intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Phúc Thọ

Chia sẻ: Weiying Weiying | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:5

14
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các em học sinh và quý thầy cô cùng tham khảo nội dung Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Phúc Thọ. Hi vọng đây sẽ là tư liệu hữu ích giúp các em hệ thống kiến thức đã học để chuẩn bị cho kì thi sắp diễn ra, đồng thời giúp quý thầy cô có thêm kinh nghiệm biên soạn đề thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Phúc Thọ

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN GDCD LỚP  10 KỲ I ­ NĂM HỌC 2019 ­ 2020 A. TÓM TẮT NỘI DUNG KIẾN THỨC CƠ BẢN: Bài 1:THẾ GIỚI QUAN DUY VẬT VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN BIỆN  CHỨNG ­ Nhận biết được chức năng thế giới quan, phương pháp luận của triết học + Khái niệm triết học + Khái niệm thế giới quan + Khái niệm phương pháp luận ­ Nhận biết được nội dung cơ bản của thế giới quan duy vật và thế giới quan duy  tâm, phương pháp luận biện chứng và phương pháp luận siêu hình + Nội dung cơ bản của chủ nghĩa duy vật + Nội dung cơ bản của chủ nghĩa duy tâm + Nội dung cơ bản của phương pháp luận biện chứng + Nội dung cơ bản của phương pháp luận siêu hình Bài 3: SỰ VẬN ĐỘNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA THẾ GIỚI VẬT CHẤT ­ Hiểu được khái niệm vận động, phát triển theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật   biện chứng + Thế nào là vận động + Thế nào là phát triển ­ Biết được vận động là phương thức tồn tại của vật chất; phát triển là khuynh  hướng chung của quá trình vận động của các sự  vật, hiện tượng trong thế  giới   khách quan ­ Phân loại được 5 hình thức vận động cơ bản của thế giới vật chất ­ So sánh được sự giống nhau và khác nhau giữa vận động và phát triển của sự vật,   hiện tượng Bài 4: NGUỒN GỐC VẬN ĐỘNG, PHÁT TRIỂN CỦA SỰ VẬT VÀ HIỆN TƯỢNG ­ Nêu được khái niệm mâu thuẫn theo quan điểm của chủ  nghĩa duy vật biện   chứng Phân biệt được mặt đối lập của mâu thuẫn, sự thống nhất của các mặt đối lập, sự  đấu tranh giữa các mặt đối lập
  2. ­ Biết được sự  đấu tranh giữa các mặt đối lập là nguồn gốc khách quan của mọi   sự vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng ­ Biết phân tích một số mâu thuẫn trong các sự vật và hiện tượng Bài 5: CÁCH THỨC VẬN ĐỘNG, PHÁT TRIỂN CỦA SỰ VẬT VÀ HIỆN TƯỢNG ­ Nêu được khái niệm chất và lượng của sự vật, hiện tượng ­ Biết được mối quan hệ biện chứng giữa sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về  chất của sự vật và hiện tượng + Sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất + Chất mới ra đời lại bao hàm một lượng mới tương ứng Bài 6: KHUYNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA SỰ VẬT VÀ HIỆN TƯỢNG ­ Nêu được khái niệm phủ định, phủ định biện chứng và phủ định siêu hình ­ Biết được phát triển là khuynh hướng chung của sự vật và hiện tượng ­ Liệt kê được sự khác nhau giữa phủ định biện chứng và phủ định siêu hình ­ Nêu được ví dụ chứng minh sự phát triển theo hình “ xoắn ốc” Bài 7: THỰC TIỄN VÀ VAI TRÒ CỦA THỰC TIỄN ĐỐI VỚI NHẬN THỨC ­ Biết được nhận thức là gì + Nhận thức cảm tính +Nhận thức lí tính ­ Hiểu được khái niệm thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức + Khái niệm thực tiễn + Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức:  Thực tiễn là cơ sở của nhận thức  Thực tiễn là động lực của nhận thức  Thực tiễn là mục đích của nhận thức  Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lí ­ Giải thích được mọi hiểu biết của con người đều bắt nguồn từ thực tiễn Bài 9: CON NGƯỜI LÀ CHỦ THỂ CỦA LỊCH SỬ VÀ LÀ MỤC TIÊU PHÁT  TRIỂN CỦA XH  ­ Nhận biết được con người là chủ thể của lịch sử, sáng tạo ra lịch sử
  3. + Con người tự sáng tạo ra lịch sử của mình + Con người là chủ thể sáng tạo nên các giá trị vật chất và tinh thần của xã hội + Con người là động lực của các cuộc cách mạng xã hội ­ Hiểu được con người là mục tiêu của sự  phát triển xã hội, phát triển của xã hội  phải vì hạnh phúc của con người ­ Chứng minh được mọi giá trị vật chất và tinh thần do con người tạo ra ­ Đồng tình, tích cực tham gia các hoạt động vì sự  tiến bộ  và phát triển của đất  nước, của nhân loại. B. CÂU HỎI THAM KHẢO:   I. Câu hỏi  tự luận 1. Thế nào là chất và lượng của sự vật và hiện tượng? Cho ví dụ. 2. Em hãy nêu một vài ví dụ nói lên sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về  chất trong quá trình học tập và rèn luyện của bản thân? 3. Thế nào là phủ định biện chứng? Em hãy nhận xét một vài hiện tượng biểu hiện  sự  phủ  định biện chứng trong việc thờ  cúng, lễ  hội, ma chay, cưới xin  ở nước ta   hiện nay? 4. Thực tiễn là gì? Thực tiễn có vai trò như thế nào đối với nhận thức?.cho vd 5. Bản thân em đã có việc làm nào gắn học với hành? Việc kết hợp giữa học với   hành có tác dụng thế nào đối với quá trình học tập của em? 6. Em hãy cho biết: Vì sao nói con người là chủ thể của lịch sử? 7. Có ý kiến cho rằng: Trong tương lai với sự phát triển của công nghệ 4.0 Robot­ (người máy) sẽ  thay thế  con người trong rất nhiều hoạt động kinh tế, xã hội .Vì   vậy vai trò chủ thể xã hội của con người sẽ dần bị thay thế.  Em hãy bày tỏ quan điểm của mình về  ý kiến  trên.   II. Câu hỏi trắc nghiệm Câu 1: Hệ thống các quan điểm lí luận chung nhất của con người về thế giới và vị  trí của con người trong thế giới đó, gọi là A. triết học             B. văn học              C. sinh học                    D. sử học Câu 2: Phương pháp xem xét các sự vật, hiện tượng trong mối liên hệ ràng buộc,   vận động, phát triển không ngừng là A.phương pháp luận biện chứng .          B. phương pháp luận siêu hình. C.phương pháp lịch sử.                          D. phương pháp quan sát. Câu 3: Để phân biệt thế giới quan duy vật và thế giới quan duy tâm, người ta căn  cứ vào A.việc giải quyết mặt thứ nhất vấn đề cơ bản của Triết học.
  4. B. việc giải quyết mặt thứ hai vấn đề cơ bản của Triết học. C. việc con người có nhận thức được thế giới hay không. D. việc con người nhận thức thế giới như thế nào. Câu 4: Biểu hiện của thế giới quan duy vật là gì trong các phương án dưới đây? A.Tin vào lời thầy bói.                             B. Chữa bệnh theo hướng dẫn của bác sỹ. C. Tin vào sự an bài của số phận.         D. Chữa bệnh bằng bùa phép. Câu 5: Theo quan điểm của Triết học Mác – Lê nin, vận động là A.mọi sự biến đổi nói chung của các sự vật, hiện tượng. B. mọi sự di chuyển nói chung của các sự vật, hiện tượng. C. mọi sự thay đổi về vật chất của các sự vật, hiện tượng. D. mọi sự thay đổi về vị trí của các sự vật, hiện tượng. Câu 6: Sự  biến đổi của công cụ  lao động từ  đồ  đá đến kim loại thuộc hěnh thức   vận động nào dưới đây? A.Hóa học           B. Vật lí            C. Cơ học                 D. Xã hội Câu 7: Sự  vận động theo chiều hướng tiến lên từ  thấp đến cao, từ  đơn giản đến  phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn là A.sự tăng trưởng               B. sự phát triển       C. sự tiến hóa      D. sự tuần hoàn Câu 8: Những hành động nào dưới đây trái với quy luật của sự phát triển? A.Thiếu kiên trì, nôn nóng, đốt cháy giai đoạn. B. Rèn luyện từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. C. Cố gắng vượt khó, ra sức học tập tích lũy kiến thức. D. Không ngừng học tập để tránh tụt hậu. Câu 9: Quá trình phát triển của các sự vật, hiện tượng diễn ra một cách A.từ từ, thận trọng.                                 B. quanh co, phức tạp. C. đơn giản, thẳng tắp.                           D. không đồng đều. Câu 10: Vận động của vật chất bao gồm các hình thức cơ bản nào dưới đây? A.Cơ, lí, toán, sinh, xã hội.                     B. Cơ, lí, hóa, sinh, sử. C.Cơ, lí, hóa, sinh, xã hội.                      D. Cơ, lí, địa, sinh, xã hội. Câu 11: Quan niệm nào dưới đây là không đúng? A.Cái tiến bộ chưa hẳn là cái mới.         B. Cái mới chưa hẳn là cái tiến bộ. C. Mọi cái cũ đều lạc hậu.                      D. Không phải cái cũ nào cũng lỗi thời. Câu 12:  Với quan niệm về  phát triển, khi xem xét các sự  vật, hiện tượng hoặc   đánh giá một con người, chúng ta cần phải A.giữ lại tất cả cái cũ.                             B. xóa bỏ tất cả cái cũ
  5. C. tiếp thu tất cả cái mới.                        D. ủng hộ cái tiến bộ, tránh bảo thủ.  Câu 13: Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác­Lê nin, khái niệm mâu thuẫn là A.những quan điểm, tư tưởng trước sau không nhất quán. B. quan hệ đấu tranh lẫn nhau của hai mặt đối lập trong sự vật, hiện tượng. C. hai mặt đối lập vừa thống nhất bên trong sự vật, hiện tượng. D.một chỉnh thể, hai mặt đối lập vừa thống nhất, vừa đấu tranh với nhau. Câu 14: Mặt đối lập của mâu thuẫn đó là những khuynh hướng, tính chất, đặc  điểm mà trong quá trình vận động, phát triển , chúng phát triển theo những A.chiều hướng tiến lên.                            B. chiều hướng cùng chiều. C. chiều hướng trái ngược nhau.               D. chiều hướng thụt lùi. Câu 15: Giới hạn mà trong đó sự biến đổi về lượng chưa làm thay đổi về chất của   sự vật, hiện tượng gọi là A.độ              B. điểm nút              C. chất                                   D. lượng Câu 16: Điểm giới hạn mà tại đó sự biến đổi của lượng làm thay đổi chất của sự  vật, hiện tượng gọi là A.chất liệu               B. độ          C. giới hạn                     D. điểm nút Câu 17: Sự biến đổi của lượng so với sự biến đổi của chất thì A.diễn ra song song.                                B. diễn ra từ từ. C. diễn ra một cách dần dần.                   D. diễn ra nhanh chóng. Câu 18: Trong Triết học, khái niệm chất có nghĩa là A.độ tốt, xấu của sự vật hiện tượng. B. tính hiệu quả ( có chất lượng ) của hoạt động. C. vật liệu cấu thành sự vật.  D. Những thuộc tính cơ bản, tiêu biểu cho sự vật, hiện tượng. Câu 19: Trong Triết học Mác­ Lê nin, cái mới, cái tiến bộ luôn ra đời trên cơ sở A.giữ laị yếu tố tích cực của cái cũ.                   B. vứt bỏ hoàn toàn cái cũ. C. phủ định sạch trơn cái cũ.                            D. kế thừa tất cả từ cái cũ. Câu 20: Phủ định biện chứng có 2 đặc điểm cơ bản nào dưới đây? A.Khách quan và phổ biến.                             B. Khách quan và kế thừa. C. Kế thừa và phát triển.                                 D. Kế thừa và phổ biến. 
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
15=>0