Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD lớp 11 năm 2020-2021 - Trường THPT Lương Ngọc Quyến
lượt xem 1
download
Mời các bạn cùng tham khảo tài liệu Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD lớp 11 năm 2020-2021 - Trường THPT Lương Ngọc Quyến để nắm chi tiết hơn nội dung kiến thức môn học một cách có hệ thống, dễ dàng ôn luyện, củng cố kiến thức, chuẩn bị chu đáo cho bài thi kết thúc môn sắp tới đạt kết quả cao.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD lớp 11 năm 2020-2021 - Trường THPT Lương Ngọc Quyến
- ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI HỌC KỲ I MÔN GDCD LỚP 11 NĂM HỌC 20202021 Nội dung ôn tập: Bài 4,5,6,7. BÀI 4: CẠNH TRANH TRONG SẢN XUẤT VÀ LƯU THÔNG HÀNG HÓA 1. Cạnh tranh và mục đích,nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh. Khái niệm cạnh tranh. Cho VD. Nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh. Cho VD Mục đích của cạnh tranh. Cho VD 2. Tính hai mặt của cạnh tranh. Mặt tích cực của cạnh tranh. Cho VD Mặt hạn chế của cạnh tranh. Cho VD BÀI 5. CUNG – CẦU TRONG SẢN XUẤT VÀ LƯU THÔNG HÀNG HÓA 1. Khái niệm cung, cầu Khái niệm cung, cầu. Cho VD, Những yếu tố ảnh hưởng đến lượng cung, lượng cầu. Cho VD. Mối quan hệ giữa giá cả với lượng cung, lượng cầu. Cho VD. 2. Mối quan hệ cung cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hóa. Nội dung của quan hệ cung – cầu. Cho VD Biểu hiện của nội dung quan hệ cung – cầu. Cho VD. 3. Vận dụng quan hệ cung cầu Đối với Nhà nước. Cho VD. Đối với người sản xuất, kinh doanh. Cho VD. Đối với người tiêu dùng. Cho VD. BÀI 6. CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC Khái niệm CNH, HĐH. Tính tất yếu khách quan và tác dụng của CNH, HĐH. Nội dung của CNH, HĐH ở nước ta. Trách nhiệm của công dân đối với sự nghiệp CNH, HĐH. Liên hệ với bản thân. BÀI 7. THỰC HIỆN NỀN KINH TẾ NHIỀU THÀNH PHẦN VÀ TĂNG CƯỜNG VAI TRÒ QUẢN LÍ KINH TẾ CỦA NHÀ NƯỚC Khái niệm thành phần kinh tế. Tính tất yếu khách quan của nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta.
- Các thành phần kinh tế ở nước ta. Trách nhiệm của công dân với việc thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần. Liên hệ với bản thân. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN Câu 1: Câu tục ngữ “Thương trường như chiến trường” phản ánh quy luật kinh tế nào dưới đây? A. Quy luật giá trị. B. Quy luật cạnh tranh. C. Quy luật cung cầu. D. Quy luật lưu thông tiền tệ. Câu 2: Đối với quá trình sản xuất và lưu thông hàng hoá, cạnh tranh lành mạnh được xem là A. hiện tượng tất yếu. B. nhân tố cơ bản. C. cơ sở quan trọng. D. động lực kinh tế. Câu 3: Gia đình G bán bún phở, gần đây do ít khách nên đã đầu tư vào chất lượng và thái độ phục vụ khách hàng chu đáo hơn. Nhờ vậy, lượng khách tăng lên đáng kể, việc buôn bán nhờ thế mà khá lên. Việc làm này của gia đình G là biểu hiện của A. cạnh tranh không lành mạnh. B. cạnh tranh lành mạnh. C. mánh khóe trong kinh doanh. D. thủ đoạn trong kinh doanh. Câu 4. Cạnh tranh kinh tế ra đời trong A. nền sản xuất tự cấp tự túc. B. nền sản xuất hàng hoá. C. nền sản xuất tự nhiên. D. mọi nền sản xuất vật chất. Câu 5. Nội dung nào sau đây được xem là mặt hạn chế của cạnh tranh ? A. Làm cho môi trường bị suy thoái. B. Khai thác tối đa mọi nguồn lực. C. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. D. Kích thích sức sản xuất. Câu 6. Ngoài việc diễn ra theo đúng pháp luật, tiêu chí nào còn được dùng để phân biệt cạnh tranh lành mạnh và cạnh tranh không lành mạnh ? A. Công bằng, bình đẳng. B. Tôn trọng lẫn nhau giữa các chủ thể kinh doanh. C. Chuẩn mực đạo đức. D. Làm giàu hợp pháp. Câu 7. Khi hàng hoá cùng loại có nhiều người bán nhưng có ít người mua thì sẽ diễn ra sự cạnh tranh giữa A. người mua với người mua. B. người bán với người mua. C. người bán với người bán. D. những người trong các ngành sản xuất khác nhau. Câu 8. Khi hàng hoá cùng loại có ít người bán nhưng có nhiều người mua thì sẽ diễn ra sự cạnh tranh giữa A. người mua với người mua. B. người bán với người mua. C. người bán với người bán. D. những người trong các ngành sản xuất khác nhau.
- Câu 9. Mục đích cuối cùng của cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hoá là nhằm giành lấy A. lợi nhuận. B. nguồn nhiên liệu. C. ưu thế về khoa học và công nghệ. D. thị trường tiêu thụ. Câu 10. Trong các nguyên nhân sau, đâu là một trong những nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh? A. Sự hấp dẫn của lợi nhuận. B. Sự khác nhau về tiền vốn ban đầu. C. Chi phí sản xuất khác nhau. D. Điều kiện sản xuất và lợi ích khác nhau. Câu 11. Hành vi nào sau đây là biểu hiện của sự cạnh tranh không lành mạnh ? A. Khuyến mãi để thu hút khách hàng. B. Hạ giá thành sản phẩm. C. Đầu cơ tích trữ để nâng giá cao. D. Áp dụng khoa học – kĩ thuật tiên tiến trong sản xuất. Câu 12. Trong các việc làm sau, việc làm nào được pháp luật cho phép trong cạnh tranh ? A. Bỏ qua yếu tố môi trường trong quá trình sản xuất. B. Bỏ nhiều vốn để đầu tư sản xuất. C. Khai báo không đúng mặt hàng kinh doanh. D. Đầu cơ tích trữ để nâng giá cao. Câu 13: Việc giành lợi nhuận về mình nhiều hơn người khác là nội dung của A. chủ thể của cạnh tranh. B. tính chất của cạnh tranh C. mục đích của cạnh tranh. D. quy luật của cạnh tranh. Câu 14: Việc làm nào sau đây là mặt tích cực của cạnh tranh? A. Làm hàng giả, kinh doanh hàng quốc cấm. B. Khai thác gỗ bừa bãi làm cho rừng bị tàn phá. C. Vơ vét xi măng để đầu cơ tích trữ. D. Sử dụng nguồn nhân lực tại chỗ để giảm chi phí. Câu 15: Quan sát thấy người làm công thường lười lao động, tay nghề lại kém nên sản phẩm làm ra năng suất thấp lại hay bị lỗi. Vì vậy, gia đình K đã nhắc nhở người làm công cũng như đào tạo lại nghề cho họ, nhờ vậy năng suất lao động tăng, sản phẩm làm ra ít bị lỗi. Việc làm này của gia đình K là biểu hiện của A. cạnh tranh không lành mạnh. B. cạnh tranh lành mạnh. C. chiêu thức trong kinh doanh. D. cạnh tranh tiêu cực. Câu 16: Hành vi gièm pha doanh nghiệp khác bằng cách trực tiếp đưa ra thông tin không trung thực về doanh nghiệp khác thuộc loại cạnh tranh nào dưới đây? A. Cạnh tranh không lành mạnh. B. Cạnh tranh lành mạnh.
- C. Cạnh tranh tự do. D. Cạnh tranh không trung thực. Câu 17: Những người sản xuất kinh doanh đua nhau cải tiến kĩ thuật, sử dụng máy móc hiện đại vào sản xuất và nâng cao trình độ chuyên môn cho người lao động thuộc về nội dung nào dưới đây trong mặt tích cực của cạnh tranh? A. Kích thích lực lượng sản xuất phát triển, năng suất lao động tăng lên. B. Khai thác tối đa mọi nguồn lực của đất nước. C. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, hội nhập kinh tế quốc tế. D. Góp phần ổn định thị trường hàng hóa. Câu 18: Gia đình G bán bún phở, gần đây do ít khách nên đã đầu tư vào chất lượng và thái độ phục vụ khách hàng chu đáo hơn. Nhờ vậy, lượng khách tăng lên đáng kể, việc buôn bán nhờ thế mà khá lên. Việc làm này của gia đình G là biểu hiện của A. cạnh tranh không lành mạnh. B. cạnh tranh lành mạnh. C. mánh khóe trong kinh doanh. D. thủ đoạn trong kinh doanh. Câu 19: Do hệ thống máy móc cũ, năng suất thấp nên gia đình H đã đầu tư mua hệ thống máy móc mới, năng suất tăng gấp đôi, nhờ vậy giá thành sản phẩm cũng hạ xuống, bán được nhiều hơn trên thị trường. Việc làm này của gia đình H là biểu hiện của A. cạnh tranh không lành mạnh. B. cạnh tranh lành mạnh. C. chiêu thức trong kinh doanh. D. cạnh tranh tiêu cực. Câu 20: Mục đích cuối cùng của cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hoá là nhằm giành A. lợi nhuận về mình nhiều hơn người khác. B. ưu thế về khoa học và công nghệ giữa các chủ thể kinh tế. C. nguồn nhiên liệu về mình nhiều hơn người khác. D. thị trường tiêu thụ hàng hóa của các chủ thể kinh tế. Câu 21: Thấy cửa hàng bán quần áo may sẵn của F ít khách nên M đã gợi ý đăng tải lên face book để quảng cáo. P giúp F chia sẻ bài viết cho nhiều người khác. Anh K cũng buôn bán quần áo trên mạng face book nên đã nhờ chị R và Y nói xấu F trên face book. L ghét F nên đã chia sẻ bài viết của R và Y cho H. Trong trường hợp này, hành vi của những ai là cạnh tranh không lành mạnh? A. Mình K. B. Anh K, R và Y. C. Chị R và Y. D. Anh K, R, Y và L. Câu 22: Do quán của mình vắng khách, trong khi quán của chị S khách vào ra tấp nập nên chị K và anh L đã nhờ M thuê N và G dàn dựng clip sai sự thật về việc bán hàng của S và đưa lên face book. U chia sẻ bài viết của P cho F. Việc kinh doanh của chị S đổ bể hoàn toàn do nhiều người phản đối chị S. Trong trường hợp này, hành vi của những ai là cạnh tranh không lành mạnh? A. Chị K và M. B. Chị K, M, N và G. C. Chị K và anh L. D. Một mình chị K
- Câu 23: Trên thực tế, sự vận động của cung, cầu diễn ra là A. cung, cầu thường cân bằng. B. cung thường lớn hơn cầu. C. cung, cầu thường vận động không ăn khớp nhau. D. cầu thường lớn hơn cung. Câu 24: Nội dung nào sau đây không phải là biểu hiện của quan hệ cung cầu? A. Giá cả thị trường ảnh hưởng đến cung cầu. B. Cung cầu liên quan lẫn nhau. C. Cung cầu ảnh hưởng tới giá cả thị trường. D. Cung cầu tác động lẫn nhau. Câu 25. Trên thị trường mua bán trả góp, khái niệm cầu được hiểu là nhu cầu A. có khả năng thanh toán. B. hàng hoá mà người tiêu dùng cần. C. chưa có khả năng thanh toán. D. của người tiêu dùng. Câu 26. Thông thường, trên thị trường, khi cầu tăng lên, sản xuất, kinh doanh mở rộng, lượng cung hàng hoá sẽ A. giảm. B. không tăng. C. ổn định. D. tăng lên. Câu 27. Thông thường, trên thị trường, khi cung giảm sẽ làm cho giá cả tăng và cầu A. tăng. B. ổn định. C. giảm. D. đứng im. Câu 28. Khi cung lớn hơn cầu hoặc cung nhỏ hơn cầu đều ảnh hưởng A. đến lưu thông hàng hoá. C. đến quy mô thị trường. D. đến giá cả thị trường. B. tiêu cực đến người tiêu dùng. Câu 29. Theo nội dung của quy luật cung – cầu, giá cả thị trường thường cao hơn giá trị hàng hoá trong sản xuất khi A. cung lớn hơn cầu. B. cầu giảm, cung tăng. C. cung nhỏ hơn cầu. D. cung bằng cầu. Câu 30. Thông thường, trên thị trường, khi giá cả giảm xuống sẽ kéo theo lượng cung giảm xuống và cầu A. giảm. B. có xu hướng tăng lên. C. có xu hướng ổn định. D. không tăng. Câu 31: Những yếu tố nào sau đây ảnh hưởng đến cầu? A. Giá cả, thu nhập. B. Thị hiếu, phong tục tập quán. C. Thu nhập, tâm lý.. D. Giá cả, thị hiếu. Câu 32: Ở trường hợp nào dưới đây thì người tiêu dùng sẽ có lợi khi mua hàng hóa? A. Cung = cầu. B. Cung > cầu. C. Cung
- Câu 33: Do cung vượt quá cầu, giá thịt lợn giảm mạnh liên tục trong thời gian rất dài làm cho đời sống của người nuôi lợn gặp rất nhiều khó khăn. Nhà nước đã hỗ trợ cho người nuôi lợn và tìm thị trường để xuất khẩu. Như vậy, nhà nước đã A. không vận dụng quy luật giá trị. B. không vận dụng quy luật cung cầu. C. vận dụng quy luật cạnh tranh. D. vận dụng quy luật cung cầu. Câu 34: Biều hiện nào dưới đây không phải là cầu? A. Anh Nam mua một chiếc xe máy bằng hình thức nợ ngày hôm sau trả đủ tiền. B. Bạn Lan đi siêu thị mua hàng thanh toán hết 300.000đ. C. Bác Hùng có nhu cầu mua ô tô nhưng không đủ tiền. D. Chị Mai cần mua một chiếc xe đạp điện với giá 15 triệu đồng. Câu 35: Trên thị trường, khi nào giá cả bằng giá trị? A. Cung = cầu. B. Cung khác cầu. C. Cung > cầu. D. Cung cầu. B. Cung # cầu. C. Cung = cầu. D. Cung cầu. C. Cung
- Câu 42: Năm 2019, do nạn dịch bệnh tả lợn Châu Phi nên đàn lợn nhà anh P đã nhiễm bệnh phải tiêu hủy. Do không thể tìm được nguồn lợn giống để tái đàn nên nhiều hộ nuôi lợn đều chuyển sang chăn nuôi gà mặc dù đã được cơ quan chức năng khuyến cáo.Trong trường hợp này anh P nên A. chuyển sang chăn nuôi gà. B. chuyển sang chăn nuôi đà điểu. C. chờ tìm mua lợn để tái đàn. D. không chăn nuôi gì nữa. Câu 43: Khối lượng hàng hoá, dịch vụ hiện có trên thị trường và chuẩn bị đưa ra thị trường trong một thời kì nhất định, tương ứng với mức giá cả, khả năng sản xuất và chi phí sản xuất xác định là A. cầu. B. khả năng cung cấp. C. cung. D. tổng cung. Câu 44. Vào đầu mỗi năm học mới, nhu cầu văn phòng phẩm của học sinh tăng, các nhà sản xuất đã đẩy mạnh sản xuất. Vậy nhà sản xuất đã vận dụng nội dung nào dưới đây của quan hệ cung – cầu? A. Cung cầu tác động lẫn nhau. B. Cung cầu ảnh hưởng tới giá cả thị trường. C. Giá cả thị trường ảnh hưởng đến cung cầu. D. Cung cầu ảnh hưởng lẫn nhau. Câu 45: Để nâng cao năng suất thu hoạch lúa, anh X đã đầu tư mua một máy gặt đập liên hoàn. Việc làm của anh X thể hiện nội dung nào sau đây của CNH, HĐH? A. phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất. B. phát triển mạnh mẽ nhân lực. C. phát triển mạnh mẽ công nghệ thông tin. D. thường xuyên học tập nâng cao trình độ học vấn. Câu 46: Sự chuyên đôi t ̉ ̉ ừ cơ câu kinh tê lac hâu, kem hiêu qua va bât h ́ ́ ̣ ̣ ́ ̣ ̉ ̀ ́ ợp li sang môt ́ ̣ cơ câu kinh tê h ́ ́ ợp li, hi ́ ện đại và hiệu quả thuộc khái niệm nào dưới đây? A. Xu hướng chuyển dịch kinh tế. B. Kinh tế hiện đại. C. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế . D. Cơ cấu kinh tế. Câu 47: Xu hương cua s ́ ̉ ự chuyên dich c ̉ ̣ ơ cấu kinh tế la đi t ̀ ừ cơ cấu kinh tế nông nghiệp lên cơ cấu kinh tế nông, công nghiệp và phát triển thành cơ cấu kinh tế công, nông nghiệp và A. công nghiệp vững mạnh. B. công nghiệp tiên tiến. C. dịch vụ hiện đại. D. hiện đại và hiệu quả. Câu 48: Việc làm nào dưới đây không phải là nội dung cơ bản của công nghiệp hoá, hiện đại hoá? A. Phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất. B. Củng cố và tăng cường khối đoàn kết toàn dân. C. Củng cố và tăng cường địa vị chủ đạo của quan hệ sản xuất XHCN.
- D. Xây dựng một cơ cấu kinh tế hợp lý, hiện đại, hiệu quả. Câu 49: Gia đình ông K trồng lúa là nguồn thu chính để sinh sống. Ông K vừa chăm chỉ lại sử dụng máy cày để cày, xới đất gieo mạ nhằm tiết kiệm thời gian, công sức. Khi lúa phát triển thì từng giai đoạn ông cố gắng nghiên cứu và hỗ trợ cho cây phát triển tốt nhất, do đó mà năng suất lúa của ông K đạt rất cao. Theo em, ông K đã thực hiện tốt trách nhiệm nào sau đây của công dân đối với sự nghiệp CNH, HĐH đất nước? A. Chỉ đơn thuần là ứng dụng CNH vào sản xuất. B. Lựa chọn ngành nghề, mặt hàng có khả năng cạnh tranh cao. C. Tiếp thu, ứng dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất, tạo năng suất cao. D. Thường xuyên học tập, nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn. Câu 50. Nhiệm vụ kinh tế cơ bản và trọng tâm nhất của nước ta hiện nay là A. công nghiệp hoá, hiện đại hoá. B.Chuyển đổi cơ cấu kinh tế. C. xây dựng cơ sở vật chất – kĩ thuật. D. phát huy nguồn nhân lực. Câu 51. Nội dung cốt lõi của công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta hiện nay là phát triển mạnh mẽ A. công nghiệp cơ khí. B. khoa học kĩ thuật. C. công nghệ thông tin. D. lực lượng sản xuất. Câu 52. Nội dung nào sau đây có tính chất cốt lõi trong cơ cấu kinh tế ? A. Cơ cấu lãnh thổ kinh tế. B. Cơ cấu thành phần kinh tế. C. Cơ cấu vùng kinh tế. D. Cơ cấu ngành kinh tế. Câu 53. Điều kiện để chuyển từ nền văn minh nông nghiệp sang nền văn minh công nghiệp là A. tạo ra được cơ sở vật chất – kĩ thuật. B. thực hiện cơ khí hoá nền sản xuất xã hội. C. tạo ra lực lượng sản xuất mới. D. nâng cao hiệu quả kinh tế. Câu 54. Ở nước ta, việc thực hiện công nghiệp hoá gắn liền với hiện đại hoá là nhằm đáp ứng yêu cầu gì? A. Xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lí. B. Phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất. C. Rút ngắn khoảng cách lạc hậu so với các nước khác. D. Củng cố địa vị chủ đạo của quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa. Câu 55: Để góp phần xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật của CNXH và rút ngắn khoảng cách tụt hậu xa về kinh tế, và góp phần tạo ra năng suất lao động xã hội cao, nước ta phải tiến hành hoạt động nào dưới đây?
- A. Hiện đại hoá công, nông nghiệp. B. Tự động hoá hoạt động sản xuất xã hội. C. Công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. D. Công nghiệp hoá các ngành công nghiệp. Câu 56: Cuộc cách mạng kỹ thuật lần thứ nhất gắn với quá trình chuyển từ lao động thủ công lên A. lao động tự động hóa. B. lao động tiên tiến. C. lao động tự động hóa. D. lao động cơ khí. Câu 57: Do yêu cầu phải tạo ra năng suất lao động xã hội cao, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của xã hội nên nước ta tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa là thể hiện dung nào dưới đây? A. tác dụng của công nghiệp hóa. B. ý nghĩa của công nghiệp hóa. C. tính to lớn toàn diện. D. tính tất yếu khách quan. Câu 58: Một trong những mục tiêu của CNH HĐH là A. xây dựng cơ sở vật chất của CNXH. B. xây dựng thành phần kinh tế nhà nước. C xây dựng thành phần kinh tế tư nhân. D. xây dựng thành phần kinh tế tập thể. Câu 59: Kết quả của xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hợp lí, hiện đại, hiệu quả sẽ tạo ra cơ cấu kinh tế A. công, nông nghiệp và dịch vụ hiện đại. B. dịch vụ, công nghiệp và nông nghiệp hiện đại. C. nông nghiệp, dịch vụ và công nghiệp hiện đại. D. nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Câu 60: Sau khi tốt nghiệp đại học nông nghiệp, M không đi xin việc mà về cùng gia đình mở trang trại trồng vải thiều theo tiêu chuẩn VietGiap. Nhờ có kĩ thuật và niềm đam mê, vườn vải của gia đình M năm nào cũng sai trĩu quả, ít sâu bệnh đã mang lại
- thu nhập cao, ổn định cho gia đình. Việc làm của M thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu lao động nào sau đây? A. Chuyển dịch cơ cấu theo hướng CNH, HĐH từ lao động chân tay chuyển sang lao động máy móc. B. Chuyển dịch cơ cấu theo hướng CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức. C. Chuyển dịch cơ cấu theo hướng CNH, HĐH từ lao động truyền thống chuyển sang lao động thủ công. D. Chuyển dịch cơ cấu theo hướng CNH, HĐH từ lao động trí thức chuyển sang lao động máy móc. Câu 61: Để nâng cao năng suất thu hoạch lúa, anh X đã đầu tư mua một máy gặt đập liên hoàn. Việc làm của anh X thể hiện nội dung nào sau đây của CNH, HĐH? A. phát triển mạnh mẽ nhân lực. B. phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất. C. phát triển mạnh mẽ công nghệ thông tin. D. thường xuyên học tập nâng cao trình độ học vấn. Câu 62: Gia đình ông K trồng lúa là nguồn thu chính để sinh sống. Ông K vừa chăm chỉ lại sử dụng máy cày để cày, xới đất gieo mạ nhằm tiết kiệm thời gian, công sức. Khi lúa phát triển thì từng giai đoạn ông cố gắng nghiên cứu và hỗ trợ cho cây phát triển tốt nhất, do đó mà năng suất lúa của ông K đạt rất cao. Theo em, ông K đã thực hiện tốt trách nhiệm nào sau đây của công dân đối với sự nghiệp CNH, HĐH đất nước? A. Chỉ đơn thuần là ứng dụng CNH vào sản xuất. B. Lựa chọn ngành nghề, mặt hàng có khả năng cạnh tranh cao. C. Tiếp thu, ứng dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất, tạo năng suất cao. D. Thường xuyên học tập, nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn.
- Câu 63: Việc làm nào dưới đây không phải là nội dung cơ bản của công nghiệp hoá, hiện đại hoá? A. Phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất. B. Xây dựng một cơ cấu kinh tế hợp lý, hiện đại, hiệu quả. C. Củng cố và tăng cường địa vị chủ đạo của quan hệ sản xuất XHCN. D. Củng cố và tăng cường khối đoàn kết toàn dân. Câu 64. Đi đôi với chuyển dich cơ cấu kinh tế phải chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển yếu tố nào sau đây? A. Kinh tế nông nghiệp. B. Kinh tế hiện đại. C. Kinh tế tri thức. D. Kinh tế thị trường. Câu 65. Một trong những tác dụng của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta là A. tạo tiền đề thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội. B. phát triển mạnh mẽ khoa học kĩ thuật. C. phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất. D. phát triển mạnh mẽ công nghệ thông tin. Câu 66: Bộ phận nào sau đây không thuộc thành phần kinh tế Nhà nước? A. Các doanh nghiệp do Nhà nước cấp phép thành lập. B. Các quỹ dự trữ, các quỹ bảo hiểm quốc gia. C. Quỹ bảo hiểm Nhà nước. D. Doanh nghiệp Nhà nước. Câu 67: Gia đình ông A mở cơ sở sản xuất nước mắm bằng nguồn vốn của gia đình. Sau 2 năm kinh doanh có hiệu quả, gia đình ông quyết định mở rộng quy mô sản xuất và thuê thêm 2 nhân công phụ giúp sản xuất. Vậy theo em, cơ sở sản xuất của ông A thuộc thành phần kinh tế nào dưới đây? A. Kinh tế tập thể. B. Kinh tế tư nhân. C. Kinh tế Nhà nước. D. Tư bản nhà nước. Câu 68: Thành phần kinh tế nhà nước khác với thành phần kinh tế tư bản nhà nước về A. hình thức sở hữu TLSX. B. quan hệ quản lí. C. quan hệ phân phối. D. quan hệ sản xuất.
- Câu 69: Sau khi tốt nghiệp Đại học, chị H được nhận vào làm việc tại một công ty tư nhân X nhưng bố mẹ chị phản đối, bắt chị phải làm việc trái ngành mà chị H không thích tại một cơ quan nhà nước vì cho rằng ở đó sẽ ổn định và phù hợp với chị hơn. Nếu là chị H em lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây cho phù hợp? A. Không đi làm ở công ty X và cơ quan nhà nước mà bố mẹ ép làm B. Nghe theo lời bố mẹ vào làm việc trong doanh nghiệp nhà nước. C. Không nói gì và cứ làm theo ý mình. D. Vẫn đi làm và giải thích cho bố mẹ hiểu sự đúng đắn trong quyết định của mình. Câu 70: Chính sách phát triển nền kinh tế mà Đảng và Nhà nước ta đang thực hiện là A. kinh tế thị trường tự do cạnh tranh. B. kinh tế thương mại tăng cường hội nhập. C. kinh tế tư nhân theo hướng xã hội hóa. D. kinh tế nhiều thành phần định hướng Xã hội chủ nghĩa. Câu 71. Thành phần kinh tế nào giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân ? A. Kinh tế tập thể. B. Kinh tế Nhà nước. C. Kinh tế tư nhân. D. Kinh tế tư bản Nhà nước. Câu 72. Yếu tố nào sau đây là căn cứ trực tiếp để xác định thành phần kinh tế ? A. Sở hữu tư liệu sản xuất. B. Vốn. C. Khoa học công nghệ. D. Tổ chức quản lí. Câu 73. Thành phần kinh tế nào sau đây ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân ? A. Kinh tế tập thể. B. Kinh tế tư nhân. C. Kinh tế tư bản Nhà nước. D. Kinh t ế có vốn đầu tư nước ngoài. Câu 74. Đâu là vai trò của thành phần kinh tế tư nhân? A. Đóng góp về vốn cho nền kinh tế. B. Định hướng phát triển cho các thành phần kinh tế khác. C. Tạo ra tiềm năng công nghệ cho nền kinh tế. D. Là một trong những động lực của nền kinh tế. Câu 75. Thành phần kinh tế nào sau đây dựa trên hình thức sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất ? A. Kinh tế tập thể. B. Kinh tế tư nhân. C. Kinh tế tư bản Nhà nước. D. Kinh tế Nhà nước. Câu 76. Sự tồn tại nhiều thành phần kinh tế ở nước ta là một tất yếu khách quan, vì A. nước ta có dân số đông.
- B. lực lượng sản xuất của nước ta còn thấp với nhiều hình thức sở hữu về tư liệu sản xuất. C. nước ta có rất nhiều ngành nghề sản xuất. D. nhu cầu giải quyết việc làm của nước ta rất lớn. Câu 77: Thành phần kinh tế nào dưới đây không có trong nền kinh tế nước ta hiện nay? A. Kinh tế hỗn hợp. B. Kinh tế tư nhân. C. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. D. Kinh tế tập thể. Câu 78: Doanh nghiệp cà phê Trung Nguyên thuộc thành phần kinh tế nào sau đây? A. kinh tế nhà nước. B. kinh tế tập thể. C. kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. D. kinh tế tư nhân. Câu 79: Chính sách phát triển nền kinh tế mà Đảng bà Nhà nước ta đang thực hiện là A. kinh tế tư nhân theo hướng xã hội hóa. B. kinh tế thị trường tự do cạnh tranh. C. kinh tế thương mại tăng cường hội nhập. D. kinh tế nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa. Câu 80: Sau khi tốt nghiệp Đại học, chị H được nhận vào làm việc tại một công ty tư nhân X nhưng bố mẹ chị phản đối, bắt chị phải làm việc trái ngành mà chị H không thích tại một cơ quan nhà nước vì cho rằng ở đó sẽ ổn định và phù hợp với chị hơn. Nếu là chị H em lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây cho phù hợp? A. Không nói gì và cứ làm theo ý mình. B. Nghe theo lời bố mẹ vào làm việc trong doanh nghiệp nhà nước. C. Không đi làm ở công ty X và cơ quan nhà nước mà bố mẹ ép làm. D. Vẫn đi làm và giải thích cho bố mẹ hiểu sự đúng đắn trong quyết định của mình. Câu 81. Kiểu quan hệ kinh tế dựa trên một hình thức sở hữu nhất định về tư liệu sản xuất là
- A. thành phần kinh tế. B. thành phần đầu tư. C. lực lượng sản xuất. D. quan hệ sản xuất. Câu 82. Yếu tố nào sau đây là căn cứ trực tiếp để xác định thành phần kinh tế? A. Sở hữu tư liệu sản xuất. B. Vốn. C. Khoa học công nghệ. D. Tổ chức quản lí. Câu 83. Thành phần kinh tế nào sau đây có vai tro thu hut vôn đâu t ̀ ́ ́ ̀ ư, khoa hoc công ̣ ̣ ̣ ̣ ̉ ́ ́ ̉ nghê hiên đai, quan li tiên tiên, thuc đây tăng tr ́ ưởng kinh tê?́ A. Kinh tế tập thể. B. Kinh tế tư nhân. C. Kinh tế tư bản Nhà nước. D. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Câu 84. Thành phần kinh tế nào sau đây có vai tro đong gop to l ̀ ́ ́ ơn vê vôn, công nghê, ́ ̀ ́ ̣ ̉ ̉ ưc quan li? kha năng tô ch ́ ̉ ́ A. Kinh tế tập thể. B. Kinh tế tư nhân. C. Kinh tế tư bản Nhà nước. D. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Câu 85. Hệ thống siêu thị Metro thuộc thành phần kinh tế nào sau đây? A. kinh tế nhà nước. B. kinh tế tư nhân. C. kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. D. kinh tế tư bản nhà nước. ……………….HẾT…………….
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
12 p | 119 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Công nghệ 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
2 p | 97 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử 7 năm 2019-2020 - Trường THCS Lê Quang Cường
1 p | 84 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì I, môn Sinh học 11 – Năm học 2018-2019
1 p | 81 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
6 p | 49 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 12 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
10 p | 39 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Lê Quang Cường
6 p | 80 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa
1 p | 69 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
3 p | 82 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 11 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
9 p | 49 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
4 p | 101 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 12 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
17 p | 43 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa
10 p | 51 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
47 p | 47 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
1 p | 44 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 10 năm 2016-2017 - Trường THPT Yên Hòa
10 p | 48 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Công nghệ 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
7 p | 59 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Trần Văn Ơn
9 p | 65 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn