intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Địa lí lớp 12 năm 2020-2021 - Trường THPT Yên Hòa

Chia sẻ: Tỉnh Bách Nhiên | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:17

35
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Địa lí lớp 12 năm 2020-2021 - Trường THPT Yên Hòa được biên soạn và tổng hợp những kiến thức đã được học trong học kì 2, từ đó giúp các em dễ dàng hơn trong việc ôn luyện, ôn thi, chuẩn bị chu đáo cho kì thi sắp diễn ra. Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 2 môn Địa lí lớp 12 năm 2020-2021 - Trường THPT Yên Hòa

  1. TRƯỜNG THPT YÊN HÒA ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II BỘ MÔN: ĐỊA LÍ NĂM HỌC: 2020-2021 LƯU Ý: 1. Hình thức: Trắc nghiệm 100%. 2. Thời gian: 50 phút. 3. Số lượng: 40 câu. I. ĐỀ CƯƠNG ÔN THI GIỮA HỌC KÌ II 1. Kiến thức: - Đặc điểm dan số và phân bố dân cư ở nước ta - Lao động và việc làm - Đô thị hóa - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế - Vấn đề phát triển nông nghiệp - Vấn đề phát triển ngành thủy sản và lâm nghiệp - Cơ cấu ngành công nghiệp - Vấn đề phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm - Tổ chức lãnh thổ công nghiệp - Vấn đề phát triển ngành giao thông vận tải và thông tin liên lạc - Vấn đề phát triển thương mại và du lịch. 2. Kĩ năng biểu bảng: nhận dạng biểu đồ và nhận xét biểu bảng. 3. Kĩ năng Atlat: Bao gồm từ trang 4 đến trang 25. II. ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HỌC KÌ II 1. Kiến thức Bao gồm toàn bộ phần đề cương ôn thi giữa học kì II cộng thêm các nội dung sau đây: - Vấn đề khai thác thế mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ - Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Đồng bằng sông Hồng - Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Bắc Trung Bộ - Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Duyên hải Nam Trung Bộ - Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên - Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ - Vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long - Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở Biển Đông. 2. Kĩ năng biểu bảng: nhận dạng biểu đồ, tên biểu đồ và nhận xét biểu bảng. 3. Kĩ năng Atlat: Sử dụng tất cả các trang của Atlat. 1
  2. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM THAM KHẢO PHẦN I. KIẾN THỨC I. ĐỊA LÍ DÂN CƯ 1.1. ĐẶC ĐIỂM DÂN SỐ VÀ PHÂN BỐ DÂN CƯ Câu 1. Những đặc điểm cơ bản của dân số nước ta là: A. Đông dân, nhiều dân tộc, mật độ dân số thấp, cơ cấu dân số trẻ. B. Đông dân, nhiều dân tộc, dân số còn tăng nhanh, cơ cấu dân số đang trẻ hoá. C. Đông dân, nhiều dân tộc, dân số còn tăng nhanh, phân bố dân cư không đều. D. Đông dân, nhiều dân tộc, dân số còn tăng nhanh, cơ cấu dân số trẻ. Câu 2. Vấn đề Đảng và Nhà Nước ta đang đặc biệt quan tâm đến đồng bào các dân tộc là gì? A. Khai thác quá mức các nguồn tài nguyên. B. Khó khăn cho bảo vệ môi trường. C. Sự phân bố dân tộc không đều giữa các vùng. D. Sự phát triển không đều giữa các vùng dân tộc. Câu 3. Dân số nước ta trẻ được thể hiện rõ nét qua A. cơ cấu lao động. B. cơ cấu nhóm tuổi. C. tỉ lệ sinh cao. D. tỉ lệ tử thấp. Câu 4. Cơ cấu dân số nước ta đang có xu hướng già đi là do A. gia tăng dân số giảm và tuổi thọ trung bình tăng. B. giảm tỉ lệ sinh và giảm tỉ lệ tử. C. giảm tỉ lệ nhóm dưới tuổi lao động. D. tăng tỉ lệ nhóm trên tuổi lao động. Câu 5. Sự phân bố dân cư chưa hợp lí giữa đồng bằng với miền núi được thể hiện ở A. đồng bằng đất chật người đông, miền núi giàu tài nguyên lại không có việc để làm. B. đồng bằng thiếu lao động để phát triển nông nghiệp, miền núi lại khai thác rừng quá mức. C. đồng bằng, ven biển thiếu lao động để khai thác thuỷ sản, miền núi lại khai thác khoáng sản quá mức. D. đồng bằng thiếu việc làm, miền núi giàu tài nguyên lại thiếu lao động. Câu 6. Khu vực có mật độ dân số cao nhất nước ta là: A. Đồng bằng sông Cửu Long. B. Đồng bằng sông Hồng. C. Duyên hải miền trung. D. Đông Nam Bộ. Câu 7. Chiến lược phát triển dân số hợp lí của nước ta là A. thực hiện các giải pháp kiềm chế tốc độ tăng dân số. B. xây dựng chính sách di cư phù hợp. C. đẩy mạnh xuất khẩu lao động. D. đẩy mạnh đầu tư phát triển công nghiệp ở trung du, miền núi và nông thôn. Câu 8. nước ta hiện nay, việc đẩy mạnh phát triển công nghiệp ở trung du, miền núi và nông thôn nhằm A. khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên và sử dụng tối đa nguồn lao động của đất nước. B. nâng cao tỉ lệ dân thành thị. C. thúc đẩy sự phân bố hợp lí dân cư, lao động giữa các vùng. D. giải quyết nhu cầu việc làm của xã hội. 1.2. LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM Câu 1. Ý nào sau đây không đúng khi nhận xét về chất lượng lao động nước ta? A. Lao động Việt Nam cần cù, sáng tạo. B. Tỉ lệ lao động qua đào tạo ngày cào cao. C. Chất lượng lao động ngày càng được nâng cao. D. Chất lượng lao động cao. Câu 2. Chất lượng nguồn lao động của nước ta được nâng lên nhờ A. đẩy mạnh công nghiệp hoá và hiện đại hoá. B. tăng cường xuất khẩu lao động. C. những thành tựu trong phát triển văn hoá, giáo dục, y tế. D. tăng cường giáo dục hướng nghiệp và dạy nghề trong trường phổ thông. 2
  3. Câu 3. Hiện nay lực lượng lao động của nước ta đang chuyển từ khu vực kinh tế trong nước sang A. khu vực nông, lâm, ngư nghiệp. B. khu vực dịch vụ. C. khu vực công nghiệp xây dựng. D. khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Câu 4. Tỉ lệ thời gian lao động được sử dụng ở nông thôn nước ta ngày càng tăng nhờ A. việc thực hiện công nghiệp hoá nông thôn. B. thanh niên nông thôn đã bỏ ra thành thị tìm việc làm. C. chất lượng lao động ở nông thôn đã được nâng lên. D. việc đa dạng hoá cơ cấu kinh tế ở nông thôn. Câu 5. Ở nước ta, việc làm đang là vấn đề xã hội gay gắt vì A. số lượng lao động cần giải quyết việc làm hằng năm cao hơn số việc làm mới. B. nước ta có nguồn lao động dồi dào trong khi nền kinh tế còn chậm phát triển. C. nước ta có nguồn lao động dồi dào trong khi chất lượng lao động chưa cao. D. tỉ lệ thất nghiệp và tỉ lệ thiếu việc làm trên cả nước còn rất lớn. Câu 6. Đâu không phải là biện pháp quan trọng nhằm giải quyết việc làm ở nông thôn ? A. Đa dạng hoá các hoạt động sản xuất địa phương. B. Thực hiện tốt chính sách dân số, sức khoẻ sinh sản. C. Phân bố lại dân cư và nguồn lao động. D. Phân chia lại ruộng đất, giao đất giao rừng cho nông dân. 1.3. ĐÔ THỊ HOÁ Câu 1. Trong thời kì phong kiến đến thế kỉ XI, nước ta xuất hiện đô thị A. Thành Thăng Long. B. Phú Xuân. C. Hội An và Đà Nẵng. D. Phố Hiến. Câu 2. Trình độ đô thị hoá của nước ta còn thấp biểu hiện là A. cả nước chỉ có 2 đô thị đặc biệt. B. cơ sở hạ tầng đô thị vẫn còn ở mức thấp. C. không có đô thị nào trên 10 triệu dân. D. quá trình đô thị hoá không đều giữa các vùng. Câu 3. Vùng có số đô thị nhiều nhất ở nước ta hiện nay là A. Đồng bằng sông Hồng. B. Trung du và miền núi Bắc Bộ. C. Đông Nam Bộ. D. Duyên hải miền Trung. Câu 4. Tác động lớn nhất của đô thị hoá đến phát triển kinh tế của nước ta là A. tạo ra nhiều việc làm cho nhân dân. B. tăng cường cơ sở vật chất kĩ thuật. C. tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế. D. thúc đẩy công nghiệp và dịch vụ phát triển. II. CÁC NGÀNH KINH TẾ 2.1. CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ Câu 1. Biểu hiện của cơ cấu ngành kinh tế nước ta đang chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá là A. khu vực I (nông - lâm - ngư nghiệp) có xu hướng giảm nhanh và đang chiếm tỉ trọng cao nhất. B. khu vực II (công nghiệp - xây dựng) có xu hướng tăng nhanh và đang chiếm tỉ trọng cao nhất. C. khu vực III (dịch vụ) có xu hướng tăng nhanh và hiện đang chiếm tỉ trọng cao nhất. D. giảm tỉ trọng của khu vực I, tăng tỉ trọng của khu vực II, khu vực III có tỉ trọng khá cao. Câu 2. Trong cơ cấu giá trị sản xuất của khu vực I (nông - lâm - ngư nghiệp), tỉ trọng ngành thuỷ sản có xu hướng A. giảm sút. B. ổn định. C. tăng nhanh. D. tăng, giảm thất thường. Câu 3. Trong khu vực II các sản phẩm cao cấp có xu hướng A. tăng tỉ trọng. B. ổn định. C. giảm tỉ trọng. D. tăng, giảm không ổn định. 3
  4. Câu 4. Biểu hiện rõ nhất về vai trò chủ đạo trong nền kinh tế của khu vực kinh tế Nhà nước là A. chiếm tỉ trọng cao nhất trong GDP và đang có xu hướng tăng trong giai đoạn gần đây. B. các ngành và các lĩnh vực kinh tế then chốt vẫn do Nhà nước quản lí. C. mặc dù tỉ trọng giảm song vẫn chiếm hơn 30% GDP nền kinh tế. D. quản lí các thành phần kinh tế khác. Câu 5. Tỉ trọng khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh trong những năm gần đây là do Việt Nam gia nhập A. WTO. B. ASEAN. C. APEC. D. ASEM. Câu 6. Phải xây dựng cơ cấu hợp lí giữa các ngành, các thành phần kinh tế và các vùng lãnh thổ vì A. góp phần cải thiện chất lượng tăng trưởng kinh tế. B. nhằm đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế. C. nhằm đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững. D. để nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế. 2.2. NÔNG NGHIỆP Câu 1. Nguyên nhân chủ yếu làm cho tỉ trọng cây công nghiệp tăng mạnh nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt là A. chính sách đẩy mạnh phát triển cây công nghiệp lâu năm chủ lực phục vụ xuất khẩu. B. hiệu quả sản xuất cao, giá cả cây công nghiệp không ngừng tăng. C. chính sách đẩy mạnh phát triển cây công nghiệp hàng năm: mía, đay, cói, lạc, đậu tương. D. tất cả A, B, C đều đúng. Câu 2. Việc đảm bảo an ninh lương thực ở nước ta là cơ sở để A. chuyển dịch cơ cấu cây trồng. B. cung cấp nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. C. đa dạng hoá sản xuất nông nghiệp. D. phát triển các hoạt động công nghiệp và dịch vụ. Câu 3. Nguyên nhân chủ yếu làm sản lượng lương thực của nước ta trong những năm qua tăng nhanh là A. đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ, tăng năng suất. B. đẩy mạnh khai hoang, tăng diện tích cây lương thực. C. áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất lương thực. D. do nhu cầu trong nước về lương thực ngày càng tăng nhanh. Câu 4. Vùng có năng suất lúa cao nhất nước ta hiện nay là A. Đồng bằng sông Cửu Long. B. các đồng bằng duyên hải miềnTrung. C. các cánh đồng ở Trung du và miền núi Bắc Bộ. D. Đồng bằng Sông Hồng. Câu 5. Cây công nghiệp nào sau đây có nguồn gốc cận nhiệt đới ở nước ta ? A. Hồ tiêu. B. Điều. C. Chè. D. Dừa. Câu 6. Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long có ngành chăn nuôi lợn và gia cầm phát triển mạnh là do A. sử dụng nhiều giống mới có giá trị kinh tế cao trong chăn nuôi. B. nguồn thức ăn cho chăn nuôi phong phú, thị trường tiêu thụ rộng lớn. C. lực lượng lao động dồi dào, có kinh nghiệm trong phát triển chăn nuôi. D. điều kiện tự nhiên thuận lợi. Câu 7. Điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển ngành nuôi trồng thuỷ sản ở nước ta là A. đường bờ biển dài, nhiều ngư trường lớn, nguồn lợi hải sản phong phú. B. có nhiều sông lớn, nhiều diện tích mặt nước ao, hồ, đầm, vũng, vịnh. C. môi trường để nuôi trồng thuỷ sản ngày càng được cải thiện. D. khí hậu nhiệt đới gió mùa. Câu 8. Để tăng sản lượng thuỷ sản khai thác ở nước ta vấn đề quan trọng nhất cần giải quyết là A. đầu tư trạng thiết bị, phương tiện hiện đại để đánh bắt xa bờ. B. phổ biến kinh nghiệm và trang bị kiến thức cho ngư dân. C. tìm kiếm các ngư trường đánh bắt mới. D. phát triển mạnh công nghiệp chế biến. 4
  5. Câu 9. Tỉnh dẫn đầu cả nước về thuỷ sản khai thác là A. An Giang. B. Bà Rịa -Vũng Tàu. C. Kiên Giang. D. Đồng Tháp. Câu 10. Các hoạt động lâm nghiệp của nước ta gồm A. khoanh nuôi, bảo vệ rừng. B. khai thác và chế biến gỗ. C. xây dựng các vườn quốc gia. D. lâm sinh và khai thác, chế biến gỗ - lâm sản. 2.3. CÔNG NGHIỆP Câu 1. Ngành công nghiệp trọng điểm là ngành A. có nguồn nguyên liệu dồi dào, lực lượng nhân công đông đảo, sản xuất ra lượng sản phẩm lớn. B. có thế mạnh lâu dài, mang lại hiệu quả cao về kinh tế - xã hội, có tác động mạnh mẽ đến các ngành kinh tế khác. C. có vốn đầu tư lớn, nhiều cơ sở sản xuất hiện đại, kĩ thuật cao. D. thu hút được nhiều lao động có chuyên môn cao, có nhiều sản phẩm xuất khẩu. Câu 2. Ý nào sau đây không phải là hướng chủ yếu để tiếp tục hoàn thiện cơ cấu ngành công nghiệp nước ta? A. Xây dựng một cơ cấu ngành công nghiệp tương đối linh hoạt. B. Phát triển nhiều ngành công nghiệp mới, với sản phẩm đa dạng. C. Đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm. D. Đầu tư theo chiều sâu, đổi mới trang thiết bị và công nghệ. Câu 3. Khu vực có mức độ tập trung công nghiệp vào loại cao nhất trong cả nước là A. Đồng bằng sông Hồng và phụ cận. B. Nam Bộ. C. Dọc theo Duyên hải miền Trung. D. Đồng bằng sông Cửu Long. Câu 4. Vùng dẫn đầu cả nước về tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp là A. Đồng bằng sông Hồng. B. Duyên hải Nam Trung Bộ. C. Đông Nam Bộ. D. Đồng bằng sông Cửu Long. Câu 5. Sự phân hoá lãnh thổ công nghiệp ở nước ta là kết quả tác động của các nhân tố nào? A.Vị trí địa lí thuận lợi, tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động có tay nghề, thị trường, kết cấu hạ tầng. B. Sự phân bố không đều của tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên khoáng sản. C. Nguồn lao động có tay nghề, đầu tư nước ngoài vào các khu vực và các vùng có sự khác nhau. D. Tài nguyên thiên nhiên, vốn đầu tư, thị trường và cơ sở vật chất kĩ thuật. Câu 6. Các nhà máy nhiệt điện chạy bằng than không phát triển ở phía Nam vì A. xây dựng ban đầu đòi hỏi vốn đầu tư lớn. B. gây ô nhiễm môi trường. C. xa nguồn nhiên liệu. D. nhu cầu về điện không cao như miền Bắc. Câu 7. Ngành công nghiệp được coi là ngành thuộc cơ sở hạ tầng đặc biệt quan trọng và phải đi trước một bước là ngành A. khai thác than. B. khai thác dầu khí. C. sản xuất điện. D. luyện kim. Câu 8. Chế biến lương thực, thực phẩm là một trong những ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta với thế mạnh quan trọng nhất là A. cơ sở vật chất kĩ thuật tiên tiến. B. nguồn lao động có trình độ cao. C. nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú. D. có lịch sử lâu đời. Câu 9. Nhân tố ảnh hưởng quan trọng tới sự phân bố các cơ sở chế biến lương thực, thực phẩm là A. thị trường tiêu thụ và chính sách phát triển. B. nguồn nguyên liệu và lao động có trình độ cao. C. nguồn lao động có nhiều kinh nghiệm và thị trường tiêu thụ. D. nguồn nguyên liệu và thị trường tiêu thụ. 5
  6. Câu 10. Các điểm công nghiệp đơn lẻ thường hình thành ở các tỉnh thuộc vùng A. Đồng bằng sông Hồng. B. Duyên hải miền Trung. C. Tây Bắc và Tây Nguyên. D. Đông Nam Bộ. Câu 11. Vùng công nghiệp số 1 gồm các tỉnh thuộc TD-MN Bắc Bộ, trừ A. Quảng Ninh. B. Hải Phòng. C. Bắc Giang. D. Phú thọ. 2.4. DỊCH VỤ Câu 1. Mạng lưới đường bộ được mở rộng và hiện đại hoá chủ yếu do A. huy động được các nguồn vốn đầu tư. B. hiện đại hoá phương tiện. C. đẩy mạnh công nghiệp hoá. D. đẩy mạnh đô thị hoá. Câu 2. Con đường bộ có ý nghĩa thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của dải đất phía tây nước ta là A. Quốc lộ 1. B. Quốc lộ 6. C. Quốc lộ 9. D. Đường Hồ Chí Minh. Câu 3. Tuyến đường sắt dài nhất nước ta là: A. Hà Nội - Thái Nguyên. B. Hà Nội - Tp. Hồ Chí Minh. C. Lưu Xá - Kép – Uông Bí - Bãi Cháy. D. Hà Nội - Lào Cai. Câu 4. Tuyến đường ống vận chuyển xăng dầu B12 là tuyến nối A. Bãi Cháy - Hạ Long tới các tỉnh đồng bằng sông Hồng. B. Bà Rịa - Vũng Tàu với Tp. Hồ Chí Minh. C. Bà Rịa - Vũng Tàu với Dung Quất. D. Bà Rịa - Vũng Tàu tới Vân Phong. Câu 5. Tuyến giao thông vận tải đường biển nội địa quan trọng nhất nước ta là A. Hải Phòng - Đà Nằng. B. Hải Phòng - Tp. Hồ Chí Minh. C. Đà Nằng - Vũng Tàu. D. Đà Nằng - Quy Nhơn. Câu 6. Ngành hàng không nước ta là ngành non trẻ nhưng có những bước tiến rất nhanh, vì A. phong cách phục vụ chuyên nghiệp. B. đội ngũ lao động của ngành được đào tạo chuyên nghiệp. C. chiến lược phát triển táo bạo và cơ sở vật chất nhanh chóng được hiện đại hoá. D. thu hút được nguồn vốn lớn từ đầu tư nước ngoài. Câu 7. Mạng lưới viễn thông ở nước ta tương đối đa dạng, bao gồm: A. Mạng điện thoại, mạng phi thoại, mạng truyền hình. B. Mạng điện thoại, mạng điện lưới, mạng truyền dẫn. C. Mạng điện thoại, mạng truyền hình, mạng truyền dẫn. D. Mạng điện thoại, mạng phi thoại, mạng truyền dẫn. Câu 8. Sau Đổi mới, hoạt động buôn bán ngoại thương ở nước ta ngày càng mở rộng theo hướng A. chú trọng vào thị trường Nga và Đông Âu. B. tăng mạnh thị trường Đông Nam Á. C. đa dạng hoá, đa phương hoá. D. tiếp cận với thị trường châu Phi, châu Mĩ. Câu 9. Các thị trường xuất khẩu lớn nhất của nước ta hiện nay là A. Nhật Bản, Hoa Kì, Trung Quốc. B. Pháp, Anh, Đức. C. Liên bang Nga, Trung Quốc, Đức. D. các nước Đông Nam Á, Liên bang Nga. Câu 10. Ngành du lịch ở nước ta thật sự phát triển từ sau năm 1990 cho đến nay là nhờ A. nước ta giàu tiềm năng phát triển du lịch. B. quy hoạch các vùng du lịch. C. phát triển các điểm, khu du lịch thu hút khách. D. chính sách Đổi mới của Nhà nước. Câu 11. Nước ta có ba vùng du lịch là A. Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. B. Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ - Tây Nguyên, Nam Trung Bộ - Nam Bộ. C. Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ - Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ. D. Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ - Nam Bộ. 6
  7. III. CÁC VÙNG KINH TẾ 3.1. TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ Câu 1. Các tỉnh thuộc vùng Tây Bắc là: A. Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Hà Giang. B. Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình. C. Sơn La, Hòa Bình, Lào Cai, Yên Bái. D. Sơn La, Điện Biên,Phú Thọ, Hà Giang. Câu 2. Trung du và miền núi Bắc Bộ ngày càng thuận lợi cho việc giao lưu với các vùng khác trong nước và xây dựng nền kinh tế mở, nhờ có: A. Vị trí địa lí đặc biệt; mạng lưới giao thông vận tải đang được đầu tư, nâng cấp. B. Khoáng sản, thuỷ điện giàu có nhất cả nước và đang được khai thác mạnh mẽ. C. Nông phẩm nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới. D. Dân cư đông, nhiều dân tộc. Câu 3. Một trong các thế mạnh về kinh tế của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là phát triển A. cây công nghiệp lâu năm, cây công nghiệp hàng năm, cây ăn quả nhiệt đới. B. cây lương thực, cây thực phẩm, cây đặc sản vụ đông. C. cây công nghiệp, cây dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới. D. cây công nghiệp hàng năm, cây ăn quả, cây rau đậu. Câu 4. Nét đặc trưng về vị trí địa lí của Trung du và miền núi Bắc Bộ là A. có cửa ngõ giao lưu với thế giới. B. giáp hai vùng kinh tế, giáp biển. C. có biên giới chung với hai nước và giáp biển. D. giáp Lào, giáp biển. Câu 5. Các loại khoáng sản chính có ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là: A. Than, sắt, thiếc, đồng, apatít, đá vôi... B. Than nâu, sắt, apatít, pirít, chì, kẽm… C. Than bùn, apatít, đá vôi, thiếc, đồng… D. Than, crôm, đồng, thiếc, mangan… Câu 6. Các nhà máy nhiệt điện lớn Uông Bí, Na Dương, Cao Ngạn lần lượt thuộc các tỉnh: A. Lạng Sơn, Quảng Ninh, Thái Nguyên. B. Quảng Ninh, Thái Nguyên, Lạng Sơn. C. Thái Nguyên, Quảng Ninh, Lạng Sơn. D. Quảng Ninh, Lạng Sơn, Thái Nguyên. Câu 7. Nguồn than ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ chủ yếu phục vụ cho A. nhiệt điện và hoá chất. B. nhiệt điện và luyện kim. C. nhiệt điện và xuất khẩu. D. luyện kim và xuất khẩu. Câu 8. Ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, các mỏ sắt lớn thuộc về các tỉnh: A. Lào Cai, Yên Bái, Thái Nguyên. B. Yên Bái, Thái Nguyên, Hà Giang. C. Tuyên Quang, Yên Bái, Phú Thọ. D. Thái Nguyên, Cao Bằng, Hà Giang. Câu 9. Ở Tây Bắc có các khoáng sản kim loại nào sau đây? A. Đồng –Niken, Đất hiếm. B. Đồng –Vàng, Bô xít. C. Đồng –Niken, Thiếc. D. Chì – kẽm, Thiếc. Câu 10. Hạn chế chủ yếu trong khai thác khoáng sản ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là A. đòi hỏi phương tiện hiện đại và chi phí cao. B. cần nhiều điện và nước. C. đòi hỏi lao động dồi dào và kĩ thuật cao. D. cần có thị trường lớn và ổn định. Câu 11. Ý nghĩa của việc phát triển thủy điện ở Trung du – miền núi Bắc Bộ là: A. Tạo động lực phát triển cho vùng, nhất là việc khai thác và chế biến khoáng sản. B. Tạo động lực cho phát triển nền nông nghiệp hàng hoá. C. Thúc đẩy phát triển lâm nghiệp và trang trại chăn nuôi. D. Đẩy mạnh phát triển cây công nghiệp và lâm nghiệp. Câu 12. Các cây công nghiệp lâu năm chủ yếu của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là: A. Cà phê, chè, hồ tiêu, điều. B. Cao su, cà phê, hồ tiêu, điều. C. Chè, quế, hồi, thảo quả. D. Chè, cà phê, cao su, hồ tiêu. 7
  8. Câu 13. Ở các vùng núi giáp biên giới Cao Bằng, Lạng Sơn, vùng núi cao Hoàng Liên Sơn trồng được các loại cây thuốc quý như tam- thất, đương quy, đỗ trọng,... là do A. Địa hình núi cao. B. Khí hậu thuận lợi. C. Có đất feralit đá vôi. D. Thưa dân, nhiều diện tích đất trồng. Câu 14. Khó khăn lớn nhất để mở rộng diện tích và nâng cao năng suất cây công nghiệp, cây đặc sản, cây ăn quả ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là do: A. Đất thường xuyên bị rửa trôi, xói mòn. B. Địa hình núi cao hiểm trở khó canh tác. C. Rét đậm, rét hại, sương muối và thiếu nước về mùa đông. D. Thường xuyên có lũ quét và cơ sở hạ tầng còn khó khăn. Câu 15. Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có thế mạnh về chăn nuôi A. trâu, bò, lợn. B. ngựa, dê, lợn. C. trâu, bò, gia cầm. D. lợn, gia cầm. 3.2. ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG Câu 1. Tài nguyên thiên nhiên có giá trị hàng đầu của vùng đồng bằng sông Hồng là: A. Khí hậu. B. Đất. C. Nước. D. Khoáng sản. Câu 2. Biện pháp có ý nghĩa hàng đầu để sử dụng hợp lí đất đai ở Đồng bằng sông Hồng là A. đẩy mạnh thâm canh. B. quy hoạch thuỷ lợi. C. khai hoang và cải tạo đất. D. trồng rừng và xây dựng thuỷ lợi. Câu 3. Thế mạnh nổi bật về dân cư, lao động của vùng Đồng bằng sông Hồng là: A. Dân đông, gia tăng nhanh, nguồn lao động dồi dào, giá rẻ. B. Dân đông, mật độ cao và lao động có trình độ thâm canh cao nhất cả nước. C. Tỉ lệ dân đô thị cao, mạng lưới đô thị dày đặc. D. Dân đông, nguồn lao động dồi dào, có kinh nghiệm và trình độ cao. Câu 4. Sản lượng lương thực bình quân đầu người ở đồng bằng sông Hồng thấp hơn mức trung bình của cả nước là do A. Diện tích đất canh tác khá lớn. B. Dân có nhiều kinh nghiệm và truyền thống canh tác. C. Dân số đông. D. Đất chuyên dùng và đất thổ cư có xu hướng giảm. Câu 5. Dân cư tập trung đông đúc ở Đồng bằng sông Hồng không phải là do A. trồng lúa nước cần nhiều lao động. B. vùng mới được khai thác gần đây. C. có nhiều trung tâm công nghiệp. D. có điều kiện thuận lợi cho sản xuất và cư trú. Câu 6. Ý nào không phải là hạn chế chủ yếu về tự nhiên của đồng bằng sông Hồng? A. Dân số quá đông, mật độ dân số cao. B. Nhiều thiên tai như bão, lũ lụt, hạn hán. C. Một số loại tài nguyên đang bị xuống cấp như đất, nước... D. Thiếu nguyên liệu khoáng sản cho phát triển công nghiệp. Câu 7. Sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở vùng Đồng bằng sông Hồng trong giai đoạn 1990 — 2005 diễn ra theo hướng nào? A. Tăng tỉ trọng khu vực I, ổn định tỉ trọng khu vực II,giảm tỉ trọng khu vực III. B. Ổn định tỉ trọng khu vực I, tăng tỉ trọng khu vực II, giảm tỉ trọng khu vực III C. Giảm mạnh tỉ trọng khu vực I, tăng nhanh tỉ trọng khu vực II, ổn định tỉ trọng khu vực III. D. Giảm mạnh tỉ trọng khu vực I, tăng tỉ trọng khu vực II và khu vực III. Câu 8. Tại sao phải đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở vùng Đồng bằng sông Hồng? A. Nhằm khai thác hợp lí các nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội. B. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, chưa phát huy hết thế mạnh của vùng. C. Nhằm đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế. D. Góp phần giải quyết các vấn đề về xã hội và môi trường trong vùng. 8
  9. Câu 9. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu trong khu vực I của đồng bằng sông Hồng là: A. Giảm tỉ trọng của ngành trồng trọt, tăng tỉ trọng của ngành chăn nuôi và thủy sản. B. Giảm tỉ trọng ngành trổng trọt, tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi, giảm tỉ trọng ngành thủy sản. C. Tăng tỉ trọng ngành trồng trọt, giảm tỉ trọng ngành chăn nuôi và thủy sản. D. Tăng tỉ trọng ngành trồng trọt và chăn nuôi, giảm tỉ trọng ngành thủy sản. Câu 10. Chuyên môn hóa sản phẩm công nghiệp chủ yếu của Phúc Yên là A. cơ khí, vật liệu xây dựng, sản xuất ô tô. B. cơ khí, điện tử, sản xuất hàng tiêu dùng. C. cơ khí, sản xuất ô tô, vật liệu xây dựng. D. cơ khí, hóa chất, vật liệu xây dựng, chế biến nông sản. 3.3. BẮC TRUNG BỘ Câu 1. Tỉnh nào sau đây không thuộc vùng Bắc Trung Bộ? A. Thanh Hóa. B. Quảng Bình. C. Quảng Ngãi. D. Quảng Trị. Câu 2. Ranh giới tự nhiên giữa Bắc Trung Bộ và duyên hải Nam Trung Bộ là: A. Dãy núi Hoành Sơn. B. Dãy núi Trường Sơn Bắc. C. Dãy núi Bạch Mã. D. Dãy núi Trường Sơn Nam. Câu 3. Vào mùa hạ, gió phơn Tây Nam thổi mạnh ở vùng Bắc Trung Bộ là do sự có mặt của A. dải đồng bằng hẹp ven biển. B. dãy núi Trường Sơn Bắc. C. dãy núi Hoàng Sơn chạy theo hướng Bắc-Nam. D. dãy núi Bạch Mã. Câu 4. Từ Đông sang Tây, Bắc Trung Bộ trải qua các dạng địa hình nào? A. Bờ biển, vùng đồng bằng hẹp, vùng gò đồi và vùng núi. B. Bờ biển, vùng đất pha cát, vùng gò đồi và vùng cao nguyên. C. Đồng bằng ven biển, đồng bằng pha cát, vùng gò đồi và vùng núi. D. Đồng bằng ven biển, vùng gò đồi, vùng cao nguyên và đồi núi. Câu 5. Diện tích rừng chủ yếu ở Bắc Trung Bộ là: A. Rừng đặc dụng. B. Rừng phòng hộ. C. Rừng sản xuất. D. Rừng tự nhiên. Câu 6. Vấn đề nổi bật trong việc sử dụng đất nông nghiệp ở Bắc Trung Bộ là A. khai thác mặt nước nuôi trồng thủy sản. B. chống cát bay, cát chảy lấn chiếm ruộng vườn. C. đắp đê ngăn lũ, khai hoang mở rộng diện tích đất canh tác. D. hạn chế việc chuyển đổi đất nông nghiệp sang mục đích khác. Câu 7. Vùng đồi trước núi của vùng Bắc Trung bộ có thế mạnh về A. chăn nuôi trâu, bò; trồng cây công nghiệp lâu năm. B. chăn nuôi trâu, bò; trồng cây lương thực, thực phẩm. C. trồng cây công nghiệp lâu năm và hàng năm. D. trồng rừng bảo vệ môi trường sinh thái. Câu 8. Ở các đồng bằng ven biển của Bắc Trung Bộ có đất cát pha không thuận lợi cho cây lúa nhưng thích hợp với các loại cây công nghiệp hàng năm như: A. Lạc, mía, thuốc lá. B. Đậu tương, đay, cói. C. Mía, bông, dâu tằm. D. Lạc, đậu tương, bông. Câu 9. Tỉnh nào có điều kiện thuận lợi nhất để phát triển nghề cá ở Bắc Trung Bộ? A. Huế. B. Quảng Bình. C. Hà Tĩnh. D. Nghệ An. Câu 10. Hiện nay cơ cấu kinh tế nông thôn ven biển ở Bắc Trung Bộ đang có sự thay đổi rõ nét, chủ yếu nhờ vào việc phát triển A. công nghiệp khai khoáng B. đánh bắt thủy sản C. nuôi trồng thủy sản nước lợ, mặn. D. nghề thủ công truyền thống 9
  10. Câu 11. Tài nguyên khoáng sản có giá trị của vùng Bắc Trung Bộ là: A. Sắt, thiếc, chì, kẽm, niken, bôxít, titan, đá vôi, sét, đá quý. B. Vàng, niken, đồng, bôxít, titan, mangan, đá vôi, sét. C. Than, sắt, thiếc, chì, kẽm, đồng, apatit, đá vôi, sét. D. Crômit, thiếc, sắt, đá vôi, sét, đá quý. Câu 12. Ngành công nghiệp nào được ưu tiên phát triển phát triển ở vùng Bắc Trung Bộ? A. Công nghiệp năng lượng. B. Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng. C. Công nghiệp chế biến lâm sản. D. Công nghiệp điện tử, cơ khí. Câu 13. Tỉnh/ thành phố nào sau đây nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung? A. Nghệ An. B. Thừa thiên - Huế. C. Thanh Hóa. D. Hà Tĩnh Câu 14. Di sản văn hóa thế giới ở Bắc Trung Bộ là A. Nhã nhạc cung đình Huế, Phố cổ Hội An. B. Cố đô Huế, Nhã nhạc cung đình Huế. C. Di tích cố đô Huế, Phong Nha - Kẻ Bàng. D. Phong Nha - Kẻ Bàng, Nhã nhạc cung đình Huế. 3.4. DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ Câu 1. Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là vùng lãnh thổ kéo dài từ thành phố Đà Nẵng đến tỉnh A. Bình Thuận. B. Ninh Thuận. C. Khánh Hòa. D. Bà Rịa - Vũng Tàu. Câu 2. Các tỉnh, thành phố của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ thuộc vùng Kinh tế Trọng điểm miền Trung là: A. Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi. B. Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định. C. Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên. D. Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận. Câu 3. Các đảo nào sau đây thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ ? A. Cát Hải, Bạch Long Vĩ. B. Vân Đồn, Vàm Cỏ. C. Lý Sơn, Phú Quý. D. Côn Đảo, Cô tô. Câu 4. Ý nào sau đây không đúng với đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ? A. Lãnh thổ hẹp ngang, đồng bằng nhỏ hẹp. B. Có nhiều khoáng sản. C. Có nhiều bán đảo, vũng vịnh, nhiều bãi biển đẹp. D. Nhiều tiềm năng để phát triển đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. Câu 5. Nạn hạn hán kéo dài nhất ở Duyên hải Nam Trung Bộ là: A. Ninh Thuận, Phú Yên. B. Bình Thuận, Quảng Nam C. Phú Yên, Quảng Nam. D. Ninh Thuận, Bình Thuận Câu 6. Tài nguyên thiên nhiên quan trọng nhất của vùng Nam Trung Bộ là: A. Khoáng sản. B. Rừng. C. Hải sản. D. Đất nông nghiệp. Câu 7. Ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có 2 ngư trường trọng điểm là: A. Hải Phòng - Quảng Ninh và Ninh Thuận-Bình Thuận-Bà Rịa – Vũng Tàu. B. Hải Phòng - Quảng Ninh và Hoàng sa – Trường Sa. C. Ninh Thuận-Bình Thuận-Bà Rịa – Vũng Tàu và Hoàng sa – Trường Sa. D. Ninh Thuận-Bình Thuận-Bà Rịa – Vũng Tàu và Cà Mau – Kiên Giang. Câu 8. Các tỉnh nuôi tôm hùm, tôm sú mạnh nhất ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là: A. Quảng Nam, Quảng Ngãi. B. Quảng Ngãi, Bình Định. C. Bình Định, Phú Yên. D. Phú Yên, Khánh Hoà. 10
  11. Câu 9. Trong phát triển thuỷ sản ở Duyên hải Nam Trung Bộ cần chú ý là A. tạo ra nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. B. tạo ra nguồn nguyên liệu cho xuất khẩu. C. giải quyết việc làm cho người lao động. D. khai thác kết hợp bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản. Câu 10. Vấn đề thực phẩm của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ được giải quyết bằng cách A. khai thác hiệu quả đồng bằng để phát triển sản xuất thực phẩm. B. tăng năng suất sản xuất thực phẩm. C. đẩy mạnh phát triển thuỷ sản. D. Hỗ trợ thực phẩm từ các vùng khác trong nước. Câu 11. Các hoạt động du lịch được phát triển ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là A. du lịch biển - đảo gắn với nghỉ dưỡng, thể thao. B. du lịch biển - đảo gắn với nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái. C. du lịch biển - đảo gắn với du lịch sinh thái và thể thao. D. du lịch biển - đảo gắn với thám hiểm và thể thao. Câu 12. Vịnh Vân Phong và vịnh Cam Ranh thuộc tỉnh nào? A. Bình Định. B. Phú Yên. C. Khánh Hòa. D. Bình Thuận. Câu 13. Cảng biển nào sẽ trở thành cảng trung chuyển quốc tế lớn nhất nước ta ? A. Đà Nằng. B. Vân Phong. C. Cam Ranh. D. Dung Quất. Câu 14. Duyên hải Nam Trung Bộ là vùng thuận lợi nhất cả nước trong việc sản xuất muối, vì A. có nhiều nắng, nhiều gió, dân cư đông. B. có nhiều nắng, ít cửa sông, dân cư đông. C. vùng biển rộng, độ mặn nước biển cao. D. có nhiều nắng, ít mưa, ít cửa sông. Câu 15. Hiện nay đã tiến hành khai thác dầu khí ở thềm lục địa phía đông A. Đảo Phú Quý. B. Đảo Cồn Cỏ. C. Côn Đảo. D. Hòn Tre. Câu 16. Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ nổi tiếng nhất về nghề làm muối ở A. Cam Ranh, Mũi Né. B. Cà Ná, Sa Huỳnh. C. Sa Huỳnh, Quy Nhơn. D. Mui Né, Cà Ná. Câu 17. Các ngành công nghiệp chủ yếu của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là: A. Cơ khí, chế biến nông - lâm – thuỷ sản, sản xuất hàng tiêu dùng. B. Dầu khí, chế biến nông - lâm - thuỷ sản, sản xuất hàng tiêu dùng C. Hoá chất, chế biến nông - lâm — thuỷ sản, sản xuất vật liệu xây dựng. D. Vật liệu xây dựng, khai thác khoáng sản, sản xuất hàng tiêu dùng. Câu 18. Việc hình thành vùng kinh tế trọng điểm, các Khu kinh tế, các khu công nghiệp miền Trung sẽ A. thu hút đầu tư cho phát triển công nghiệp của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ. B. thúc đẩy phát triển kinh tế mở cho vùng Duyên hải Nam Trung Bộ. C. tạo ra thế mở cửa hơn nữa cho vùng Duyên hải Nam Trung Bộ. D. tạo ra sự phân công lao động mới cho vùng Duyên hải Nam Trung Bộ. Câu 19. Ý nào không đúng khi nói về việc phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải đường bộ ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ? A. Làm tăng vai trò trung chuyển, nối các tỉnh miền Bắc với miền Nam. B. Đẩy manh giao lưu với Đà Nằng và Tp. Hồ Chí Minh. C. Tạo ra thế mở cửa hơn nữa cho vùng và cho sự phân công lao động mới. D. Hình thành các trung tâm công nghiệp mới. 11
  12. 3.5. TÂY NGUYÊN Câu 1. Vùng có mật độ dân số thấp nhất nước ta hiện nay là A. Trung du và miền núi Bắc Bộ. B. Tây Nguyên. C. Bắc Trung Bộ. D. Đồng bằng sông Cửu Long. Câu 2. Ý nào sau đây không đúng với tài nguyên thiên nhiên của vùng Tây Nguyên? A. Đất đai màu mỡ. B. Khí hậu đa dạng, rừng còn nhiều. C. Nhiều loại tài nguyên khoáng sản. D. Trữ năng thủy điện tương đối lớn. Câu 3. Di sản văn hóa thế giới ở Tây Nguyên là A. Nhà ngục Kon Tum. B. Nhà Rông. C. Lễ hội già làng. D. Cồng Chiêng. Câu 4. Khó khăn chủ yếu về tự nhiên ở Tây Nguyên là A. Mùa khô kéo dài. B. Hạn hán và thời tiết thất thường. C. Bão và trượt lỡ đất đá. D. Mùa đông lạnh và khô. Câu 5. Thuận lợi của đất đỏ badan ở Tây Nguyên đối với việc hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm là: A. Giàu chất dinh dưỡng. B. Có tầng phong hóa sâu. C. Tập trung với những mặt bằng rộng lớn. D. Phân bố chủ yếu ở các cao nguyên 400-500 m. Câu 6. Cây công nghiệp quan trọng nhất ở vùng Tây Nguyên là A. hồ tiêu. B. cao su. C. chè. D. cà phê. Câu 7. Cà phê được trồng nhiều nhất ở tỉnh nào của Tây Nguyên? A. Kon Tum. B. Gia Lai. C. Đăk Lăk. D. Lâm Đồng. Câu 8. Ở Tây Nguyên có thể trồng được cả cây có nguồn gốc cận nhiệt đới (chè) là nhờ vào A. đất đỏ badan thích hợp. B. khí hậu các cao nguyên trên 1000 m mát mẻ. C. độ cao của các cao nguyên thích hợp. D. có một mùa đông nhiệt độ giảm thấp. Câu 9. Tỉnh nào ở Tây Nguyên có diện tích trồng chè lớn nhất nước? A. Kon Tum. B. Lâm Đồng. C. Gia Lai. D. Đăk Lăk Câu 10. Mô hình sản xuất cây công nghiệp ở vùng Tây Nguyên là A. nông trường quốc doanh và mô hình kinh tế vườn. B. họp tác xã nông nghiệp và kinh tế trang trại. C. nông trường quốc doanh và trang trại. D. mô hình kinh tế vườn và hợp tác xã nông nghiệp. Câu 11. Ý nghĩa về mặt xã hội đối với phát triển cây công nghiệp ở vùng Tây Nguyên là A. thu hút hàng vạn lao động, tạo tập quán sản xuất mới cho đồng bào dân tộc Tây Nguyên. B. nâng cao đời sống nhân dân, góp phần gìn giữ bản sắc văn hoá truyền thống dân tộc. C. thu hút đầu tư từ các vùng khác tới làm tăng mật độ dân số vùng. D. nâng cao chất lượng cuộc sống, phát triển dịch vụ y tế, giáo dục. Câu 12. Ý nào không đúng khi nói về giải pháp để nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội trong sản xuất cây công nghiệp ở vùng Tây Nguyên ? A. Hoàn thiện quy hoạch các vùng chuyên canh cây công nghiệp. B. Đẩy mạnh khâu chế biến và xuất khẩu các sản phẩm cây công nghiệp. C. Đa dạng hoá cơ cấu cây công nghiệp. D. Tập trung đẩy mạnh phát triển cây cà phê. Câu 13. Ở Tây Nguyên, vấn đề đặt ra đối với hoạt động chế biến lâm sản là: A. Ngăn chặn nạn phá rừng. B. Đẩy mạnh công tác giao đất, giao rừng. C. Khai thác rừng hợp lí đi đôi với khoanh nuôi, trồng rừng mới. D. Đẩy mạnh công tác chế biến gỗ tại địa phương, hạn chế xuất khẩu gỗ tròn. 12
  13. Câu 14. Trữ năng thủy điện tương đối lớn của Tây Nguyên trên các sông A. Xê Xan, Xrê Pôk, Đồng Nai. B. Đà Rằng, Thu Bồn, Trà Khúc. C. Đồng Nai, Xê Xan, Đà Rằng. D. Xrê Pôk, Đồng Nai, Trà Khúc. Câu 15. Nhà máy thủy điện có công suất lớn nhất ở Tây Nguyên là A. Đa Nhim. B. Yaly. C. Buôn Kuôp. D. Đồng Nai 4. 3.6. ĐÔNG NAM BỘ Câu 1. Ý nào sau đây không đúng với vùng Đông Nam Bộ? A. Diện tích vào loại nhỏ so với các vùng khác. B. Số dân vào loại trung bình. C. Dẫn đầu cả nước về GDP, giá trị sản lượng công nghiệp. D. Giá trị hàng xuất khẩu đứng thứ hai ở nước ta. Câu 2. Ý nào sau đây không đúng với vùng Đông Nam Bộ? A. Có nền kinh tế hàng hóa phát triển muộn hơn so với vùng Đồng bằng sông Hồng. B. Cơ cấu kinh tế phát triển hơn so với các vùng khác trong cả nước. C. Đang sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên. D. Nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao. Câu 3. Loại đất chiếm tỉ lệ lớn nhất ở vùng Đông Nam Bộ là A. đất cát. B. đất badan. C. đất xám. D. đất phù sa. Câu 4. Đất xám bạc màu trên phù sa cổ của vùng Đông Nam Bộ, phân bố thành vùng lớn ở các tỉnh: A. Bà Rịa-Vũng Tàu và Bình Phước. B. Đồng Nai và Bà Rịa-Vũng Tàu. C. Bình Phước và Đồng Nai. D. Tây Ninh và Bình Dương. Câu 5. Khoáng sản có vai trò đặc biệt quan trọng ở Đông Nam Bộ là A. Dầu khí. B. Than. C. Bôxit. D. Thiếc. Câu 6. Huyện đảo thuộc vùng Đông Nam Bộ là A. Vân Đồn. B. Phú Quý. C. Côn Đảo. D. Phú Quốc. Câu 7. Khó khăn lớn nhất về tự nhiên của Đông Nam Bộ là: A. Tài nguyên khoáng sản ít. B. Đất đai kém màu mỡ. C. Tài nguyên rừng nghèo. D. Mùa khô kéo dài. Câu 8. Thuận lợi của vùng ven biển Đông Nam Bộ đối với nuôi trồng thủy sản là có A. cửa sông lớn. B. vũng, vịnh. C. rừng ngập mặn. D. đầm phá. Câu 9. Ngành công nghiệp có vai trò quan trọng nhất ở Đông Nam Bộ hiện nay là A. Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng. B. Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm. C. Công nghiệp dệt may. D. Công nghiệp khai thác dầu khí. Câu 10. Cơ sở năng lượng của vùng Đông Nam Bộ từng bước được giải quyết nhờ vào A. phát triển nguồn điện và mạng lưới điện. B. nhập khẩu nguồn điện từ Campuchia. C. phát triển nguồn điện gió. D. phát triển các nguồn điện từ than. Câu 11. Các nhà máy thuỷ điện được xây dựng ở Đông Nam Bộ là: A. Trị An, Thác Mơ, Hàm Thuận – Đa Mi. B. Trị An, Hàm Thuận – Đa Mi, Đại Ninh. C. Hàm Thuận – Đa Mi, Thác Mơ, Cần Đơn. D. Trị An, Thác Mơ, Cần Đơn. Câu 12. Các nhà máy thuỷ điện Cần Đơn (sông Bé) thuộc tỉnh A. Bình Dương. B. Bình Phước. C. Đồng Nai. D. Tây Ninh. Câu 13. Nguồn nhiệt năng được sản xuất chủ yếu ở Đông Nam Bộ là: A. Nhiệt điện chạy bằng khí thiên nhiên. B. Thủy điện. C. Nhiệt điện chạy bằng than. D. Điện chạy bằng dầu nhập khẩu. 13
  14. Câu 14. Các nhà máy điện tuốc-bin khí được xây dựng ở Đông Nam Bộ đó là: A. Phú Mỹ, Bà Rịa. B. Thủ Đức, Phú Mỹ. C. Bà Rịa, Thủ Đức. D. Phú Mỹ, Cà Mau. Câu 15. Đường dây cao áp 500 KV nối A. Hòa Bình - Phú Mĩ. B. Hòa Bình - Phú Lâm. C. Hòa Bình – Thủ Đức. D. Hòa Bình - Nhà Bè. Câu 16. Nhiệm vụ quan trọng nhất để phát triển bền vững công nghiệp ở vùng Đông Nam Bộ là A. tăng cường đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng. B. đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp khai thác dầu khí. C. bảo vệ môi trường đi đôi với phát triển công nghiệp theo chiều sâu. D. quy hoạch và xây dựng thêm các khu công nghiệp, khu chế xuất mới. Câu 17. Tác động của ngành công nghiệp khai thác dầu khí đến nền kinh tế vùng Đông Nam Bộ là A. làm thay đổi cơ cấu lao động trong vùng. B. đảm bảo an ninh quốc phòng. C. tăng nhanh tổng sản phẩm trong nước (GDP). D. làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phân hoá lãnh thổ của vùng. Câu 18. Hồ Thủy lợi lớn nhất Đông Nam Bộ là A. Trị An. B. Dầu Tiếng. C. Kẻ Gỗ. D. Bắc Hưng Hải. Câu 19. Dự án thuỷ lợi Phước Hoà được xây dựng để chia sẻ một phần nước A. sông Bé cho sông Sài Gòn. B. sông Sài Gòn cho sông Vàm Cỏ. C. sông Đồng Nai cho sông La Ngà. D. Tất cả đều đúng. Câu 20. Điểm nào sau đây không đúng với ngành dịch vụ ở Đông Nam Bộ? A. Các ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong cơ cấu kinh tế của vùng. B. Các hoạt động dịch vụ ngày càng phát triển đa dạng. C. Dẫn đầu cả nước về tăng trưởng nhanh và phát triển có hiệu quả ngành dịch vụ. D. Các hoạt động dịch vụ thương mại, ngân hàng tín dụng,..phát triển chậm. 3.7. ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG Câu 1. Hệ thống sông nào là nguồn cung cấp phù sa cho Đồng bằng sông Cửu Long? A. Sông Tiền và sông Hậu. B. Sông Vàm Cỏ, sông Cửu Long C. Sông Rạch Miễu, sông Hậu. D. Sông Tiền, Sông Cái Câu 2. Đồng bằng sông Cửu Long ít xảy ra: A. Hạn hán. B. Bão. C. Lũ lụt. D. Xâm nhập mặn Câu 3. Các thế mạnh chủ yếu của Đồng bằng sông Cửu Long là: A. Đất, khí hậu, nguồn nước, khoáng sản. B. Đất, khí hậu, tài nguyên biển, khoáng sản. C. Đất, rừng, nguồn nước, khoáng sản. D. Đất, khí hậu, nguồn nước, sinh vật. Câu 4. Đất mặn của vùng Đồng bằng sông Cửu Long phân bố chủ yếu ở đâu? A. Dọc các cửa sông. B. Vành đai Biển Đông và Vịnh Thái Lan. C. Vùng thượng nguồn sông Mê Kông. D. Vùng trũng thấp Đồng Tháp Mười và tứ giác Long Xuyên. Câu 5. Nhóm đất có diện tích lớn nhất ở đồng bằng sông Cửu Long là A. Đất mặn. B. Đất xám. C. Đất phù sa ngọt. D. Đất phèn. Câu 6. Khoáng sản chủ yếu của Đồng bằng sông Cửu Long đang được khai thác là: A. Đá vôi, dầu khí. B. Dầu khí, than bùn. C. Đá vôi, than bùn. D. Dầu khí, titan. Câu 7. Khoáng sản Đá vôi tập trung chủ yếu ở A. Hà Tiên. B. An Giang. C. Sóc Trăng. D. Tiền Giang 14
  15. Câu 8. Vấn đề lớn nhất đáng lo ngại của vùng đồng bằng sông Cửu Long vào mùa khô là: A. Xâm nhập mặn. B. Thiếu nước tưới. C. Triều cường. D. Địa hình thấp Câu 9. Hướng chính trong khai thác kinh tế vùng biển ở Đồng bằng sông Cửu Long là kết hợp A. khai thác sinh vật biển, khoáng sản và phát triển du lịch biển. B. mặt biển, đảo, quần đảo và đất liền tạo nên một thể kinh tế liên hoàn. C. vùng bờ biển với đất liền và hệ thống sông ngòi, kênh rạch. D. du lịch biển, phát triển giao thông vận tải biển và du lịch miệt vườn. Câu 10. Tứ giác Long Xuyên gồm A. Châu Đốc, Long Xuyên, Rạch Giá, Hà Tiên. B. Châu Đốc, Kiên Giang, Hà Tiên, Rạch Giá C. Long Xuyên, Kiên Giang, Hà Tiên, Tháp Mười. D. Châu Đốc, Vĩnh Long, Tháp Mười, Hà Tiên Câu 11. Tỉnh có sản lượng nuôi trồng thủy sản lớn nhất vùng Đồng bằng sông Cửu Long là A. Cà Mau. B. Đồng Tháp. C. Bến Tre. C. An Giang. Câu 12. Trung tâm kinh tế - chính trị và du lịch của Đồng bằng sông Cửu Long là A. Cà Mau. B. Cần Thơ. C. Vĩnh Long. D. Hậu Giang. PHẦN 2. KĨ NĂNG I. KĨ NĂNG BIỂU ĐỒ Bài 1. Cho biểu đồ: Dựa vào biểu đồ và kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi sau: Câu 1. Biểu đồ đã cho thể hiện nội dung nào sau đây? A. Tình hình phát triển lao động theo ngành kinh tế của nước ta trong hai năm 2000 và 2014. B. Quy mô và cơ cấu lao động theo ngành kinh tế của nước ta trong hai năm 2000 và 2014. C. Tốc độ tăng trưởng lao động theo ngành kinh tế của nước ta trong hai năm 2000 và 2014. D. Quy mô và tốc độ tăng lao động theo ngành kinh tế của nước ta trong hai năm 2000 và 2014. Câu 2. So với diện tích hình tròn thể hiện quy mô số lao động đang làm việc năm 2000, diện tích hình tròn thể hiện năm 2014 lớn hơn gấp A. 1,10 lần. B. 1,20 lần. C. 1,37 lần. D. 1,52 lần. Câu 3. Trong giai đoạn 2000 - 2014, cơ cấu lao động đang làm việc ở nước ta có sự chuyển dịch theo hướng A. tăng tỉ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng, giảm tỉ trọng khu vực dịch vụ và khu vực nông - lâm — thuỷ sản. B. tăng tỉ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng, dịch vụ, giảm tỉ trọng khu vực nông - lâm - thuỷ sản. C. khu vực dịch vụ tỉ trọng tăng, khu vực công nghiệp - xây dựng và khu vực nông lâm - thuỷ sản tỉ trọng giảm. D. khu vực công nghiệp - xây dựng tăng tỉ trọng nhiều nhất, khu vực dịch vụ tăng tỉ trọng nhiều thứ hai, khu vực nông - lâm - thuỷ sản ti trọng giảm. 15
  16. Câu 4. trong giai đoạn 2000 - 2014, khu vực có tỉ trọng lao động đang làm việc tăng nhiều nhất là A. công nghiệp xây dựng (7,9%). B. dịch vụ (10,2%). C. công nghiệp - xây dựng (6,9%). D. dịch vụ (9,2%). Câu 5. Trong giai đoạn 2000 - 2014, tỉ trọng lao động khu vực nông – lâm - thuỷ sản giảm A. 17,1%. B. 15,1%. C. 13,1%. D. 11,1%. Câu 6. Sau khi xử lí số liệu từ biểu đồ, tổng số lao động đang làm việc trong khu vực dịch vụ của nước ta vào năm 2014 là A. 4550 nghìn người. B. 5543 nghìn người. C. 6484 nghìn người. D. 17089 nghìn người. Câu 7. Trong giai đoạn 2000 - 2014, tỉ trọng lao động đang làm việc trong khu vực nông - lâm - thuỷ sản ở nước ta có xu hướng giảm chủ yếu là do A. mức thu nhập bình quân của lao động khu vực này thấp hơn nhiều so với hai khu vực còn lại. B. kết quả của việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế. C. tác động của quá trình di dân từ nông thôn vào thành phố. D. áp dụng các tiến bộ khoa học, kĩ thuật trong nông nghiệp còn hạn chế. Bài 2. Cho bảng số liệu: GIÁ TRỊ XUẤT - NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2000-2014 (Đơn vị: tỉ USD) Năm Tổng số Xuất khẩu Nhập khẩu 2000 30,1 14,5 15,6 2005 69,2 32,4 36,8 2010 157,0 72,2 84,8 2012 228,3 114,5 113,8 2014 298,0 150,2 147,8 Dựa vào bảng số liệu hoặc xử lí số liệu để trả lời các câu hỏi sau: Câu 1. Các năm nước ta xuất siêu là A. 2000 và 2005. B. 2005 và 2012. C. 2012 và 2014. D. 2005 và 2014. Câu 2. Năm 2014 kim ngạch xuất khẩu chiếm tỉ trọng bao nhiêu trong cơ cấu xuất – nhập khẩu nước ta ? A. 48,2. B. 46,8 %. C. 49,6. D. 50,4. Câu 3. Tốc độ tăng giá trị xuất khẩu nước ta trong giai đoạn 2000 – 2014 là A. 990,0%. B. 1035,9%. C. 947,4%. D. 789,7. Câu 4. Sau khi đã xử lí số liệu, biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự thay đối quy mô và cơ cấu kim ngạch xuất - nhập khẩu hàng hoá của nước ta trong hai năm 2000 và 2014 là biểu đồ A. cột chồng. B. miền. C. tròn. D. kết hợp. Câu 5. Sau khi đã xử lí số liệu, biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự thay đổi cơ cấu kim ngạch xuất - nhập khấu hàng hoá của nước ta trong giai đoạn 2000 - 2014 là biếu đồ A. cột chồng. B. miền. C. tròn. D. kết hợp. Câu 6. Để thể hiện tốc độ tăng trưởng tổng kim ngạch, kim ngạch xuất khẩu, kim ngạch nhập khẩu hàng hoá ở nước ta trong giai đoạn 2000 - 2014, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất? A. Cột chồng. B. Đường. C. Miền. D. Kết hợp. Câu 7. Để thể hiện kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá ở nước ta trong giai đoạn 2000 - 2014, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất? A. Cột. B. Đường. C. Miền. D. Kết hợp. Câu 8. Chọn nhận xét sai về tình hình kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá ở nước ta trong giai đoạn 2000 – 2014: A. Kim ngạch xuất khẩu tăng nhanh và liên tục. B. Kim ngạch nhập khẩu tăng nhanh và liên rục. C. Nước ta luôn là nước nhập siêu. D. Từ năm 2012 đến 2014 nước ta đã xuất siêu. 16
  17. Câu 9. Tốc độ tăng trưởng tổng giá trị kim ngạch xuất - nhập khẩu hàng hoá của nước ta trong giai đoạn 2000 - 2014 (lấy năm 2000 = 100%) là A. 550,0%. B. 990,0%. C. 750,0%. D. 105,0%. Câu 10. Tốc độ tăng trưởng tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của nước ta trong giai đoạn 2000 - 2014 (lấy năm 2000 = 100%) là A. 850,0%. B. 1000,0%. C. 1035,9%. D. 900,5%. Câu 11. Năm 2014 cán cân xuất - nhập khẩu của nước ta là A. - 2,4 tỉ USD. B. + 4,2 tỉ USD. C. -4,2 tỉ USD. D. + 2,4 tỉ USD. Câu 12. Sau khi đã xử lí số liệu, các năm của nước ta trong tình trạng nhập siêu là : A.2000, 2005, 2012. B. 2005, 2010, 2012. C. 2000, 2005, 2014. D. 2000, 2005, 2010. Câu 13. Trong cơ cấu giá trị xuất - nhập khẩu hàng hoá của nước ta năm 2014, tỉ trọng xuất khẩu là A. 52,2%. B. 50,4%. C. 44,6%. D. 55,8%. Câu 14. So với năm 2000, giá trị kim ngạch nhập khẩu hàng hoá của nước ta năm 2014 tăng gấp A. 4,5 lần. B. 9,5 lần. C. 6,0 lần. D. 7,5 lần. II. KĨ NĂNG ATLAT Câu 1. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết khu vực nào chịu ảnh hưởng của gió Tây khô nóng rõ nét nhất ? A. Bắc Trung Bộ. B. Đồng bằng sông Hồng. C. Tây Bắc. D. Duyên hải Nam Trung Bộ. Câu 2. Căn cứ vào Atlat trang 9, hãy cho biết khu vực có khí hậu khô hạn nhất ở Việt Nam (với lượng mưa trung bình năm dưới 800 mm) thuộc tỉnh nào? A. Sơn La. B. Nghệ An. C. Ninh Thuận. D. Bà Rịa - Vũng Tàu. Câu 3. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết ở Việt Nam, vào các tháng 6, tháng 7, các cơn bão tác động chủ yếu đến khu vực nào? A. Ven biển Bắc Bộ. B. Ven biển Bắc Trung Bộ. C. Ven biển Trung Bộ. D. Ven biển Nam Trung Bộ. Câu 4. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết khu vực nào chịu tác động của bão với tần suất lớn nhất ? A. Ven biển Bắc Bộ. B. Ven biển Bắc Trung Bộ. C. Ven biển Trung Bộ. D. Ven biển Nam Trung Bộ. Câu 5. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết hướng gió nào là thịnh hành vào mùa hạ ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ ? A. Đông Bắc. B. Đông Nam. C. Tây Nam. D. Nam. Câu 6. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9 và 6 - 7, cho biết khu vực núi nào có nhiệt độ trung bình tháng 7 thấp nhất? A. Hoàng Liên Sơn, Ngọc Linh, Lâm Viên. B. Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn Bắc. C. Tây Côn Lĩnh, Ngọc Linh, Lang Bian. D. Kiều Liêu Ti, Tam Đảo, Ngọc Linh. 17
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0