Câu 1. Phân tích cơ sở hình thành tư tưởng HCM. (2)<br />
Tại sao nói chủ nghĩa Mác – LN là cơ sở quan trọng nhất quyết định bản chất TT.HCM?<br />
(4)<br />
Các gai đoạn hình thành và phát triển của TT.HCM (4)<br />
Câu 2. Phân tích TT. HCM về vấn đề dân tộc thuộc địa (5)<br />
Câu 3: Quan niệm HCM về đặc trưng, bản chất của CNXH ở VN (6)<br />
Câu 4. Quan điểm của HCM về mục tiêu, động lực CNXH ở VN (7)<br />
Câu 5: Phân tích quan điểm HCM về nội dung xây dựng CNXH ở nước ta trong thời kỳ<br />
quá độ (7)<br />
Câu 6:Phân tích quan điểm HCM về quy luật ra đời, phát triển của ĐCS VN (8)<br />
Câu 7: Phân tích quan điểm HCM về ĐCS VN cầm quyền (9)<br />
Câu 8: Chứng minh tính thống nhất biện chứng trong nguyên tắc tổ chức sinh hoạt Đảng<br />
theo TT.HCM (10)<br />
Câu 9: Phân tích TT.HCM về vai trò của đại đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp CM (11)<br />
Câu 10: Mặt trận dân tộc thống nhất là gì? Phân tích TT.HCM về các nguyên tắc hoạt<br />
động của MTDT thống nhất (12)<br />
Câu 11. Phân tích TT.HCM về nguyên tắc “đoàn kết quốc tế” (12)<br />
Câu 12. Phân tích TT.HCM về nhà nước của dân, do dân, vì dân. Liên hệ nhà nước VN<br />
hiện nay.(13)<br />
Câu 13. Phân tích TT.HCM về nhà nước có hiệu lực pháp lý mạnh mẽ. Liên hệ nhà nước<br />
CHXHCNVN hiện nay (15)<br />
Câu 14. Định nghĩa văn hóa theo TT.HCM. Mối quan hệ giữa văn hóa với chính trị, văn<br />
hóa với kinh tế (16)<br />
Câu 15. Phân tích các chuẩn mực đạo đức cách mạng theo TT.HCM. Liên hệ con người<br />
VN hiện nay. (17)<br />
Câu 16. Vì sao sinh viên phải học tập TT.HCM. Nội dung học tập và làm theo tấm gương<br />
đạo đức HCM(18)<br />
<br />
1<br />
<br />
Câu 1. Phân tích cơ sở hình thành tư tưởng HCM. Tại sao nói chủ nghĩa Mác – LN là cơ<br />
sở quan trọng nhất quyết định bản chất TT.HCM? Các gai đoạn hình thành và phát triển<br />
của TT.HCM<br />
1. Khái niệm tư tưởng HCM<br />
Tư tưởng HCM là hệ thống những quan điểm sâu sắc, toàn diện về những vấn đề của cách<br />
mạng VN, từ CM dân tộc dân chủ nhân dân đến CM XHCN<br />
Là sự kế thừa và phát huy sáng tạo chủ nghĩa Mác–Lênin vào điều kiện hoàn cảnh nước ta<br />
Là sự kết tinh tinh hoa văn hóa, trí tuệ thời đại vào công cuộc giải phóng dân tộc, giải phóng<br />
giai cấp, giải phóng con người<br />
2. Cơ sở hình thành tư tưởng HCM<br />
a. Cơ sở khách quan<br />
+ Bối cảnh lịch sử<br />
Việt Nam cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20<br />
Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam. Đến năm 1884, triều đình nhà Nguyễn<br />
không còn khả năng chống trả, phải ký hiệp ước Pa tơ nốt, xác lập quyền bảo hộ của Pháp ở<br />
Việt Nam.<br />
Về kinh tế: Pháp tiến hành công cuộc khai thác thuộc địa làn thứ nhất, lần thứ hai. Xây dựng hệ<br />
thống giao thông đường bộ, đường sắt, các nhà máy sản xuất công nghiệp nhẹ nhằm đẩy mạnh<br />
tốc độ khai thác nguyên liệu về cho chính quốc<br />
Về văn hóa: Pháp thực hiện chính sách nô dịch văn hóa, mở nhà tù nhiều hơn trường học<br />
Về xã hội: Xã hội Việt Nam có sự thay đổi, từ xã hội phong kiến trở thnahf xã hội thuộc địa<br />
nửa phong kiến. Xuất hiện them tầng lớp giai cấp mới là công nhân, tư sản, tiểu tư sản<br />
Về chính trị: Các phong trào chống Pháp phát triển mạnh mẽ nhưng đều thất bại. Bao gồm các<br />
phong trào yêu nước mang khuynh hướng phong kiến như phong trào Cần Vương, khởi nghĩa<br />
Hương Khê, khởi nghĩa Bãi Sậy… và phong trào theo khuynh hướng dân chủ tư sản do Phan<br />
Bội Châu, Phan Châu Trinh lãnh đạo. Nguyên nhân dẫn đến thất bại bởi đường lối đấu tranh<br />
đều không đúng đắn, khả năng lãnh đạo non yếu, không phù hợp điều kiện hoàn cảnh nước ta<br />
Bối cảnh quốc tế<br />
- Chiến tranh thế giới thứ nhất nổ ra và sự ra đời của chủ nghĩa đế quốc. Các nước đế quốc bên<br />
trong thì bóc lột nhân dân lao động, bến ngoài thì xâm lược và khai thác tài nguyên thuộc địa.<br />
CHủ nghĩa đế quốc trở thành kẻ thù chung của các dân tộc trên thế giới<br />
- Cách mạng tháng 10 Nga thắng lợi, mở ra thời kỳ cách mạng chống đế quốc, thời đại giả<br />
phóng dân tộc<br />
2<br />
<br />
- Quốc tế cộng sản 1919 ra đời, thúc đẩy và cổ vũ phong trào cách mạng giải phóng dân tộc<br />
toàn thế giới<br />
<br />
+ Tiền đề tư tưởng, lý luận<br />
Tinh hoa văn hóa dân tộc<br />
Dân tộc VN có truyền thống yêu nước, kiên cường, bất khuất, là tinh thần tương thân tương<br />
ái,thông minh, sáng tạo, dũng cảm…<br />
Tinh hoa văn hóa nhân loại<br />
Văn hóa phương Đông: tư tưởng HCM chịu ảnh hưởng bởi Nho Giáo với tư tưởng “trọng dân<br />
trọng giáo”, chịu ảnh hưởng của Phật giáo với tư tưởng “từ bi, bình đẳng, bác ái, vị tha” và chủ<br />
nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn đó là “dân quyền độc lập, dân chủ tự do, dân sinh hạnh<br />
phúc”<br />
Văn hóa phương Tây: HCM sớm làm quyen với văn hóa Pháp, sớm tiếp thu các tư tưởng về<br />
bình đẳng tự do bác ái của chủ nghĩa không tưởng Pháp, các giá trị về quyền sống, quyền tự do,<br />
quyền mưa cầu hạnh phúc từ hai bản Tuyên ngôn của Pháp và Mỹ<br />
Chủ nghĩa Mác – Lênin: Đây là cơ sở thế giới quan và phương pháp luận của HCM.<br />
Vai trò của chủ nghĩa Mác-Lênin đối với tư tưởng Hồ Chí Minh thể hiện ở chỗ:<br />
- Quyết định bản chất thế giới quan khoa học của tư tưởng Hồ Chí Minh.<br />
- Quyết định phương pháp hành động biện chứng của Hồ Chí Minh.<br />
HCM đã tiếp thu một cách chọn lọc, và vận dụng sáng tạo, linh hoạt các giá trị của Chủ nghĩa<br />
M-Lê nin vào điều kiện hoàn cảnh nước ta, tìm ra con đường đúng đắn giải phóng đất nước<br />
khỏi ách thống trị của chủ nghĩa thực dân<br />
<br />
b. Nhân tố chủ quan<br />
Nhân tố chủ quan thuộc về phẩm chất, nhân cách của Hồ Chí Minh<br />
+Khả năng tư duy độc lập, tự chủ và sáng tạo, có óc phê phán tinh tường và sáng suốt trong<br />
việc nghiên cứu, tìm hiểu các cuộc cách mạng lớn trên thế giới<br />
+ tinh thần cần cù, sáng tạo, ý chí vượt qua khó khăn, gian khổ, nghị lực phi thường<br />
+ Tâm hồn của một nhà yêu nước vĩ đại, một chiến sĩ cộng sản nhiệt thành cách mạng, có tinh<br />
thần yêu nước thương dân sâu sắc<br />
<br />
3<br />
<br />
Tại sao nói chủ nghĩa Mác – LN là cơ sở quan trọng nhất quyết định bản chất TT.HCM?<br />
Chủ nghĩa Mác-Lênin là nguồn gốc lý luận trực tiếp, quyết định bản chất của tư tưởng Hồ Chí<br />
Minh, là cơ sở thế giới quan và phương pháp luận của tư tưởng Hồ Chí Minh, đồng thời tư<br />
tưởng của Người góp phần làm phong phú thêm chủ nghĩa Mác-Lênin ở thời đại các dân tộc bị<br />
áp bức vùng lên giành độc lập, tự do.<br />
Người khẳng định: “Chủ nghĩa Mác-Lênin đối với chúng ta… là mặt trời soi sáng con đường<br />
chúng ta đi tới thắng lợi cuối cùng, đi tới chủ nghĩa xã hội…”.<br />
+ Thông qua thực tiễn cách mạng, HCM đã tiếp thu chủ nghĩa M-L như một lẽ tự nhiên, một tất<br />
yếu khách quan và hợp với quy luật. Chu nghĩa Mac là bộ phận văn hóa đặc sắc nhất của nhân<br />
loại: tinh túy nhất, triệt để nhất và khoa học nhất<br />
+ HCM đến với chủ nghĩa Mác-Lênin là xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của CM Việt Nam, chủ<br />
nghĩa M-L đã khắc phục được sự khủng hoảng về đường lối cách mạng của dân tộc, vạch ra<br />
con đường cứu nước<br />
+ HCM vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin theo phương pháp mác-xít và theo tinh thần<br />
phương Đông, không áp dụng máy móc kết luận có sẵn mà tự tìm ra giải pháp riêng, cụ thể cho<br />
cách mạng Việt Nam.<br />
<br />
Các giai đoạn hình thành và phát triển của TT.HCM<br />
+ Trước 1911: Hình thành tư tưởng yêu nước và trí hướng cứu nước<br />
Sinh ra trong một gia đình nhà nho yêu nước, cha là Nguyễn Sinh Sắc<br />
Quê hương sản sinh ra những anh hung CM: Phan Bội Châu, Mai Thúc Loan<br />
Vì vậy trong con người NAQ sớm hình thành tư tưởng yêu nước, thương dân, căm thù đế<br />
quốc. Đông thời, nhận ra hạn chế của những người anh hùng cách mạng đi trước, từ đó NAQ đã<br />
định ra một con đường mới là tìm hiểu bản chất của các nước đế quốc xâm lược, sau đó sẽ trỏ<br />
về giúp đồng bào mình<br />
+ Từ 1911 – 1920: Tìm thấy con đường cứu nước, giải phóng dân tộc<br />
CM tháng 10 Nga 1917 thắng lợi<br />
7/1920, NAQ đọc sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về dân tộc và thuộc địa của Lênin<br />
Tư tưởng NAQ lúc này chuyển từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa Leenin, tán thành<br />
Quốc tế thứ 3 và tham gia sáng lập ĐCS Pháp<br />
Trong giai đoạn này, TT.HCM đã có bước ngoặt quan trọng từ chủ nghĩa yêu nước thành chủ<br />
nghĩa cộng sản,, từ giác ngộ dân tộc đến giác ngộ giai cấp, từ người yêu nước trở thành người<br />
CS<br />
+ Từ 1921 – 1930: Hình thành cư bản tư tưởng về CM VN<br />
4<br />
<br />
Trong giai đoạn này, NAQ hoạt động ở nhiều quốc gia khác nhau như Pháp, TQ Liên xô, Thái<br />
Lan. Viết các bài báo với nội dung tố cáo chủ nghĩa thực dân với tư tưởng nổi bật<br />
- Bản chất chủ nghĩa thực dân là ăn cướp, giết người<br />
- CM giải phóng DT phải đi theo con đường CM VS, là bộ phận của CM thế giới<br />
- CM giải phóng dân tộc thuộc địa và CM vô sản chính quốc có mqh khăng khít với nhau<br />
nhưng không phụ thuộc vào nhau<br />
- CM thuộc địa đánh đuổi ngoại xâm, giành độc lập dân tộc dưới sự lđ của Đảng<br />
- CM là sự nghiệp quần chúng, không của riêng ai cả<br />
+ Từ 1930 – 1945: Vượt qua thử thách, kiên trì giữ vững lập trường CM<br />
Thắng lợi đầu tiên của CM VN là sự kiện 2/9/1945, Bác Hồ đọc tuyên ngôn độc lập<br />
Thắng lợi thứ hai là sự kiện này đã chứng minh Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt mà<br />
HCM soạn thảo là đúng đắn<br />
+ Từ 1945 – 1969: Tiếp tục phát triển, hoàn thiện TT.HCM<br />
Nước VN sau 1945 rơi vào tình thế ngàn cân treo sợi tóc<br />
Đầu tiên, HCM chủ trương đẩy lùi giặc dốt, giặc đói<br />
Đối ngoại mềm dẻo, khéo léo, tranh thủ thời gian chuẩn bị kháng chiến<br />
19/12/1946, HCM kêu gọi toàn quốc kháng chiến. Đến năm 1954, kháng chiến thắng lợi<br />
<br />
Câu 2. Phân tích TT. HCM về vấn đề dân tộc thuộc địa (SGK – p57)<br />
a. Thực chất của vấn đề dân tộc thuộc địa<br />
- Đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, giải phóng dân tộc<br />
Nếu như C.Mac bàn nhiều về cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản, Lênin bàn nhiều về cuộc<br />
đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc ở các nước tư bản chủ nghĩa thì HCM tập trung bàn về cuộc<br />
đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân ở thuộc địa. Người dành sự quan tâm đến các thuộc địa,<br />
vạch ra<br />
- Lựa chọn con đường phát triển dân tộc<br />
Từ thực tiễn phong trào cứu nước của ông cha và lịch sử nhân loại, HCM khẳng định phương<br />
hướng phát triển của dân tộc trong bối cản thời đại mới là CNXH. Đi tới xã hội cộng sản là<br />
hướng phát triển lâu dài. Nó quy định vai trò lãnh đạo của ĐCS tiến hành cách mạng, lãnh đạo<br />
dân tộc chống đế quốc và chống phong kiến triệt để. Đây chính là nét độc đáo, khác biệt với<br />
con đường phát triển của các dân tộc đã phát triển lên chủ nghĩa tư bản ở phương Tây<br />
b. Độc lập dân tộc – nội dung cốt lõi của vấn đề dân tộc thuộc địa<br />
5<br />
<br />