intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Vật lý lớp 8 năm 2022-2023 - Trường THCS Long Toàn

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:7

8
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm phục vụ quá trình học tập cũng như chuẩn bị cho kì thi học kì 2 sắp đến. TaiLieu.VN gửi đến các bạn tài liệu ‘Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Vật lý lớp 8 năm 2022-2023 - Trường THCS Long Toàn’. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích, giúp các bạn hệ thống lại kiến thức đã học đồng thời rèn luyện kỹ năng giải đề. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Vật lý lớp 8 năm 2022-2023 - Trường THCS Long Toàn

  1. TRƯỜNG THCS LONG TOÀN ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I – VẬT LÍ 8 NĂM HỌC 2022 ­ 2023 A. LÍ THUYẾT Câu 1. Chuyển động cơ học là gì? Nêu tính tương đối của chuyển động và đứng yên? Các dạng chuyển động thường gặp? * Khi vị trí của vật so với vật mốc thay đổi theo thời gian thì vật chuyển động so với vật mốc. Chuyển động này gọi là chuyển động cơ học (gọi tắt là chuyển động). * Một vật có thể là chuyển động so với vật này nhưng lại là đứng yên so với vật khác => Chuyển động và đứng yên có tính tương đối, phụ thuộc vào vật được chọn làm mốc. -Vật mốc: thường chọn những những vật gắn liền với trái đất (như: nhà cửa, cột đèn, cột cây số, cây xanh bên đường…). * Các dạng chuyển động thường gặp là : chuyển động thẳng, chuyển động tròn, chuyển động cong. Câu 2. Vận tốc là gì? Công thức tính vân tốc? Đơn vị của vận tốc? * Độ lớn của tốc độ cho biết mức độ nhanh hay chậm của chuyển động và được xác định bằng độ dài quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian. * Công thức tính vận tốc: Trong đó: v: là vận tốc. s là quãng đường đi được. t là thời gian đi hết quãng đường đó. * Đơn vị vận tốc: Đơn vị vận tốc phụ thuộc vào đơn vị độ dài và đơn vị thời gian. 1 Đơn vị hợp pháp của vận tốc là m/s và km/h; 1 m/s = 3,6 km/h; 1 km/h = 3, 6 m/s Câu 3. Thế nào là chuyển động đều? Chuyển động không đều? Nêu ví dụ về chuyển động đều và chuyển động không đều. * Chuyển động đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn không thay đổi theo thời gian. * Chuyển động không đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn thay đổi theo thời gian. Ví dụ: HS tự nêu VD
  2. Câu 4. Nêu khái niệm Lực? Kết quả tác dụng của lực lên một vật? Cách biểu diễn lực? Kí hiệu vectơ lực? đơn vị lực? * Tác dụng đẩy, kéo của vật này lên vật khác gọi là lực. * Lực có thể làm biến dạng, thay đổi chuyển động của vật. * Cách biểu diễn lực: Lực là một đại lượng vectơ được biểu diễn bằng một mũi tên có: + Gốc là điểm đặt của lực. + Phương chiều trùng với phương, chiều của lực. + Độ dài biểu thị cường độ của lực theo tỉ xích cho trước. r * Kí hiệu véctơ lực là F , cường độ lực là F; đơn vị lực là Newtơn (N). Câu 5. Thế nào là hai lực cân bằng? Nêu tác dụng của hai lực cân bằng lên một vật? Quán tính là gì? * Hai lực cân bằng là hai lực cùng đặt lên một vật, có cường độ bằng nhau, phương nằm trên cùng một đường thẳng, chiều ngược nhau. * Dưới tác dụng của các lực cân bằng, một vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên, một vật đang đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều. * Quán tính là tính chất bảo toàn vận tốc và hướng chuyển động của vật. - Vì mọi vật đều có quán tính nên khi có lực tác dụng, mọi vật không thể thay đổi vận tốc đột ngột được. Câu 7. Khi nào có lực ma sát trượt, ma sát lăn, ma sát nghỉ ? Cho ví dụ cụ thể? * Lực ma sát trượt: xuất hiện khi một vật trượt trên bề mặt một vật khác, nó có tác dụng cản trở chuyển động trượt của vật. VD: Khi kéo một thùng hàng trên sàn nhà, lực ma sát trượt xuất hiện giữa mặt thùng và nền nhà ngăn cản chuyển động của thùng hàng. * Lực ma sát lăn: xuất hiện khi một vật lăn trên bề mặt một vật khác, nó có tác dụng cản lại chuyển động lăn của vật. + Lực ma sát lăn nhỏ hơn lực ma sát trượt. VD: Quả bóng lăn trên sân, bánh xe lăn trên đường. * Lực ma sát nghỉ: giữ cho vật không trượt khi vật bị tác dụng của lực khác. Lực ma sát nghỉ có đặc điểm: + Cường độ thay đổi tùy theo lực tác dụng lên vật có xu hướng làm cho vật thay đổi chuyển động. + Luôn có tác dụng giữ vật ở trạng thái cân bằng khi có lực tác dụng lên vật.
  3. Câu 8. Đề ra cách làm tăng ma sát có ích và giảm ma sát có hại trong một số trường hợp cụ thể của đời sống, kĩ thuật? * Ma sát có ích: Ta làm tăng ma sát. - Bảng trơn, nhẵn quá không thể dùng phấn viết lên bảng. Biện pháp: Tăng độ nhám của bảng để tăng ma sát trượt giữa viên phấn với bảng. - Khi phanh gấp, nếu không có ma sát thì ô tô không dừng lại được. Biện pháp: Tăng lực ma sát bằng cách tăng độ sâu khía rãnh mặt lốp xe ô tô. * Ma sát có hại: Ta làm giảm ma sát. - Ma sát trượt giữa đĩa và xích làm mòn đĩa xe và xích nên cần thường xuyên tra dầu, mỡ vào xích xe để làm giảm ma sát. - Lực ma sát trượt cản trở chuyển động của thùng đồ khi đẩy. Muốn giảm ma sát, dùng bánh xe lăn để thay thế ma sát trượt bằng ma sát lăn bằng cách đặt thùng đồ lên bàn có bánh xe. B. BÀI TẬP (THAM KHẢO) Chủ đề 1: CHUYỂN ĐỘNG CƠ HỌC 1.1. Hành khách ngồi trên ô tô đang rời khỏi bến: a. So với bến xe thì hành khách chuyển động hay đứng yên? Tại sao? b. So với ô tô thì hành khách chuyển động hay đứng yên? Tại sao? 1.2 Một người đi xe đạp xuống một cái dốc dài 120m hết 30s. Khi hết dốc, xe lăn tiếp một quãng đường nằm ngang dài 60m trong 24s rồi dừng lại. Tính vận tốc trung bình của xe trên quãng đường dốc, trên quãng đường nằm ngang và trên cả hai quãng đường. 1.3 Một người đi bộ đều trên quãng đường đầu dài 3km với vận tốc 2m/s. Quãng đường tiếp theo dài1,95km, người đó đi hết 0,5h. Tính vận tốc trung bình của người đó trên cả hai quãng đường. 1.4 Kỉ lục thế giới về chạy 100m do lực sĩ Tim – người Mĩ đạt được là 9,78s a)Chuyển động của vận động viên này trong cuộc đua là đều hay không đều? Tại sao? b)Tính vận tốc trung bình của vận động viên này ra m/s và km/h.
  4. 1.5 Một ô tô chuyển động trên chặng đường gồm ba đoạn liên tiếp cùng chiều dài. Vận tốc của xe trên mỗi đoạn là v1 = 12m/s, v2 = 8m/s, v3 = 16m/s. Tính vận tốc trung bình của ô tô trên cả chặng đường. 1.6 Một ô tô khởi hành từ Hà Nội lúc 8 giờ, đến Hải Phòng lúc 10 giờ. Cho biết quãng đường từ Hà Nội đến Hải Phòng dài 108km. Tính tốc độ của ô tô ra km/h, m/s. 1
  5. 1.7 a) Vận tốc của một ô tô là 36 km/h, của một người đi xe đạp là 10,8 km/h của một tàu hỏa là 10 m/s. Điều đó cho biết gì? b) Trong 3 chuyển động trên, chuyến động nào nhanh nhất, chậm nhất? Chủ đề 2: LỰC – QUÁN TÍNH – LỰC MA SÁT 2.1 Biểu diễn các vectơ lực sau đây: a. Trọng lực của một vật có khối lượng 15kg (tỉ xích tùy chọn). b. Lực kéo một vật có độ lớn 500N theo phương ngang, chiều từ phải sang trái, tỉ xích 1cm ứng với 100N. 2.2 Hãy diễn tả bằng lời các yếu tố của các lực vẽ ở hình sau: 2.3. Hãy giải thích các hiện tượng sau đây: a. Tại sao chạy lấy đà trước, ta lại nhảy được xa hơn là đứng tại chỗ nhảy ngay. b. Tại sao khi phơi đồ, ta thường giũ mạnh thì nước trên quần áo bị văng ra. c. Khi ô tô đột ngột rẽ phải, hành khách trên xe bị nghiêng về bên trái. 2.4 Hãy giải thích các hiện tượng sau và cho biết trong các hiện tượng này lực ma sát có ích hay có hại? a) Khi đi trên sàn gỗ, sàn đá hoa mới lau dễ bị ngã. b) Ô tô đi vào bùn dễ bị sa lầy, có khi bánh quay tít mà xe không tiến lên được. c) Giày đi mãi đế bị mòn. d) Vỏ bánh xe có rãnh. 2.5 Ổ bi có tác dụng gì? Tại sao việc phát minh ra ổ bi lại có ý nghĩa quan trọng đến sự phát triển của khoa học và công nghệ? C. TRẮC NGHIỆM (THAM KHẢO) Câu 1. Chuyển động cơ học là: A. sự thay đổi khoảng cách của vật so với vật khác B. sự thay đổi phương chiều của vật C. sự thay đổi vị trí của vật so với vật khác D. sự thay đổi hình dạng của vật so với vật khác --5--
  6. Câu 2. Chuyển động và đứng yên có tính tương đối vì: A. một vật đứng yên so với vật này sẽ đứng yên so với vật khác. B. một vật đứng yên so với vật này nhưng lại chuyển động so với vật khác. D. một vật chuyển động hay đứng yên phụ thuộc vào quỹ đạo chuyển động. C. một vật chuyển động so với vật này sẽ chuyển động so với vật khác. Câu 3. Một chiếc xe buýt đang chạy từ trạm thu phí Long Sơn đến Bà Rịa, nếu ta nói chiếc xe buýt đang đứng yên thì vật làm mốc là: A. Người soát vé đang đi lại trên xe. C. Tài xế B. Trạm thu phí Long Sơn. D. Cổng chào thành phố Bà Rịa. Câu 4. Trong các chuyển động sau đây, chuyển động nào là chuyển động đều? A. Chuyển động của người đi xe đạp khi xuống dốc. B. Chuyển động của ô tô khi khởi hành. C. Chuyển động của đầu kim đồng hồ. D. Chuyển động của đoàn tàu khi vào ga. Câu 5. Dạng chuyển động của tuabin nước trong nhà máy thủy điện Sông Đà là: A. Chuyển động thẳng C. Chuyển động cong B. Chuyển động tròn D. Vừa chuyển động cong vừa chuyển động thẳng Câu 6. Đơn vị nào sau đây không phải là đơn vị của vận tốc? A. m/s B. km/h C. kg/m3 D. m/phút Câu 7. 108 km/h = ...m/s A. 30 m/s B. 20 m/s C. 15m/s D. 10 m/s Câu 8. 15m/s = ... km/h A. 36km/h B.0,015 km/h C. 72 km/h D. 54 km/h Câu 9. Nhà Lan cách trường 2 km, Lan đạp xe từ nhà tới trường mất 10 phút. Vận tốc đạp xe của Lan là: A. 0,2 km/h B. 200m/s C. 3,33 m/s D. 2km/h Câu 10. Trường hợp nào dưới đây cho ta biết khi chịu tác dụng của lực vật vừa bị biến dạng vừa bị biến đổi chuyển động. A. Gió thổi cành lá đung đưa B. Sau khi đập vào mặt vợt quả bóng tennis bị bật ngược trở lại C. Một vật đang rơi từ trên cao xuống D. Khi hãm phanh xe đạp chạy chậm dần. Câu 11. Hãy chọn câu trả lời đúng --6--
  7. Muốn biểu diễn một véc tơ lực chúng ta cần phải biết các yếu tố : A. Phương, chiều B. Điểm đặt, phương, chiều C. Điểm đặt, phương, độ lớn D. Điểm đặt, phương, chiều và độ lớn Câu 12. Khi có lực tác dụng, mọi vật đều không thể thay đổi vận tốc đột ngột được vì mọi vật đều có: A. ma sát B. trọng lực C. quán tính D. đàn hồi Câu 13. Lực nào sau đây không phải là lực ma sát? A. Lực xuất hiện khi bánh xe trượt trên mặt đường B. Lực xuất hiện khi lốp xe đạp lăn trên mặt đường C. Lực của dây cung tác dụng lên mũi tên khi bắn D. Lực xuất hiện khi các chi tiết máy cọ xát với nhau. Câu 14. Khi xe đang chuyển động, muốn xe đứng lại, người ta dùng phanh xe để: A. tăng ma sát trượt B. tăng ma sát lăn C. tăng ma sát nghỉ D. tăng quán tính Câu 15. Một ô tô đang chuyển động trên mặt đường, lực tương tác giữa bánh xe với mặt đường là: A. ma sát trượt B. ma sát nghỉ C. ma sát lăn D. lực quán tính Câu 16. Trường hợp nào sau đây xuất hiện lực ma sát trượt A. Viên bi lăn trên cát B. Bánh xe đạp chạy trên đường C. Trục ổ bi ở xe máy đang hoạt động D. Khi viết phấn trên bảng --7--
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0