intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD lớp 10 năm 2020-2021 - Trường THPT Lương Ngọc Quyến

Chia sẻ: Tỉnh Bách Nhiên | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:14

30
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD lớp 10 năm 2020-2021 - Trường THPT Lương Ngọc Quyến để bổ sung kiến thức, nâng cao tư duy và rèn luyện kỹ năng giải bài tập chuẩn bị thật tốt cho kì thi học kì sắp tới các em nhé! Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD lớp 10 năm 2020-2021 - Trường THPT Lương Ngọc Quyến

  1. ÔN TẬP MÔN GDCD ­10 I. HỆ THỐNG KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. CĐ1 – BÀI 5: CÁCH THỨC VẬN ĐỘNG,  PHÁT TRIỂN CỦA SỰ VẬT VÀ HIỆN TƯỢNG a. Khái niệm Chất, Lượng * Chất: Là khái niệm dùng để chỉ những thuộc tính cơ bản, vốn có của sự vật, hiện tượng, tiêu biểu  cho sự vật và hiện tượng đó, phân biệt nó với các sự vật và hiện tượng khác (lấy VD). Lượng:   Là dùng để chỉ những thuộc tính vốn có của sự  vật và hiện tượng, biểu thị   ở trình độ  phát   triển (cao, thấp), quy mô (lớn, nhỏ), tốc độ  vận động (nhanh, chậm), số  lượng (ít, nhiều)… của sự  vật và hiện tượng (lấy VD). b, Quan hệ giữa sự biến dổi về lượng dẫn đến sự biến đổi  về chất a. Sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất ­ Giới hạn mà trong đó sự  biến đổi về  lượng chưa làm thay đổi về  chất của sự  vật và hiện tượng  được gọi là độ (lấy VD). ­ Điểm giới hạn mà tại đó sự biến đổi của lượng làm thay đổi chất của sự vật và hiện tượng được   gọi là điểm nút (lấy VD). b. Chất mới ra đời lại bao hàm một lượng mới tương ứng. 2. CĐ1 – BÀI 6:  KHUYNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA SỰ VẬT VÀ HIỆN TƯỢNG 1.Phủ định biện chứng và phủ định siêu hình * Phủ định :  là sự xoá bỏ sự tồn tại của một sự vật hiện tượng nào đó. a. Phủ định siêu hình. Là sự phủ định được diễn ra do sự can thiệp, sự tác động từ bên ngoài, cản trở hoặc xoá bỏ sự tồn tại   và phát triển tự nhiên của sự vật.  b. Phủ định biện chứng. Là sự  phủ  định được diễn ra do sự phát triển của bản thân sự  vật và hiện tượng, có kế  thừa những   yếu tố tích cực của sự vật và hiện tượng cũ để phát triển sự vật hiện tượng mới. * Phủ định biện chứng có hai đặc điểm cơ bản: ­ Đặc điểm: + Tính khách quan: vì nguyên nhân của sự phủ định nằm ngay trong bản thân sự vật, hiện tượng, đó là  kết quả của quá trình giải quyết mâu thuẫn của bản thân sự vật, hiện tượng. + Tính kế thừa: phủ định biện chứng chỉ gạt bỏ những yếu tố tiêu cực, lỗi thời của cái cũ, đồng thời   giữ  lại những yếu tố  tích cực còn thích hợp để  phát triển cái mới, đảm bảo cho các sự  vật, hiện  tượng phát triển liên tục. 1
  2. * Sự khác nhau của phủ định biện chứng và phủ định siêu hình Phủ định siêu hình Phủ định biện chứng ­ Diễn ra do sự can thiệp, tác động tư bên ngoài. ­ Diễn ra do sự phát triển bên trong của sự vật,  ­ Xoá bỏ sự tồn tại và phát triển tự nhiên của sự  hiện tượng. vật. ­ Không xoá bỏ sự tồn tại và phát triển tự nhiên  ­ Sự vật, hiện tượng bị xoá bỏ hoàn toàn, không  của sự vật. tạo ra và (HS tự lấy VD) ­ Sự vật sẽ không bị xoá bỏ hoàn toàn, là cơ sở  cho sự xuất hiện của sự vật mới, sẽ tiếp tục  tồn tại và phát triển trong sự vật mới. (HS tự lấy VD) 2. Khuynh hướng phát triển của sự vật hiện tượng . a. Phủ định của phủ định. ­ Trong quá trình vận động và phát triển của sự vật hiện tượng, cái mới xuất hiện phủ định cái cũ, rồi   nó lại bị cái mới hơn phủ định. Triết học đó là sự phủ định của phủ định.b. Khuynh hướng phát triển   của sự vật hiện tượng. b. Khuynh hướng phát triển của sự vật hiện tượng. ­ Khuynh hướng phát triển của sự vật và hiện tượng là vận động đi lên, cái mới ra đời kế thừa và thay  thế cái cũ nhưng ở trình độ ngày càng cao hơn, hoàn thiện hơn. ­ Sự ra đời của cái mới không đơn giản, dễ dàng mà quanh co, phức tạp...  c. Bài học: ­ Nhận thức cái mới, ủng hộ và làm theo cái mới. ­ Tôn trọng quá khứ, truyền thống. ­ Tránh bảo thủ, trì trệ và phủ định sạch trơn... BÀI 7: Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức 1. Thế nào là nhận thức. * Hai giai đoạn của quá trình nhận thức. ­ Nhận thức cảm tính : giai đoạn nhận thức được tạo nên do sự  tiếp xúc trực tiếp của các cơ quan   cảm giác với sự vật hiện tượng, đem lại hiểu biết về các đặc điểm bên ngoài của chúng. ­ Nhận thức lí tính : giai đoạn nhận thức tiếp theo, dựa trên các tài liệu do nhận thức cảm tính đem lại,   nhờ các thao tác của tư duy để tìm ra bản chất, quy luật của sự vật hiện tượng.   