intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Vật lí lớp 6 năm 2020-2021 - Trường THCS Mỗ Lao

Chia sẻ: Tỉnh Bách Nhiên | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:1

41
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thông qua tài liệu Đề cương ôn tập học kì 2 môn Vật lí lớp 6 năm 2020-2021 - Trường THCS Mỗ Lao này các bạn học sinh dễ dàng hệ thống kiến thức đã được học trong học kì 2, từ đó chuẩn bị chu đáo kiến thức để vượt qua kì thi gặt hái nhiều thành công.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 2 môn Vật lí lớp 6 năm 2020-2021 - Trường THCS Mỗ Lao

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP VẬT LÝ 6 HỌC KỲ II NĂM HỌC 2020-2021 1. Trình bày sự nở vì nhiệt của chất rắn, lỏng, khí? Sắp xếp sự nở vì nhiệt tăng dần các chất sau: Khí oxi, đồng, rượu, nước, nhôm, dầu, sắt. 2. Giải thích tại sao khi lắp khâu dao để giữ chặt lưỡi dao vào cán gỗ, thì người thợ rèn phải nung nóng khâu rồi mới tra vào cán? 3. Tại sao khi đun nước, ta không nên đổ đầy ấm? 4. Cho 1 ví dụ về sự nở vì nhiệt của chất rắn khi bị ngăn cản sẽ gây ra lực rất lớn? 5. Tại sao khi rót nước nóng vào cốc thủy tinh dày thì cốc dễ vỡ? Để khắc phục hiện tượng trên ta làm thế nào? 6. Sự nóng chảy, Sự đông đặc, Sự bay hơi, Sự ngưng tụ là gì? 7. Nêu 3 đặc điểm về nhiệt độ trong quá trình nóng chảy của chất rắn? 8. Khi đun nóng một chất, ta theo dõi và lập bảng sau: Thời gian (Phút) 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Nhiệt độ (0C) 50 60 70 75 80 80 80 85 88 90 Em hãy trả lời các câu hỏi sau: a. Vẽ đồ thị biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian trong quá trình đun nóng chất trên. b. Chất này nóng chảy ở bao nhiêu độ? Nó là chất gì? c. Thời gian nóng chảy là bao nhiêu phút? 9. Giải thích tại sao vào buổi sáng, ta thường thấy có các giọt nước đọng trên lá cây, ngọn cỏ. Đến trưa các giọt nước này không còn nữa? 10. Cho sơ đồ sau: Quá trình 1 Quá trình 2 Thể rắn Thể lỏng Thể khí Quá trình 4 Quá trình 3 a) Sơ đồ mô tả sự biến đổi trạng thái của các chất như hình vẽ. Dấu mũi tên mô tả quá trình chuyển từ thể này sang thể kia của chất. Dựa vào kiến thức đã học, hãy cho biết tên tương ứng của các quá trình trong sơ đồ. b) Cho ví dụ thực tế về quá trình 4 trong sơ đồ. Chúc các con có một kỳ thi thành công !
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0