intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập HK2 môn Vật lí 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Thăng Long

Chia sẻ: Wangjunkaii Wangjunkaii | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:2

37
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn học sinh cùng tham khảo Đề cương ôn tập HK2 môn Vật lí 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Thăng Long để nắm chi tiết các dạng câu hỏi, bài tập có trong đề thi, chuẩn bị kiến thức chu đáo cho kì thi học kì 2 sắp đến.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập HK2 môn Vật lí 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Thăng Long

  1. Trường : THCS Thăng Long           ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ II  Tổ : Toán Lý                                                 Năm học: 2019­2020                                                                               MÔN : VẬT LÝ 9 I/ LÝ THUYẾT: 1­Thế nào là dòng điện xoay chiều? Nêu các tác dụng của dòng điện xoay chiều, mỗi tác dụng cho 1 ví  dụ? 2­ Công thức tính hao phí trên đường dây tải điện và phương án làm giảm hao phí đó? 3­ Thế nào là hiện tượng khúc xạ ánh sáng? Nêu mối quan hệ giữa góc tới và góc khúc xạ  khi ánh sáng  truyền từ không khí vào nước hoặc từ nước ra ngoài không khí? 4­  TKHT và TKPK :      + Cách nhận biết: (bằng hình dạng, bằng thí nghiệm, bằng đặc điểm ảnh)      + Đường đi của các tia sáng đặc biệt qua thấu kính.      + Cách dựng ảnh.     +  Đặc điểm ảnh của một vật tạo bởi thấu kính (khi vật đặt tại các vị trí khác nhau)?  5­ Các ứng dụng của thấu kính:      + Mắt: các bộ phận chính (về mặt quang học)? Điểm cực cận, cực viễn và khoảng nhìn rõ của mắt?  Tật cận thị và lão thị: Biểu hiện , cách khắc phục.      + Kính lúp : Kính lúp là gì? Công dụng? Độ bội giác?  6­ Nêu các cách phân tích ánh sáng trắng đã học? Sau khi phân tích, có nhận xét gì về ánh sáng trắng? 7­ Phát biểu định luật bảo toàn năng lượng? nêu một vài ví dụ chứng tỏ năng lượng có thể chuyển hóa từ  dạng này sang dạng khác? II/  Làm lại các bài trong SBT: Bài  36; 37;40­41; 42­43; 44­45;48;49;50; 51. III/ Bài tập bổ trợ: Bài 1: Vẽ ảnh của vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính trong các trường hợp cho  ảnh có kích thước nhỏ hơn vật? Lớn hơn vật? Bài 2:  Một TKHT tiêu cự f= 10cm. Vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của thấu kính, điểm A  nằm trên trục chính và cách thấu kính 10cm . a) Vẽ ảnh của vật? b) Nếu di chuyển vật đi 2cm thì tính chất của ảnh thay đổi thế nào? (Xét trong 2 trường hợp: vật dịch ra  xa TK và vật dịch lại gần TK)  Bài 3:  Vật AB cao 6cm đặt trước một thấu kính và cách thấu kính 24 cm, cho ảnh ngược chiều cao 1,5  cm. a) Thấu kính là loại thấu kính nào, tính tiêu cự f của thấu kính? b) Muốn có ảnh cao 3cm phải dịch vật đi bao nhiêu cm và dịch theo chiều nào? Bài 4: Một thấu kính phân kỳ tiêu cự 8 cm , vật AB đặt vuông góc với trục chính của thấu kính cho ảnh  A’B’ cao 2 cm và cách thấu kính 3cm. Tính độ cao của vật và khoảng cách từ vật đến thấu kính khi đó ? Bài 5:  Dùng một kính lúp tiêu cự 10cm để quan sát ảnh của một vật nhỏ đặt vuông góc với trục chính  của kính đó. Muốn ảnh quan sát được là ảnh cùng chiều và cao gấp 5 lần vật thì phải đặt vật ở vị trí  nào ? Bài 6: Một người bị cận thị có điểm cực viễn cách mắt 60cm, dùng một kính lúp có tiêu cự 6cm để quan  sát một vật nhỏ, mắt đặt cách kính 30cm. Phải đặt vật cần quan sát ở vị trí nào để khi quan sát như vậy  mắt ở trạng thái không phải điều tiết ?
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
10=>1