Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Vật lí lớp 9 năm 2020-2021 - Trường THCS Lê Quang Cường
lượt xem 3
download
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Vật lí lớp 9 năm 2020-2021 - Trường THCS Lê Quang Cường là tư liệu tham khảo giúp cho học sinh dễ dàng hệ thống hóa kiến thức, phục vụ cho việc học tập và ôn luyện kiến thức, nắm được cấu trúc đề thi chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt kết quả cao.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Vật lí lớp 9 năm 2020-2021 - Trường THCS Lê Quang Cường
- UBND Thành Phố Bà Rịa Trường THCS Lê Quang Cường ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA HKII MÔN: VẬT LÍ – LỚP 9 Năm học: 2020 – 2021 A – Lý thuyết cơ bản 1. Dòng điện xoay chiều là gì? Nêu cách tạo ra dòng điện xoay chiều. Dòng điện cảm ứng xuất hiện trong cuộn dây dẫn kín đổi chiều liên tục khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây biến thiên. Dòng điện có chiều luân phiên thay đổi theo thời gian gọi dòng điện xoay chiều. Khi cho cuộn dây dẫn kín quay trong từ trường của nam châm hay cho nam châm quay trước cuộn dây dẫn thì trong cuộn dây xuất hiện dòng điện xoay chiều. 2. Nêu các tác dụng của dòng điện xoay chiều. Lấy ví dụ về các tác dụng đó. Dòng điện xoay chiều có tác dụng như dòng điện một chiều: tác dụng nhiệt, tác dụng phát sáng, tác dụng từ … vd: … 3. Khi truyền tải điện năng đi xa thì một phần điện năng hao phí dưới dạng nào? Viết công thức tính công suất hao phí do tỏa nhiệt ? Từ công thức cho biết muốn giảm hao phí do tỏa nhiệt ta có những cách nào? Trong số những cách đó, cách nào là tốt nhất? Khi truyền tải điện năng đi xa bằng đường dây dẫn sẽ có một phần điện năng hao phí do hiện tượng tỏa nhiệt trên đường dây. Công suất hao phí Php do tỏa nhiệt trên đường dây dẫn tỉ lệ thuận với điện trở của dây dẫn và tỉ lệ nghịch với bình phương hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn: Để giảm hao phí trên đường dây truyền tải điện năng đi xa ta có các phương án sau: + Chọn dây dẫn có điện trở nhỏ (dây có điện trở suất nhỏ và có tiết diện lớn phù hợp) + Tăng hiệu điện thế hai đầu đường dây ở nơi tải điện đi. Khi truyền tải điện năng đi xa phương án làm giảm hao phí hữu hiệu nhất là tăng hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn bằng các máy biến thế.
- 4. Nêu cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của máy biến thế? Vì sao máy biến thế không hoạt động với dòng điện một chiều không đổi? Cấu tạo của máy biến thế gồm: + Hai cuộn dây dẫn có số vòng khác nhau, đặt cách điện với nhau. + Một lõi sắt hay thép có pha Silic gồm nhiều lá mỏng ghép cách điện với nhau. Nguyên tắc hoạt động của máy biến thế : Khi đặt một hiệu điện thế xoay chiều vào hai đầu cuộn dây sơ cấp của một máy biến thế thì ở hai đầu của cuộn dây thứ cấp xuất hiện một hiệu điện thế xoay chiều. Không thể dùng dòng điện một chiều không đổi (dòng điện một chiều) để chạy máy biến thế được vì không tạo ra từ trường biến thiên. 5. Nêu công thức của máy biến thế. Máy tăng thế, hạ thế là gì?Tại sao phải đặt máy biến áp ở hai đầu đường dây tải điện? Tỉ số hiệu điện thế ở hai đầu các cuộn dây của máy biến thế bằng tỉ số giữa số vòng của các cuộn dây đó. Nếu số vòng dây ở cuộn sơ cấp (đầu vào) lớn hơn số vòng dây ở cuộn thứ cấp (đầu ra) máy gọi là máy hạ thế. Nếu số vòng dây ở cuộn sơ cấp nhỏ hơn số vòng dây ở cuộn thứ cấp thì gọi là máy tăng thế. Ở hai đầu đường dây tải điện về phía nhà máy điện đặt máy tăng thế để giảm hao phí về nhiệt trên đường dây tải, ở nơi tiêu thụ đặt máy hạ thế xuống bằng hiệu điện thế định mức của các dụng cụ tiệu thụ điện. 6. Thế nào là hiện tượng khúc xạ ánh sáng? So sánh góc khúc xạ và góc tới khi truyền từ không khí vào thủy tinh ( hoặc nước) và ngược lại. Hiện tượng khúc xạ là hiện tượng tia sáng truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa hai môi trường. Trong hình vẽ: SI là tia tới (nằm trong không khí) IK là tia khúc xạ (nằm trong nước) PQ là mặt phân cách NN’ là pháp tuyến = i là góc tới = i là góc khúc xạ
- Khi tia sáng truyền từ không khí sang môi trường trong suốt rắn (thủy tinh), lỏng (nước) khác nhau thì góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới. Ngược lại, khi tia sáng truyền từ các môi trường trong suốt khác sang không khí thì góc khúc xạ lớn hơn góc tới. Chú ý: Góc tới bằng 0o (khi tia tới vuông góc với mặt phân cách) thì tia sáng không bị khúc xạ. 7. Nêu các đặc điểm của TKHT? Nêu kết luận về đường truyền của 3 tia sáng đặc biệt qua TKHT? Đặc điểm của thấu kính hội tụ: + Thấu kính hội tụ có phần rìa mỏng hơn phần giữa . + Một chùm tia tới song song với trục chính của thấu kính hội tụ cho chùm tia ló hội tụ tại tiêu điểm của thấu kính. + Dùng thấu kính hội tụ quan sát dòng chữ thấy lớn hơn so với khi nhìn bình thường. Đường truyền của ba tia sáng đặc biệt qua thấu kính hội tụ: + Tia tới đi qua quang tâm thì tia ló tiếp tục đi thẳng (không bị khúc xạ) theo phương của tia tới. + Tia tới song song với trục chính thì tia ló đi qua tiêu điểm. + Tia tới đi qua tiêu điểm thì tia ló song song với trục chính. 8. Nêu tính chất của ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ . Nếu d
- Bài 2: Một máy biến áp có các số liệu sau: U= 220V, U= 22V, số vòng dây quấn sơ cấp n =920 vòng. 1 a/ Hãy tính số vòng dây quấn ở cuộn thứ cấp. b/ Máy biến áp là loại tăng hay giảm áp? Tại sao? Bài 3: Dựng ảnh của vật sáng AB trong mỗi hình sau Bài 4 : Đặt một vật sáng AB có dạng một mũi tên cao 0,5cm, vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ. Điểm A nằm trên trục chính và cách thấu kính 6cm. Thấu kính có tiêu cự 4cm a/ Hãy dựng ảnh A’B’của vật AB theo đúng tỉ lệ . b/ Tính khoảng cách từ ảnh tới thấu kính và chiều cao của ảnh A’B’ Bài 5 : Một vật sáng AB = 3 cm có dạng mũi tên được đặt vuông góc với trục chính của một thấu thấu kính hội tụ, điểm A nằm trên trục chính, cách thấu kính 15cm. Thấu kính có tiêu cự 20cm. a/ Hãy vẽ ảnh của vật AB cho bởi thấu kính. b/ Đó là ảnh thật hay ảnh ảo ? c/ Ảnh cách thấu kính bao nhiêu cm? Bài 6 : Đặt vật AB cao 6cm có hình mũi tên trước một thấu kính, điểm A nằm trên trục chính . Ảnh A’B’của AB qua thấu kính ngược chiều với vật AB và có độ cao bằng 1/2AB : a/ Thấu kính này là thấu kính gì ? Vì sao ? b/ Ảnh A’B’ cách thấu kính 9cm. Vẽ hình và tính tiêu cự của thấu kính ? CHÚC CÁC EM ÔN TẬP TỐT VÀ THI ĐẠT KẾT QUẢ CAO!
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn 6 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 257 | 21
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 7 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
3 p | 173 | 12
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Địa lí 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 362 | 8
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Tiếng Anh 7 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
5 p | 86 | 7
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn 7 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
4 p | 183 | 5
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 9 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
4 p | 125 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 8 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
3 p | 106 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Địa lí 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 136 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 6 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 94 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Lịch sử 9 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 131 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Toán 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
3 p | 131 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Vật lí 8 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 89 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Vật lí 6 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 117 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Tiếng Anh 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
3 p | 108 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 96 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn GDCD 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 127 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn GDCD 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 106 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn 8 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 54 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn