Đề cương ôn tập học kì 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Sơn Động số 3
lượt xem 2
download
Mời quý thầy cô và các em học sinh tham khảo “Đề cương ôn tập học kì 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Sơn Động số 3”. Hi vọng tài liệu sẽ là nguồn kiến thức bổ ích giúp các em củng cố lại kiến thức trước khi bước vào kì thi sắp tới. Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Sơn Động số 3
- TRƯỜNG THPT SƠN ĐỘNG SỐ 3 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI HỌC KỲ II NHÓM SINH HỌC Môn: SINH HỌC Năm học 2022 – 2023 I. HÌNH THỨC KIỂM TRA: - Dự kiến: Trắc nghiệm khách quan 100% - Thời lượng: 20% kiến thức từ đầu HKII đến giữa HKII, 80% kiến thức từ giữa học kỳ II đến thời điểm kiểm tra. II. THỜI GIAN LÀM BÀI : 50 phút. III. NỘI DUNG Bài 32. Nguồn gốc sự sống. Chiếm 20% Bài 34. Sự phát sinh loài người. (8 câu TNKQ) Bài 37+38. Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật Bài 39. Biến động số lượng cá thể của QT sinh vật. Bài 41. Diễn thế sinh thái. Chiếm 80% Bài 44. Chu trình sinh địa hóa và sinh quyển. (32 câu TNKQ) Bài 45. Dòng năng lượng trong hệ sinh thái và hiệu suất sinh thái. 1. Lý thuyết Bài 32. Nguồn gốc sự sống. - Kể tên các giai đoạn trong quá trình hình thành sự sống. - Kết quả của 3 giai đoạn quá trình hình thành sự sống. Bài 34. Sự phát sinh loài người. - Nguồn gốc động vật của loài người. - Một số dạng vượn người hoá thạch. Bài 37+38. Các đặc trưng cơ bản của QTSV. - Kể tên được 6 đặc trưng sinh thái của QTSV. - Mô tả được ý nghĩa sinh thái của các đặc trưng. - Đặc điểm của một số đặc trưng cơ bản như: mật độ, sự phân bố cá thể, kích thước quần thể, tăng trưởng quần thể. Bài 39. Biến động số lượng cá thể của QTSV. - Nêu được khái niệm biến động. - Mô tả được các dạng biến động. - Nguyên nhân gây biến động. Bài 41. Diễn thế sinh thái. - Mô tả được khái niệm DTST. Nêu được ví dụ cụ thể. - So sánh được đặc điểm diễn thế nguyên sinh và diễn thế thứ sinh. Bài 44. Chu trình sinh địa hoá và sinh quyển. - Khái niệm chu trình sinh địa hoá. 1
- - Chu trình carbon và chu trình nitơ. - Khái niệm sinh quyển. Bài 45. Dòng năng lượng trong hệ sinh thái và hiệu suất sinh thái. - Dạng năng lượng chủ yếu cho HST. - Đặc điểm dòng năng lượng tong HST (so với dòng vật chất). + Sự thất thoát năng lượng qua mỗi bậc dinh dưỡng do những nguyên nhân nào? - Khái niệm hiệu suất sinh thái. Cách tính hiệu suất sinh thái. 2. Một số dạng bài tập cần lưu ý. - Bài tập xác định hiệu suất sinh thái. 3. Đề minh họa Câu 1: Trong chu trình sinh địa hoá, nhóm sinh vật nào trong số các nhóm sinh vật sau đây có khả năng biến đổi nitơ ở dạng NO3- thành nitơ ở dạng NH4 + ? A. Động vật đa bào. B. Vi khuẩn cố định nitơ trong đất. C. Thực vật tự dưỡng. D. Vi khuẩn phản nitrat hoá. Câu 2: Điểm khác nhau cơ bản của hệ sinh thái nhân tạo so với hệ sinh thái tự nhiên là ở chỗ: A. Để duy trì trạng thái ổn định của hệ sinh thái nhân tạo, con người thường bổ sung năng lượng cho chúng. B. Hệ sinh thái nhân tạo là một hệ mở còn hệ sinh thái tự nhiên là một hệ khép kín. C. Do có sự can thiệp của con người nên hệ sinh thái nhân tạo có khả năng tự điều chỉnh cao hơn so với hệ sinh thái tự nhiên. D. Hệ sinh thái nhân tạo có độ đa dạng sinh học cao hơn so với hệ sinh thái tự nhiên. Câu 3: Để xác định mối quan hệ họ hàng giữa người và các loài thuộc bộ Linh trưởng (bộ Khỉ), người ta nghiên cứu mức độ giống nhau về ADN của các loài này so với ADN của người. Kết quả thu được (tính theo tỉ lệ % giống nhau so với ADN của người) như sau: khỉ Rhesut: 91,1%; tinh tinh: 97,6%; khỉ Capuchin: 84,2%; vượn Gibbon: 94,7%; khỉ Vervet: 90,5%. Căn cứ vào kết quả này, có thể xác định mối quan hệ họ hàng xa dần giữa người và các loài thuộc bộ Linh trưởng nói trên theo trật tự đúng là: A. Người - tinh tinh - khỉ Vervet - vượn Gibbon- khỉ Capuchin - khỉ Rhesut. B. Người - tinh tinh - vượn Gibbon - khỉ Rhesut - khỉ Vervet - khỉ Capuchin. C. Người - tinh tinh - khỉ Rhesut - vượn Gibbon - khỉ Capuchin - khỉ Vervet. D. Người - tinh tinh - vượn Gibbon - khỉ Vervet - khỉ Rhesut - khỉ Capuchin. Câu 4: Nếu kích thước quần thể xuống dưới mức tối thiểu, quần thể dễ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn tới diệt vong. Giải thích nào sau đây là không phù hợp? A. Nguồn sống của môi trường giảm, không đủ cung cấp cho nhu cầu tối thiểu của các cá thể trong quần thể. B. Số lượng cá thể quá ít nên sự giao phối gần thường xảy ra, đe dọa sự tồn tại của quần thể. C. Sự hỗ trợ giữa các cá thể bị giảm, QT không có khả năng chống chọi với những thay đổi của môi trường. D. Khả năng sinh sản suy giảm do cơ hội gặp nhau của cá thể đực với cá thể cái ít. 2
- Câu 5: Những hoạt động nào sau đây của con người là giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng hệ sinh thái? (1) Bón phân, tưới nước, diệt cỏ dại đối với các hệ sinh thái nông nghiệp. (2) Khai thác triệt để các nguồn tài nguyên không tái sinh. (3) Loại bỏ các loài tảo độc, cá dữ trong các hệ sinh thái ao hồ nuôi tôm, cá. (4) Xây dựng các hệ sinh thái nhân tạo một cách hợp lí. (5) Bảo vệ các loài thiên địch. (6) Tăng cường sử dụng các chất hoá học để tiêu diệt các loài sâu hại. Phương án đúng là: A. (1), (2), (3), (4). B. (2), (3), (4), (6). C. (2), (4), (5), (6). D. (1), (3), (4), (5). Câu 6: Trong một hệ sinh thái, A. năng lượng được truyền theo một chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới môi trường và được sinh vật sản xuất tái sử dụng. B. năng lượng được truyền theo một chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới môi trường và không được tái sử dụng. C. vật chất và năng lượng được truyền theo một chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới môi trường và không được tái sử dụng. D. vật chất và năng lượng được truyền theo một chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới môi trường và được sinh vật sản xuất tái sử dụng. Câu 7: Giả sử năng lượng đồng hoá của các sinh vật dị dưỡng trong một chuỗi thức ăn như sau: Sinh vật tiêu thụ bậc 1: 1 500 000 Kcal. Sinh vật tiêu thụ bậc 2: 180 000 Kcal. Sinh vật tiêu thụ bậc 3: 18 000 Kcal. Sinh vật tiêu thụ bậc 4: 1 620 Kcal. Hiệu suất sinh thái giữa bậc dinh dưỡng cấp 3 với bậc dinh dưỡng cấp 2 và giữa bậc dinh dưỡng cấp 4 với bậc dinh dưỡng cấp 3 trong chuỗi thức ăn trên lần lượt là: A. 10% và 9%. B. 12% và 10%. C. 9% và 10%. D. 10% và 12%. Câu 8: Khi nói về chu trình cacbon, phát biểu nào sau đây không đúng? A. Không phải tất cả lượng cacbon của quần xã sinh vật được trao đổi liên tục theo vòng tuần hoàn kín. B. Trong quần xã, hợp chất cacbon được trao đổi thông qua chuỗi và lưới thức ăn. C. Khí CO2 trở lại môi trường hoàn toàn do hoạt động hô hấp của động vật. D. Cacbon từ môi trường ngoài vào quần xã sinh vật chủ yếu thông qua quá trình quang hợp. Câu 9: Tháp tuổi của 3 quần thể sinh vật với trạng thái phát triển khác nhau như sau: 3
- Quan sát 3 tháp tuổi trên có thể biết được A. quần thể 1 đang phát triển, quần thể 2 ổn định, quần thể 3 suy giảm (suy thoái). B. quần thể 3 đang phát triển, quần thể 2 ổn định, quần thể 1 suy giảm (suy thoái). C. quần thể 2 đang phát triển, quần thể 1 ổn định, quần thể 3 suy giảm (suy thoái). D. quần thể 1 đang phát triển, quần thể 3 ổn định, quần thể 2 suy giảm (suy thoái). Câu 10: Khi kích thước của quần thể giảm xuống dưới mức tối thiểu thì A. trong quần thể có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể. B. khả năng sinh sản của quần thể tăng do cơ hội gặp nhau giữa các cá thể đực với cá thể cái nhiều hơn. C. sự hỗ trợ giữa các cá thể tăng, quần thể có khả năng chống chọi tốt với những thay đổi của môi trường. D. quần thể dễ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn đến diệt vong. Câu 11: Trong hệ sinh thái, nhóm sinh vật nào sau đây có vai trò truyền năng lượng từ môi trường vô sinh vào quần xã sinh vật? A. Sinh vật tiêu thụ bậc 1. B. Sinh vật tiêu thụ bậc 2. C. Sinh vật phân giải. D. Sinh vật sản xuất. Câu 12: Trong quá trình phát sinh sự sống trên Trái Đất, ở giai đoạn tiến hóa hóa học đã hình thành nên A. các giọt côaxecva. B. các tế bào nhân thực. C. các tế bào sơ khai. D. các đại phân tử hữu cơ. Câu 13: khi nói về mật độ cá thể của quần thể, phát biểu nào sau đây không đúng? A. Khi mật độ cá thể của quần thể giảm, thức ăn dồi dào thì sự cạnh tranh giữa các cá thể cùng loài giảm. B. Khi mật độ cá thể của quần thể tăng quá cao, các cá thể cạnh tranh nhau gay gắt. C. Mật độ cá thể của quần thể luôn cố định, không thay đổi theo thời gian và điều kiện sống của môi trường. D. Mật độ cá thể có ảnh hưởng tới mức độ sử dụng nguồn sống trong môi trường. Câu 14: Một trong những điểm khác nhau giữa hệ sinh thái nhân tạo và hệ sinh thái tự nhiên là: A. HST nhân tạo có độ đa dạng sinh học cao hơn so với HST tự nhiên do được con người bổ sung thêm các loài sinh vật. B. Hệ sinh thái nhân tạo luôn là một hệ thống kín, còn hệ sinh thái tự nhiên là một hệ thống mở. C. Hệ sinh thái nhân tạo thường có chuỗi thức ăn ngắn và lưới thức ăn đơn giản hơn so với hệ sinh thái tự nhiên. D. HST nhân tạo có khả năng tự điều chỉnh cao hơn so với HST tự nhiên do có sự can thiệp của con người. Câu 15: Khi nói về những xu hướng biến đổi chính trong quá trình diễn thế nguyên sinh, xu hướng nào sau đây không đúng? 4
- A. Lưới thức ăn trở nên phức tạp hơn. B. Tính đa dạng về loài tăng. C. Tổng sản lượng sinh vật được tăng lên. D. Ô sinh thái của mỗi loài người được mở rộng. Câu 16: Các khu sinh học (Biôm) được sắp xếp theo thứ tự giảm dần độ đa dạng sinh học là: A. Đồng rêu hàn đới Rừng mưa nhiệt đới Rừng rụng lá ôn đới (rừng lá rộng rụng theo mùa). B. Đồng rêu hàn đới Rừng rụng lá ôn đới (rừng lá rộng rụng theo mùa) Rừng mưa nhiệt đới C. Rừng mưa nhiệt đới Rừng rụng lá ôn đới (rừng lá rộng rụng theo mùa) Đồng rêu hàn đới D. Rừng mưa nhiệt đới Đồng rêu hàn đới Rừng rụng lá ôn đới (rừng lá rộng rụng theo mùa). Câu 17: Ở mỗi bậc dinh dưỡng của chuỗi thức ăn, năng lượng bị tiêu hao nhiều nhất qua A. quá trình bài tiết các chất thải. B. hoạt động quang hợp. C. hoạt động hô hấp. D. quá trình sinh tổng hợp các chất. Câu 18: Hiện nay, người ta giả thiết rằng trong quá trình phát sinh sự sống trên Trái Đất, phân tử tự nhân đôi xuất hiện đầu tiên có thể là A. ARN B. ADN C. lipit D. prôtêin. Câu 19: Khi nói về mức sinh sản và mức tử vong của quần thể, kết luận nào sau đây không đúng? A. Sự thay đổi về mức sinh sản và mức tử vong là cơ chế chủ yếu điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể B. Mức tử vong là số cá thể của quần thể bị chết trong một đơn vị thời gian. C. Mức sinh sản của quần thể là số cá thể của quần thể được sinh ra trong một đơn vị thời gian. D. Mức sinh sản và mức tử vong của quần thể có tính ổn định, không phụ thuộc vào điều kiện môi trường. Câu 20: Quần thể sinh vật tăng trưởng theo tiềm năng sinh học trong điều kiện nào sau đây? A. Nguồn sống trong môi trường không hoàn toàn thuận lợi, gây nên sự xuất cư theo mùa. B. Nguồn sống trong môi trường rất dồi dào, hoàn toàn thỏa mãn nhu cầu của cá thể. C. Không gian cư trú của quần thể bị giới hạn, gây nên sự biến động số lượng cá thể. D. Nguồn sống trong môi trường không hoàn toàn thuận lợi, hạn chế về khả năng sinh sản của loài. Câu 21 : Khi nói về kích thước của quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây là đúng? A. Kích thước quần thể giảm xuống dưới mức tối thiểu thì quần thể dễ dẫn tới diệt vong. B. Kích thước quần thể không phụ thuộc vào mức sinh sản và mức tử vong của quần thể. C. Kích thước quần thể luôn ổn định, không phụ thuộc vào điều kiện sống của môi trường. D. Kích thước quần thể là khoảng không gian cần thiết để quần thể tồn tại và phát triển. Câu 22: Khi nói về các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây đúng? A. Tỉ lệ giới tính của quần thể là đặc trưng quan trọng đảm bảo hiệu quả sinh sản của quần thể. B. Khi kích thước quần thể đạt tối đa thì tốc độ tăng trưởng của quần thể là lớn nhất. C. Mỗi quần thể sinh vật có kích thước đặc trưng và ổn định, không phụ thuộc vào điều kiện sống. D. Mật độ cá thể của mỗi quần thể luôn ổn định, không thay đổi theo mùa, theo năm. 5
- Câu 23: Khi nói về diễn thế sinh thái, phát biểu nào sau đây sai? A. Diễn thế sinh thái thứ sinh luôn khởi đầu từ môi trường chưa có sinh vật. B. Trong diễn thế sinh thái, song song với quá trình biến đổi của quần xã là quá trình biến đổi về các điều kiện tự nhiên của môi trường. C. Sự cạnh tranh giữa các loài trong quần xã là một trong những nguyên nhân gây ra diễn thế sinh thái. D. Diễn thế sinh thái là quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn tương ứng với sự biến đổi của môi trường. Câu 24: Khi nói về kích thước quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây sai? A. Nếu kích thước QT xuống dưới mức tối thiểu, quần thể dễ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn tới diệt vong. B. Kích thước QT dao động từ giá trị tối thiểu tới giá trị tối đa và sự dao động này là khác nhau giữa các loài. C. Kích thước quần thể (tính theo số lượng cá thể) luôn tỉ lệ thuận với kích thước của cá thể trong quần thể. D. Nếu kích thước quần thể vượt quá mức tối đa thì cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể tăng cao. Câu 25: Giả sử trong một hồ tự nhiên, tảo là thức ăn của giáp xác; cá mương sử dụng giáp xác làm thức ăn đồng thời lại làm mồi cho cá quả. Cá quả tích lũy được 1152.103 kcal, tương đương 10% năng lượng tích lũy ở bậc dinh dưỡng thấp liền kề với nó. Cá mương tích lũy được một lượng năng lượng tương đương với 8% năng lượng tích lũy ở giáp xác. Tảo tích lũy được 12.108 kcal. Hiệu suất sinh thái giữa bậc dinh dưỡng cấp 2 và bậc dinh dưỡng cấp 1 là A. 6%. B. 12%. C. 10%. D. 15%. Câu 26: Trong quá trình phát sinh sự sống trên Trái Đất, sự kiện nào sau đây không diễn ra trong giai đoạn tiến hóa hóa học? A. Từ các chất vô cơ hình thành nên các chất hữu cơ đơn giản B. Hình thành nên các tế bào sơ khai (tế bào nguyên thủy) C. Các axit amin liên kết với nhau tạo nên các chuỗi pôlipeptit đơn giản D.Các nuclêôtit liên kết với nhau tạo nên các phân tử axit nuclêic. Câu 27: Khi nói về kích thước của quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây đúng? A. Kích thước của quần thể là khoảng không gian mà các cá thể của quần thể sinh sống. B. Kích thước quần thể có ảnh hưởng đến mức sinh sản và mức tử vong của quần thể. C. Nếu kích thước quần thể đạt mức tối đa thì các cá thể trong quần thể thường tăng cường hỗ trợ nhau. D. Kích thước của quần thể luôn ổn định, không phụ thuộc vào điều kiện môi trường. 6
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
12 p | 120 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Công nghệ 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
2 p | 97 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử 7 năm 2019-2020 - Trường THCS Lê Quang Cường
1 p | 84 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì I, môn Sinh học 11 – Năm học 2018-2019
1 p | 82 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
6 p | 49 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 12 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
10 p | 40 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Lê Quang Cường
6 p | 80 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa
1 p | 69 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
3 p | 82 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 11 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
9 p | 49 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
4 p | 101 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 12 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
17 p | 43 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa
10 p | 51 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
47 p | 47 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
1 p | 44 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 10 năm 2016-2017 - Trường THPT Yên Hòa
10 p | 48 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Công nghệ 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
7 p | 59 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Trần Văn Ơn
9 p | 65 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn