Đề cương ôn tập HK I môn Tiếng Việt lớp 5
lượt xem 143
download
Tham khảo Đề cương ôn tập HK I môn Tiếng Việt lớp 5, giúp cũng cố lại kiến thức và cách trả lời câu hỏi môn Ngữ Văn 6.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn tập HK I môn Tiếng Việt lớp 5
- Đề cương ôn tập học kì I A. Tiếng việt TỪ VÀ CẤU TẠO CỦA TỪ TIẾNG VIỆT A. Tóm tắt lý thuyết Từ là một đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để đặt câu I.Từ đơn: Là từ chỉ có một tiếng (VD: sách, bút, điện, trăng...) II. Từ Phức là từ do hai hay nhiều tiếng ghép lại thành một ý nghĩa chung. VD: Sông núi, sách vở, xe đạp, bạn học. Từ phức chia thành hai loại: từ ghép và từ láy 1. Từ ghép: là những từ được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ về nghĩa VD: Núi sông, đổi thay, mạnh khoẻ, quần áo, nhà cửa.... 2. Từ láy: là những từ được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ láy âm VD: Đẹp đẽ (tiếng gốc là “đẹp”, tiếng láy là “đẽ ”); lướng vướng (tiếng gốc là “vướng”, tiếng láy là “lướng”.) NGHĨA CỦA TỪ TỪ NHIỀU NGHĨA VÀ HIỆN TƯỢNG CHUYỂN NGHĨA CỦA TỪ I. Nghĩa của từ: 1. Nghĩa của từ là nội dung (quan hệ, sự vật, tính chất, hoạt động…) mà từ biểu thị. Học từ, quan trọng nhất là tìm hiểu nghĩa của từ. 2. Có thể giải thích nghĩa của từ bằng hai cách như sau: - Trình bày khái niệm mà từ biểu thị - Đưa ra những từ đồng nghĩa hoăc trái nghĩa với từ cần giải thích. Nghĩa của từ chỉ có thể được hiểu đúng khi người nói, người viết dùng từ đúng âm, đúng chính tả. Do đó, khi nói, khi viết phải dùng từ đúng âm, đúng chính tả để người nghe, người đọc hiểu đúng nghĩa của từ. II. Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ 1.Từ có thể có một hay nhiều nghĩa. 2. Chuyển nghĩa là hiện tượng thay đổi nghĩa của từ tạo ra những từ nhiều nghĩa. - Trong một từ nhiều nghĩa có nghĩa gốc, nghĩa chuyển. + Nghĩa gốc của từ là nghĩa xuất hiện từ đầu, làm cơ sở để sinh ra các nghĩa khác. Loại nghĩa này được nói đến đầu tiên trong từ điển và có thể nhận biết được ngay khi ta tách các từ khỏi văn cảnh + Nghĩa chuyển của từ là nghĩa được sinh ra từ nghĩa gốc; loại nghĩa này chỉ thấy rõ khi đặt từ ở trong văn cảnh. - Trong câu cụ thể từ thường được dùng với một nghĩa nhất định. Muốn hiểu nghĩa của từ ở trong câu phải liên hệ từ đó với nghĩa chung của toàn câu VD: - Chúng ta nên cầm bút bằng tay phải. (tay có nghĩa là bộ phận phía trên của cơ thể người) - Tay làm hàm nhai. (tay có nghĩa chuyển là biểu tượng của lao động cụ thể của con người) VD: Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy -> Nghĩa gốc chỉ sự di chuyển bằng chân Van nợ lắm khi trào nước mắt Chạy ăn từng bữa toát mồ hôi Chạy -> Nghĩa là chỉ sự lo toan tính toán VD: Xuân: (danh từ) => Mùa đầu tiên của một năm, từ tháng giêng đến tháng 3. Từ “xuân”có một số nghĩa chuyển sau: 1
- - Chỉ một năm: Ba xuân đã trôi qua. - Chỉ tuổi trẻ, sức trẻ: tuổi xuân, sức xuân: Một năm một tuổi như đuổi xuân đi... - Cuộc sống mới tươi đẹp: Xuân ơi xuân, em mới đến dăm năm Mà cuộc sống đã tưng bừng ngày hội CÁC LỚP TỪ VỰNG: TỪ THUẦN VIỆT, TỪ MƯỢN I. Từ thuần Việt là những từ do nhân dân ta tự sáng tạo ra. II. Từ mượn: Là từ vay mượn của tiếng nước ngoài để biệu thị sự vật, hiện tượng, đặc điểm…mà Tiếng Việt chưa có từ thật thích hợp để biểu thị - Trong lớp từ mượn, bộ phận quan trọng nhất, đó là những từ mượn tiếng Hán, có cách phát âm được Việt hóa, và truyền qua nhiều đời, nên người Việt dùng khá quen thuộc. Bên cạnh đó, Tiếng Việt còn mượn từ của một số ngôn ngữ khác như tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Nga… - Từ mượn góp phần làm cho tiếng Việt thêm giàu đẹp, tinh tế. + Bổ sung cho từ vựng tiếng Việt là : Vật lí, tốt nghiệp, xi măng…. ( những từ này không có từ thuần việt tương đương) + Tăng khả năng biểu đạt tinh tế: Cùng với từ “chết” (thuần việt: sắc thái trung hoà) có từ “hi sinh” (từ mượn: sắc thái trang trọng) : khác nhau về biểu cảm. - Không phải tất cả những từ nước ngoài xuất hiện trên sách báo đều là từ mượn cần thiết và hợp lý. Vì vậy, để góp phần làm cho tiếng việt trong sáng, giầu đẹp, cũng cần sử dụng từ mượn đúng lúc, đúng chỗ - Cách viết từ mượn: + Các từ được Việt hóa thì viết như từ thuần Việt + Những từ mượn chưa được Việt hóa hoàn toàn, nhất là những từ gồm trên hai tiếng, ta nên dùng gạch nối để nối các tiếng. NGỮ PHÁP I. TỪ LOẠI: 1. Danh từ: * Khái niệm: Danh từ là những từ chỉ người,vật, hiện tượng, khái niệm… * Đặc điểm: - Khả năng kết hợp: Danh từ có thể kết hợp với từ chỉ số lượng ở phía trước, các từ này, ấy, đó, …. ở phía sau và một số từ ngữ khác để lập thành cụm danh từ. - Chức vụ ngữ pháp trong câu + Chức vụ điển hình trong câu của danh từ là làm chủ ngữ và bổ ngữ. + Khi làm vị ngữ, danh từ cần có từ là đứng trước. * Các loại danh từ: Danh từ tiếng Việt được chia thành hai loại lớn là danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật. - Danh từ chỉ đơn vị nêu tên đơn vị dùng để tính đếm, đo lường sự vật. Danh từ chỉ đơn vị gồm hai nhóm là: + Danh từ chỉ đơn vị tự nhiên ( còn gọi là loại từ) + Danh từ chỉ đơn vị quy ước. Cụ thể là: Danh từ chỉ đơn vị chính xác và danh từ chỉ đơn vị ước chừng. - Danh từ chỉ sự vật nêu tên từng loại hoặc từng cá thể người, vật, hiện tượng, khái niệm. Danh từ chỉ sự vật gồm có danh từ chung và danh từ riêng. + Danh từ chung là tên gọi một loại sự vật 2
- + Danh từ riêng là là tên riêng của từng người, từng vật, từng địa phương * Khi viết danh từ riêng, ta phải viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi bộ phận tạo thành tên riêng đó. Cụ thể: - Đối với tên người, tên địa lý Việt Nam và tên người, tên địa lí nước ngoài phiên âm qua âm Hán Việt: Viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi tiếng. - Đối với tên người, tên địa lí nước ngoài phiên âm trực tiếp (không qua âm Hán Việt): viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi bộ phận tạo thành tên riêng đó; nếu một bộ phận gồm nhiều tiếng thì giữa các tiếng cần có gạch nối. - Tên riêng của các cơ quan, tổ chức, các giải thưởng, danh hiệu, huân chương… thường là một cụm từ. Chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành cụm từ này đều được viết hoa. 2. Số từ: là từ chỉ số lượng và thứ tự của sự vật. Khi biểu thị số lượng sự vật, số từ thường đứng trước danh từ. Khi biểu thị số thứ tự, số từ đứng sau danh từ. - Cần phân biệt số từ với những danh từ chỉ đơn vị gắn với ý nghĩa số lượng. 3. Lượng từ: là những từ chỉ lượng ít hay nhiều sự vật. Được chia làm 2 loại: - Lượng từ mang ý nghĩa chỉ toàn thể: tất cả, tất thảy, toàn thể, toàn bộ, cả,…. - Lượng từ mang ý nghĩa tập hợp, phân phối: những, các, mọi, mỗi, từng,… II . Các cụm từ: Cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ là những kiến thức ngôn ngữ rất quan trọng càn biết và vận dụng sáng tạo lúc nói và viết, nhằm mở rộng câu, tạo nên sự phong phú, đa dạng, đẹp đẽ về ý tưởng và sắc thái biểu cảm của văn chương. 1. Cụm danh từ: * Khái niệm: Là loại tổ hợp từ do danh từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành. * Đặc điểm: Cụm danh từ có ý nghĩa đầy đủ hơn và có cấu tạo phức tạp hơn một mình danh từ, nhưng hoạt động trong câu giống như một danh từ. * Cấu tạo cụm danh từ - Các phụ ngữ ở phần trước bổ sung cho danh từ các ý nghĩa về số và lượng - Các phụ ngữ ở phần sau nêu lên đặc điểm của sự vật mà danh từ biểu thị hoặc xác định vị trí của sự vật ấy trong không gian hay thời gian. VD: - Một/ chàng dế / thanh niên cường tráng t T s - Trời thu xanh ngắt mấy / từng / cao Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu - Thuyền ai đậu bến / sông trăng đó Có chở trăng về kịp tối nay. * Mô hình cụm danh từ: Phần trước Phần trung tâm Phần sau t2 - t1 T1 - T2 s1 - s2 Tất cả những Em học sinh chăm ngoan ấy LUYỆN TẬP I. Từ và cấu tạo từ Tiếng Việt: 1. Trong các từ sau: nhỏ nhẹ, cỏ cây, nhà cửa, non nước, xa xa, học tập, nhẹ nhàng, nương náu, nương rẫy, réo rắt. Từ nào là từ láy, từ nào là từ ghép? 3
- 2. Tìm các từ láy có trong đoạn văn sau: Giặc đã đến chân núi Trâu. Thế nước rất nguy, người người hoảng hốt. Vừa lúc đó, sứ giả đem ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến. Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng, oai phong lẫm liệt. Tráng sĩ bước lên vỗ vào mông ngựa. Ngựa hí dài mấy tiếng vang dội. Tráng sĩ mặc áo giáp, cầm roi nhảy lên mình ngựa II. Hiện tượng chuyển nghĩa của từ: 1. Từ mặt trời trong câu văn nào là nghĩa gốc? trong câu nào là nghĩa chuyển? a. Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng. Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ b. Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng 2. Từ “chín” trong câu: “Nó ngượng chín cả mặt” được dùng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? III. Từ mượn 1. Trong các từ mượn sau: sơn hà, in-tơ-nét, giang sơn, hảo hán, trạng nguyên, trang chủ, điện tín. Từ nào là từ mượn tiếng Hán, từ nào là từ mượn tiếng nước ngoài? 2. Tìm từ mượn có trong các câu sau. a. Ngày nay, các trường đều có máy tính và sử dụng in-tơ-net b. Mỗi quốc gia đều có quyền độc lập dân tộc. c. Cửa hàng tạp hóa bán cả xà bông nữa đấy. IV. Danh từ - cụm danh từ 1. Tìm danh từ có trong đoạn văn sau: Một hôm, thầy Mạnh Tử thấy nhà hàng xóm giết lợn, về hỏi mẹ: "Người ta giết lợn làm gì thế?". Bà mẹ nói đùa: "Để cho con ăn đấy". Nói xong, bà nghĩ lại hối rằng: "Ta nói lỡ mồm rồi". Con ta thơ ấu, trí thức mới mở mang mà ta nói dối nó, thì chẳng ra ta dạy nó nói dối hay sao? Rồi bà đi mua thịt lợn về cho con ăn thật. 2. Viết hoa các danh từ sau sao cho đúng quy tắc: a. hà nội, bắc ninh, hải phòng, sơn la, nguyễn bỉnh khiêm, lê lợi b. cam-pu-chia, lê-nin, pu-skin, ta-let, pi-ta-go c. ngân hàng nhà nước việt nam, ủy ban nhân dân thị xã từ sơn. 3. Tìm các cụm danh từ trong đoạn văn sau và phân tích cấu tạo. Có một con ếch sống lâu ngày trong một giếng nọ. Xung quanh nó chỉ có vài con nhái, cua, ốc bé nhỏ. Hằng ngày nó cất tiếng kêu ồm ộp làm vang động cả giếng, khiến các con vật kia rất hoảng sợ. Ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng chiếc vung và nó thì oai như một vị chúa tể. Một năm nọ, trời mưa to làm nước trong giếng dềnh lên, tràn bờ, đưa ếch ta ra ngoài.Quen thói cũ, ếch nghênh ngang đi lại khắp nơi và cất tiếng kêu ồm ộp. Nó nhâng nháo đưa cặp mắt nhìn lên bầu trời, chả thèm để ý đến xung quanh nên đã bị một con trâu đi qua giẫm bẹp. V. Số từ - lượng từ 1. Tìm số từ và lượng từ trong đoạn văn sau và cho biết ý nghĩa. a. Lạc Long Quân ở với Âu Cơ được ít lâu thì Âu Cơ có mang, sinh ra một cái bọc. Sau bảy ngày cái bọc nở ra một trăm quả trứng. Mỗi trứng nở ra một người con trai. 4
- Trăm người con trai đó lớn lên như thổi, tất cả đều xinh đẹp khoẻ mạnh và thông minh tuyệt vời. b. Đến ngày thứ tư thì nó đến thật. Đến nơi, nó nhìn từng người rồi ra vẻ kẻ cả, nghênh ngang đi lên phía trước mà không nói câu gì. Cả nhà lấy làm giận lắm. B. PHẦN TẬP LÀM VĂN VĂN TỰ SỰ: KỂ CHUYỆN ĐỜI THƯỜNG, KỂ CHUYỆN TƯỞNG TƯỢNG I. ĐẶC ĐIỂM 1. Tự sự là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa. 2. Những yếu tố cơ bản của bài tự sự: - Sự việc: Các sự kiện xảy ra. - Nhân vật: Người làm ra sự việc (gồm nhân vật chính và nhân vật phụ) - Cốt truyện: Trình tự sắp xếp các sự việc. - Người kể: Có thể là một nhân vật trong câu chuyện hoặc người kể vắng mặt (ngôi kể thứ nhất hoặc ngôi kể thứ ba) II. YÊU CẦU CỦA BÀI VĂN TỰ SỰ Ở LỚP 6 1. Với bài tự sự kể chuyện đời thường - Biết sắp xếp sự việc theo một trình tự có ý nghĩa. - Trình bày bài văn theo một bố cục mạch lạc 3 phần. - Tuỳ theo yêu cầu đối tượng kể để lựa chọn tình huống và sắp xếp sự việc có ý nghĩa. 2. Với bài tự sự kể chuyện tưởng tượng - Biết xây dựng cốt truyện tạo tình huống tưởng tượng hợp lý. - Câu chuyện tưởng tượng phải có ý nghĩa và bố cục rõ ràng. (theo kết cấu 3 phần của bài tự sự) III. CÁCH LÀM BÀI VĂN TỰ SỰ Ở LỚP 6 Tuỳ theo từng dạng bài tự sự ở lớp 6 để có cách trình bày dàn ý và viết bài cho phù hợp. Dướic đây là một vài gợi dẫn. 1. Với dạng bài: Kể lại một câu chuyện đã được học bằng lời văn của em - Yêu cầu cốt truyện không thay đổi. - Chú ý phần sáng tạo trong mở bài và kết luận. - Diễn đạt sự việc bằng lời văn của cá nhân cho linh hoạt trong sáng. 2. Với dạng bài: Kể về người - Chú ý tránh nhầm sang văn tả người bằng cách kể về công việc, những hành động, sự việc mà người đó đã làm như thế nào. Giới thiệu về hình dáng tính cách thể hiện đan xen trong lời kể việc, tránh sa đà vào miêu tả nhân vật đó. 3. Với bài: Kể về sự việc đời thường - Biết hình dung trình tự sự việc cho xác thực, phù hợp với thực tế. 5
- - Sắp xếp sự việc theo thứ tự nhằm nổi bật ý nghĩa câu chuyện - Lựa chọn ngôi kể cho đúng yêu cầu của bài văn. 4. Cách kể một câu chuyện tưởng tượng * Các dạng tự sự tưởng tượng ở lớp 6: - Thay đổi hay thêm phần kết của một câu chuyện dân gian. - Hình dung gặp gỡ các nhân vật trong truyện cổ dân gian. - Tưởng tượng gặp gỡ những người thân trong giấc mơ.... * Cách làm: - Xác định được đối tượng cần kể là gì? (sự việc hay con người) - Xây dựng tình huống xuất hiện sự việc hay nhân vật đó. - Tưởng tượng các sự việc, hoạt động của nhân vật có thể xảy ra trong không gian cụ thể như thế nào? IV. MỘT SỐ ĐỀ VÀ GỢI Ý Đề 1. Trong vai Âu Cơ (hoặc Lạc Long Quân), hãy kể lại câu chuyện Con Rồng cháu Tiên. * Yêu cầu - Dạng bài: Kể chuyện tưởng tượng (dựa theo truyện): đóng vai một nhân vật kể lại. * Nội dung: Kể lại truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên theo lời nhân vật Âu Cơ (hoặc Lạc Long Quân). Kể đủ, chính xác các sự việc, chi tiết chính của câu chuyện. Có thể tưởng tượng thêm chi tiết để làm nổi rõ ý nghĩa đề cao nguồn gốc cao quý của dân tộc Việt và ý nguyện đoàn kết... * Hình thức - Ngôi kể thứ nhất, bộc lộ thái độ, cảm xúc của người kể. - Xen miêu tả, đối thoại cho lời kể sinh động. Đề 2. Tưởng tượng và kể lại cuộc gặp gỡ với một nhân vật trong truyền thuyết mà em đã học. * Yêu cầu Kiểu bài: Kể chuyện tưởng tượng. Nội dung: + Tưởng tượng và kể lại hoàn cảnh gặp gỡ với nhân vật (trong một giấc mơ sau khi được học, được đọc hoặc nghe kể về câu chuyện có nhân vật ấy khi đi tham quan đến một nơi có khung cảnh thiên nhiên gợi nhớ đến câu chuyện và nhân vật...). + Kể lại diễn biến: Căn cứ sự việc liên quan đến nhân vật (do nhân vật tạo ra hoặc liên quan đến nhân vật). Hình thức: + Xây dựng một số lời thoại với nhân vật để từ đó hiểu thêm về nhân vật, hiểu thêm ý nghĩa truyện... + Kể đan xen với tả, bộc lộ cảm xúc. Đề 3. Kể lại một kỷ niệm đáng nhớ thời thơ ấu của mình. Kiểu bài: kể chuyện đời thường. 6
- - Nội dung: + Đó phải là một kỷ niệm để lại trong tâm hồn em những ấn tượng sâu sắc, khó phai mờ (có thể là kỷ niệm với một người thân; kỷ niệm với bạn bè, thầy cô; kỷ niệm về một chuyến đi...). + Kể lại diễn biến kỷ niệm ấy một cách hợp lý, các sự việc liên kết chặt chẽ. Câu chuyện để lại trong tâm hồn em một bài học, một cảm xúc sâu lắng... - Hình thức: Dùng lời kể ngôi thứ nhất. Đề 4. Hãy kể chuyện về gia đình em vào một chiều thứ bảy. - Kiểu bài: kể chuyện đời thường - Nội dung: Kể, tái hiện được không khí, quang cảnh ấm cúng, hạnh phúc... trong gia đình em vào chiều thứ bảy (ví dụ: lời hỏi han trìu mến của ông bà, cử chỉ yêu thương của cha mẹ, sự quan tâm lẫn nhau của những thành viên trong gia đình...). - Hình thức: Kể kết hợp với miêu tả (ánh mắt, nụ cười, cử chỉ âu yếm...), bộc lộ cảm xúc của em về quang cảnh ấy. Đề 5. Hãy tưởng tượng và kể lại cuộc trò chuyện, tâm sự giữa các đồ dùng học tập. Kiểu bài: kể chuyện tưởng tượng, nhân vật là đồ vật. Nội dung: Tưởng tượng tình huống nghe được cuộc trò chuyện một cách hợp lý (Ví dụ: do cẩu thả làm mất một đồ dùng học tập phải đi tìm hoặc đêm khuya nghe thấy tiếng những đồ dùng than thở, tâm sự vì bất bình trước tính nghịch ngợm, cẩu thả của cô, cậu chủ...). Kể diễn biến cuộc trò chuyện để toát lên khéo léo ý nghĩa giáo dục đối với học sinh. Khi kể diễn biến cần rõ hai sự việc: lúc đầu các đồ dùng mới được mua về và sau đó các đồ dùng bị đối xử không tốt như thế nào... Hình thức: Sử dụng nghệ thuật nhân hóa, viết các đoạn, câu đối thoại một cách sinh động. Đề 6. Kể lại tâm sự của cây bàng (hoặc cây phượng) non bị lũ trẻ bẻ cành lá. - Kiểu bài: Kể chuyện tưởng tượng. - Nội dung: Ghi lại những lời tâm sự của một cây bàng non (hoặc cây phượng) trong một tình huống cụ thể: bị lũ trẻ bẻ gãy cành rụng lá. Nội dung lời kể cần chú ý tưởng tượng những chi tiết có ý nghĩa, biểu hiện tâm trạng đau đớn, xót xa... Qua câu chuyện, người đọc rút ra được bài học nào đó về ý thức bảo vệ môi trường. - Hình thức: Có thể dùng ngôi kể thứ nhất - nhân vật trung tâm là cây bàng non để kể. Nghệ thuật nhân hóa được sử dụng sáng tạo, hợp lý. Đề 7. Em đã được học rất nhiều cô giáo và có những kỷ niệm sâu sắc, hãy kể lại một trong những kỷ niệm đó. - Kiểu bài: kể chuyện về một nhân vật - Nội dung: + Giới thiệu cô giáo từng dạy, có ấn tượng và nhiều kỷ niệm. Chú ý là cô giáo Tiểu học (vì người kể đang học lớp 6). + Trong số rất nhiều kỷ niệm, nên chọn kỷ niệm đáng nhớ nhất (Đó là kỷ niệm gì? Xảy ra khi nào? Xảy ra như thế nào? Vì sao lại xảy ra việc đó? Kết thúc ấy như thế nào? + Em suy nghĩ gì về kỷ niệm đó (việc làm đối với cô và thấy được những gì cô đã làm cho mình). - Hình thức: Kể theo ngôi thứ nhất, kể xen bộc lộ tình cảm. 7
- C. PHẦN VĂN HỌC Truyền thuyết đã học : Con Rồng, cháu Tiên ; Bánh chưng bánh giầy ; Thánh Gióng ; Sơn Tinh, Thuỷ Tinh ; Sự tích hồ Gươm. Truyện cổ tích đã học:Thạch Sanh, Em bé thông minh ; Cây bút thần ; Ông lão đánh cá và con cá vàng. Truyện ngụ ngôn đã học: ếch ngồi đáy giếng, Thầy bói xem voi ; Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng. Truyện cười đã học: Treo biển ; Lợn cưới áo mới. 1. Truyền thuyết : - L truyện kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử trong quá khứ. - Thường có nhiều chi tiết tưởng tượng, kì ảo. - Người kể, người nghe tin là có thật. - Thể hiện thái độ, cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử. 2. Truyện cổ tích : - Kể về một số cuộc đời, số phận của một số kiểu nhân vật quen thuộc. + Nhân vật bất hạnh: người mồ côi, người con riêng, người em út, người có hình dạng xấu xí... + Nhân vật dũng sĩ và nhân vật có tài năng kì lạ + Nhân vật thông minh và nhân vật ngốc nghếch + Nhân vật là động vật (con vật biết nói năng, hoạt động, tính cách như con người - Có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo. - Người kể, người nghe không tin câu chuyện là có thật. - Thể hiện niềm tin, ước mơ của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của lẽ phải, cái thiện. 3. Truyện ngụ ngôn: - Là truyện kể mượn chuyện về loài vật, đồ vật hoặc về chính con người, để nói bóng gió chuyện con người. - Có ý nghĩa ẩn dụ, ngụ ý. - Nêu bài học để khuyên nhủ, răn dạy người ta trong cuộc sống. 4. Truyện cười: - Kể về những hành động đáng cười trong cuộc sống để những hình tượng này phơi bày ra và người đọc phát hiện thấy. - Có yếu tố gây cười. - Nhằm gây cười, mua vui hoặc phê phán, châm biếm những thói hư tật xấu trong xã hội, từ đó hướng người ta tới cái tốt đẹp. * Ý nghĩa truyện Con Rồng cháu Tiên – chi tiết Bọc trăm trứng: - Giai thích, suy tôn nguồn gốc cao quý của con rồng cháu tiên - Thể hiện sự đoàn kết, bình đẳng của người Việt (tất cả đều là anh em một nhà) - Thể hiện mơ ước về sức mạnh từ thuở sơ khai của dân tộc * Ý nghĩa truyện Thánh Gióng – Chi tiết Tiếng nói đầu tiên của Gióng: - Ý thức và sức mạnh bảo vệ đất nước - Lòng yêu nước luôn tiềm tàng trong con người VN ngay từ khi còn thơ bé. - Quan niệm và ước mơ của nhân dân ta ngay từ buổi đầu lịch sử về người anh hùng cứu nước chống ngoại xâm. * Ý nghĩa truyện Sơn Tinh Thủy Tinh - Giai thích hiện tượng lũ lụt 8
- - sức mạnh, ước mong của người Việt Cổ muốn chế ngự thiên tai - Suy tôn, ca ngợi công lao dựng nước của các Vua Hùng trong buổi đầu lịch sử. * Ý nghĩa Tiếng đàn TS: - Khi giải câm cho công chúa: tiếng đàn tình yêu - Khi giải oan cho mình: tiếng đàn đòi công lý - Khi giải phóng đất nước: tiếng đàn hoà bình Vậy cây đàn mà TS có còn gía trị hơn mọi thứ vàng bạc, châu báu * Niêu cơm TS: - Ước mơ no đủ của nhân dân - Niêu cơm cho quân giặc ăn là biểu hiện lòng nhân ái, hữu nghị, hoà bình. - Niêu cơm làm ấm lòng người. * Ý nghĩa truyện Thạch Sanh - ước mơ, niềm tin về đạo đức, công lí xã hội - Lí tưởng nhân đạo, yêu hòa bình của nhân dân ta. * Ý nghĩa truyện Sự tích Hồ Gươm - Ca ngợi tính chất chính nghĩa, tính chất nhân dân và chiến thắng vẻ vang của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống giặc Minh xâm lược do Lê Lợi lãnh đạo - Giai thích tên gọi hồ Hoàn Kiếm - Khát vọng hòa bình của dân tộc. * Ý nghĩa truyện ngụ ngôn Êch ngồi đáy giếng - Phê phán những kẻ hiểu biết cạn hẹp mà lại huênh hoang. - Khuyên nhủ người ta phải cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của mình, không được chủ quan, kiêu ngạo. * Ý nghĩa truyện ngụ ngôn Thầy bói xem voi - Từ câu chuyện chế giễu cách xem và phán về voi của năm ông thầy bói truyện Thầy bói xem voi khuyên người ta: muốn hiểu biết sự vật, sự việc phải xem xét chúng một cách tòan diện. * Ý nghĩa truyện cười Treo biển - Mượn câu chuyện nhà hàng bán cá nghe ai góp ý về cái biển cũng làm theo, truyện tạo nên tiếng cười vui vẻ, có ý nghĩa phê phán nhẹ nhàng những người thiếu chủ kiến khi làm việc, không suy xét kĩ khi nghe những ý kiến khác. * Ý nghĩa truyện cười Lợn cưới áo mới - Chế giễu, phê phán những người có tính hay khoe của, một tính xấu khá phổ biến trong xã hội Yêu cầu: Học thuộc các truyện dân gian đã học và ý nghĩa của các câu truyện 9
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập HK I môn Ngữ Văn lớp 6
10 p | 2354 | 509
-
Đề cương ôn tập HK I toán lớp 6 năm học 2013-2014 - Trường THCS Hòa Hiếu II
11 p | 1402 | 418
-
Đề cương ôn tập Hóa học lớp 11 - HK I
22 p | 990 | 272
-
Đề cương ôn tập HK I môn Toán lớp 8 năm 2009–2010
8 p | 1026 | 271
-
Đề cương ôn tập HK I môn Ngữ Văn lớp 6 - THCS Trà Mai
10 p | 759 | 151
-
Đề cương ôn tập HK 1 - Môn Hóa học lớp 9
7 p | 868 | 140
-
Đề cương ôn tập HK I Toán 9 năm 2010-2011
8 p | 203 | 23
-
ĐỀ THI TIẾNG ANH KHỐI 12 HK I NĂM HỌC 2010 - 2011 - MÃ đề :121
5 p | 108 | 11
-
ĐỀ THI TIẾNG ANH KHỐI 12 HK I NĂM HỌC 2010 - 2011 - MÃ đề :123
5 p | 132 | 10
-
ĐỀ THI HK I TIẾNG ANH 12
3 p | 98 | 8
-
ĐỀ THI TIẾNG ANH KHỐI 12 HK I NĂM HỌC 2010 - 2011 - MÃ đề :124
5 p | 90 | 8
-
ĐỀ THI TIẾNG ANH KHỐI 12 HK I NĂM HỌC 2010 - 2011 - MÃ đề :122
5 p | 69 | 7
-
ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM MÔN ANH LẦN 1 HK I KHỐI 12 (2010-2011) Mã đề thi 132
12 p | 134 | 7
-
ĐỀ THI HK I - Class D
2 p | 154 | 6
-
ÔN TIẾNG ANH LỚP 12 - HK I
12 p | 102 | 5
-
ĐỀ KIỂM TRA HK I MÔN TIẾNG ANH
2 p | 99 | 5
-
GIÁM THỊ 1 KIỂM TRA CUỐI KỲ HK I Năm học 2010 – 2011 Môn: TIẾNG ANH
3 p | 88 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn