TRIT HC
MÁC - LÊ NIN
CÂU HI ÔN TP
1. Triết học là khoa học của mọi khoa học. => Sai
-Thời kì cổ đại, khi các ngành khoa học chưa phân ngành cụ thể thì triết học trở
thành phương diện nhận thức lý luận tổng hợp của Thế giới.Vì những người
nghiên cứu tự nhiên đồng thời cũng là nhà triết học nổi tiếng.Trong đó đại biểu
có Ta-Lét. Khi khoa học phát triển,phân thành nhiều ngành khoa học cụ thể mà
triết học không thể thay thế.Đối tượng nghiên cứu của triết học là những quy luật
chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy mà triết học chỉ trang bị thế giới
quan,phương pháp luận cho các ngành khoa học khác.Triết học sử dụng các công
cụ lý tính, các tiêu chuẩn logic và những kinh nghiệm khám phá thực tại của con
người để diễn tả Thế Giới và khái quát Thế giới bằng lý luận.
-VD: Định nghĩa về vật chất của Lênin đã bác bỏ chủ nghĩa duy tâm,thuyết bất khả
tri để trang bị thế giới quan,phương pháp luận cho các nhà khoa học trong nghiên
cứu những thuộc tính mới của vật chất. Nhờ đó, khoa học vững bước khi tìm ra
hơn 300 hạt cơ bản.
2. Có 2 vấn đề cơ bản của triết học là vấn đề có thể luận và vấn đề nhận thức
luận. => Sai
Vấn đề cơ bản của triết học có 2 mặt,đó là mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, nó
trả lời cho 2 câu hỏi:
-Giữa vật chất với ý thức cái nào có trước và cái nào quyết định cái nào? (bản thể
luận)
+Chủ nghĩa duy vật: cho rằng vật chất có trước và quyết định ý thức, gồm có chủ
nghĩa duy vật chất phác, siêu hình, biện chứng.
+Chủ nghĩa duy tâm: cho rằng ý thức là cái có trước và quyết định vật chất, gồm có
chủ nghĩa duy tâm chủ quan, khách quan.
-Con người có nhận thức được thế giới hay không? (nhận thức luận)
+Khả tri luận: cho rằng con người có thể nhận thức bản chất của đối tượng.
+Bất khả tri luận: cho rằng con người không thể nhận thức bản chất của đối tượng.
+Hoài nghi luận: cho rằng con người không thể đạt đến chân lý khách quan.
3. Triết học là hạt nhân lý luận của thế giới quan.=> Đúng
-Triết học là hệ thống các quan điểm lý luận chung nhất của con người về thế giới và
vị trí của con người trong thế giới đó, là khoa
học về những quy luật vận động, phát triển chung nhất của tự nhiên, xã hội, tư duy.
*Hạt nhân lý luận của Thế giới quan:
+Bản thân triết học chính là thế giới quan
+Trong giới quan khác như thế giới quan của các khoa học cụ thể, thế giới quan của
các dân tộc, hay các thời đại,.. triết học bao giờ cũng là thành phần quan trọng,
đóng vai trò là nhân tố cốt lõi
+ TH bao giờ cũng ảnh hưởng, chi phối các TGQ khác như TGQ tôn giáo, TGQ
thông thường,...
+TGQ triết học như thế nào sẽ quy định các thế giới quan và các quan niệm khác
như thế.
-Những vấn đề được triết học đặt ra và tìm lời giải đáp trước hết là những vấn về
thuộc thế giới quan. Đây là tiền đề quan trọng để xác lập phương thức tư duy hợp
lý và nhân sinh quan tích cực; là tiêu chí quan trọng đánh giá sự trưởng thành của
mỗi cá nhân cũng như từng cộng đồng xã hội nhất định.
VD: Thế giới quan của duy vật biện chứng dựa trên quan niệm duy vật biện chứng
về vật chất và ý thức,các nguyên lý và quy luật của phép duy vật biện chứng
4. Chủ nghĩa duy vật biện chứng là hình thức phát triển cao nhất của chủ
nghĩa duy vật =>Đúng
-Chủ nghĩa duy vật: Những nhà duy vật cho rằng vật chất, giới tự nhiên là cái có
trước, ý thức có sau, vật chất quyết định ý thức của con người.
-Trong lịch sử, chủ nghĩa duy vật có 3 hình thức cơ bản:
+Chủ nghĩa duy vật chất phác hạn chế khi có quan điểm thế giới mang tính trực
giác, cảm tính.
+Chủ nghĩa duy vật siêu hình hạn chế về phương pháp luận siêu hình và máy móc.
+Chủ nghĩa duy vật biện chứng ra đời đã kế thừa tinh hoa của các học thuyết triết
học trước đó và sử dụng triệt để những thành tựu của khoa học tự nhiên đương
thời nên có sự thống nhất giữa CNDV và khoa học, giữa CNDV và phép biện
chứng.Chủ nghĩa duy vật lịch sử còn chỉ ra quy luật hình thành, vận động và phát
triển của xã hội và lịch sử
5. Xét ở góc độ thế giới quan thì siêu hình và biện chứng là 2 phương pháp
luận đối lập nhau trong lịch sử triết học => ĐÚNG
Phương pháp siêu hình:
+Nhận thức đối tượng trong trạng thái tĩnh tại,cô lập,tách rời,chỉ cho con người nhìn
thấy sự tồn tại của đối tượng.
+ Là phương pháp cảm tính, phi thực nghiệm, phương pháp biện chứng là tìm chân
lý bằng cách phát hiện ra mâu thuẫn trong cách lập luận.
+Đóng vai trò lớn khi giải quyết các vấn đề cơ học, nhưng hạn chế khi giải quyết
vấn đề liên quan đến mối liên hệ phổ biến.
Phương pháp biện chứng:
+Nhận thức đối tượng ở trong mối liên hệ phổ biến: vận động,phát triển, biến đổi
không ngừng
+Là phương pháp giúp con người không chỉ thấy sự tồn tại của các SVHT mà còn
thaay sự sinh thành, phát triển và tiêu vong của sự vật, hiện tượng.
+Là phương pháp tư duy biện chứng trở thành công cụ hữu hiệu giúp con người
nhận thức và cải tạo thế giới.
6. Triết học Mác tạo nên một bước ngoặt cách mạng trong lịch sử triết học. =>
Đúng
-TH Mác Lê nin ra đời trong điều kiện KT-XH:
+Sự củng cố và phát triển của phương thức sản xuất TBCN trong điều kiện CM công
nghiệp
+Sự xuất hiện của GCVS trên vũ đài lịch sử - nhân tố chính trị, xã hội quan trọng
+Thực tiễn CM của GCVS - cơ sở chủ yếu và trực tiếp
-TH Mác Lê nin lấy tư tưởng nhân loại, triết học cổ điển Đức, kinh tế chính trị học
Anh và chủ nghĩa xã hội không tưởng, phê phán Pháp làm nguồn gốc lý luận.
-Sự phát triển của KHTN đặc biệt là 3 phát minh: học thuyết tế bào, học thuyết tiến
hóa của Đắc-uyn, định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng.
-TH Mác đã khắc phục tính chất trực quan, siêu hình của CNDV cũ, khắc phục tính
chất duy tâm, thần bí của PBCDT, sáng tạo ra CNDV biện chứng.TH Mác đã vận
dụng và mở rộng quan điểm DVBC vào nghiên cứu lịch sử XH, sáng tạo ra
CNDV lịch sử.
-Triết học Mác đã sáng tạo ra 1 TH chân chính khoa học, với những đặc tính mới
của TH DVBC.
VD: trước sự ra đời của triết học Mác, Đê mô crit cho rằng “Vật chất là nguyên tử”.
Sau khi triết học Mác ra đời thì vật chất là phạm trù triết học..
7. Định nghĩa vật chất của Lênin đã giải quyết khoa học về vấn đề cơ bản
của triết học => đúng
-Định nghĩa vật chất của Lê nin: “Vật chất là 1 phạm trù triết học dùng để chỉ thực
tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác con
người chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào ý thức”
-Vấn đề cơ bản của triết học có 2 mặt:
+Mặt thứ nhất: Vật chất và ý thức cái nào có trước và cái nào quyết định cái nào?
+Mặt thứ hai: Con người có nhận thức được thế giới hay không?
Qua định nghĩa của Lê nin ta thấy ông đã giải quyết mặt thứ nhất của vấn đề cơ
bản của triết học với quan điểm vật chất là cái có trước, ý thức là cái có sau, vật
chất quyết định ý.
VD: Có thực mới vực được đạo.
Giải quyết được mặt thứ hai.
+Con người có thể nhận thức được thế giới thông qua việc “chụp lại, chép lại và
phản ánh”
VD: Con người có thể nghe được những âm thanh xung quanh mình như tiếng chim
hót, tiếng xe chạy,... có cảm giác mệt mỏi khi làm học quá nhiều.Trẻ em có thể
nhận biết được chữ cái thông qua việc học hỏi từ bố mẹ,thầy cô.
8. Định nghĩa vật chất của Lênin đã triệt để khắc phục hạn chế của CNDV cũ,
bác bỏ CNDT, bất khả tri. => đúng
Vật chất là phạm trù TH dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con
người trong cảm giác, được cảm giác con người chụp lại, chép lại, phản ánh và
tồn tại độc lập với ý thức.
-Lê nin đã khắc phục được tính siêu hình, máy móc của CNDV cũ.
-Ông cho rằng vật chất là cái có trước, nó không lệ thuộc vào ý thức mà nó quyết
định ý thức => bác bỏ chủ nghĩa duy tâm khi chủ nghĩa duy tâm cho rằng ý thức
là cái có trước và ý thức quyết định vật chất.
-Con người có thể nhận thức được thế giới thông qua việc “chụp lại, chép lại, phản
ánh” => bác bỏ bất khả tri luận khi bất khả tri luận cho rằng con người không thể
nhận thức được thế giới.
9. Vận động của vật chất là tuyệt đối, vĩnh viễn còn đứng im của vật chất là
tương đối, tạm thời =>Đúng
Vì:
- Vận động là thuộc tính cố hữu và là phương thức tồn tại của vật chất nên nó tồn tại
vĩnh viễn, không thể tạo ra và không bị tiêu diệt.
-Đứng im chỉ là tương đối tạm thời vì chỉ xảy ra trong một mối quan hệ nhất định
chứ không phải trong mọi mối quan hệ cùng một thời điểm, chỉ xáy ra với 1 hình
thức vận động nào đó, ở một lúc nào đó, chứ không phải cùng một lúc đối với
mọi hình thức vận động.
10.Ý thức con người vừa mang bản chất tự nhiên, vừa mang bản chất xã hội =>
sai
Vì ý thức con người mang nguồn gốc tự nhiên và nguồn gốc xã hội.
Còn về bản chất thì ý thức mang bản chất lịch sử xã hội thông qua các quan hệ xã
hội và điều kiện lịch sử. Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, là
hình ảnh về hiện thực khách quan trong bộ óc con người với nội dung phản ánh là
khách quan và hình thức phản ánh là chủ quan.
Ý thức cũng là sự phản ánh tích cực và sáng tạo gắn liền với thực tiễn xã hội.
Ví dụ: ý thức con người mà mang bản chất tự nhiên thì con người không khác gì
động vật như chó, mèo,...
11.Phản ánh của ý thức là sự phản ánh năng động, sáng tạo trên cơ sở thực tiễn
xã hội => đúng
Ý thức có sự trao đổi thông tin giữa chủ thể và đối tượng phản ánh, có tính chất định
hướng, chọn lọc và 2 chiều.
Ý thức còn xây dựng các học thuyết, lý thuyết khoa học và vận dụng chúng vào
trong hoạt động thực tiễn. Cuối cùng, nó sẽ vận dụng để cải tạo hoạt động thực
tiễn.