intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Vật lí lớp 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Phú An

Chia sẻ: Trương Kiệt | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:6

22
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn học sinh cùng tham khảo Đề cương ôn tập học kì 2 môn Vật lí lớp 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Phú An để nắm chi tiết các dạng câu hỏi, bài tập có trong đề thi, chuẩn bị kiến thức chu đáo cho kì thi học kì 2 sắp đến.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 2 môn Vật lí lớp 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Phú An

  1. Phòng GD & ĐT Bến Cát Trường THCS Phú An ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II (NH: 2019­2020) MÔN: VẬT LÝ 9 NỘI DUNG THI: 11 bài (Bài 36, 37, 40, 42, 43, 44, 45, 48, 49, 50, 53) I/ LÝ THUYẾT:  1. Công suất hao phí: Php = I2 R=     Có 2 biện pháp giảm hao phí là giảm R và tăng U. Biện pháp tăng U tối  ưu   hơn. 2. Hiệu điện thế ở hai đầu mỗi cuộn dây tỉ lệ với số vòng dây của mỗi cuộn dây:       + Nếu U1>U2 ( n1 > n2 ): Máy hạ thế.      + Nếu U1
  2. song với trục chính. 7.Mắt: Bộ phận quan trọng gồm thể thủy tinh (TKHT), màng lưới (võng mạc) *Ảnh trên màng lưới là ảnh thật, ngược chiều, nhỏ hơn vật. 8. Những biễu hiện của mắt cận thị và mắt lão và cách khắc phục: * Những biễu hiện của mắt cận thị:  + Nhìn rõ những vật ở gần, không nhìn rõ những vật ở xa mắt.  + Điểm cực viễn (Cv) của mắt cận ở gần mắt hơn so với mắt bình thường. * Cách khắc phục: Đeo kính phân kỳ. Kính cận thích hợp có tiêu điểm F trùng với  điểm cực viễn (Cv) của mắt. * Những biễu hiện của mắt lão:  + Nhìn rõ vật ở xa mà không nhìn rõ vật ở gần.  + Điểm cực cận (Cc) của người mắt lão xa hơn so với mắt bình thường. * Cách khắc phục: Mắt lão phải đeo kính hội tụ để nhìn rõ các vật ở gần. 9. Kính lúp: là TKHT có tiêu cự ngắn, dùng để quan sát các vật nhỏ ­ Mỗi kính lúp có số bội giác (G). G càng lớn thì quan sát ảnh càng lớn. ­ Hệ thức:  (Dùng kính có số bội giác càng lớn thì tiêu cự càng ngắn) * Ảnh thu được qua kính lúp là ảnh ảo, cùng chiều, lớn hơn vật. II/ BÀI TẬP: * Dạng 1: Bài tập “Máy biến thế”. Ví dụ: Cuộn sơ cấp của một máy biến thế có 1200 vòng, cuộn thứ cấp có 300 vòng. a. Máy biến thế này là loại máy nào? Vì sao? b. Khi đặt vào hai đầu cuộn sơ  cấp một hiệu điện thế  xoay chiều 220V thì  ở  hai  đầu cuộn dây thứ cấp có hiệu điện thế là bao nhiêu?   Tóm tắt n1=1200 vòng n2=300 vòng U1=220V a. Máy biến thế loại nào? Vì sao? b. U2= ? V Giải a. Đây là máy hạ thế vì n1>n2 b. Hiệu điện thế ở hai đầu cuộc thứ cấp là => U2 = U2 = = 55V Đáp số: a. Máy hạ thế vì n1>n2 b. U2 = 55V Bài 1.  Để  tăng hiệu điện thế  từ  2500V lên 12500V, người ta dùng máy biến thế  mà   cuộn thứ cấp có 5000 vòng. a. Tính số vòng dây của cuộn sơ cấp. b. Máy biến thế  này được lắp đặt trước đường dây tải điện. Tính điện trở  của  đường dây, biết cường độ dòng điện qua dây tải điện là 250A.  2
  3. Bài 2.  Một máy biến thế  gồm cuộn sơ  cấp có 500 vòng, cuộn thứ  cấp 40000 vòng,  được đặt tại nhà máy phát điện. a. Cuộn dây nào của máy biến thế được mắc vào 2 cực của máy phát? Vì sao? b. Đặt vào hai đầu cuộn sơ  cấp hiệu điện thế  400V. Tính hiệu điện thế  ở  hai đầu  cuộn thứ cấp?  Bài 3. Một máy biến thế có cuộn sơ cấp gồm 600 vòng dây, cuộn thứ cấp gồm 36 000 vòng dây. Hiệu điện thế ở hai đầu cuộn sơ cấp là 400V. a. Máy biến thế này là máy tăng thế hay hạ thế? Vì sao? b. Hãy tính hiệu điện thế ở hai đầu cuộn thứ cấp? Bài 4. Một máy biến thế có cuộn thứ cấp có số vòng dây là 200 vòng, cuộn sơ cấp 400   vòng, hiệu điện thế  đưa vào 220V. Tính hiệu điện thế  sử  dụng? Cho biết tên gọi của  máy biến thế này?   Bài 5. Một máy biến thế gồm hai cuộn dây 500 vòng và 5000 vòng  a. Nếu đó là máy giảm thế, cuộn sơ  cấp có bao nhiêu vòng? Cuộn thứ  cấp có bao   nhiêu vòng? b. Nếu cho hiệu điện thế vào cuộn thứ cấp là 110V thì  hiệu điện thế  cuộn sơ  cấp   là bao nhiêu? * Dạng 2: Bài tập “Thấu kính”. + Ví dụ 1: Cho biết ∆ là trục chính của một thấu kính, AB là vật sáng, A’B’ là ảnh của   AB. a) A’B’ là ảnh thật hay ảo? Vì sao? b) Căn cứ vào đâu để em biết thấu kính đã cho là thấu kính hội tụ hay phân kỳ?  c) Bằng cách vẽ, hãy trình bày cách xác định quang tâm O và tiêu điểm F, F’ của  thấu kính trên.   B                            B’ ∆             A     A’ Giải a) A’B’ là ảnh ảo, vì ảnh cùng chiều với vật. b) Vì ảnh ảo bé hơn vật nên thấu kính đã cho là thấu kính phân kỳ. c) Cách dựng:  ­ Nối B với B’ cắt trục chính tại quang tâm O. ­ Tại O dựng thấu kính phân kỳ vuông góc với trục chính. ­ Từ B vẽ tia tới song song trục chính cắt thấu kính tại I. Nối B’I cắt trục chính  tại F. Đối xứng qua quang tâm O ta được F’. B B’ I O F’ A F A’ ∆ 3
  4. + Ví dụ 2: Vật sáng AB có độ cao h = 2cm được đặt vuông góc với trục chính của một  thấu kính phân kỳ có tiêu cự f = 8cm. Điểm A nằm trên trục chính của thấu kính và cách  thấu kính một khoảng d = 12cm. a. Dựng  ảnh A’B’ của AB tạo bởi thấu kính theo   đúng tỉ  lệ. Nhận xét tính chất  ảnh? b. Bằng kiến thức hình học hãy tính khoảng cách d’ từ ảnh đến kính và chiều cao h’  của ảnh? Cho biết: AB=h=2cm OA=d = 12 cm  OF=OF’=f = 8cm                                             a. Dựng ảnh? Tính chất ảnh? b. OA’=d’=?cm     A’B’=h/ =?cm Giải a. Dựng ảnh Tính chất ảnh: Ảnh ảo, cùng chiều, bé hơn vật. b. - Xét A’B’O ABO, ta có: (1) - Xét A’B’F OIF, ta có: (2) mà: OI=AB A’F = FO – A’O (3) Thế (3) vào (2) ta được: (4) Từ (1) và (4)=>  8d’=96-12d’ =>d’=4,8(cm) * Chiều cao của ảnh: => 0,8(cm) Đáp số: d’=4,8cm; h’=0,8cm Bài 6. Cho biết ∆ là trục chính của một thấu kính, AB là vật sáng, A’B’ là ảnh của AB. a) A’B’ là ảnh thật hay ảo? Vì sao? b) Căn cứ vào đâu để em biết thấu kính đã cho là thấu kính hội tụ hay phân kỳ?  c) Bằng cách vẽ, hãy trình bày cách xác định quang tâm O và tiêu điểm F, F’ của  thấu kính trên. 4
  5.                           B’ B ∆           A’ A Bài 7. Một vật sáng AB cao 3cm đặt vuông góc với trục chính (A nằm trên trục chính)   của một TKHT có tiêu cự 15cm, vật cách thấu kính 20cm. a. Dựng ảnh A’B’ của AB tạo bởi thấu kính đúng tỉ lệ.  b. Nhận xét tính chất ảnh? Bài 8. Một vật sáng AB cao 2cm đặt vuông góc với trục chính (A nằm trên trục chính)  của một TKHT có tiêu cự 10cm, vật cách thấu kính 15cm. a. Dựng ảnh A’B’ của AB tạo bởi thấu kính đúng tỉ lệ.  b. Nhận xét tính chất ảnh? Bài 9. Một vật sáng AB cao 2cm đặt vuông góc với trục chính (A nằm trên trục chính)  của một TKHT có tiêu cự 2cm, vật cách thấu kính 6cm. a. Dựng ảnh A’B’ của AB tạo bởi thấu kính đúng tỉ lệ. Nhận xét tính chất ảnh? b. Tính khoảng cách từ ảnh đến kính và chiều cao của ảnh? Bài 10. Vật sáng AB có độ  cao 1cm được đặt vuông góc trước một TKHT có tiêu cự  12cm. Điểm A nằm trên trục chính của thấu kính và cách thấu kính một khoảng 8cm. a. Dựng ảnh A’B’ của AB tạo bởi thấu kính đã cho. Cho biết đặc điểm ảnh? b. Bằng kiến thức hình học hãy tính chiều cao h’ của ảnh và tính khoảng cách d’ từ  ảnh tới thấu kính. Bài 11.  Vật sáng AB có độ  cao h = 2cm được đặt vuông góc với trục chính của một  TKPK  có tiêu cự  f = 12cm. Điểm A nằm trên trục chính của thấu kính và cách thấu   kính một khoảng d = 8cm. a. Dựng  ảnh A’B’ của AB tạo bởi thấu kính theo   đúng tỉ  lệ. Nhận xét tính chất  ảnh? b. Bằng kiến thức hình học hãy tính chiều cao h’ của ảnh và tính khoảng cách d’ từ  ảnh tới thấu kính. Bài 12. Một vật sáng AB có độ  cao 1cm được đặt vuông góc trước một  TKPK có tiêu  cự  12cm. Điểm A nằm trên trục chính của thấu kính và cách thấu kính một khoảng   24cm. a. Dựng ảnh A’B’ của AB tạo bởi thấu kính đã cho. Nhận xét tính chất ảnh? b. Bằng kiến thức hình học hãy tính chiều cao h’ của ảnh và tính khoảng cách d’ từ  ảnh tới thấu kính. Bài 13. Một người đứng ngắm một cái cửa cách xa 5m, cửa cao 2m. Tính độ  cao của   ảnh cái cửa trên màng lưới của mắt. Coi thủy tinh thể như một thấu kính hội tụ, cách   màng lưới 2cm. Bài 14. Số bội giác của kính lúp là G = 1,5x, tiêu cự của kính tương ứng là bao nhiêu?  ­­­­Hết­­­ (Lưu ý: HS tham khảo thêm các bài tập trắc nghiệm trong sách bài tập Vật Lý 9) 5
  6. 6
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2