intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD lớp 10 năm 2020-2021 - Trường THPT Uông Bí

Chia sẻ: Trương Kiệt | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

23
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm phục vụ quá trình học tập cũng như chuẩn bị cho kì thi học kì sắp đến. TaiLieu.VN gửi đến các bạn tài liệu Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD lớp 10 năm 2020-2021 - Trường THPT Uông Bí. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích, giúp các bạn hệ thống lại kiến thức đã học đồng thời rèn luyện kỹ năng giải đề. Mời các bạn cùng tham khảo đề cương.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD lớp 10 năm 2020-2021 - Trường THPT Uông Bí

  1. ÔN TẬP CUỐI KÌ I I. KIẾN THỨC: Ôn kiến thức các bài 5,6,7,9 Bài 5 1. Chất Khái niệm chất dùng để chỉ những thuộc tính cơ bản, vốn có của SV, HT, tiêu biểu cho SV, HT đó, phân biệt nó với các SV, HT khác. 2. Lượng Khái niệm lượng dùng để chỉ thuộc tính vốn có của SV, HT biểu thị trình độ phát triển (cao, thấp), quy mô (lớn, nhỏ), tốc độ vận động (nhanh, chậm), số lượng (ít, nhiều)... của sự vật hiện tượng. 3. Quan hệ giữa sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất. a, Sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất Cách thức biến đổi của lượng. - Lượng biến đổi trước - Lượng biến đổi dần dần, từ từ (theo chiều tăng hoặc giảm) - Quá trình biến đổi dần dần từ từ của lượng đều có ảnh hưởng đến trạng thái chất của SV, HT, nhưng chất của SV, HT chưa biến đổi ngay - Độ là giới hạn mà trong đó sự biến đổi về lượng chưa làm thay đổi về chất của SV, HT. - Điểm nút là điểm giới hạn mà tại đó sự biến đổi của lượng làm thay đổi chất của SV, HT. b, Chất mới ra đời bao hàm một lượng mới. Cách thức biến đổi của chất - Chất biến đổi sau. - Chất biến đổi nhanh chóng (đột biến). - Chất mới ra đời thay thế chất cũ và khi chất mới ra đời lại hình thành một lượng mới phù hợp tạo thành sự thống nhất giữa chất và lượng. Bài 6 1. Phủ định biện chứng và phủ định siêu hình Phủ định là xoá bỏ sự tồn tại của một SV, HT nào đó. a, Phủ định siêu hình: Là sự phủ định được diễn ra do sự can thiệp, sự tác động từ bên ngoài, cản trở hoặc xoá bỏ sự tồn tại và phát triển tự nhiên của sự vật. b, Phủ định biện chứng: * Khái niệm: Là sự phủ định được diễn ra do sự phát triển của bản thân SV, HT, có kế thừa những yếu tố tích cực của SV, HT cũ để phát triển sự vật hiện tượng mới. * Đặc điểm của phủ định biện chứng : - Tính khách quan : Nguyên nhân của sự PĐ nằm ngay trong bản thân SV, HT - Tính kế thừa : Kế thừa yếu tố tích cực, gạt bỏ các yếu tố tiêu cực, lỗi thời để SV, HT phát triển liên tục không ngừng. 2. Khuynh hướng phát triển của SV, HT - Trong quá trình vận động và phát triển của SV, HT cái mới xuất hiện phủ định cái cũ, nhưng rồi nó lại bị cái mới hơn PĐ. Gọi là PĐ của PĐ, nó vạch ra khuynh hướng phát triển của SV, HT - Khuynh hướng phát triển của SV, HT là vận động đi lên, cái mới ra đời, kế thừa và thay thế cái cũ nhưng ở trình độ ngày càng cao hơn, càng hoàn thiện hơn. Bài 7 1, Thế nào là nhận thức. a, Quan điểm về nhận thức - Triêt học duy tâm: Nhận thức là do bẩm sinh, do thần linh mách bảo
  2. - Triết học DV trước C.Mác: Nhận thức là sự phản ánh đơn giản, máy móc, thụ động về SV, HT - Triết học DVBC: Nhận thức bắt nguồn từ thực tiễn, là quá trình nhận thức cái tất yếu, diễn ra phức tạp b, Hai giai đoạn của qua trình nhận thức * Nhận thức cảm tính: là giai đoạn nhận thức được tạo nên do tiếp xúc trực tiếp của các cơ quan cảm giác đối với sự vật hiện tượng. Đem lại cho con người hiểu biết về đặc điểm bên ngoài của chúng. * Nhận thức lí tính: Là giai đoạn nhận thức tiếp theo, dựa trên các tài liệu do nhận thức cảm tính đem lại, nhờ các thao tác tư duy như phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát hoá... tìm ra bản chất quy luật của sự vật hiện tượng. => Nhận thức là quá trình phản ánh sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan vào bộ óc con người để tạo nên những hiểu biết của chúng. 2, Thực tiễn là gì? + Thực tiễn: là toàn bộ những hoạt động vật chất có mục đích, mang tính lịch sử - xã hội của con người nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội. + Các hình thức cơ bản: - Sản xuất vật chất - Chính trị xã hội - Thực nghiệm khoa học 3, Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức. a, Thực tiễn là cơ sở nhận thức - Mọi nhận thức của con người dù gián tiếp hoặc trực tiếp đều bắt nguồn từ thực tiễn. Nhờ có sự tiếp xúc, tác động vào sự vật hiện tượng mà con người phát hiện ra cá thuộc tính, hiểu được bản chất, quy luật của chúng. - Quá trình hoạt động thực tiễn đồng thời là quá trình hoàn thiện các giác quan của con người -> khả năng nhận thức của con người ngày càng sâu sắc,đầy đủ hơn b, Thực tiễn là động lực của nhận thức. - Thực tiễn luôn luôn vận động, luôn đặt ra yêu cầu mới cho nhận thức và tạo ra tiền đề vật chất cho nhận thức và thúc đẩy phát triển c, Thực tiễn là mục đích của nhận thức. - Các tri thức khoa học chỉ có giá trị khi nó được vận dụng vào thực tiễn. - Mục đích cuối cùng của nhận thức là nhằm cải tạo hiện thực khách quan, đáp ứng nhu cấu VC và TT của con người d, Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lí. - Chỉ có đem những tri thức thu nhận được ra kiểm nghiệm qua thực tiễn mới đánh giá được tính đúng đắn hay sai lầm của chúng - Việc vận dụng tri thức vào thực tiễn có tác dụng bổ sung, hoàn thiện những tri thức chưa đầy đủ => Thực tiễn là cơ sở của nhận thức, là động lực của nhận thức, là mục đích của nhận thức và là tiêu chuẩn để kiểm tra kết quả của nhận thức. Bài 9 1, Con người là chủ thể của lịch sử a, Con người tự sáng tạo ra lịch sử của mình - Lịch sử loài người được hình thành khi con người biết chế tạo và sử dụng công cụ lao động, thông qua hoạt động chế tạo và sử dụng công cụ lao động con người đã tự tách mình ra khỏi thế giới loài vật chuyển sang thế giới loài người và lịch sử xã hội loài người cũng bắt đầu.
  3. - Xã hội loài người phát triển từ thấp đến cao, trải qua 5 giai đoạn: CXNT -> CHNL -> PK -> TBCN -> XHCN b, Con người là chủ thể sáng tạo nên các giá trị vật chất và tinh thần của xã hội + Con người là chủ thể sáng tạo ra các giá trị vật chất - Để tồn tại và phát triển con người phải lao động sản xuất tạo ra của cải vật chất - Sản xuất ra của cải vật chất là đặc trưng riêng có ở con người. Đó là quá trình lao động có mục đích và sáng tạo của con người. Quá trình này đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của XH + Con người sáng tạo nên các giá trị tinh thần - Đời sống sinh hoạt hàng ngày, kinh nghiệm trong lao động sản xuất, trong đấu tranh giai cấp luôn là nguồn đề tài vô tận cho các phát minh khoa học, của các áng văn học, nghệ thuật. - Con người là tác giả của các công trình khoa học, các tác phẩm văn học nghệ thuật, các kiến trúc, các di tích lịch sử. c, Con người là động lực của các cuộc cách mạng xã hội - Nhu cầu về cuộc sống tốt đẹp là động lực thúc đẩy con người đấu tranh cải tạo xã hội. - Biểu hiện cụ thể là các cuộc đấu tranh giai cấp, mà đỉnh cao là các cuộc CMXH. 2, Con người là mục tiêu của sự phát triển xã hội. a, Vì sao nói con người là mục tiêu của sự phát triển xã hội. Con người là chủ thể của lịch sử nên con người cần phải được tôn trọng, cần phải được đảm bảo các quyền chính đáng của mình, phải là mục tiêu phát triển của xã hội. b, Chủ nghĩa xã hội với sự phát triển toàn diện của con người. - Mục tiêu của CNXH: Xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, mọi người có cuộc sống tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện. - Mục tiêu của nước ta hiện nay: Xây dựng một xã hội “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” . II. LUYỆN TẬP 1. Ma trận đề kiểm tra cuối học kì 1 (45’) Mức độ Vận dụng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Tổng cao cộng Chủ đề TN TN TN TL TN Bài 5: Cách thức vận 2 2 1 1 6 động, phát triển của sự vật và hiện tượng Bài 6: Khuynh hướng 3 2 1 1 7 phát triển của SV-HT Bài 7: Thực tiễn và 4 2 2 1 1 10 vai trò của thực tiễn đối với nhận thức Bài 9: Con người là 2 2 1 1 6 chủ thể của LS và là mục tiêu phát triển của XH. Số câu 11 8 5 1 4 29
  4. Số điểm 3,142 2,286 1.429 2,0 1.143 10 Tỉ lệ 31,42% 22,86% 14,29% 20% 11,43% 100% 2. Đề minh họa I. Trắc nghiệm ( 28 câu) Câu 1: Lượng là khái niệm dùng để chỉ những thuộc tính A. cần có của sự vật, hiện tượng. B. cơ bản của sự vật, hiện tượng. C. vốn có của sự vật, hiện tượng. D. cơ bản, vốn có của sự vật, hiện tượng. Câu 2: Điểm nút là điểm giới hạn mà tại đó sự biến đổi của lượng A. chưa làm thay đổi tính chất của sự vật, hiện tượng. B. làm thay đổi tính chất của sự vật, hiện tượng. C. chưa làm thay đổi chất của sự vật, hiện tượng. D. làm thay đổi chất của sự vật, hiện tượng. Câu 3: Điều kiện để chất mới ra đời là A. tăng lượng liên tục. B. lượng biến đổi trong giới hạn cho phép. C. lượng biến đổi nhanh chóng. D. lượng biến đổi đạt tới điểm nút. Câu 4: Nước là một chất lỏng, không màu, không mùi, không vị, được cấu tạo bởi hai nguyên tử Hyđrô và một nguyên tử Ôxi, chỉ ra mặt lượng trong thông tin trên. A. Là một chất lỏng. B. Không màu, không mùi, không vị. C. Hai nguyên tử Hyđrô và một nguyên tử Ôxi. D. Chất lỏng, được cấu tạo bởi hai nguyên tử Hyđrô và một nguyên tử Ôxi. Câu 5: Trong những câu dưới đây, câu nào thể hiện mối quan hệ lượng đổi dẫn đến chất đổi? A. Vỏ quýt dày có móng tay nhọn. B. Học thầy không tày học bạn. C. Năng nhặt chặt bị. D. Ăn vóc học hay. Câu 6: Trong điều kiện bình thường, nước tồn tại ở trạng thái lỏng. Nếu ta tăng dần nhiệt độ đến 1000C thì nước sẽ sôi và chuyển sang trạng thái khí. Nếu ta giảm dần nhiệt độ xuống 0 0C thì nước sẽ đóng băng và chuyển sang trạng thái rắn. Giới hạn về độ để nước tồn tại ở trạng thái lỏng là A. từ 00C đến 1000C. B. lớn 00C và nhỏ hơn 1000C. C. nhỏ hơn 00C và lớn hơn 1000C. D. lớn hơn 00C và lớn hơn 1000C. Câu 7: Phủ định siêu hình là sự phủ định được diễn ra do A. sự phát triển của bản thân sự vật, hiện tượng. B. sự tác động từ bên ngoài. C. sự tác động từ bên trong. D. sự biến đổi về chất của sự vật, hiện tượng. Câu 8: Phủ định biện chứng có những đặc điểm nào dưới đây? A. Tính khách quan và tính kế thừa. B. Tính truyền thống và tính hiện đại. C. Tính dân tộc và tính kế thừa. D. Tính khách quan và tính thời đại.
  5. Câu 9: Sự vận động đi lên, cái mới ra đời kế thừa và thay thế cái cũ nhưng ở trình độ cao hơn, hoàn thiện hơn. Đó là A. nguồn gốc phát triển của sự vật và hiện tượng. B. khuynh hướng phát triển của sự vật và hiện tượng. C. điều kiện phát triển của sự vật và hiện tượng. D. xu hướng phát triển của sự vật và hiện tượng. Câu 10: Trường hợp nào dưới đây không phải là phủ định biện chứng? A. Xã hội tư bản chủ nghĩa thay thế xã hội phong kiến. B. Các giống loài mới thay thế giống loài cũ. C. Con người đốt rừng làm nương rẫy. D. Học sinh đổi mới phương pháp học tập. Câu 11: Biểu hiện nào dưới đây không phải là phủ định siêu hình? A. Người nông dân xay hạt lúa thành gạo ăn. B. Gió bão làm đổ cây. C. Quả trứng ấp nở thành gà con. D. Con người đốt rừng. Câu 12: Theo quan điểm Triết học, quan niệm nào dưới đây không cản trở sự phát triển của xã hội? A. Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ. B. Môn đăng hộ đối. C. Trời sinh voi, sinh cỏ. D. Trọng nam, khinh nữ. Câu 13: Chế độ XHCN phủ định chế độ TBCN nhưng vẫn giữ lại các thành tựu về khoa học, công nghệ mà con người đã đạt được trong xã hội TBCN. Điều này thể hiện đặc điểm nào dưới đây của phủ định biện chứng? A. Tính khách quan. B. Tính kế tiếp. C. Tính chủ quan. D. Tính kế thừa. Câu 14: Nhận thức cảm tính là giai đoạn nhận thức được tạo nên do sự tiếp xúc A. gián tiếp với sự vật, hiện tượng. B. trực tiếp với sự vật, hiện tượng. C. nhiều lần với sự vật, hiện tượng. D. nhanh với sự vật, hiện tượng. Câu 15: Nhận thức lí tính là giai đoạn nhận thức dựa trên các tài liệu do nhận thức cảm tính đem lại nhờ A. sự hiểu biết của con người, tìm ra bản chất, quy luật của sự vật, hiện tượng. B. sự suy nghĩ của con người, tìm ra bản chất, quy luật của sự vật, hiện tượng. C. các thao tác của tư duy, tìm ra bản chất, quy luật của sự vật, hiện tượng. D. sự vận động của con người, tìm ra bản chất, quy luật của sự vật, hiện tượng. Câu 16: Thực tiễn là toàn bộ những hoạt động vật chất có mục đích, mang tính lịch sử-xã hội của con người nhằm cải tạo A. giới tự nhiên. B. bản thân con người. C. tự nhiên và xã hội. D. cuộc sống của con người. Câu 17: Quá trình hoạt động thực tiễn cũng đồng thời là quá trình phát triển và hoàn thiện A. các giác quan.
  6. B. cơ quan cảm giác. C. bộ não con người. D. nhân cách con người. Câu 18: Khẳng định nào dưới đây không đúng về nhận thức lí tính? A. Nhân thức lí tính thấy được sự vật, hiện tượng một cách khái quát, trừu tượng. B. Nhận thức lí tính là giai đoạn phát triển cao của quá trình nhận thức. C. Nhận thức lí tính tiếp xúc với sự vật thông qua các giác quan. D. Nhận thức lí tính tìm ra bản chất, quy luật của sự vật, hiện tượng. Câu 19: Hoạt động nào dưới đây không phải là hoạt động thực tiễn? A. Con kiến tha mồi. B. Người nông dân gặt lúa. C. Công nhân khai thác than. D. Con người bảo vệ môi trường. Câu 20: Từ thực tế gieo trồng hằng năm, con người đúc kết được kinh nghiệm: khoai ruộng lạ, mạ ruộng quen. Điều này thể hiện vai trò nào dưới đây của thực tiễn đối với nhận thức? A. Cơ sở của nhận thức. B. Mục đích của nhận thức. B. Động lực của nhận thức. D. Tiêu chuẩn của chân lí. Câu 21: Con người sử dụng người máy, rô bốt thay thế mình ở những vị trí lao động nặng nhọc, nguy hiểm. Điều này thể hiện vai trò nào dưới đây của thực tiễn đối với nhận thức? A. Cơ sở của nhận thức. B. Mục đích của nhận thức. B. Động lực của nhận thức. D. Tiêu chuẩn của chân lí. Câu 22: Cuối thế kỉ XIX, nước Pháp bị một đợt dịch than ở gia súc trêm quy mô rất lớn. Pa- xtơ cho rằng gia súc sẽ không bị nhiễm bệnh nếu tiêm vắc-xin phòng bệnh. Mọi người không tin lời ông. Pa-xtơ đã chứng minh bằng một thí nghiệm: Ông lấy 50 con cừu được gây nhiễm bệnh than sau đó chia làm hai nhóm, một nhóm tiêm vắc-xin phòng bệnh, một nhóm không tiêm. Chỉ sau 48 giờ, nhóm những con cừu được tiêm vắc-xin phòng bệnh vẫn sống khỏe mạnh, còn nhóm không tiêm phòng đã đồng loạt chết. Điều này thể hiện vai trò nào dưới đây của thực tiễn đối với nhận thức? A. Cơ sở của nhận thức. B. Mục đích của nhận thức. C. Động lực của nhận thức. D. Tiêu chuẩn của chân lí. Câu 23: Chủ thể nào dưới đây sáng tạo nên các giá trị vật chất của xã hội? A. Các nhà khoa học. B. Con người. C. Thần linh. D. Người lao động. Câu 24: Con người là tác giả của các tác phẩm văn học, nghệ thuật. Điều này thể hiện con người là chủ thể sáng tạo nên các giá trị A. tinh thần. B. nghệ thuật. C. vật chất. D. sống. Câu 25: Yếu tố nào dưới đây là giá trị vật chất do con người tạo nên?
  7. A. Vịnh Hạ Long. B. Truyện Kiều của nguyễn Du. C. Phương tiện đi lại. D. Nhã nhạc cung đình Huế. Câu 26: Cuộc cách mạng nào dưới đây giúp con người đấu tranh cải tạo xã hội? A. Cách mạng kĩ thuật. B. Cách mạng xã hội. C. Cách mạng xanh. D. Cách mạng trắng. Câu 27: Anh T đang điều khiển chiếc xe tải chở các loại động vật quý hiếm thuộc danh mục cấm lưu thông trên đường thì bị ông P là cảnh sát giao thông giữ lại. Anh T dúi vào tay ông P một phong bì tiền và được ông cho đi. Hành vi nhận tiền và bỏ qua sai phạm cho anh T của ông P là hành vi. A. đạo đức. B. tham nhũng. C. vi phạm đạo đức. D. vi phạm kỉ luật. Câu 28: Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: ” Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do...” là thể hiệm mục tiêu xây dựng A. chủ nghĩa xã hội. B. tư tưởng mới. C. chủ nghĩa không tưởng. D. chủ nghĩa thực dân. II. Tự luận Nhìn cảnh bà con trong xóm cặm cụi bóc, thái, sấy hành tỏi, nước mắt, nước mũi giàn giụa vì hơi cay, lưng gối mỏi nhừ. Thương bà con sớm chiều vất vả, ông Nguyễn Văn Sành (thôn Thượng Dương, xã Nam Trung, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương) đã sáng tạo ra chiếc máy bóc, thái hành, tỏi. a) Theo em, việc sáng tạo ra chiếc máy bóc, thái hành, tỏi của ông Nguyễn Văn Sành thể hiện vai trò gì của thực tiễn đối với nhận thức? b) Trình bày hiểu biết của em về vai trò của thực tiễn đối với nhận thức trong thông tin trên. ------------- Hết -------------
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2