Nhận thức là quá trình phản ánh sự  vật hiện tượng của thế  giới khách quan vào bộ  óc của con   người, để tạo nên những hiểu biết của chúng. 2. Thực tiễn là gì? ­ KN : thực tiễn là toàn bộ  những  hoạt động vật chất có mục đích, mang tính lịch sử­ xã hội của con  người nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội. 2
  3. ­ Các hình thức cơ bản của hoạt động thực tiễn:    + Hoạt động sản xuất vật chất    + Hoạt động đấu tranh chính trị­xã hội    + Hoạt động thực nghiệm khoa học kĩ thuật Trong đó hoạt động sản xuất vật chất là cơ bản nhất vì nó quyết định các hoạt động khác và xét đến  cùng, các hoạt động khác đều nhằm phục vụ hoạt động cơ bản này. 3. Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức. a. Thực tiễn là cơ sở của nhận thức. ­ Mọi nhận thức của con người đều bắt nguồn từ thực tiễn.  ­ Nhờ có sự tiếp xúc, tác động vào sự vật, hiện tượng mà con người phát hiện ra các thuộc tính, hiểu   được bản chất, quy luật của chúng. ­ Thông qua hoạt động thực tiễn, các giác quan của con người phát triển, giúp cho khả năng nhận thức   của con người ngày càng sâu sắc và đầy đủ hơn về sự vật, hiện tượng. (HS tự lấy VD) b. Thực tiễn là động lực của nhận thức. ­ Thực tiễn luôn luôn vận động, luôn luôn đặt ra những yêu cầu mới cho nhận thức, thúc đẩy nhận  thức phát triển. ­ Thực tiễn tạo ra các tiền đề vật chất cần thiết cho nhận thức. (HS tự lấy VD) c. Thực tiễn là mục đích của nhận thức. ­ Các tri thức khoa học chỉ có giá trị khi nó được vận dụng vào thực tiễn. ­ Mục đích của nhận thức là nhằm cải tạo hiện thực khách quan, đáp ứng các nhu cầu vật chất, tinh   thần của con người. (HS tự lấy VD) d. Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lí. ­ Chỉ  có thể  đem những tri thức thu được kiểm nghiệm vào thực tiễn mới thấy rõ đúng dắn hay sai   lầm của chúng. ­ Việc vận dụng tri thức vào thực tiễn còn có tác dụng bổ sung, hoàn thiện những nận thức chưa đầy  đủ. (HS tự lấy VD)  Thực tiễn là cơ sở của nhận thức, là động lực của nhận thức, là mục đích của nhận thức và là tiêu   chuẩn để kiểm tra kết quả của nhận thức. Bai 9: Con ng ̀ ười là chủ thể của lịch sử, là mục tiêu phát triển của xã hội. 1. Con người là chủ thể của lịch sử. a. Con người tự sáng tạo ra lịch sử của chính mình. ­ Lịch sử loài người được hình thành từ khi con người biết chế tạo và sử dụng công cụ lao động. ­ Nhờ biết chế tạo và sử dụng công cụ lao động, con người đã tách khỏi thế giới  loài vật, hình thành  nên lịch sử xã hội loài người.  (HS tự lấy VD) b. Con người là chủ thể sáng tạo nên các giá trị vật chất và tinh thần của xã hội. ­ Để tồn tại và phát triển, con người tao  ̣ ra của cải vật chất. Sản xuất của cải vật chất là đặc trưng  riêng có ở  con người. Đó là quá trình lao động có mục đích và không ngừng sáng tạo của con người. (HS tự lấy VD) 3
  4. ­ Con người còn sáng tạo ra các giá trị  tinh thần của xã hội . Đời sống sinh hoạt hàng ngày và kinh   nghiệm trong lao động sản xuất,...của con người là nguồn đề  tài vô tận của các giá trị  văn hóa, tinh  thần, con người cũng chính là tác giả của các công trình khoa học, các tác phẩm văn học nghệ thuật… (HS tự lấy VD) c. Con người là động lực của các cuộc cách mạng xã hội. ­ Nhu cầu về cuộc sống tốt đẹp hơn là động lực thúc đẩy con người không ngừng đấu tranh để  cải  tạo xã hội. ­ Biểu hiện cụ thể là các cuộc đấu tranh giai cấp mà đỉnh cao là các cuộc cách mạng xã hội.  Mọi sự biến đổi xã hội, mọi cuộc cách mạng xã hội đều do hoạt động có mục đích của con người   tạo ra. 2. Con người là mục tiêu của sự phát triển xã hội. a. Vì sao nói con người là mục tiêu của sự phát triển xã hội  ?Con người là chủ  thể của lịch sử  nên con người cần phải được tôn trọng,   cần được đảm bảo các quyền và lợi ích chính đáng của  mình, phải là mục tiêu phát triển của xã hội. b. Chủ nghĩa xã hội với sự phát triển toàn diện của con người. II.HỆ THÔNG CÂU HỎI  ÔN TÂP HKI MÔN GDCD ̣ BÀI 5. CÁCH THỨC VẬN ĐỘNG, PHÁT TRIỂN CỦA SỰ VẬT VÀ HIỆN TƯỢNG Câu 1. Trong Triết học, những thuộc tính cơ bản, vốn có của sự vật và hiện tượng, tiêu biểu  cho sự vật hiện tượng đó, phân biệt nó với các sự vật và hiện tượng khác là khái niệm về A. chất. B. lượng. C. độ. D. điểm nút. Câu 2. Sự biến đổi về lượng khi đạt đến điểm nút thì làm cho chất cũ chuyển hóa thành A. bước nhảy. B. chất mới. C. lượng mới.  D. chất lớn hơn. Câu 3. Theo quan điểm của Triết học, mọi sự vật và hiện tượng trong thế giới khách quan  đều có mặt chất và mặt lượng A. thống nhất với nhau. B. đấu tranh với nhau. C. bài trừ nhau. D. gạt bỏ nhau. Câu 4. Trong Triết học, những thuộc tính cơ bản, vốn có của sự vật và hiện tượng, biểu thị  trình độ phát triển, quy mô, tốc độ vận động của sự vật và hiện tượng là khái niệm về A. chất. B. lượng. C. độ. D. điểm nút. Câu 5. Theo quan điểm của Triết học duy vật biện chứng, điều kiện để chất mới ra đời là khi  lượng A. tăng liên tục. B. biến đổi nhanh chóng. C. biến đổi đạt tới điểm nút. D. dừng biến đổi. Câu 6. Giới hạn mà trong đó, giữa chất và lượng thống nhất với nhau làm cho sự vật vẫn còn  là nó, được gọi là  A. độ. B. điểm nút. C. điểm nhảy vọt. D. điểm khởi đầu. Câu 7. Khi sự biến đổi về lượng đạt đến một giới hạn nhất định, phá vỡ  sự thống nhất giữa   lượng và chất thì A. mâu thuẫn ra đời. B. lượng mới hình thành. 4
  5. C. chất mới ra đời. D. sự vật phát triển. Câu 8. Nhận định nào sau đây đúng với quy luật lượng – chất trong Triết học? A. Chất đổi trước, diễn ra một cách dần dần. B. Lượng đổi trước, diễn ra một cách nhanh chóng. C. Lượng đổi trước, diễn ra một cách dần dần, từ tư.̀ D. Chất đổi trước, diễn ra một cách nhanh chóng. Câu 9. Giữa sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất thì A. chất biến đổi chậm, lượng biến đổi nhanh chóng. B. lượng biến đổi chậm, chất biến đổi nhanh chóng. C. cả chất và lượng cùng biến đổi từ từ. D. cả chất và lượng cùng biến đổi nhanh chóng. Câu 10. Nhận định nào dưới đây đúng khi bàn về mối quan hệ giữa sự biến đổi về lượng và   sự biến đổi về chất trong Triết học? A. Lượng đổi nhanh hơn chất. B. Lượng đổi làm chất đổi. C. Chất đổi trước lượng đổi sau. D. Chất và lượng đổi cùng lúc. Câu 11. Cách giải thích nào dưới đây đúng khi bàn về cách thức vận động phát triển của sự  vật và hiện tượng trong Triết học? A. Sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đối về chất. B. Sự phát triển tạo ra tiền đề cho sự vận động. C. Sự biến đổi về chất không dẫn đến sự biến đối về lượng. D. Sự vận động là nền tảng cho sự phát triển. Câu 12. Nhận định nào sau đây phản ánh không đúng quy luật lượng – chất trong triết học? A. Lượng đổi làm chất đổi. B. Chất và lượng luôn thống nhất trong một sự vật. C. Chất mới lại có một lượng mới tương ứng. D. Lượng luôn đổi, nhưng chất không đổi. Câu 13. Phát biểu nào sau đây không đúng với quy luât l ̣ ượng và chất trong triết học? A. Mọi sự vật, hiện tượng đều có 2 mặt chất và lượng. B. Chất và lượng luôn luôn thống nhất với nhau. C. Chất và lượng của sự vật, hiện tượng tách rời nhau. D. Chất và lượng luôn luôn phù hợp nhau. Câu 14. Trong Triết học, điểm nút là điểm giới hạn mà tai đó ̣ A. lượng biến đổi. B. chất mới ra đời. C. chất chưa biến đổi. D. lượng không đổi. Câu 15. Theo quan điểm của Triết học, điều kiện để chất mới ra đời khi A. lượng đổi đạt tới điểm nút. B. lượng đổi nhanh chóng. C. lượng mới xuất hiện. D. lượng đổi trong giới hạn cho phép. Câu 16. Quan niệm nào sau đây phản ánh đúng quy luật lượng đổi, chất đổi trong Triết học? A. Có công mài sắt, có ngày nên kim. B. Môi hở răng lạnh. C. Khôn ba năm, dại một giờ. D. Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài. Câu 17. Quan niệm nào sau đây phản ánh đúng quy luật lượng – chất trong Triết học? 5
  6. A. Kính trên nhường dưới. B. Đánh bùn sang ao. C. Ăn quả nhớ kẻ trông cây. D. Góp gió thanh bão. ̀ Câu 18. Nhờ có sự kiên trì, nhẫn nại trong tập luyện mà vận động viên V đã đạt huy chương  vàng Á vận hội, đứng trong hàng ngũ vận động viên bơi lội xuất sắc của thế giới. Nhận định  trên phản ánh sự biến đổi nào sau đây trong Triết học? A. Chất đổi làm lượng không đổi. B. Lượng mới sinh ra chất mới. C. Lượng đổi làm chất đổi. D. Chất mới không sinh ra lượng  mới. Câu 19. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám(1) năm 1945 đã xóa bỏ chế độ thuộc địa nửa  phong kiến (2), dẫn đến sự ra đời của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa(3), mở ra một kỉ  nguyên mới, kỉ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội(4). Trong các ý (1), (2),  (3), (4), ý nào là chất ban đầu theo nghĩa Triết học? A. Ý (1). B. Ý (2). C. Ý (3). D. Ý (4). Câu 20. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám(1) năm 1945 đã xóa bỏ chế độ thuộc địa nửa  phong kiến (2), dẫn đến sự ra đời của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa(3), mở ra một kỉ  nguyên mới, kỉ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội(4). Trong các ý (1), (2),  (3), (4), ý nào là chất mới theo nghĩa Triết học? A. Ý (1). B. Ý (2). C. Ý (3). D. Ý (4). Câu 21. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám  năm 1945 đã xóa bỏ chế độ thuộc địa nửa  (1) phong kiến (2), dẫn đến sự ra đời của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa(3), mở ra một kỉ  nguyên mới, kỉ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội(4). Trong các ý (1), (2),  (3), (4), ý nào là lượng mới theo nghĩa Triết học? A. Ý (1). B. Ý (2). C. Ý (3). D. Ý (4). Câu 22. Trong ba năm học ở phổ thong năm nào bạn A cũng đạt danh hiệu học sinh giỏi, nên   mặc dù điểm xét tuyển vào trường đại học X là 25 điểm nhưng bạn vẫn vượt qua và trở thành   sinh viên đại học. Điểm nút trong ví dụ trên là A. Ba năm học phổ thông. B. Sinh viên đại học. C. Học sinh giỏi. D. 25 điểm. Câu 23: Các Mác viết “Những thay đổi đơn thuần về  lượng đến một mức độ  nhất định sẽ  chuyển hoá thành sự khác nhau về chất”. Trong Câu này, Các Mác bàn về A. nguồn gốc, động lực của sự vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng. B. cách thức vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng. C. xu thế phát triển của sự vật, hiện tượng. D. khuynh hướng phát triển của sự vật, hiện tượng 6
  7. Câu 24: Sau bữa tiệc sinh nhật bạn A lấy dao cắt chiếc bánh sinh nhật thành nhiều miếng   nhỏ mời mọi người cùng ăn. Em nhận xét như thế nào việc cắt chiếc bánh thành nhiều miếng   nhỏ trong mối quan hệ sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất? A. Chất của bánh thay đổi. B. Lượng của bánh không thay đổi. C. Chất và lượng của bánh không thay đổi. D. Chỉ lượng của bánh thay đổi chất không đổi. BÀI 6. KHUYNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA SỰ VẬT VÀ HIỆN TƯỢNG Câu 1. Theo quan niệm của Triết học, phủ định biện chứng diễn ra do A. sự can thiệp từ bên ngoài. B. sự phát triển của bản thân sự vật, hiện  tượng. C. sự tác động từ bên ngoài. D. sự phát triển của thế giới khách quan. Câu 2. Phủ định siêu hình là sự phủ định được diễn ra do A. sự phát triển của sự vật, hiện tượng. B. sự tác động từ bên ngoài. C. sự tác động từ bên trong. D. sự biến đổi về chất của sự vật, hiện tượng. Câu 3. Yếu tố nào sau đây là biểu hiện của phủ định siêu hình trong Triết học? A. Tính triệt tiêu. B. Tính tất yếu. C. Tính khách quan.  D. Tính kế thừa. Câu 4. Nội dung nào dưới đây là biểu hiện của phủ định siêu hình? A. Xóa bỏ sự phát triển tự nhiên của sự vật. B. Có sự kế thừa sự vật, hiện tượng cũ. C. Mang tính khách quan. D. Do sự phát triển tự nhiên của sự vật. Câu 5. Khái niệm dùng để chỉ việc xóa bỏ hoàn toàn sự tồn tại, phát triển tự nhiên của sự vật,  trong Triết học gọi là phủ định A. biện chứng. B. khách quan. C. chủ quan. D. siêu hình. Câu 6. Khái niệm dùng để chỉ sự ra đời của sự vật, hiện tượng mới từ sự phát triển của bản  thân vật hiện tượng cũ, trong Triết học gọi là phủ định A. biện chứng. B. khách quan. C. chủ quan. D. siêu hình. Câu 7. Yếu tố nào sau đây là đăc điêm c ̣ ̉ ủa phủ định biện chứng trong triết học? A. Tính hiện đại. B. Tính bền vững. C. Tính truyền thống. D. Tính kế thừa. Câu 8. Khẳng định nào dưới đây không đúng về phủ định biện chứng? A. Có kế thừa những yếu tố tích cực của sự vật, hiện tượng cũ. B. Diễn ra do sự phát triển của bản thân sự vật, hiện tượng. C. Là tiền đề, điều kiện cho các sự vật, hiện tượng phát triển liên tục. D. Không tạo ra và không liên quan đến sự vật mới. Câu 9. Biểu hiện nào dưới đây không phải là phủ định siêu hình? A. Người nông dân xay hạt lúa thành gạo ăn B. Gió bão làm cây đổ. C. Người tối cổ tiến hóa thành người tinh khôn. D. Con người đốt rừng. Câu 10. Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc ở nước ta là biểu hiện của  phủ định? 7
  8. A. biện chứng. B. siêu hình. C. tất yếu. D. khách quan. Câu 11. Đổi mới phương pháp học tập là biểu hiện của  phủ định biện chứng trong lĩnh vực  nào sau đây? A. Triết học. B. Khoa học. C. Tư duy. D. Lao động. Câu 12. Câu tục ngữ nào dưới đây không phải là phủ định biện chứng? A. Sông lở cát bồi. B. Uống nước nhớ nguồn. C. Tức nước vỡ bờ. D. Ăn cháo đá bát. Câu 13. Phương pháp học tập nào dưới đây không phù hợp với yêu cầu của phủ  định biện   chứng? A. Học vẹt. B. Lập kế hoạch học tập. C. Ghi thành dàn bài . D.   Sơ   đồ   hóa   bài  học. Câu 14. Quá trình phát triển từ trứng → tằm → nhộng →bướm → trứng là biểu hiện của A. Phủ định biện chứng. B. Phủ định siêu hình. C. Phủ định quá khứ. D. Phủ định hiện tại. Câu 15: Anh A có một người bác trước kia làm kinh doanh vận tải, thấy A có ý định mở công   ty kinh doanh vận tải đường bộ, bố của A khuyên nên gặp bác để học hỏi kinh nghiệm. Nếu   là A, em sẽ lựa chọn cách nào dưới đây? A. Đến gặp để học hỏi kinh nghiệm rồi xây dựng kế hoạch kinh doanh cho mình. B. Không đồng ý với bố vì nghĩ rằng những kinh nghiệm ấy đã cũ không còn phù hợp. C. Không phản đối nhưng cũng không đến gặp vì nghĩ không học tập được gì. D. Đến gặp bác B cho bố vui lòng nhưng không hỏi gì. Câu 16: Ý kiến nào dưới đây không đúng với quan điểm phủ định biện chứng về cách học tập   của học sinh?. A. Giữ gìn, bảo tồn di sản văn hoá. B. Phê phán cái cũ nhưng không phủ định tất cả. C. Luôn luôn suy nghĩ để đổi mới phương pháp học tập. D. Học lên lớp 11 thì không liên quan đến lớp 10 nữa. BÀI 7. THỰC TIỄN VÀ VAI TRÒ CỦA THỰC TIỄN ĐỐI VỚI NHẬN THỨC Câu 1. Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, nhận thức bắt nguồn từ đâu? A. Kinh nghiệm.      B. Yếu tố bẩm sinh.               C. Thực tiễn.        D.Thần   linh   mách  bảo.  Câu 2. Giai đoạn nhận thức được tạo nên do sự tiếp xúc trực tiếp của các cơ quan cảm giác  với sự vật, hiện tượng, đem lại cho con người hiểu biết về các đặc điểm bên ngoài của chúng  là A. nhận thức lý tính.         B. nhận thức cảm tính.      C. thực tiễn.              D.   kinh  8
  9. nghiệm. Câu 3. Quá trình nhận thức của con người có sử dụng các thao tác tư duy để tìm ra bản chất,  quy luật của sự vật và hiện tượng, trong Triết học gọi là nhận thức A. khoa học. B. thế giới. C. cảm tính. D. lí tính.  Câu 4. Nhận thức cảm tính được tạo nên do sự tiếp xúc A. trực tiếp với các sự vật, hiện tượng. B. gián tiếp với các sự vật, hiện tượng.  C. gần gũi với các sự vật, hiện tượng. D. trực diện với các sự vật, hiện tượng. Câu 5. Toàn bộ những hoạt động vật chất có mục đích, mang tính lịch sử ­ xã hội của con  người nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội. Đây la nôi dung cua khai niêm ̀ ̣ ̉ ́ ̣ A. thực tiễn. B. thực tế. ̣ C. nhân th ưć D. sáng tạo.  Câu 6. Nội dung nào dưới đây không phải là hình thức cơ bản của hoạt động thực tiễn? A. Sản xuất vật chất. B. Chính trị ­ xã hội. C. Tư duy, tinh thần. D. Thực nghiệm khoa học.  Câu 7. Kết quả của quá trình nhận thức cảm tính đem lại cho con người những hiểu biết nào  dưới đây về các sự vật hiện tượng trong thế giới khách quan? A. Đặc điểm bên ngoài. B. Bản chất. C. Đặc điểm bên trong. D. Quy luật.  Câu 8. Nội dung nào dưới đây khẳng định vai trò của thực tiễn đối với nhận thức? A. Là cơ sở của nhận thức. B. Là tiền đề của nhận thức. C. Là nguồn gốc của nhận thức. D. Là nền tảng của nhận thức.  Câu 9. Nội dung nào dưới đây khẳng định vai trò của thực tiễn đối với nhận thức? A. Là đặc trưng của nhận thức. B. Là bản chất của nhận thức. C. Là động lực của nhận thức. D. Là biểu hiện của nhận thức.  Câu 10. Xét đến cùng, mục đích của nhận thức là A. cải tạo hiện thực khách quan. B. trải nghiệm hiện thực khách quan. C. khám phá thế giới khách quan. D. kiểm tra thế giới khách quan.  Câu 11. Ý kiến nào dưới đây đúng khi nói về thực tiễn? A. Thực tiễn là toàn bộ hoạt động tinh thần. B. Thực tiễn là toàn bộ hoạt động vật chất. C. Thực tiễn chỉ là những hoạt động lao động. D. Thực tiễn chỉ là những hoạt động khách quan. Câu 12. Tri thức của con người có thể  đúng đắn hoặc sai lầm, do đó cần phải đem những tri   thức đó kiểm nghiệm qua A. thực tiễn. B. thói quen. C. hành vi.   D. hành động. Câu 13. Quan niệm nào sau đây khẳng định thực tiễn là cơ sở của nhận thức? A. Trời sinh voi, trời sinh cỏ. B. Đi một ngày đàng, học một sàng khôn. C. Bán bà con xa, mua láng giềng gần. D. Đi thưa về trình.  Câu 14. Quan niệm nào sau đây khẳng định thực tiễn là động lực của nhận thức? A. Khôn ba năm, dại một giờ. B. Khôn ngoan đối đáp người ngoài. C. Có thực mới vực được đạo. D. Cái khó ló cái khôn.  Câu 15. Quan điểm nào sau đây phù hợp với quan điểm của triết học về vai trò của thực tiễn  đối với nhận thức? 9
  10. A. Học đi đôi với hành. B. Tiên học lễ, hậu học văn. C. Trường học thân thiện, học sinh tích cực. D. Tôn sư trọng đạo. Câu 16.  Thực tiễn luôn luôn vận động, luôn luôn đặt ra những yêu cầu mới thúc đẩy nhận   thức phát triển. Điều này thể hiện vai trò nào của thực tiễn đối với nhận thức? A. Thực tiễn là cơ sở của nhận thức.                 B. Thực tiễn là động lực của nhận thức. C. Thực tiễn là mục đích của nhận thức.            D.   Thực   tiễn   là   tiêu   chuẩn   của  chân lý.  Câu 17. Hồ  Chí Minh đã từng nói "Lí luận mà không liên hệ  với thực tiễn là lí luận suông".   Câu nói này thể hiện vai trò nào của thực tiễn đối với nhận thức? A. Thực tiễn là cơ sở của nhận thức.                 B. Thực tiễn là động lực của nhận thức. C. Thực tiễn là mục đích của nhận thức.        D. Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý.  Câu 18. Thực tiễn là tiêu chuẩn duy nhất kiểm nghiệm chân lý vì A. thực tiễn là quá trình phát triển vô hạn.         B. thực tiễn là cơ sở tồn tại và phát triển của nhân loại. C. thực tiễn là nơi đánh giá tính đúng đắn và sai lầm của tri thức. D. thực tiễn có tính tất yếu khách quan. Câu 19. Trong khoa học tự nhiên, các công thức, định lí của chúng luôn đúng vì A. chúng được các nhà khoa học phát hiện trong thực tiễn. B. chúng là sự phản ánh vào trong đầu óc các sự vật hiện tượng khách quan. C. chúng đã được chứng minh trong thực tiễn và phù hợp với các quy luật tự nhiên. D. chúng được các nhà khoa học thừa nhận là chính xác. Câu 20.  Khi muối ăn tác động vào các cơ  quan cảm giác, mắt sẽ  cho ta biết muối có màu  trắng, dạng tinh thể ; mũi cho ta biết muối không có mùi; lưỡi cho ta biết muối có vị mặn. Nôị   ́ ̀ ̣ dung nay muôn đê câp đên giai đoan  ̀ ́ ̣ A. nhận thức lý tính.           B. nhận thức cảm tính.        C. thực tiễn.           D. kinh nghiệm. Câu 21. Nhờ  đi sâu phân tích, người ta tìm ra cấu trúc tinh thể  của muối, công thức hóa học  của muối, điều chế được muối,…Nôi dung nay muôn đê câp đên giai đoan  ̣ ̀ ́ ̀ ̣ ́ ̣ A. nhận thức lý tính.        B. nhận thức cảm tính.         C. thực tiễn.            D.   kinh  nghiệm. Câu 22. Nhờ  quan sát thời tiết, con người có tri thức về  thiên văn. Điều này thể  hiện vai trò  nào của thực tiễn đối với nhận thức? A. Thực tiễn là cơ sở của nhận thức.               B. Thực tiễn là động lực của nhận thức. C. Thực tiễn là mục đích của nhận thức.            D.   Thực   tiễn   là   tiêu   chuẩn   của  chân lý.  Câu 23. Nhiều căn bệnh mới xuất hiện. Vì vậy, con người phải tìm ra thuốc phòng và chữa  bệnh mới. Điều này thể hiện vai trò gì của thực tiễn đối với nhận thức? A. Thực tiễn là cơ sở của nhận thức.                 B. Thực tiễn là động lực của nhận thức. C. Thực tiễn là mục đích của nhận thức.            D. Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý.  Câu 24.  Con người thám hiểm vòng quanh trái đất, chụp hình  ảnh quả  đất trên vệ  tinh để  chứng minh quả đất hình cầu. Điều này thể hiện vai trò gì của thực tiễn đối với nhận thức? A. Thực tiễn là cơ sở của nhận thức.                 B. Thực tiễn là động lực của nhận thức. C. Thực tiễn là mục đích của nhận thức.            D.   Thực   tiễn   là   tiêu   chuẩn   của  10
  11. chân lý.  Câu 25. Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của con người cần phải đo đạc diện tích và đo lường   sức chứa của những cái bình mà con người có tri thức về toán học. Điều này thể  hiện vai trò   nào của thực tiễn đối với nhận thức? A. Thực tiễn là cơ sở của nhận thức.                 B. Thực tiễn là động lực của nhận thức. C. Thực tiễn là mục đích của nhận thức.         D. Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý. Câu 26: Thấy bố, mẹ  mình vất vả  khi bóc vỏ  đậu bạn A đã nghiên cứu chế  tạo thành công   máy bóc vỏ  đậu công nghiệp. Trong trường hợp này, A đã thực hiện vai trò nào sau đây của   thực tiễn đối với nhận thức? A. Thực tiễn là động lực của nhận thức. B. Thực tiễn là cơ sở của nhận thức. C. Thực tiễn là mục đích của nhận thức. D. Thực tiễn là tiêu chuẩn của nhận thức. Câu 27: Nhà bác học Lương Định Của nghiên cứu tìm ra giống lúa mới có năng suất cao. Đây   là hình thức nào của hoạt động thực tiễn? A. Sản xuất vật chất. B. Chính trị ­ xã hội. C. Thực nghiệm khoa học. D. Nghiên cứu xã hội. Câu 28: Nhà bác học Ga li lê đã khẳng định thuyết nhật tâm của Cô­péc­Ních là đúng và còn   bổ sung: “Mặt trời còn tự quay quanh trục của nó" nhấn mạnh vai trò nào của thực tiễn? A. Động lực của nhận thức. B. Cơ sở của nhận thức. C. Tiêu chuẩn của chân lí. D. Mục đích của nhân thức. Câu 29: Bố của A bị tàn tật đôi chân nên khó khăn trong việc đi lại . Qua nhiều lần tự nghiên  cứu, A đã tự chế tạo ra chiếc xe lăn dành cho bố của mình. Trong trường hợp này, A đã thực   hiện vai trò nào dưới đây của thực tiễn đối với nhận thức? A. Thực tiễn là cơ sở của nhận thức. B. Thực tiễn là động lực của nhận thức. C. Thực tiễn là mục đích của nhận thức. D. Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lí. Câu 30: Trong lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến 19/12/1946 Bác Hồ viết: “Giờ cứu nước đã đến. Ta thà hi sinh đến giọt máu cuối cùng để gìn giữ đất" nước, nhưng với   một tấm lòng kiên quyết, dù phải gian lao kháng chiến, thắng lợi nhất định về  dân tộc ta”   nhấn mạnh vai trò nào của thực tiễn? 11
  12. A. Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lí. B. Thực tiễn là động lực của nhận thức. C. Thực tiên là mục đích của nhận thức. D. Thực tiên là cơ sở của nhận thức. Bài 9. CON NGƯỜI LÀ CHỦ THỂ CỦA LỊCH SỬ LÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CỦA  XàHỘI Câu 1. Lịch sử xã hội loài người được hình thành khi con người biết A. chế tạo ra công cụ lao động. B. trao đổi thông tin. C. trồng trọt và chăn nuôi.            D. ăn chín, uống sôi. Câu 2. Chủ thể sáng tạo nên các giá trị vật chất và tinh thần là A. thần linh.                                                   B. thượng đê.́ ̀ ượn cổ C. loai v .                                  D. con người. Câu 3. Để đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của xã hội, con người phải A. thông minh.       B. cần cù. C. lao động.       D. sáng tạo. Câu 4. Đặc trưng cơ bản nhất để phân biệt con người với con vật là  A. nơi sinh sống. B. hoạt động duy trì nòi giống. C. ngôn ngữ.        D. hoạt động sản xuất của cải vật chất. Câu 5. Khẳng định nào dưới đây không đúng về vai trò chủ thể lịch sử của con người? A. Con người sáng tạo ra lịch sử của mình. B. Con người là chủ thể sáng tạo nên các giá trị vật chất va tinh thân. ̀ ̀ C. Con người là mục tiêu của sự phát triển xã hội. D. Con người là động lực của các cuộc cách mạng xã hội. Câu 6. Điều gì dưới đây se x ̃ ảy ra nếu con người ngừng sản xuất của cải vật chất? A. Con người không có việc làm. B. Con người không thể tồn tại và phát triển. C. Cuộc sống của con người gặp khó khăn. D. Con người không được phát triển toàn diện. Câu 7. Nhu cầu về một cuộc sống tốt đẹp hơn chính là động lực thúc đẩy con người không   ngừng đấu tranh để A. phát triển kinh tế.                                                 B. nâng cao đời sống tinh thần. C. đảm bảo cho con người tồn tại. D. cải tạo xã hội. Câu 8. Đỉnh cao của cuôc  ̣ đấu tranh giai cấp là A. chiến tranh biên giới.                                             B. cải tạo xã hội. C. sự thay đổi chế độ xã hội .                           D. các cuộc cách mạng xã hội. Câu 9. Con người là chủ thể của lịch sử cho nên sự phát triển của xã hội phải vì con người.  Điều này khẳng định con người là A. chủ thể của sự phát triển xã hội. B. mục tiêu của sự phát triển xã hội. C. động lực của sự phát triển xã hội. D. cơ sở của sự phát triển xã hội. Câu 10. Yếu tố nào dưới đây là giá trị tinh thần mà con người sáng tạo nên? A. Máy móc phục vụ trong nông nghiệp. B. Áo dài truyến thống của phụ nữ Việt  12
  13. Nam. C. Phương tiện sinh hoạt. D. Nhà ở. Câu 11. Yếu tố nào dưới đây là giá trị vật chất mà con người sáng tạo nên? A. Vịnh Hạ Long. B. Truyện Kiều của Nguyễn Du. C. Phương tiện đi lại. D. Nhã nhạc cung đình Huế. Câu 12.  “Không phải Chúa đã tạo ra con người theo hình ảnh của Chúa mà chính con người   đã tạo ra Chúa theo hình  ảnh của mình”. Phoi­ơ­bắc đã bác bỏ  luận điểm nào sau đây về  nguồn gốc của loài người? A. Con người là chủ thể sáng tạo ra các giá trị vật chất và tinh thần. B. Con người vừa là sản phẩm cả tự nhiên vừa là sản phẩm của xã hội. C. Con người làm ra lịch sử của chính mình. D. Chúa tạo ra con người và lịch sử loài người. Câu 13. Theo quan điểm triết học Mac – Lê­nin, yếu tố nào dưới đây quyết định sự  tiến hóa  từ vượn người thành loài người? A. Chọn lọc tự nhiên.         B. Chọn lọc nhân tạo. C. Khoa học.                           D. Lao   động. Câu 14. Động lực nào dưới đây thúc đẩy con người không ngừng đấu tranh để cải tạo xã hội? A. Nhu cầu khám phá tự nhiên. B. Nhu cầu có cuộc sống tốt đẹp hơn. C. Nhu cầu ăn ngon, mặc đẹp. D. Nhu cầu được lao động để tồn tại. Câu 15. Yếu tố nào dưới đây là giá trị vật chất mà con người sáng tạo nên? A. Vịnh Hạ Long. B. Truyện Kiều của Nguyễn Du. C. Phương tiện đi lại. D. Nhã nhạc cung đình Huế. Câu 16. Sau giờ học bạn B đã giúp đỡ bố mẹ ra đồng gặt lúa. Như vậy bạn B cùng gia đình đã   tạo nên A. giá trị khoa học của xã hội. B. giá trị vật chất của xã hội. C. giá trị nghệ thuật của xã hội. D. giá trị tinh thần của xã hội. Câu 17. Hiện nay, một số hộ nông dân sử  dụng hóa chất cấm trong chăn nuôi. Em đồng tình  với ý kiến nào dưới đây? A. Việc làm này giúp người nông dân tăng năng suất lao động B. Việc làm này giúp người nông dân rút ngắn thời gian chăn nuôi C. Việc làm này đi ngược lại với mục tiêu phát triển của chủ nghĩa xã hội D. Việc làm này giúp người nông dân mua được thực phẩm rẻ hơn. 13
  14. Câu 18: C. Mác cho rằng: “Hành động lịch sử  đầu tiên của con người là sản xuất ra tư  liệu   cần thiết cho đời sống. Xã hội sẽ tiêu vong nếu người ta ngừng lao động sản xuất”. Điều này  đề cập đến nội dung A. con người là mục tiêu của sự phát triển xã hội. B. con người tự sáng tạo ra lịch sử của chính mình. C. con người là động lực của các cuộc cách mạng xã hội. Nhi D. con người là chủ thể sáng tạo nên các giá trị vật chất và tinh thần của xã hội. 14
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2