intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Hóa học lớp 9 năm 2022-2023 - Trường THCS Phan Chu Trinh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:5

13
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn có thêm tài liệu ôn tập, củng cố lại kiến thức đã học và rèn luyện kỹ năng làm bài tập, mời các bạn cùng tham khảo ‘Đề cương ôn tập học kì 1 môn Hóa học lớp 9 năm 2022-2023 - Trường THCS Phan Chu Trinh’ dưới đây. Hy vọng sẽ giúp các bạn tự tin hơn trong kỳ thi sắp tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn Hóa học lớp 9 năm 2022-2023 - Trường THCS Phan Chu Trinh

  1. TRƯỜNG THCS PHAN CHU TRINH  ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ I TỔ KHOA HỌC TỰ NHIÊN  NĂM HỌC: 2022 – 2023 MÔN: HÓA HỌC 9 A. LÝ THUYẾT CHƯƠNG 1: ­ Tính chất hóa học của 4 hợp chất vô cơ: OXIT – AXIT – BAZO – MUỐI ­ Tính chất vật lý – tính chất hóa học của các chất sau: Canxi oxit (CaO) – Lưu huỳnh đi Oxit (SO2) – Axit sunfuric (H2SO4) – Muối  (NaCl) – Bazo (NaOH) & Ca(OH)2 ­ Sản xuất và điều chế và ứng dụng: CaO – SO2 – H2SO4 – NaOH  CHƯƠNG 2: ­ Tính chât hóa học của kim loại – Nhôm – Sắt ­ Dãy hoạt động hóa học của kim loại ­ Gang, thép là gì? – Sự ăn mòn của kim loại và sự bảo vệ khỏi sự ăn mòn CHƯƠNG 3: ­ Tính chât hóa học của phi kim, của cacbon, clo, các oxit của cacbon. ­ Điều chế Clo ­ Ứng dụng của cacbon – Clo – các oxit của cacbon B. BÀI TẬP THAM KHẢO I. Danh sách bài tập định tính
  2. Bài 1: Viết các PTHH thực hiện các chuỗi biến hóa sau, ghi rõ điều kiện  phản ứng (nếu có): 1. Na2O  NaOH  Na2SO3  SO2 2. CaO  Ca(OH)2  CaCO3  CaO 3. Na2O Na2SO4 NaCl NaOH Cu(OH)2 4.  Fe  FeCl3  Fe(OH)3  Fe2O3  Fe2(SO4)3 FeCl3 5.  Fe  FeCl2  Fe(NO3)2 Fe(OH)2  FeSO4 6.  Al2O3 Al  AlCl3 Al(OH)3 Al2O3  Al2(SO4)3  Al Bài 2: Nêu hiện tượng quan sát được và viết PTHH xảy ra, ghi rõ điều kiện  phản ứng (nếu có): a. Cho mẫu kẽm vào ống nghiệm chứa dd HCl (dư) b. Cho mẫu nhôm vào ống nghiệm chứa H2SO4 đặc, nguội c. Cho dây nhôm vào dd NaOH d. Cho từ từ dd BaCl2 và ống nghiệm chứa dd H2SO4 e. Cho đinh sắt vào ống nghiệm chứa dd CuSO4 f. Cho dd NaOH từ từ vào ống nghiệm chứa dd CuSO4, sau đó lọc lấy chất  kết tủa rồi đun nhẹ g. Cho lá đồng vào ống nghiệm chưa dd HCl h. Đốt nóng đỏ một đoạn dây thép (Fe) cho vào bình chứa khí oxi i. Rắc bột Al lên ngọn lửa đèn cồn j. Cho mẫu kim loại Na vào ống nghiệm chứa dd CuCl2 Bài 3: Cho các kim loại sau: Ag, Mg, Al, Fe. Kim loại nào tác dụng được với:
  3. a. Dung dịch HCl? b. Dung dịch CuSO4? c. Dung dịch Zn(NO3)2? d. Dung dịch AgNO3? Viết PTHH xảy ra nếu có Bài 4: Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các chất sau: a. Dung dịch HCl, NaOH, Na2SO4, NaNO3 b. Kim loại Al, Fe, Na, Ag Viết PTHH xảy ra nếu có II. Dạng bài tập định lượng Bài 1: Cho một khối lượng mạt sắt dư vào 150 ml dd HCl. Sau phản ứng thu  được 10,08 lít khí (đktc). a. Viết PTHH b. Tính khối lượng mạt sắt tham gia phản ứng. c. Tính nồng độ mol của dd HCl đã dùng.  Bài 2 :   Trung hòa dung dịch KOH 2M bằng 250ml dung dịch HCl 1,5M. a. Tính thể tích dung dịch KOH cần dùng cho phản ứng b. Tính nồng độ mol của dd muối thu được sau phản ứng c. Nếu thay dung dịch KOH bằng dung dịch NaOH 10% thì cần phải lấy bao  nhiêu gam dd NaOH để trung hòa hết lượng axit trên? Bài 3: Cho 21g hỗn hợp bột nhôm và nhôm oxit tác dụng với dd HCl dư làm thoát ra 13,44 lít khí (đktc).
  4. a. Tính thành phần phần trăm theo khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp đầu? b. Tính thể tích dd HCl 36% (D = 1,18g/ml) để hòa tan vừa đủ hỗn hợp đó. Bài 4: Cho 15,75g hỗn hợp 2 kim loại Cu và Zn vào dd H2SO4 10% lấy dư, thu  được 3,36 lít khí (đktc).  a. Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu. b. Tính khối lượng dung dịch muối thu được Bài 5: Cho 0,81g một kim loại A có hóa trị III phản ứng hết với dung dịch  HCl. Sau phản ứng thu được 1,008l khí hidro (đkct). Xác định tên kim loại A Bài 6: Hòa tan hoàn toàn 0,78g hỗn hợp gồm bột kim loại Al và Mg bằng m  (g) dung dịch H2SO4 20%. Sau phản ứng thu được 0,896l khí H2 (đktc). a. Viết PTHH xảy ra. b. Tính thành phần % theo khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp ban  đầu. c. Tính m (g) dung dịch H2SO4 cần cho phản ứng. Bài 7: Cho 20,6g hỗn hợp 2 chất rắn là CaCO3 và CaO vào dd HCl 10% (lấy  dư). Sau phản ứng thu được 3,36l khí (đo ở đktc). a. Tính thành phần % theo khối lượng của mỗi chất rắn trong hỗn hợp ban  đầu. b. Tính khối lượng dd HCl cần dùng cho phản ứng. c. Tính nồng độ % của dung dịch muối thu được sau phản ứng.
  5. (Biết Na = 23, K = 39, Cu = 64, Zn = 65, Al = 27, Mg = 24, Ca = 40, C = 12, H  = 1, O = 16, S = 32, Cl = 35,5) Bài 8: Cho 1,96g bột sắt vào 100 ml dung dịch CuSO4 10% có khối lượng  riêng là 1,12 g/ml. a. Viết PTHH. b. Xác định nồng độ mol của các chất trong dung dịch khi phản ứng kết thúc.  Giả thiết rằng thể tích dung dịch sau phản ứng thay đổi không đáng kể. Bài 9: Tính khối lượng quặng hematitl chứa 60% Fe2O3 cần thiết để sản xuất  để sản xuất được 1 tấn gang chứa 95% Fe. Biết hiệu suất của quá trình là  80%. Lưu ý: Trên đây là một số gợi ý về các dạng bài tập liên quan. Ngoài các  dạng bài tập trên, các em cần xem lại các dạng bài tập trong SGK như bài 3,4   /tr51/sgk; bài 2,3,4/tr41/sgk; bài 2,3,4,5/tr54/sgk; bài 3,5,7/tr69/sgk…  CHÚC CÁC EM HỌC VÀ THI TỐT
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2