở. Câu VI.1.13.208. Nguồn điện tạo ra hiệu điện thế giữa hai cực bằng cách A. tách electron ra khỏi nguyên tử và chuyển electron và ion về các cực của nguồn. B. sinh ra electron ở cực âm. C. sinh ra ion dương ở cực dương. D. làm biến mất electron ở cực dương. Câu VI.1.13.209. Trong các nhận định về suất điện động, nhận định không đúng là: A. Suất điện động là đại lượng đặc trưng cho khả năng sinh công của nguồn điện. B. Suất điện động được đo bằng thương số công của lực lạ dịch chuyển điện tích ngược nhiều điện trường và độ lớn điện tích dịch chuyển. C. Đơn vị của suất điện động là Jun. D. Suất điện động của nguồn có trị số bằng hiệu điện thế giữa hai cực khi mạch ngoài hở. Câu VI.1.13.210. Điểm khác nhau căn bản giữa Pin và ác quy là A. Kích thước. B. Hình dáng. C. Nguyên tắc hoạt động. D. Số lượng các cực. Câu VI.1.14.211. Cấu tạo pin điện hóa là A. gồm hai cực có bản chất giống nhau ngâm trong dung dịch điện phân. B. gồm hai cực có bản chất khác nhau ngâm trong dung dịch điện phân. C. gồm 2 cực có bản chất khác nhau ngâm trong điện môi.
- D. gồm hai cực có bản chất giống nhau ngâm trong điện môi. Câu VI.1.14.212. Trong trường hợp nào sau đây ta có một pin điện hóa? A. Một cực nhôm và một cực đồng cùng nhúng vào nước muối; B. Một cực nhôm và một cực đồng nhúng vào nước cất; C. Hai cực cùng bằng đồng giống nhau nhúng vào nước vôi; D. Hai cực nhựa khác nhau nhúng vào dầu hỏa. Câu VI.1.14.213. Điều nào sau đây đúng? A. Dòng điện qua nguồn từ cực âm sang cực dương. B. Dòng điện qua nguồn từ cực dương sang cực âm. C. Điện trở trong các nguồn như nhau. D. Lực thực hiện công di chuyển điện tích trong nguồn là lực điện. Câu VI.1.14.214. Điều nào sau đây đúng? A. Suất điện động có giá trị bằng hiệu điện thế giữa hai cực khi mạch ngoài hở. B. Suất điện động có giá trị nhỏ hơn hiệu điện thế giữa hai cực khi mạch ngoài hở. C. Suất điện động có giá trị lớn hơn hiệu điện thế giữa hai cực khi mạch ngoài hở. D. Suất điện động có giá trị bằng không hiệu điện thế giữa hai cực khi mạch ngoài hở. Câu VI.1.14.215. Đơn vị suất điện động là? A. J. B. V. C. A. D. N. Câu VI.1.14.216. Đơn vị nào sau đây không phải là đơn vị của suất điện động? A. V. B. J/C. D. ev/C. D. F. Câu VI.1.14.217. Trên một quả pin ghi 1,5 V. Giá trị đó là A. Suất điện động. B. Hiệu điện thế định mức. C. Hiệu điện thế giới hạn. D. Hiệu điện thế nhỏ nhất khi nối với mạch ngoài hai đầu pin. Câu VI.1.14.218. Điện tích trong nguồn di chuyển là do lực thực hiện công. Lực đó là A. Lực lạ. B. Trọng lực. C. Lực điện. D. Lực cu-lông. Câu VI.1.14.219. Điện tích di chuyển ở mạch ngoài là do lực thực hiện công. Lực đó là A. Lực lạ. B. Trọng lực. C. Lực điện. D. Lực ma sát. Câu VI.1.14.220. Công thức tính suất điện động của nguồn điện? Ala q 1 A. . B. . C. qAla . D. . q Ala qAla Câu VI.2.25.221. Điện tích của êlectron là - 1,6.10-19 (C), điện lượng chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn trong 30 (s) là 15 (C). Số êlectron chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn trong thời gian một giây là A. 3,125.1018. B. 9,375.1019. C. 7,895.1019. D. 2,632.1018. Câu VI.2.25.222. Cường độ dòng điện không đổi chạy qua đoạn mạch là I = 0,125A. Tính điện lượng chuyển qua tiết diện thẳng của mạch trong 2 phút: A. 15C. B. 1,5C. C. 150C. D. 30C. Câu VI.2.25.223. Một dòng điện không đổi trong thời gian 10 s có một điện lượng 1,6 C chạy qua. Số electron chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn trong thời gian 1s là A. 10-20 electron. B. 10-18 electron. C. 1020 electron. D. 1018 electron. Câu VI.2.25.224. Một dòng điện không đổi, sau 2 phút có một điện lượng 24C chuyển qua một tiết diện thẳng. Cường độ của dòng điện đó là A. 1/12 A. B. 48A. C. 12 A. D. 0,2 A. Câu VI.2.25.225. Suất điện động của một ắcquy là 3V, lực lạ làm di chuyển điện tích thực hiện một công 6mJ. Lượng điện tích dịch chuyển khi đó là: A. 18.10-3. B. 2.10-3C. C. 0,5.10-3C. D. 1,8.10-3C. Câu VI.2.25.226. Trong thời gian 2s một điện lượng 1,5C chuyển qua tiết diện thẳng của dây tóc bóng đèn. Cường độ dòng điện qua bóng đèn là: A. 0,75A. B. 2,66A. C. 6A. D. 3,75A.
- Câu VI.2.25.227. Cho một dòng điện không đổi, trong 10s điện lượng chuyển qua một tiết diện thẳng là 2C. Sau 50s, điện lượng chuyển qua tiết diện thẳng đó là: A. 5C. B. 10C. C. 50C. D. 25C. Câu VI.2.25.228. Nếu trong khoảng thời gian Δt = 0,1 s đầu có điện lượng q = 0,5 C và trong thời gian Δt’= 0,1 s tiếp theo có điện lượng q’ = 0,1 C chuyển qua tiết diện của vật dẫn thì cường dộ dòng điện trong cả hai khoảng thời gian đó là: A. 6A. B. 3A. C. 4A. D. 2A Câu VI.2.25.229. Một dòng điện không đổi, sau 2 phút có một điện lượng 24 C chuyển qua một tiết diện thẳng. Cường độ của dòng điện đó là: A. 12 A. B. 1/12 A. C. 0,2 A. D.48A. Câu VI.2.25.230. Một dòng điện không đổi có cường độ 3 A thì sau một khoảng thời gian có một điện lượng 4 C chuyển qua một tiết diện thẳng. Cùng thời gian đó, với dòng điện 4,5 A thì có một điện lượng chuyển qua tiết diện thằng là: A. 4 C. B. 8 C. C. 4,5 C. D. 6 C. Câu VI.2.26.231. Một nguồn điện có suất điện động 200 mV. Để chuyển một điện lượng 10 C qua nguồn thì lực lạ phải sinh một công là: A. 20 J. A. 0,05 J. B. 2000 J. D. 2 J. Câu VI.2.26.232. Qua một nguồn điện có suất điện động không đổi, để chuyển một điện lượng 10 C thì lực là phải sinh một công là 20 mJ. Để chuyển một điện lượng 15 C qua nguồn thì lực là phải sinh một công là: A. 10 mJ. B. 15 mJ. C. 20 mJ. D. 30 mJ. Câu VI.2.26.233. Khi nối hai cực của nguồn với một mạch ngoài thì công của nguồn điện sản ra trong thời gian 1 phút là 720J. Công suất của nguồn bằng: A. 1,2W. B. 12W. C. 2,1W. D. 21W. Câu VI.2.26.234. Cho đoạn mạch điện gồm một nguồn điện có suất điện động là 6V, cường độ dòng điện qua mạch là 2A. Công suất của nguồn điện là: A. 3 W. B. 4 W. C. 12 W. D. 8 W. Câu VI.2.26.235. Cho một mạch điện có điện trở không đổi. Khi dòng điện trong mạch là 2A thì công suất tiêu thụ của mạch là 200 W. Khi dòng điện trong mạch là 1 A thì công suất tiêu thụ của mạch là A. 50 W. B. 25 W. C. 200 W. D. 400 W. Câu VI.2.26.236. Một nguồn điện có suất điện động 3V thì cường độ dòng điện qua nguồn 3A. Công suất của nguồn là : A. 1V B. 9V C. 9W D. 1 N Câu VI.2.26.237. Khi nối 2 cực của nguồn điện với mạch ngoài thì trong 2 phút nguồn điện sinh công là 720J. Công suất của nguồn là: A. 1,2W. B. 2,1W. C. 6W. D. 21W. Câu VI.2.26.238. Công của lực lạ làm dịch chuyển điện lượng 4C từ cực âm đến cực dương bên trong nguồn điện là 24J. Suất điện động của nguồn là: A. 6V. B. 96V. C. 12V. D. 9,6V Câu VI.2.26.239. Một nguồn điện có suất điện động 200 mV. Để chuyển một điện lượng 10C qua nguồn thì lực lạ phải sinh một công là: A. 2000 J. B. 0,05 J. C. 2 J. D. 20 J. Câu VI.2.26.240. Công của lực lạ làm di chuyển điện tích 2C từ cực âm đến cực dương bên trong nguồn điện là 24J. Suất điện động của nguồn là: A. 0,166V. B. 12V. C. 96V. D. 0,6V. Chủ đề 7: Điện năng-Công suất điện Câu VII.1.15.241. Công của nguồn điện được xác định theo công thức: A. A = EIt. B. A = UIt. C. A = EI. D. A = UI.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 7 năm 2020-2021 - Trường THCS Lê Quang Cường
2 p | 138 | 8
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Hóa học 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Bắc Thăng Long
1 p | 121 | 7
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Tiếng Anh 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Bắc Thăng Long
10 p | 98 | 6
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 9 năm 2020-2021 - Trường THCS Lê Quang Cường
1 p | 82 | 5
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Toán 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Bắc Thăng Long
2 p | 70 | 5
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn 7 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
4 p | 186 | 5
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Vật lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Bắc Thăng Long
2 p | 52 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 6 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 96 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Lịch sử 9 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 136 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Toán 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Bắc Thăng Long
4 p | 76 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 9 năm 2020-2021 - Trường THCS Lê Quang Cường
2 p | 64 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn GDCD lớp 9 năm 2020-2021 - Trường THCS Lê Quang Cường
2 p | 48 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Bắc Thăng Long
3 p | 72 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn 9 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 58 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Vật lí 8 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 92 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Tiếng Anh 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
3 p | 110 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn GDCD 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 127 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn GDCD 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 107 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn