Để giao tiếp trong kinh doanh
lượt xem 27
download
Trong cuộc sống hằng ngày chúng ta thường xuyên phải giao tiếp với nhiều người, với nhiều đối tượng thuộc các tầng lớp khác nhau. Và chính sự tinh tế ,khéo léo trong cách ứng xử với mọi người đã giúp cho cúng ta đạt tới một nghệ thuật, nghệ thuật giao tiếp.Giao tiếp là hoạt động mà chúng ta phải đối mặt thường xuyên, mọi lúc, mọi nơi, từ đơn giản đến phức tạp , từ với một người đến đám đông .Để hoàn thiện ,chúng ta cần cả một quá trình và đôi lúc cần được học bài...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Để giao tiếp trong kinh doanh
- MỤC LỤC 1
- LỜI MỞ ĐẦU Trong cuộc sống hằng ngày chúng ta thường xuyên phải giao tiếp với nhiều người, với nhiều đối tượng thuộc các tầng lớp khác nhau. Và chính sự tinh tế ,khéo léo trong cách ứng xử với mọi người đã giúp cho cúng ta đạt tới một nghệ thuật, nghệ thuật giao tiếp.Giao tiếp là hoạt động mà chúng ta phải đối mặt thường xuyên, mọi lúc, mọi nơi, từ đơn giản đến phức tạp , từ với một người đến đám đông .Để hoàn thiện ,chúng ta cần cả một quá trình và đôi lúc cần được học bài bản. Bởi có được sự thiện cảm trong giao tiếp , chúng ta dễ dàng thực hiện được điều mà bản thân mong muốn. Trong bối cảnh linh tế hiện nay ở VIỆT NAM với xu hướng lien kết và toàn cầu hóa thì gaio tiếp phải có sự thay đổi sao cho phù hợp với môi trường linmh doanh cạnh tranh gay gắt.Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thật , công nghệ thong tin cùng với áp lực của khác hàng , chất lượng nguồn nhân lực tang lên thì vấn đề giao tiếp trong kinh doanh đóng vai trò quan trọng trong việc thành bại của một doanh nghiệp nói chung của nhà lãnh đạo doanh nghiệp nói riêng. Giao tiếp đóng vai trò quan trọng trong kinh doanh và nhiều khi mang tính quyết định trong thành công của một thương vụ lớn. Không đơn thuần chỉ là nói cho hay, giao tiếp còn bao gồm rất nhiều khía cạnh từ ngoại hình, phong thái đến cách ứng xử trong nhiều tình huống và nhiều đối tượng khác nhau. 2
- LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên chúng em xin chân thành cảm ơn đến quý thầy , cô trường ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, những người đã trực tiếp dạy, truyền đạt những kiến thức bổ ích cho em, đó chính là nền tảng cơ bản, là những hành trang vô cùng quý giá, là bước đầu tiên cho em vào sự nghiệp sau này trong tương lai.Đặc biệt là cô NGUYỄN LÊ THANH THẢO – một người cô đã cho em rất nhiều kiến thức và niềm đam mê nghành quản trị. Cảm ơn cô đã tận tình, quan tâm, giúp đỡ em trong học kỳ qua, giải đáp những thắc mắc trong quá trình học tập.Nhờ đó ,nhóm 2 mới có thể hoàn thành được bài tập lớn này. Trong quá trình làm bài tập lớn, vì chưa có kinh nghiệm thực tế,chỉ dựa vào lý thuyết đã học cùng với thời gian hạn hẹp nên bài tập lớn chắc chắn sẽ không tránh khỏi những sai sót .Kính mong nhận được sự góp ý , nhận xét từ phía cô để kiến thức của chúng em ngày càng hoàn thiện hơn và rút ra được những kinh nghiệm bổ ích có thể áp dụng vào thực tiễn một cách hiệu quả trong tương lai. Kính chúc mọi người luôn vui vẻ, hạnh phúc, dồi dào sức khỏe và thành công trong học tập. Em xin chân thành cảm ơn! NỘI DUNG A.Giao tiếp là gì? -Giao tiếp là quá trình trao đổi và tiếp xúc giữa con người với môi trường của mình. 3
- - Giao tiếp là một quá trình đa kênh , sử dụng tất cả các phương thức cảm giác. -Sự thiếu vắng giao tiếp tốt xảy ra vì người ta cho rằng năng lực gaio tiếp là điều hiển nhiên .Họ nghĩ rằng một người được trời cho khiếu lém lỉnh hoặc không có điều đó.Thực ra giao tiếp là nghệ thuật.Giống như bất lỳ năng lực nghệ thuật khác, nó đòi hỏi huấn luyện và lỷ luật .Thực hành sẽ cải thiện nó.Việc không ngừng nhận biết ở chổ nào những lỗi làm giao tiếp có thể mắc phải cũng giúp nâng cao nghệ thuật giao tiếp .Giao tiếp là hoạt động xác lập và vận hành các mối quan hệ giữa người với người , hoặc giữa người với các yếu tố xã hôi khác nhằm thỏa mãn những nhu cầu nhất định. -Giao tiếp là các cách trao đổi tin tức và thong điệp cho nhau.Đó là những gì ta nói và cách mà ta nói, thông qua từ ngữ, âm sắc, giọng điệu , tiếng hát, điệu bộ, hiệu lệnh, tư thế, phục trang, sự biểu lộ cảm xúc, lắng nghe, hành động, khiêu vũ, và thậm chí cả…bằng cách im lặng.Giao tiếp cho người ta cơ hội để biểu lộ niềm hy vọng, ước mơ, những vấn đề, quan niệm, ý kiến cảm xúc. A.1.Mục Tiêu Giao Tiếp là: Giao tiếp giúp đối tác hiểu những dự định của mình và có được sự phản hồi tích cực từ đối tác: -Duy trì mối quan hệ tốt đẹp với đối tác; -Truyển tải thông điệp sao cho không bị trục trặc do có thể bị hiểu sai; -Giải quyết tốt những mâu thuẩn,tồn tại phát sinh; -Thuyết phục đối tác; -Đưa cuộc đàm phán, thương thảo đến thành công. Thông điệp trong giao tiếp luôn có cả yếu tố trí tuệ và tình cảm. Yếu tố trí tuệ giúp xem xét tính hợp lý và yếu tố tình cảm có thể tạo những cuốn hút tình cảm làm thay đổi được suy nghĩ và hành động của đối tác. 4
- Những mục tiếu nói trên chỉ có thể đạt được khi con người có kỹ năng giao tiếp tốt. Kỹ năng giao tiếp là yêu cầu thiết yếu đối với mọi người, dù ở lứa tuổi nao. Muốn có kỹ năng giao tiếp tốt, phải có quyết tâm và kiên trì học hỏi và rèn luyện. Ngày nay có nhiều điều kiện thuận lợi để học và tự học điều đó. A.2 Đối tượng giao tiếp Đối tượng giao tiếp là đối tượng mà chúng ta thực hiện việc giao tiếp. Đối tượng giao tiếp rất đa dạng có thể là trẻ em hay người lớn, là nông dân hay trí thức, là người nghèo hay người giàu, là người nóng tính hay bình thản… 1. MỘT SỐ NHÓM ĐỐI TƯỢNG GIAO TIẾP. 1.1 Nhóm đối tượng giao tiếp chia theo độ tuổi. 1.1.1 Phân loại. Bao gồm 5 nhóm đáng quan tâm sau: - Nhi đồng: Từ 5-6 tuổi cho đến 10-11 tuổi. - Thiếu niên: từ 11-12 đến 14-15 tuổi. - Thanh niên: từ 15-20 tuổi. - Trưởng thành: từ 21 đến 40 tuổi. - Trung niên: từ 40 tuổi đến 60 tuổi. - Cao niên: trên 60 tuổi. 1.2 Nhóm đối tượng giao tiếp theo nghề nghiệp. 1.2.1 Phân loại. Bao gồm một số nhóm đáng quan tâm sau: - Nông dân. - Nghề nghiệp thiên về kinh tế - tài chính. - Nghề nghiệp thiên về xã hội – nhân văn - Nghề nghiệp thiên về khoa học tự nhiên - Chính trị gia. 1.2.2 Những chú ý khi giao tiếp. Tùy vào đặc điểm riêng của mỗi nghề mà chuẩn bị sự giao tiếp cho tốt và khéo léo. Làm sao lấy được thiện cảm của đối tượng giao tiếp xem như thành công một nửa. 5
- 2. Nhóm đối tượng giao tiếp theo địa vị xã hội. Gồm các nhóm sau với một số đặc điểm như: - Nhóm người tội lỗi, thấp kém của xã hội: mặc cảm, ngang bướng, không xem trọng danh dự và uy tín. - Nhóm người nghèo khó: tự ti, mặc cảm, trầm lặng, trọng danh dự và thể diện. Sống khép kín, khó tiếp xúc. Thường nhóm người này giao tiếp không được tốt. Nhưng trọng tình nghĩa và các mối quan hệ. - Bậc trung lưu: an phận, thích cuộc sống bình yên. - Thượng lưu, giàu có: muốn được tôn trọng, có phần hách dịch. Thường thích tranh giành quyền lực và địa vị. 2.1 Nhóm đối tượng giao tiếp theo quan điểm. - Nhóm đồng chí: cùng quan điểm, có thái độ ủng hộ với ý kiến của ta, sàng tiếp xúc và trò chuyện với ta một cách thoải mái. - Nhóm bất đồng: Không cùng quan điểm, không ủng hộ ta, luôn tìm cách xỉa xói, vạch lá tìm sâu. 2.2 Nhóm đối tượng giao tiếp đặc trưng bởi khí chất tâm lý. - Nóng nảy: thường vội vàng, hấp tấp không sâu sắc, thiếu tế nhị, tình cảm mãnh liệt, bộc trực thẳng thắn, dễ xúc động và liều lĩnh. - Ưu tư: thiếu tự tin, mặc cảm, trầm lắng, ngại giao tiếp. Nhận thức chậm nhưng sâu sắc và tinh tế, thận trọng trong công việc, dễ thông cảm cho người khác. - Bình thản: Nhận thức và phản ứng chậm, tình cảm kín đáo, thường che giấu cảm xúc. Bề ngoài thiếu tự tin, thiếu chan hào. Nhưng bình tĩnh chín chắn, thận trọng và sâu sắc. Thường do dự trong công việc nên dễ bỏ lỡ cơ hội. - Hăng hái: nhận thức nhanh, hoạt bát, lạc quan, cởi mở, giao tiếp rộng, nhiệt tình, chan hòa, dễ thích nghi. Thường chủ quan, hời hợt, tình cảm dễ thay đổi không kiên định, dễ hứa và dễ thất hứa. 2.3 Nhóm đối tượng giao tiếp theo giới tính. 6
- - Nữ giới: trọng tình cảm, thích lãng mạn và đơn giản. Có khả năng giao tiếp tốt và dễ dàng giao tiếp hơn nam giới. Kĩ tính, rất cẩn thận và tỉ mỉ ở những chi tiết nhỏ. - Nam giới: cứng rắn, trọng lý lẻ. Giao tiếp không tốt bằng nữ giới. Dễ tha thứ thường không để ý những chi tiết nhỏ. Hào phóng và mạnh mẽ. I.Kỹ Năng Bắt Tay : 1.Bắt Tay Là Gì ? Bắt tay là một phần của giao tiếp. Nắm tay chặt hay lỏng, cách thức bắt tay, thời gian bắt tay ngắn hay dài sẽ cho biết thái độ và cách cư xử khác nhau với từng đối tượng. Đồng thời thông qua cách thức bắt tay của một ai đó, chúng ta cũng có thể nắm bắt được tính cách riêng của họ, và ấn tượng để lại cũng khác hẳn nhau. 2. Các yêu cầu đặt ra khi bắt tay: Bình thường, trong lần tiếp xúc đầu tiên, bạn bè lâu ngày g ặp mặt, chào t ạm biệt hoặc đưa tiễn một người nào đó, mọi người vốn đã quen với vi ệc s ử dụng cách bắt tay để thể hiện thiện chí của mình với đối phương. Nhưng trong một số trường hợp đặc biệt, ví dụ như chúc mừng một ai đó, cảm ơn họ hoặc hỏi thăm; hoặc giả dụ như trong quá trình trao đổi hai bên phát hi ện ra có những quan điểm chung giống nhau khiến họ đều cảm thấy hài lòng; l ại có khi những mâu thuẫn ban đầu bỗng nhiên được giải toả, thậm chí ngaycả khi muốn hoà giải mâu thuẫn một cách triệt để thì theo thói quen ng ười ta cũng coi việc bắt tay như một lễ tiết không thể thiếu. Khi bắt tay, bạn nên đứng cách đối phương khoảng cách khoảng một b ước chân, phần thân trước hơi nghiêng về phía trước, hai chân đứng th ẳng, đưa tay bên phải ra, bốn ngón taychập lại với nhau, khoảng giữa ngón cái và ngón tr ỏ giao nhau, ngón tay cái mở rộng, hướng về người cần bắt tay. Nếu khi bắt tay lòng bàn tay hướng xuống phía d ưới đè tay đ ối ph ương, đi ều này thể hiện rằng đâylà người có xu hướng chi phối người khác rất lớn, bằng hành động bắt tay đó anh ta muốn nói cho người khác rằng, khi đó v ị trí c ủa anh ta cao hơn hẳn một bậc. Vì vậytrong quá trình giao tiếp bạn nên h ạn ch ế ít nh ất cách bắt tay ngạo mạn và thiếu tế nhị này, vì nó sẽ mang l ại c ảm giác ph ản cảm cho người đối diện. Ngược lại, lòng bàn tay hướng vào bên trong bắt tay đối ph ương lại th ể hiện được sự khiêm nhường và trọng lễ tiết của người bắt tay. Còn nếu khi bắt tay hai bàn tay bắt vuông góc với nhau lại thể hiện ra người bắt tay theo ki ểu này là 7
- một người rất tự nhiên và trọng sự bình đẳng trong giao tiếp. Cách bắt tay vuông góc với tay đối phương cũng là một cách tương đối ph ổ bi ến và ổn tho ả nhất trong tất cả các kiểu bắt tay kể trên. Đeo găng tay trong khi bắt tay là một hành vi không lịch sự. Nếu là nam trước khi bắt tay bạn nên tháo găng tay ra, hạ mũ xuống. Nếu là nữ thì có th ể không cần bỏ găng và mũ. Đương nhiên khi bạn đang đứng ngoài trời mà thời tiết rất lạnh thì cũng không cần thiết phải bỏ găng tay và mũ ra khi bắt tay. Ví dụ hai bên đều đeo gang tay, đội mũ, thì lúc đó bình thường sẽ nói: “xin l ỗi” tr ước khi bắt tay. Khi bắt tay hai bên đều phải chú tâm đến thao tác, m ỉm c ười, chào, thăm hỏi đối phương, lúc bắt taykhông nên chú ý nhìn chỗ khác hoặc bi ểu hi ện tr ạng thái hờ hững, đang bận tâm đến một vấn đề nào đó. Nếu quan hệ giữa bạn và người bắt tay là quan hệ thân mật và gần gũi thì có thể nắm tay chặt trong thời gian dài, còn theo lệ th ường ch ỉ nên b ắt tay m ột lúc rồi bỏ ra. Không nên bắt quá chặt, nhưng bắt tay h ờ h ững theo ki ểu “chu ồn chuồn đạp nước” cũng là một kiểu bắt taythiếu lịch sự. Khi bắt tayt ốt nh ất b ạn nên khống chế thời gian bắt tay trong vòng ba đến năm giâylà tốt nhất. N ếu bạn muốn thể hiện cho đối tác thấy thành ý và nhiệt tình c ủa mình thì có th ể kéo dài thời gian bắt tayra một chút nhưng khi bắt tay nên lắc taylên xuống vài lần. Khi bắt tay hai tay vừa chạm vào đã rời ra, thời gian bắt tay rất ngắn, gần nh ư chỉ lướt qua tay, lại gần như có ý phòng bị đối với đ ối ph ương. Ng ược l ại th ời gian bắt tay quá lâu, đặc biệt là kéo hẳn taycủa đối phương v ề phía mình ho ặc lần đầu gặp mặt mà đã bắt tay quá lâu không chịu bỏ ra…các kiểu bắt tay đó đều khiến cho người khác nghĩ rằng bạn có vẻ giả tạo, cưỡng ép, thậm chí bị nghi ngờ rằng bạn đang có ý định “muốn chiếm cảm tình” của họ. Giữa bậc tiền bối và vãn bối (người nhiều tuổi hơn và người ít tuổi h ơn) thì người tuổi tác và vị thế cao hơn đưa tay ra bắt trước thì ng ười ít tu ổi h ơn và đ ịa vị thấp hơn mới có thể đưa tay ra bắt sau. Tương t ự, c ấp trên và c ấp d ưới, c ấp trên đưa tayra trước thì cấp dưới mới được đưa tayra; giữa nam và n ữ thì ch ỉ khi người nữ giơ tayra trước thì người nam mới có thể đưa tayra để bắt tay; nh ưng nếu trong trường hợp người nam lại là người lớn tuổi hơn (thuộc bậc trưởng lão) thì trong trường hợp đó đương nhiên sẽ theo quy tắc đã nói ở phía trên. Nếu cần phải bắt tay với nhiều người cùng một lúc, khi bắt tay ph ải tính đ ến thứ tự trước sau, từ bề trên đến bề dưới, từ trưởng lão đến thiếu niên, từ bậc trưởng bối đến bậc vãn bối, từ thầy giáo đến h ọc sinh, nữ r ồi m ới đ ến nam, t ừ người đã kết hôn rồi mới đến người chưa kết hôn, từ cấp trên đến cấp dưới. Khi giao tiếp nếu số lượng người tương đối lớn, có thể chỉ bắt tay một số người ngay cạnh mình, gật đầu với những người xung quanh thay cái bắt tay chào hỏi, hoặc hơi cúi thấp người đã thể hiện đủ phép lịch sự. Nhằm tránh những trường hợp khó xử xảy ra, trước khi bạn có ýchủ động giơ tay ra bắt tay người khác, bạn phải nghĩ đến việc hành động đó của bạn có được họ chào đón 8
- hay không, nếu bạn cảm thấy đối phương không có ý muốn b ắt tayvới b ạn, g ật đầu hoặc hơi nghiêng người chào là cách xử sự hợp lý nhất. Trong môi trường làm việc, khi bắt tay thì thứ tự bắt tay chủ y ếu d ựa vào ch ức vụ, thân phận của đối phương. Còn trong xã hội, khi vui chơi giải trí thì chủ yếu dựa vào tuổi tác, gi ới tính và việc họ đã hay chưa kết hôn để quyết định. Khi đón tiếp đối tác đến thăm hỏi, thì hơi đặc biệt một chút: sau khi khách đã đến nơi, nên để chủ nhà chủ động giơ tay ra trước bắt tay chào đón khách. Khi khách chào từ biệt ra về thì lại là khách chủ động giơ tayra trước bắt tay chào chủ nhà. Trước là thể hiện ý“chào đón”, sau lại thể hiện ý“tạm biệt”. Nếu các thứ tự này bị đảo ngược lại thì rất dễ khiến cho người khác hiểu lầm. Nhưng một điểm cần nhấn mạnh ở đây là, bắt taytrong trường h ợp đã đ ược nói đến ở phía trên không cần thiết cứ phải nhất nhất tuân theo. Nếu bạn là người có vị trí tôn nghiêm ho ặc là bậc trưởng bối, cấp trên khi nhìn thấy cấp dưới hoặc người vị trí nh ỏ h ơn, người ít tuổi hơn tranh việc giơ tayra trước thì cách giải quy ết trọn v ẹn nh ất là ngaylập tức giơ tay ra bắt. Tránh việc giữ thể diện hơn hẳn họ mà không cần quan tâm, khiến cho họ rơi vào trường hợp khó xử. Khi bắt tay bạn nên hỏi thăm mấy câu, có thể nắm chặt tay đối phương, đồng thời đưa ánh mắt nhìn chú ý vào đối phương, vội vàng đi l ại b ắt tay s ẽ giúp cho đối phương có ấn tượng sâu sắc hơn về bạn. 3. Các trường hợp nên bắt tay: - Gặp người quen lâu không gặp. - Trong các trường hợp có tính chất trang trọng và chào hỏi người bạn quen biết. - Trong giao tiếp xã hội khi bạn đứng ra đóng vai trò là ch ủ nhà ho ặc ng ười ti ếp đón khách, hoặc là người đi tiễn khách. - Sau khi thăm hỏi người khác xong, bạn chào từ biệt họ ra về. - Khi bạn được giới thiệu với một người mới mà bạn không quen. - Trong giao tiếp xã hội, ngẫu nhiên gặp lại bạn thân lâu năm không gặp ho ặc gặp cấp trên. - Khi người khác ủng hộ bạn, cỗ vũ bạn hoặc giúp đ ỡ b ạn ở một ph ương di ện nào đó. - Thể hiện lòng cảm tạ của bạn đối với một người nào đó, chúc mừng hoặc cung chúc người khác. - Khi bạn thể hiện sự thông cảm, ủng hộ, khẳng định đối với người khác. - Khi tặng quà hoặc nhận quà. Theo lệ thường các trường hợp kể trên đều thích hợp để bắt tay người khác. 9
- 4. Tám điều tối kị cần tránh trong khi bắt tay: Khi chúng ta bắt tay một ai đó nên tuân theo một số quy phạm chung, tránh trường hợp phạm phải những trường hợp thất lễ sẽ liệt kê dưới đây: - Không nên giơ tay trái ra bắt, đặc biệt khi bạn đang giao ti ếp v ới ng ười Ả r ập, người Ấn Độ điều này bạn càng cần phải chú ý. Vì theo quan điểm của họ tay trái là bàn tay không được sạch sẽ. - Khi giao tiếp với người theo đạo thiên chúa giáo c ần ph ải tránh tr ường h ợp ví dụ như hai người này bắt tay và bắt taychéo với hai người khác, vi ệc đó s ẽ t ạo ra sự chồng chéo lên nhau, hình thành ch ữ th ập, trong con m ắt c ủa h ọ ch ữ th ập đại diện cho những điều xui xẻo. -Khi bắt taykhông nên đeo găng tay, đội mũ hoặc đeo kính đen, ch ỉ có phụ nữ khi giao tiếp ngoài xã hội được phép đeo găng tay khi bắt tay. -Không nên một tay cầm đồ hoặc đút túi còn tay kia giơ ra bắt. -Khi bắt tay trên mặt không nên giữ thái độ vô cảm, không nói m ột l ời nào ho ặc lý luận dài dòng, gật đầu lia lịa hoặc nhún vai, kiểu cách một cách quá đáng. -Khi bắt tay không nên chỉ bắt hờ hững đầu ngón taycủa đ ối ph ương, ki ểu nh ư muốn giữ khoảng cách nhất định với họ. Cách làm tốt nhất là cần nắm cả bàn tay đối phương. Cho dù trong trường hợp lệch tay thì cũng nên làm như vậy. -Không nên kéo tay đối phương về phía mình hoặc đẩy tay về phía h ọ, ho ặc g ạt lên trên suống dưới, sang trái hoặc sang phải lệch hướng. -Không nên từ chối cái bắt taycủa đối phương, cho dù có bệnh về tay, tay ướt, bẩn thì cũng nên giải thích với đối phương một cách lịch sự: “Xin l ỗi, taytôi không tiện để bắt tay anh (chị) lúc này” để tránh đối phương hiểu lầm.. 5.Phân tích về các kiểu bắt tay Bắt tay có nguồn gốc từ xa xưa. Khi thổ dân các bộ lạc nguyên thủy gặp nhau trong hoàn cảnh thân thiện, họ sẽ đưa tay ra để lộ lòng bàn tay nhằm chứng tỏ r ằng mình không mang theo vũ khí. Vào thời La Mã, dao găm hay đ ược l ận trong tay áo, do v ậy người ta nghĩ đến kiểu chào nắm lấy phần dưới cánh tay để đảm bảo an toàn. (Nắm lấy phần dưới cánh tay – nhằm kiểm tra vũ khí được giấu kín – là cách chào hỏi ban đầu của người La Mã) Động tác nắm chặt rồi lắc lòng bàn tay, hình thức hiện đại của kiểu chào hỏi c ổ xưa, được sử dụng lần đầu tiên vào thế kỉ 19 trong các buổi kí kết thương mại gi ữa nh ững người có địa vị ngang nhau. Nó chỉ trở nên phổ biến cách đây khoảng 100 năm và được nam giới sử dụng cho đến nay. Hiện tại, ở hầu hết các nước phương Tây hay châu Âu, 10
- điệu bộ này được thực hiện lúc chào hỏi nhau lẫn khi chia tay trong tất cả các bối cảnh kinh doanh, và ngày càng được cả nam lẫn nữ sử dụng tại các bữa tiệc hay trong các sự kiện xã giao. Cái bắt tay hiện đại được xem là cách để củng cố một cuộc thỏa thuận thương mại. Thậm chí, tại một số quốc gia có kiểu chào hỏi truyền thống như động tác cúi người ở Nhật Bản, động tác xá ở Thái lan (một điệu bộ trông giống cầu nguyện) thì cách bắt tay hiện đại vẫn được sử dụng rộng rãi. Ở rất nhiều nơi, bàn tay thường được lắc lên lắc xuống 5 – 7 lần. Nhưng ở một số nước, chẳng hạn như Đức, họ lắc tay lên xuống 2 – 3 lần cộng với thời gian nắm tay dài khoảng gấp đôi thời gian lắc. Người Pháp chào nhau nhiệt tình nhất. Họ bắt tay cả khi chào hỏi lẫn khi chia tay và mỗi ngày họ dành ra một khoảng thời gian đáng kể để làm điều đó. 5,1,Ai nên chủ động bắt tay trước ? Mặc dù bắt tay thường được xem là nghi thức xã giao khi gặp ai đó lần đầu nhưng chủ động bắt tay trong một vài trường hợp lại không thích hợp. Nếu xem cái bắt tay là dấu hiệu của sự tin cậy và hoan nghênh thì bạn cần tự hỏi mình một số câu hỏi tr ước khi chủ động bắt tay: Mình có được hoan nghênh không ? Người này có vui khi gặp mình hay mình đang ép buộc họ ? Các nhân viên bán hàng được hướng dẫn là nếu họ ch ủ động bắt tay khách hàng một cách bất ngờ thì điều đó có thể dẫn đ ến vi ệc người mua không muốn tiếp đón họ và cảm thấy bị ép buộc phải bắt tay. Trong những trường hợp này, các nhân viên bán hàng được khuyên là tốt hơn nên đợi khách hàng chủ động trước và nếu họ chưa sẵn sàng, hãy gật đầu nhẹ để chào họ. ở một số quốc gia, việc bắt tay với phụ nữ bị coi là bất lịch sự (chẳng hạn như ở nhiều quốc gia Hồi giáo) nên thay vào đó, hãy gật đầu nhẹ. Nhưng hiện nay, người ta nhận thấy người phụ nữ chủ động bắt tay nhiệt tình ở hầu hết các nước đều được đánh giá là cởi mở hơn, và tạo đ ược ấn tượng ban đầu tốt. 5.2.Sự thống trị và quyền kiểm soát có liên quan như thế nào ? Dựa trên những điều đã bình luận, chúng ta hãy cùng nhau khám phá mối t ương quan giữa điệu bộ lòng bàn tay ngửa lên và lòng bàn tay úp xuống trong cái bắt tay. Trong thời La Mã, hai thủ lĩnh gặp mặt và chào hỏi nhau như kiểu vật tay của thời hiện đại. Cuối cùng, bàn tay của người khỏe hơn sẽ đè trên bàn tay của người kia. Tư thế này được gọi là tư thế “thượng phong” Giả sử bạn vừa gặp ai đó lần đầu tiên và bắt tay chào hỏi thì một trong ba thái đ ộ c ơ bản sau đây sẽ được truyền đạt theo tiềm thức: 1. Sự thống trị: "Anh ta đang thống trị tôi. Tôi nên thận trọng thì hơn.” 2. Sự phục tùng: "Tôi có thể thống trị người này. Anh ta sẽ làm bất cứ điều gì tôi muốn.” 3. Sự bình đẳng: "Tôi cảm thấy thoải mái với anh ta.” Những thái độ này được truyền đi và nhận lại một cách vô thức và chúng có th ể tác động ngay lập tức đến kết quả của cuộc gặp mặt. Vào thập niên 70 của thế kỉ 20, chúng tôi đã trình bày ảnh hưởng của thuật bắt tay trong các lớp đào tạo kĩ năng kinh doanh. Nó được xem như là chiến lược kinh doanh. Các bạn sẽ thấy chỉ cần luyện tập 11
- và ứng dụng một chút là cái bắt tay có thể ảnh hưởng rất lớn đ ến những cuộc gặp gỡ trực diện. Cách xoay bàn tay (áo có sọc) để lòng bàn tay hướng xuốn khi bắt tay thể hiện sự thống trị. Lòng bàn tay của bạn không nhất thiết phải hướng thẳng xuống, nhưng bàn tay phải nằm phía trên cho biết bạn muốn kiểm soát cuộc gặp mặt. (Nắm quyền kiểm soát) Chúng tôi đã nghiên cứu 350 nhà quản lý cao cấp thành đạt (89% là đàn ông) và nh ận thấy, hầu hết họ không những chủ động bắt tay mà 88% nam giới và 31% nữ giới còn sử dụng tư thế bắt tay thống trị. Đối với phụ nữ, các vấn đề về quyền lực hay giành sự kiểm soát thường ít được chú trọng hơn, đó là lí do tại sao cứ khảo sát 3 người phụ nữ thì chỉ có 1 người cố thử kiểu bắt tay thượng phong này. Hơn nữa, chúng tôi còn phát hiện ra rằng một số phụ nữ sẽ bắt tay nhẹ với đàn ông trong vài ngữ cảnh xã giao đ ể thể hiện sự phục tùng. Đó là cách làm nổi bật nét nữ tính hoặc ngầm cho phép sự thống trị của đàn ông với họ. Tuy nhiên trong tình huống kinh doanh, cách tiếp cận này có thể tai hại, vì đàn ông sẽ chú ý đến nét nữ tính mà không coi trọng người phụ nữ. Những phụ nữ nào để lộ nhiều vẻ nữ tính trong các cuộc họp bàn kinh doanh sẽ không đ ược các doanh nhân khác coi trọng, dù cho điều đó hiện nay là hợp thời hoặc nói theo chính trị thì mọi người đều bình đẳng. Nhưng nói vậy không có nghĩa là phụ nữ trong kinh doanh cần cư xử như đàn ông. Họ chỉ cần tránh các dấu hiệu nữ tính như là bắt tay nhẹ, mặc váy ngắn và đi giày cao gót nếu muốn thiết lập vị trí bình đẳng (với đối tác nam giới). Những phụ nữ thể hiện nhiều dấu hiệu nữ tính trong cuộc họp kinh doanh nghiêm túc sẽ đánh mất vị thế của mình. Năm 2001, William Chaplin thuộc Đại học Alabama đã tiến hành một nghiên cứu về cái bắt tay và phát hiện típ người hướng ngoại thường bắt tay thật mạnh trong khi những người tính tình nhút nhát, dễ bị kích động lại bắt tay nhẹ. Ông cũng phát hi ện nh ững phụ nữ bắt tay thật mạnh thường sẵn sàng tiếp nhận các ý tưởng mới, còn những người đàn ông dù sẵn sàng hay không sẵn sàng tiếp nhận ý tưởng mới đ ều bắt tay 12
- mạnh như nhau. Bởi vậy, vì lí do công việc phụ nữ nên tập bắt tay mạnh hơn, đặc biệt là khi bắt tay với đàn ông. 5.3.Bắt tay kiểu phục tùng Đối lập với cái bắt tay thống trị, bắt tay kiểu phục tùng đưa tay vào tư thế (tay áo có sọc) lòng bàn tay hướng lên, tượng trưng việc nhường thế thượng phong cho đ ối phương, giống như cách con chó phô bày cổ họng ra phía con mạnh hơn. (Bắt tay phục tùng) Điều này có thể hiệu quả trong trường hợp bạn nhường đối phương quy ền ki ểm soát hoặc cho họ thấy họ đang chủ động, ví dụ như lúc bạn xin lỗi. Tuy nhiên, không phải lúc nào điệu bộ để lòng bàn tay ngửa lên cũng thể hiện thái đ ộ phục tùng. Chẳng hạn, một người bị viêm khớp bàn tay buộc phải bắt tay nhẹ do tình trạng sức khỏe của họ. Điều này khiến cho họ dễ xoay lòng bàn tay vào tư thế phục tùng. Bác sĩ phẫu thuật, họa sĩ và các nhạc sĩ cũng thường bắt tay nhẹ, thuần túy là đ ể bảo vệ bàn tay của họ. Cụm điệu bộ mà họ thực hiện sau cái bắt tay mới tiết lộ cho bạn manh mối để đánh giá vê họ - một người phục tùng sẽ dùng nhiều điệu bộ yếu đuối lệ thuộc hơn, còn một người thống trị lại hay thực hiện nhiều điệu bộ mạnh mẽ và tự tin. 5.4.Làm thế nào để Tạo sự bình đẳng ? Khi hai thủ lĩnh bắt tay nhau thì một cuộc tranh giành quyền lực ngầm sẽ xảy ra, vì ai cũng cố xoay lòng bàn tay của người kia vào tư thế phục tùng. Kết quả là cả hai lòng bàn tay giữ ở tư thế thẳng đứng tạo thành cái bắt tay gọng kìm. Điều này tạo cảm giác bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau bởi vì không ai nhượng bộ ai. 13
- (Giao tiếp bình đẳng) 5.5Làm thế nào để tạo lập mối quan hệ tốt ? Có hai yếu tố quan trọng tạo nên mối giao hảo trong khi bắt tay. Thứ nhất, hãy để lòng bàn tay của bạn và lòng bàn tay của đối phương ở tư thế thẳng đứng, để không ai thống trị hay phục tùng ai. Thứ hai, bắt tay với lực bằng lực bạn nhận được. Điều này có nghĩa là nếu cái bắt tay của bạn mạnh ở mức 7 nhưng cái bắt tay của người kia ch ỉ mạnh ở mức 5 (dựa trên mức độ mạnh từ 1 – 10) thì bạn cần giảm đi 20% s ức mạnh. Ngược lại, nếu người kia nắm chặt tay ở mức 9 còn bạn nắm tay ở mức 7 thì bạn cần tăng sức nắm lên 20%. Khi gặp một nhóm 10 người, bạn cần điều chỉnh một số góc độ và cường độ của cái bắt tay để tạo thiện cảm với tất cả mọi người và duy trì mối quan hệ bình đẳng với mỗi người. Ngoài ra, bàn tay của người đàn ông cỡ trung bình có thể có sức mạnh gấp 2 lần bàn tay của người phụ nữ cỡ trung bình, vì vậy cần phải chú ý điều chỉnh sức mạnh khi nắm tay. Sự tiến hóa cho phép bàn tay của người đàn ông vận được một lực lên đến 45kg để: xé, kẹp chặt, mang/xách, ném và đập. Hãy nhớ rằng những cái bắt tay là cử chỉ chào hỏi, tạm biệt hay đánh dấu một sự thỏa thuận, vì vậy luôn cần phải bắt tay nhiệt tình, hữu nghị và đáng tin cậy. 5.6Làm thế nào để vô hiệu hóa cái bắt tay thể hiện quyền lực ? Bàn tay đặt ngang, lòng bàn tay úp xuống (tương tự kiểu chào của Đảng viên Đảng Quốc xã) là kiểu bắt tay hung hăng nhất bởi vì nó tước đi cơ hội thiết lập mối quan hệ bình đẳng với người nhận. Đó cũng là kiểu chào tiêu biểu cho típ người đ ộc đoán, thống trị, luôn luôn chủ động bắt tay người khác với cánh tay cứng đờ cùng lòng bàn tay úp xuống để đẩy họ vào tư thế phục tùng. 14
- (Bàn tay đặt ngang với lòng bàn tay úp xuống) Nếu bạn thấy ai đó cố ý đặt tay nằm ngang với lòng bàn tay úp xuống khi bắt tay thì hãy đáp lại điệu bộ này theo một số cách sau: A. Thuật bước qua bên phải Nếu bạn nhận được một cái bắt tay thể hiện sự thống trị, đặc biệt là từ phía người đàn ông thì rõ ràng là khó để xoay lòng bàn tay ngửa lên ở tư thế bình đẳng. Thuật bắt tay đối phó này bắt đầu bằng việc bước bàn chân trái lên phía trước khi bạn tiến lên bắt tay. Cần tập luyên động tác này vì 90% người bắt tay phải thường bước lên bằng chân phải. (Người thể hiện quyền lực cố gắng để kiểm soát Bước chân trái lên phía trước) Kế tiếp, di chuyển chân phải qua trước mặt người đó và đứng vào không gian riêng của họ. Sau cùng, xoay ngang chân trái song song với chân phải để hoàn tất động tác, rồi bắt tay người đó. Chiến thuật này cho phép bạn xoay ngang cái bắt tay kia hoặc thậm chí đảo nó thành cái bắt tay ở tư thế phục tùng. Điều này tương tự như việc bạn bước qua 15
- chỗ họ đứng hoặc thắng họ trong một ván vật tay. (Bước chân phải ngang qua trước mặt và xoay lòng bàn tay) Phân tích cách bắt tay của chính bạn và để ý xem mình bước chân trái hay chân phải lên phía trước khi bắt tay. Đa số mọi người đều thuận chân phải, vì vậy khi bắt tay thống trị họ sẽ rơi vào thế bất lợi, bởi vì họ gần như không thể thay đổi tư thế và điều đó cho phép đối phương khống chế họ. Hãy tập bước bàn chân trái tới trước để bắt tay và bạn sẽ thấy dễ dàng hơn khi đối phó với những người đang cố kiểm soát bạn. B. Thuật bàn tay trên cùng Khi một người đưa tay về phía bạn với lòng bàn tay úp xuống đ ể thể hiện quyền l ực, bạn hãy đáp lại bằng cách ngửa lòng bàn tay phải nắm lấy tay họ, sau đó đ ặt bàn tay trái lên bàn tay phải của họ để bắt tay bằng hai bàn tay và chỉnh cái bắt tay thẳng lại. (Cái bắt tay bằng hai bàn tay) Kiểu bắt tay này chuyển quyền lực từ người đối diện sang bạn. Đây là cách sử lí tình huống khá đơn giản, phù hợp với nữ giới. Nếu bạn cảm thấy đối phương chủ đích hăm dọa bạn và thường xuyên lặp lại hành động đó thì bạn hãy nắm lấy cổ tay c ủa h ọ 16
- trước, sau đó mới bắt tay. Phương cách này có thể gây sốc cho người đối diện, vì thế bạn nên lưu ý khi thực hiện và chỉ nên xem nó là biện pháp sau cùng. (Cứu cánh sau cùng) C.Cái bắt tay lạnh, ẩm ướt Không ai thích nhận được một cái bắt tay mà cảm thấy như như bị cho bốn cây xúc xích lạnh ngắt trong bữa điểm tâm. Nếu chúng ta cảm thấy căng thẳng khi gặp người lạ thì máu chúng ta sẽ chuyển hướng và chảy ra khỏi những tế bào ở bên dưới lớp biểu bì trên bàn tay. Sau đó, nó chảy đến các cơ tay và bắp chân đ ể chuẩn b ị “chi ến đ ấu ho ặc bỏ chạy”. Kết quả là bàn tay của chúng ta bị mất nhiệt và bắt đầu đổ mồ hôi, khiến cho nó trở nên lạnh, ẩm ướt, và các ngón tay cứ như là khúc dồi tươi vậy. Hãy cất một chiếc khăn tay trong túi áo/quần hay túi xách để lau khô lòng bàn tay trước khi gặp ai đó, chủ yếu để tránh tạo cho họ ấn tượng ban đầu không tốt. Hoặc trước khi gặp gỡ một người chưa từng quen biết, hãy hình dung bạn đang hơ lòng bàn tay trên lửa. Mẹo tưởng tượng này đã được chứng minh là làm tăng nhiệt độ lòng bàn tay của một người trung bình lên khoảng 3-4 độ. D.Giành lợi thế phía bên trái Khi các nhà lãnh đạo đứng cạnh tranh nhau để báo giới chụp ảnh thì cả hai luôn cố tỏ vẻ ngang bằng về dáng dấp và trang phục. Tuy nhiên, người xem thường nhận thấy người đứng bên trái bức ảnh dường như nổi bật hơn người kia. Đó là vì khi bắt tay, người này dễ dàng đặt bàn tay ở trên, khiến cho họ trông có vẻ là người n ắm quy ền kiển soát. Điều này thể hiện rất rõ trong cái bắt tay giữa John F.Kennedy và Richard Nixon trước khi họ tranh luận trên truyền hình vào năm 1960. Vào thời điểm đó, thế giới không biết gì về ngôn ngữ cơ thể. Nhưng theo phân tích, J F Kennedy dường như có trực giác về cách sử dụng điệu bộ này. Ông ta có thói quen đứng bên trái khuôn hình, và việc sử dụng tư thế bàn tay đặt phía trên là một trong những đ ộng tác ưa thích c ủa ông 17
- (Giành thế thượng phong – John F.Kennedy tận dụng lợi thế đứng bên trái để đẩy Richard Nixon vào thế yếu) Cuộc tranh luận bầu cử nổi tiếng của họ cho thấy một bằng chứng đáng l ưu tâm về sức mạnh ngôn ngữ cơ thể. Ghi nhận ý kiến cử tri cho thấy, đa số người Mỹ lắng nghe cuộc tranh luận trên đài phát thanh đều nghĩ Nixon sẽ thắng cử, nhưng những người theo dõi trên truyền hình thì tin chắc rằng Kennedy mới là người chiến thắng. Điều này chứng tỏ ngôn ngữ cơ thể đầy thuyết phục của Kennedy hữu dụng đến nhường nào, và quả thật ông ta đã đắc cử tổng thống. (Đứng ở phía bên trái của bức ảnh cho phép cựu Tổng thống Bill Clinton ở vào thế thượng phong so với Thủ tướng Tony Blair) (Các nhà lãnh đạo ở phía bất lợi – phía bên phải bức ảnh – đưa tay mình cho đối phương bắt và bàn tay của đối phương ở vào thế thượng phong) G.Khi đàn ông và phụ nữ bắt tay Mặc dù phụ nữ đã khẳng định được vị thế trong xã hội từ vài thập niên qua nhưng nhiều người ở cả hai giới vẫn còn khá bối rối khi chào hỏi lẫn nhau. Đàn ông có thể 18
- được cha mình chỉ bảo đôi chút về cách bắt tay từ khi còn nhỏ nhưng phần lớn phụ nữ thì không được như vậy. Điều này có thể đưa họ lâm vào thế khó xử lúc tr ưởng thành, khi một người đàn ông tiến đến bắt tay trước mà họ lại không nhận thấy. Ban đầu, phụ nữ thường hay nhìn vào mặt của đàn ông. Người đàn ông sẽ cảm thấy ngượng vì bàn tay mình đưa ra giữa không trung, nên rút tay lại với hy vọng người phụ nữ sẽ không để ý thấy. Thế nhưng ngay khi anh ta làm như thế, người phụ nữ lại đưa tay ra và bị “hố” tương tự. Lúc này, người đàn ông lại giơ tay ra nắm lấy tay người phụ nữ và kết quả là những ngón tay của họ đan xen hỗn độn như thể hai con mực đang quấn lấy nhau vậy. Thuật bắt tay kém cỏi có thể làm cho cuộc gặp mặt lần đầu tiên giữa đàn ông và ph ụ nữ thất bại. Nếu bạn có lúc rơi vào tình huống này, hãy chủ động giơ tay trái nắm l ấy bàn tay ph ải của người đối diện rồi đặt nó trong lòng bàn tay của bạn và mỉm cười nói: “chúng ta hãy thử lại lần nữa nhé !” Hành động này có thể cải thiện đáng kể niềm tin của họ đối với bạn. Nó cho thấy bạn quan tâm đến việc gặp mặt họ nên mới bắt tay đúng cách. Nếu bạn là một nữ doanh nhân, chiến thuật khôn ngoan là giơ tay ra càng xớm càng tốt, để báo cho người kia biết ý định bắt tay của bạn. Điều này sẽ tránh đ ược tình tr ạng lúng túng cho cả hai. H.Bắt tay bằng hai tay Đây là kiểu bắt tay được giới nhân viên văn phòng ưa thích. Nó đ ược thực hiện cùng với việc nhìn thẳng vào mặt người đối diện, kèm theo một nụ cười thân thiện r ạng r ỡ làm người nhận cái bắt tay phấn khởi, và tự tin lặp lại thật to tên của họ. Thông thường đi kèm sau đó là lời thăm hỏi chân thành về tình trạng sức khỏe hiện tại của người nhận. (Bắt tay bằng hai bàn tay) Cái bắt tay này giúp người chủ động bắt tay tiếp xúc nhiều hơn với người kia và nắm quyền kiểm soát bằng cách kìm giữ bàn tay phải của họ nên đôi khi, nó được gọi là “cái bắt tay của chính trị gia”. Khi thực hiện điệu bộ này, người chủ động bắt tay cố tạo ra ấn tượng rằng anh ta đáng tin cậy và thành thật, nhưng nếu anh ta dùng nó với người mới gặp, động tác này có thể phản tác dụng. Vì nó sẽ để lại trong lòng người nhận cảm giác hồ nghi về chủ đích của anh ta. Kiểu bắt tay bằng hai tay giống như động tác ôm ghì được thu nhỏ lại nên nó chỉ có thể được chấp nhận trong những trường hợp mà khi đó, người ta cũng chấp nhận kiểu chào ôm chầm lấy nhau. 19
- “Cô là một người dễ mến và để lại ấn tượng khó phai – dù cô có là ai chăng nữa” 90% con người khi sinh ra đã có khả năng vung cánh tay phải ra phía trước – được gọi là cú đánh vung tay – để tự vệ. Kiểu bắt tay bằng hai tay hạn chế khả năng tự vệ này. Đó là lý do tại sao nó không bao giờ được sử dụng trong những cuộc gặp gỡ giữa hai người không thân thiết. Trong những hoàn cảnh thân mật, chẳng hạn như hai người bạn cũ gặp nhau, sự tự vệ không còn cần thiết nữa nên cái bắt tay được cảm nhận là chân thật. (Cố Tổng thống Yasser Arafat bắt tay bằng hai bàn tay với Thủ tướng Tony Blair, vẻ mặt mím chặt môi của ông Tony Blair cho thấy ông ta không mấy hào hứng) 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Kỹ năng giao tiếp trong kinh doanh Giao tiếp đóng vai trò quan trọng trong kinh doanh
4 p | 1670 | 709
-
Giao tiếp trong kinh doanh
5 p | 1423 | 618
-
Đề cương bài giảng KỸ NĂNG GIAO TIẾP TRONG KINH DOANH
11 p | 1695 | 427
-
KỸ NĂNG GIAO TIẾP TRONG KINH DOANH CHƯƠNG 6
36 p | 630 | 310
-
Bài giảng Kỹ năng giao tiếp trong kinh doanh
132 p | 652 | 188
-
Bài giảng Giao tiếp trong kinh doanh: Chương 1 - PGS.TS. Đoàn Thị Hồng Vân
41 p | 617 | 95
-
Điều cần tránh trong giao tiếp và kinh doanh
4 p | 217 | 70
-
Bài giảng Giao tiếp trong kinh doanh: Chương 3 - ĐH Kinh tế
38 p | 327 | 51
-
Bài giảng Giao tiếp trong kinh doanh - Kỹ năng nói
43 p | 169 | 38
-
Bài giảng Giao tiếp trong kinh doanh - Chương 1: Khái quát chung về giao tiếp (p3)
32 p | 160 | 29
-
Đề cương Giao tiếp trong kinh doanh
37 p | 414 | 27
-
Phát triển kỹ năng giao tiếp trong kinh doanh
17 p | 172 | 27
-
Bài giảng Giao tiếp trong kinh doanh: Chương 3 - ThS. Lê Anh Huyền Trâm
38 p | 190 | 27
-
Giáo trình Kỹ năng giao tiếp kinh doanh (Tập 2: Kỹ năng giao tiếp trong kinh doanh): Phần 1
289 p | 52 | 24
-
Giáo trình Kỹ năng giao tiếp kinh doanh (Tập 2: Kỹ năng giao tiếp trong kinh doanh): Phần 2
361 p | 48 | 24
-
Bài giảng Giao tiếp trong kinh doanh: Phần 2
56 p | 64 | 18
-
Bài giảng Giao tiếp trong kinh doanh - Chương 3: Tâm lý học giao tiếp
29 p | 24 | 12
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn