intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập Môn Cấp thoát nước

Chia sẻ: Tong Van Chung | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:18

267
lượt xem
57
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Câu hỏi ôn tập: Môn Cấp thoát nước gồm có 17 câu hỏi tự luận và hướng dẫn trả lời câu hỏi. Hi vọng tài liệu sẽ giúp ích cho các bạn đang học học phần này cũng như chuẩn bị ôn thi kết thúc học phần. Để hiểu rõ hơn về câu hỏi ôn tập mời các bạn cùng tham khảo tài liệu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập Môn Cấp thoát nước

  1. KHOA KỸ THUẬT HẠ TẦNG &MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ Bộ môn Thoát nước CÂU HỎI ÔN TẬP Đề thi môn:Cấp thoát nước - Mã HP: DT2210 Ngành:Kỹ thuật công trình xây dựng 1. Khái niệm hệ thống cấp nước? Yêu cầu cơ bản của hệ thống cấp nước là gì? Nêu công thức xác định công suất của trạm cấp nước cho đô thị ? ................ 3 2. Lựa chọn sơ đồ cấp nước cho công trình nhà 5 tầng luôn đầy đủ lưu lượng, áp lực đạt tối đa 25m vào những giờ từ 20h-5h, đạt tối thiểu vào những giờ từ 17h-19h. .................................................................................................... 3 3. Nêu chức năng và cấu tạo của két nước? Khi công trình không có điều kiện xây dựng két nước thì có thể thay thế bằng công trình gì? ....................... 4 4. Trình bày sơ đồ mạng lưới cấp nước ( phân loại, ưu và nhược điểm, phạm vi áp dụng) ? Sơ đồ nào hay được sử dụng để cấp nước cho công trường xây dựng? ........................................................................................................... 6 5. Trình bày sơ đồ mạng lưới cấp nước lạnh cho công trình nhà 10 tầng với giả thiết lưu lượng không đầy đủ, áp lực mạng lưới cấp nước bên ngoài đạt tối đa là 24m. ............................................................................................................ 7 6. Chức năng và cấu tạo của bể tự hoại không có ngăn lọc? Yếu tố nào ảnh hưởng đến quá trình lên men cặn lắng trong bể tự hoại. ................................... 8 7. Nhiệm vụ của hệ thống thoát nước là gì? Trình bày hệ thống thoát nước chung? .................................................................................................................... 9 8. Chức năng và cấu tạo của bể tự hoại có ngăn lọc? Cách bố trí bể tự hoại cho công trình? ..................................................................................................... 10 9. Nhiệm vụ của hệ thống thoát nước là gì? Trình bày hệ thống thoát nước riêng? ................................................................................................................... 10 10. Trình bày sơ đồ mạng lưới cấp nước lạnh cho công trình nhà 20 tầng với giả thiết lưu lượng đầy đủ, áp lực mạng lưới cấp nước bên ngoài đạt tối đa là 25m. ...................................................................................................................... 11 11. Chức năng, nhiệm vụ và cấu tạo của Giếng khoan? ....................................... 12 12. Nêu cấu tạo, nguyên lý làm việc và phạm vi áp dụng công trình thu nước mặt gần bờ loại kết hợp? ................................................................................... 13 13. Bản chất của quá trình xử lý nước thải trong bể tự hoại không có ngăn lọc?........................................................................................................................ 13 14. Nêu cấu tạo, nguyên lý làm việc và phạm vi áp dụng của công trình thu nước ngầm mạch nông là giếng khơi? ................................................................. 14 15. Chất lượng nước trên công trường? Nêu đặc điểm và việc lựa chọn hệ 1
  2. thống cấp nước trên công trường xây dựng? ............................................................ 14 16. Nêu các nguyên tắc vạch tuyến mạng lưới cấp nước và phân tích? .............. 15 17. Chức năng và cấu tạo của bể tự hoại có ngăn lọc? Cách bố trí bể tự hoại cho công trình?..................................................................................................... 16 2
  3. PHẦN TRẢ LỜI 1. Khái niệm hệ thống cấp nước? Yêu cầu cơ bản của hệ thống cấp nước là gì? Nêu công thức xác định công suất của trạm cấp nước cho đô thị ? - HTCN là tổ hợp các công trình thu nước, vận chuyển nước, xử lý nước, điều hoà và phân phối nước tới đối tợng sử dụng nước. -Các yêu cầu cơ bản đối với một hệ thống cấp nước:  Bảo đảm đa đầy đủ và liên tục lượng nước cần thiết đến các nơi tiêu dùng.  Bảo đảm chất lượng nước đáp ứng các yêu cầu sử dụng  Giá thành xây dựng và quản lý rẻ  Thi công và quản lý dễ dàng thuận tiện, có khả năng tự động hoá và cơ giới hoá việc khai thác, xử lý và vận chuyển nước.. - Công thức xác định công suất của trạm cấp nước cho đô thị : q = (a.qsh + qt +q cn ).b.c (m3/ngđ) trong đó: qsh, qt, qcn, : lưu lượng nước sinh hoạt khu dân c; lưu lượng nước tới cây, đường; lưu lượng nước sinh hoạt, tắm và sản xuất của nhà máy trong ngày. a: hệ số kể đến lượng nước dùng cho công nghiệp địa phương, tiểu thủ công nghiệp, và các dịch vụ khác nằm xen kẽ trong khu dân cư (a = 1,1) b: hệ số kể đến lượng nước rò rỉ (phụ thuộc điều kiện quản lý và xây dựng) b = 1,1 - 1,15 c: hệ số kể đến lượng nước dùng cho bản thân trạm cấp nước (nước rửa bể lắng, bể lọc,…) c = 1,05 - 1,1 (q nhỏ lấy c lớn và ngợc lại) 2. Lựa chọn sơ đồ cấp nước cho công trình nhà 5 tầng luôn đầy đủ lưu lượng, áp lực đạt tối đa 25m vào những giờ từ 20h-5h, đạt tối thiểu vào những giờ từ 17h-19h. …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… 3
  4. …... …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …... …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …... …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …... …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …... …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …... …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …... …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …... …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …... …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …... …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …... …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …... …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …... 3. Nêu chức năng và cấu tạo của két nước? Khi công trình không có điều kiện xây dựng két nước thì có thể thay thế bằng công trình gì? *Chức năng của két nước: -Khi áp lực của đường ống cấp nước bên ngoài không đảm bảo thường xuyên thì hệ thống cấp nước trong nhà cần có két nước. Két nước có nhiệm vụ điều 4
  5. hòa nước, tức là dự trữ nước khi thừa và cấp nước khi thiếu, đồng thời tạo áp lực để đưa nước tới các nơi tiêu dùng. Ngoài ra két nước còn phải dự trữ 1 phần lương nước chữa cháy trong nhà. *Cấu tạo của két nước: -Trên mặt bằng két nước có thể có dạng hình chữ nhật, hình vuông, hình tròn… -Két nước có thể xây bằng gạch, bê tông cốt thép hoặc thép tấm dày hàn lại. +Dùng thép tấm thì nhẹ nhưng đắt, hay bị gỉ.. +Dùng gạch hoặc bê tông thì cần có biện pháp chống rò rỉ nước. -Két nước có thể gắn liền với kết cấu mái hoặc đặt trên sàn đỡ bằng gỗ, bê tông hoặc các cột đỡ nếu quá cao . Khoảng cách giữa các két nước, giữa thành két với các kết cấu của nhà 0,7-1,0m. -Két nước được trang bị các loại ống sau đây: +Đường ống dẫn nước lên két. +Ống dẫn nước ra khỏi két. +Ống tràn. +Ống xả cặn. +Thước đo hay tín hiệu chỉ mức nước. *Khi công trình không có khả năng xây dựng két nước thì có thể thay thế bằng: Bể chứa nước, trạm khí nén. 5
  6. 4. Trình bày sơ đồ mạng lưới cấp nước ( phân loại, ưu và nhược điểm, phạm vi áp dụng) ? Sơ đồ nào hay được sử dụng để cấp nước cho công trường xây dựng? 6
  7. -Mạng lưới cấp nước là một bộ phận của hệ thống cấp nước, giá thành xây dựng thường chiếm khoảng 50-70% giá thành của toàn hệ thống. -Mạng lưới cấp nước được chia làm 3 loại: Mạng lưới cụt: là mạng lưới đường ống(hình a) chỉ có thể cấp nước cho các điểm theo một hướng. Mạng lưới cấp nước cụt dễ tính toán, kinh phí đầu tư ít, có tổng chiều dài đường ống ngắn, nhưng không đảm bảo an toàn, khi một đoạn ống ở đầu mạng bị hỏng thì mạng lưới phía sau sẽ không có nước dùng. Nên chỉ dùng cho các thành phố nhỏ, các thị trân nơi không có công nghiệp hoặc các đối tượng không yêu cầu cấp nước liên tục, dùng ít và tạm thời. Mạng lưới cấp nước vòng: Là mạng lưới đường ống khép kín mà trên đó tại mọi điểm có thể cấp nước từ hai hay nhiều phía (hình b). Khi một đường ống chính nào đó bị hỏng thì nước có thể chảy theo đường ống chính khác cho các khu vực phía sau, sử dụng cấp nước cho thành phố lớn, các khu công nghiệp… nhất là khu dùng kết hợp để chữa cháy. Mạng lưới cấp nước hỗn hợp : Sử dụng phổ biến nhất, kết hợp được ưu nhược điểm của cả 2 loại trên. Trong đó mạng lưới vòng dùng cho các đối tượng tiêu thụ quan trọng, và mạng lưới cụt để phân phối cho những điểm khác ít quan trọng hơn. *Trong công trường xây dựng thường được sử dụng mạng lưới cấp nước cụt, vì công trường xây dựng chỉ sử dụng nước tạm thời trong khoản thời gian thi công, sau khi hoàn thiện sẽ rời đi. Tuy nhiêu nếu có thi công cả mạng lưới cấp nước trong tương lai thì có thể thi công một phần mạng lưới để phục vụ trong công tác thi công. 5. Trình bày sơ đồ mạng lưới cấp nước lạnh cho công trình nhà 10 tầng với giả thiết lưu lượng không đầy đủ, áp lực mạng lưới cấp nước bên ngoài đạt tối đa là 24m. …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… 7
  8. …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… 6. Chức năng và cấu tạo của bể tự hoại không có ngăn lọc? Yếu tố nào ảnh hưởng đến quá trình lên men cặn lắng trong bể tự hoại. *Chức năng : -Bể tự hoại có nhiệm vụ làm sạch sơ bộ nước thải trong nhà trước khi thải ra sông, hồ hay mạng lưới thoát nước bên ngoài, sử dụng trong trường hợp ngôi nhà có hệ thống thoát nước bên trong nhưng bên ngoài là hệ thống thoát nước chung không có trạm xử lý. *Cấu tạo : -Bể tự hoại không có ngăn lọc là loại được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Nó giống bể chứa gồm 1,2, 3 ngăn như hình vẽ, bể này có thể xử lý toàn bộ nước thải sinh hoạt hay nước phân, tiểu. -Bể tự hoại có thể được xây dựng bằng gạch, bê tông… -Các ngăn đầu thường có dung tích lớn hơn các ngăn sau vì ở đây cặn nhiều hơn. -Bể thường được bố trí các ống sau : Ống nước vào và ống ra khỏi bểm ống thông hơi và ống tẩy rửa, ống rút cặn… Nước vào và ra khỏi bể thường qua 1 tê để dễ dàng thông rửa, các tê này thường đặt dưới ống thông hơi. Cửa thông nước thường bố trí ở giữa chiều sâu bể (0.4-0.6H) ve nên bố tri sole trên mặt bằng để nước chảy quanh co làm tăng hiệu quả lắng. Có thể bố trí ông hoặc cửa hút ở sát đáy bể thu cặn từ ngăn lắng về ngăn chứa để việc lấy cặn ra khỏi dễ dàng hơn. Trên nóc bể thường bố trí nắp đậy để khi bơm căn có thể thả ống hút của bơm xuống dưới đáy cặn để hút cặn đi. -Chiều rộng tối thiểu của bể là 0.75m. 8
  9. *Các yếu tố ảnh hưởng : - Khi nước thải chảy vào bể nó được làm sạch nhờ hai quá trình chính là lắng cạn và lên men cặn lắng. -Do tốc độ nước chảy rất chậm,(1-3 ngày), dưới tác dụng của trọng lượng bản thân, các hạt cặn (cát, bùn, phân) rơi dần xuống đáy bể và nước sau khi ra khỏi bể sẽ trong. -Các hạt cặn rơi xuống đáy bể, ở đây các chất hữu cơ sẽ bị phân hủy nhờ hoạt động của các vi sinh vật hiếm khí. Cặn sẽ lên men, mất mùi hôi và giảm thể tích. -Quá trình lên mem của cặn nhanh hay chậm phụ thuộc vào nhiệt độ và độ PH của nước thải, lượng vi sinh vật có trong lớp cặn.. nhiệt độ càng cao thì tốc độ lên men cặn nhanh. Khi nồng độ xà phòng trong nước cao thì độ PH càng thấp, khi đó các vi sinh vật hoạt động yếu và có thể bị tiêu diệt. Khi bể càng sâu thì độ ẩm của cặn lên men càng nhỏ và do đó thể tích phần chứa cặn càng giảm. -Trong quá trình làm việc thường xuyên bổ sung cặn tươi vào bể, quá trình phân giải các hợp chất hữu cơ chứa cacbon làm chậm quá trình lên men cặn. 7. Nhiệm vụ của hệ thống thoát nước là gì? Trình bày hệ thống thoát nước chung? 9
  10. -Nhiệm vụ của hệ thống thoát nước là vận chuyển một cách nhanh chóng các loại nước thải ra khỏi khu dân cư và sản xuất, đồng thời làm sạch và khử trùng tới mức cần thiết trước khi xả vào nguồn nước. -Hệ thống thoát nước chung, là hệ thống mà tất cả các loại nước thải (sinh hoạt, sản xuất, nước mưa) được xả chung vào một mạng lưới và dẫn đến công trình làm sạch. Như vậy những lúc mưa to, lưu lượng nước thải sẽ rất lớn, nồng độ chất thải lại rất thấp, một phần hỗn hợp nước thải sẽ được xả ra nguồn qua các giếng tràn nước mưa, các giếng nước mưa thường được bố trí trên cống góp chính gần nguồn tiếp nhận. Giá trị lưu lượng nước xả ra phải được tính toán tùy thuộc lưu lượng nước nguồn, các yêu cầu điều kiện vệ sinh, kinh tế. -Hệ thống thoát nước chung có ưu điểm là bảo đảm tốt nhất về phương diện vệ sinh, vì toàn vộ phần nước bẩn đều được qua công trình làm sạch trước khi xả ra sông hồ. Tuy nhiên nó không kinh tế, vì kích thước công trình lớn, đồng thời quản lý cũng phức tạp, thường được xây dựng ở những thành phố nằm cạnh dòng sông lớn, hay trong thời kỳ đầu khi chưa có công trình thoát nước hợp lý. 8. Chức năng và cấu tạo của bể tự hoại có ngăn lọc? Cách bố trí bể tự hoại cho công trình? *Chức năng, cấu tạo : (như câu 6). *Cách bố trí bể tự hoại cho công trình : -Bể tự hoại có thể bố trí ở trong nhà, dưới khu vệ sinh hay ở ngoài nhà, (ở đầu hồi hay sân cách xa nhà 3-5m). Bố trí trong nhà có ưu điểm là giá thành xây dựng rẻ, vì có thể lợi dụng được kết cấu tường nhà, móng nhà, đỡ tốn ống và ít bị tắc (do nước chảy trực tiếp xuống bể), điều kiện làm việc tốt hơn. Tuy nhiên có nhược điểm là không thuận lợi cho thi công (phải xây dựng xong bể mới xây tiếp được các tầng cao) và khi ị rò rỉ(do thi công, kết cấu không tốt) sẽ ảnh hưởng đến tính bền bỉ của ngôi nhà như nhà bị lún, tường, mòng nhà bị ăn mòn. 9. Nhiệm vụ của hệ thống thoát nước là gì? Trình bày hệ thống thoát nước riêng? -Nhiệm vụ của hệ thống thoát nước là vận chuyển một cách nhanh chóng các loại nước thải ra khỏi khu dân cư và sản xuất, đồng thời làm sạch và khử trùng 10
  11. tới mức cần thiết trước khi xả vào nguồn nước. -Hệ thống thoát nước riêng, có hai hay nhiều mạng lưới cống riêng biệt, một dùng để vận chuyển nước bẩn nhiều (như nước sinh hoạt), trước khi xả vào nguồn cho qua xử lý, một dùng để vận chuyển nước ít bẩn hơn (nước mưa) thì cho xả thẳng vào nguồn. Tùy theo độ nhiễm bẩn mà nước thải sản xuất (nếu độ nhiễm bẩn cao) xả chung với nước thải sinh hoạt, hoặc (nếu độ nhiễm bẩn thấp) chung với nước mưa. Còn nếu trong nước thải sản xuất có chứa nhiều chất độc hại axit, kiềm thì nhất thiết phải xả vào mạng lưới riêng biệt. 10.Trình bày sơ đồ mạng lưới cấp nước lạnh cho công trình nhà 20 tầng với giả thiết lưu lượng đầy đủ, áp lực mạng lưới cấp nước bên ngoài đạt tối đa là 25m. …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… ……………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… ……………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… ……………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… ……………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… ……………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… ……………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… ……………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… ……………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… ……………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… ……………… …………………………………………………………………………………… 11
  12. …………………………………………………………………………………… ……………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… ……………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… ……………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… ……………… 11.Chức năng, nhiệm vụ và cấu tạo của Giếng khoan? *Chức năng-nhiệm vụ: Dùng để thu nước ngầm sâu khi cần lưu lượng nước nhiều. Đường kính giếng khoan từ 150-600mm, công suất của giếng khoan từ 5- 500 l/s. Khi cần lưu lượng nước lớn có thể phải sử dụng một nhóm giếng khoan. Khi đó các giếng sẽ tác động ảnh hưởng lẫn nhau và công suất từng giếng giảm đi so với khi nó làm việc độc lập. *Cấu tạo giếng khoan gồm các bộ phận chính sau đây: -Cửa giếng hay miệng giếng: Để xem xét hay kiểm tra và đặt máy bơm, động cơ, thường xây nhà để che phủ. -Thân giếng, gồm có các ống thép không gỉ, được nối với nhau bằng ống lồng, hoặc hàn. Có nhiệm vụ chống nhiễm bẩn và chống sụt lở đất. 12
  13. -Ống lọc, nằm trong lớp đất ngập nước, có tác dụng làm sạch nước trước khi nó chảy vào giếng. -Ống lắng cặn, ở cuối ống lọc cao 2-5m, dùng để lắng cặn, cặn lắng khi chui vào ống lọc thì rơi xuống ống lắng cặn. 12.Nêu cấu tạo, nguyên lý làm việc và phạm vi áp dụng công trình thu nước mặt gần bờ loại kết hợp? *Phạm vi áp dụng:Công trình thu nước mặt gần bờ loại kết hợp thường được xây dựng ở bờ có đất tốt, đường ống hút ngắn, tốn ít người quản lý nên giá thành xây dựng rẻ. Khi đất ở bờ xấu không thể xây dựng trạm bơm được thì người ta dùng loại phân ly. *Cấu tạ, nguyên lý làm việc: Công trình thu nước thực chất là một bể chứa nước thường chia làm nhiều gian để có thể thay đổi nhau làm việc khi sửa chữa hoặc khi rửa bể. -Mỗi gian chia làm 2 ngăn(Ngăn thu và ngăn hút): +Ngăn thu nước ở ngoài có tác dụng lắng cặn sơ bộ(các hạt cặn, cát, phù sa) cho nước trong. Nước sông vào ngăn thu qua các cửa thu nước:cửa phía trên thu nước mưa lũ, của phía dưới thu nước mùa khô. Ở cửa thu nước có song chắn rác có nhiệm vụ chắn giữ các loại rác, củi gỗ và xác súc vật trôi sông… còn lưới chắn giữ các loại rác nhỏ hơn. +Ngăn hút: Nước qua lưới chắn rác đi vào ngăn thu là nơi đặt các ống hút của máy bơm. 13. Bản chất của quá trình xử lý nước thải trong bể tự hoại không có ngăn lọc? -Bản chất của quá trình xử lý nước thải trong bể tự hoại không có ngăn lọc là quá trình làm sạch nước thải sinh hoạt bằng lọc(tách) các vật thể rắn (cặn) ra khỏi nước, sau đó cặn sẽ được giữ lại trong bể, còn nước khi ra khỏi bể thì sẽ 13
  14. trong, cặn được giữ lại ở đáy bể sẽ được lên men và phân hủy nhờ các vi sinh vật yếm khí. -Bể tự hoại không ngăn lọc có ưu điểm là hiệu quả ngăn cặn cao, kết cấu đơn giản, dễ quản lý, giá thành rẻ. Tuy nhiên nó làm sạch nước thải không hoàn toàn, nước ra khỏi bể vẫn còn mang theo cặn của lớp váng cặm rơi xuống và chứa khí-sản phẩm tan trong nước như H2S. 14.Nêu cấu tạo, nguyên lý làm việc và phạm vi áp dụng của công trình thu nước ngầm mạch nông là giếng khơi? -Giếng khơi: để thu nước ngầm mạch nông hay lưng chừng khi lượng nước không cần nhiều, có thể dùng cho một gia đình hoặc nhóm gia đình, khi cần lượng nước nhiều có thể dùng một nhóm giếng rồi tập trung nước vào một nhóm chính, hoặc dùng giếng có đường kinh lớn… -Đường kính giếng khơi thường lấy khoảng 1-1,5m. Nước chảy vào giếng có thể là từ dưới chui lên hoặc khe hở ở thành giếng chui vào. Để tránh nước mưa và chất bẩn người ta xây thành giếng, và xung quanh giếng đắp một lớp đất sét nhão dày để bảo vệ. Thành giếng có thể xây bằng gạch hoặc bê tông cốt thép… tùy theo vật liệu địa phương. -Bờ giếng thường cao cách mặt đất 0.8m, xung quang lát sàn gạch có độ dốc 0.02 để thoát nước và có hàng rào bảo vệ. -Khi chọn vị trí đào giếng cần kết hợp với địa chất thủy văn để lấy được nước ngầm tốt, đỡ tốn công đào sâu. Vị trí giếng phải gần nhà, xa các chuồng trâu bò, xí… để bảo đảm vệ sinh. 15.Chất lượng nước trên công trường? Nêu đặc điểm và việc lựa chọn 14
  15. hệ thống cấp nước trên công trường xây dựng? *Chất lượng nước trên công trường xây dựng phải thỏa mãn các điều kiện sau: -Nước dùng trong sinh hoạt phải đảm bảo các điều kiện vệ sinh cần thiết như cung cấp cho các thành phố. Nước dùng để trộn và tưới bêtông phải có độ PH
  16. lai, khi cần cải tạo cần nghiên cứu kỹ mạng lưới hiện tại, 17.Chức năng và cấu tạo của bể tự hoại có ngăn lọc? Cách bố trí bể tự hoại cho công trình? *Chức năng, nhiệm vụ: -Bể tự hoại có ngăn lọc giống như bể không ngăn lọc có thêm ngăn lọc ở cuối bể. Trong ngăn lọc bố trí từ trên xuống dưới như hình vẽ. -Khi nước chảy qua ngăn lọc, các cặn nhỏ còn lại sẽ được giữ lại giữa các khe hở của vật liệu lọc, ở đây do sự hoạt động của các vi khuẩn hiếu khí, các chất hữu cơ bị ô xy hóa, nước thải được làm sạch. Trong quá trình làm sạch, các vi khuẩn hiếu khí đòi hỏi nhiều oxy nên bể này(ngăn lọc) cần phải thông hơi tốt, bởi vậy ngăn lọc thường làm hở để lấy không khí ngoài trời. Khi dùng ống thông hơi, nếu diện tích F nhỏ hơn 3m2 dùng ống d=100mm, F lớn hơn 5m2 dùng ống d=100mm. -Bể tự hoại ngăn lọc thích hợp để xử lý nước phân, nước tiểu hay xử lý toàn bộ nước thải sinh hoạt cho các nhà nhỏ, ít người. Ưu điểm của bể này là nước ra khỏi bể trong hơn, vi trùng ra khỏi bể ít hơn so với bể không ngăn lọc. Tuy nhiên giá thành xây dựng cao hơn, quản lý phức tạp hơn, và độ sâu chôn uống thoát nước sau bể lớn hơn (do nước thoát ra ở đáy bể). *Cách bố trí bể tự hoại cho công trình : Cũng giống như bể tự hoại không ngăn lọc. -Bể tự hoại có thể bố trí ở trong nhà, dưới khu vệ sinh hay ở ngoài nhà, (ở đầu hồi hay sân cách xa nhà 3-5m). Bố trí trong nhà có ưu điểm là giá thành xây dựng rẻ, vì có thể lợi dụng được kết cấu tường nhà, móng nhà, đỡ tốn ống và ít 16
  17. bị tắc (do nước chảy trực tiếp xuống bể), điều kiện làm việc tốt hơn. Tuy nhiên có nhược điểm là không thuận lợi cho thi công (phải xây dựng xong bể mới xây tiếp được các tầng cao) và khi ị rò rỉ(do thi công, kết cấu không tốt) sẽ ảnh hưởng đến tính bền bỉ của ngôi nhà như nhà bị lún, tường, mòng nhà bị ăn mòn. 17
  18. Filename: Dap an ôn tập X.docx Directory: E:\School\Giao trinh-Tài lieu\Nam 3\Ky II\Cap thoat nuoc Template: C:\Users\tongc\AppData\Roaming\Microsoft\Templat es\Normal.dotm Title: Subject: Author: Tòng Văn Chung Keywords: Comments: Creation Date: 23/05/2016 7:51:00 PM Change Number: 13 Last Saved On: 24/05/2016 11:34:00 AM Last Saved By: Tòng Văn Chung Total Editing Time: 582 Minutes Last Printed On: 05/09/2016 8:29:00 AM As of Last Complete Printing Number of Pages: 17 Number of Words: 3,593 (approx.) Number of Characters: 20,483 (approx.)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
16=>1