intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề kiểm tra giữa học phần môn Đại cương văn hóa Việt Nam

Chia sẻ: Hoang Van Chuong Chuong | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:8

53
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề kiểm tra giữa học phần môn Đại cương văn hóa Việt Nam gồm 4 câu hỏi kèm theo lời giải chi tiết giúp các bạn sinh viên làm quen với hình thức thi của môn học, hệ thống lại kiến thức qua các câu hỏi, bài tập và tự đánh giá năng lực của mình. Mời bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề kiểm tra giữa học phần môn Đại cương văn hóa Việt Nam

  1. ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC PHẦN ĐẠI CƯƠNG VĂN HÓA VIỆT NAM ĐỀ SỐ 5 Dựa trên nội dung của Đại cương văn hóa Việt Nam, Anh (Chị) hãy cho biết:  Những luận điểm sau đúng hay sai? Tại sao?  Luận điểm 1 (2,5 điểm). Đối tượng nghiên cứu Đại cương văn hóa Việt Nam là  các yếu tố cấu thành bản sắc văn hóa Việt Nam.  Luận điểm 2 (2,5 điểm). Đạo Cao Đài là kết quả của sự kết hợp giữa Nho giáo,  Phật giáo và Đạo giáo.  Luận điểm 3 (2,5 điểm). Chủ  nghĩa yêu nước là đặc trưng trong văn hóa nhà  nước – dân tộc Việt Nam.  Luận điểm 4 (2,5 điểm). Phật giáo đại thừa ở Việt Nam là kết quả của giao lưu   giữa văn hóa Việt Nam với văn hóa Ấn Độ BÀI LÀM Luận điểm 1: Đối tượng nghiên cứu Đại cương văn hóa Việt Nam là các   yếu tố cấu thành bản sắc văn hóa Việt Nam.  Nghiên cứu “Đại cương văn hóa Việt Nam” không nghiên cứu tất cả các yếu  tố cấu thành văn hóa dân tộc Việt Nam, mà chỉ nghiên cứu các yếu tố tạo thành   bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam. Các yếu tố  cấu thành nên bản sắc văn  hoá Việt Nam bao gồm: các yếu tố  phổ  biến, các yếu tố  đặc thù và các yếu tố  đơn nhất.  A. Các yếu tố phổ biến Đây là những yếu tố mang tính duy lý và phổ quát, chung cho toàn nhân loại  và chủ  yếu là gắn với các hệ  giá trị  chuẩn của văn minh công nghiệp và hậu  công nghiệp. Đặc biệt trong điều kiện toàn cầu hóa như hiện nay, những chuẩn   mực về kỹ thuật, tài chính, pháp lý, các tri thức khoa học, các giá trị đạo đức và   thẩm mỹ tiến bộ đang phát tán rộng khắp thế giới để  hình thành nên các chuẩn  mực ứng xử chung cho mọi dân tộc. Chẳng hạn như việc áp dụng các quy phạm   quốc tế  về  nhân quyền, về  bảo vệ  môi trường và phát triển bền vững , về  vệ  sinh dịch tễ và an toàn thực phẩm… không còn là những yêu cầu riêng của một   dân tộc. Xét từ  góc độ  văn minh, nhân loại đang kiến tạo nên một nền văn hóa   chung mang tính phổ quát. B. Yếu tố mang tính đặc thù (khu vực) Cái đặc thù, theo quan điểm biện chứng, được hiểu là sự  thống nhất giữa  tính phổ  biến và tính đơn nhất. Trạng thái hòa trộn giữa tính phổ  biến với tính  
  2. đơn nhất trong văn hóa tạo nên những sắc thái đặc thù mang tính khu vực. Sắc   thái này vừa dùng để phân biệt một khu vực văn hóa này với những khu vực còn   lại trên thế giới; song lại vừa để xác định tính đồng nhất văn hóa trong bản thân   khu vực ấy. Văn hóa là sản phẩm của con người và tự nhiên nên nguồn gốc sâu   xa của mọi sự khác biệt về văn hóa chính là sự  khác biệt về  đều kiện tự  nhiên   (địa lý –khí hậu) và xã hội (lịch sử­kinh tế). Ví dụ: Điều kiện môi trường tự  nhiên của phương Đông và phương Tây khác nhau do đó hình thành 2 nền văn   hóa với những đặc trưng khác nhau.  Phương Tây: Khí hậu lạnh khô, chủ  yếu là đồng cỏ, thích hợp với nghề  chăn nuôi, tạo nên lối sông du cư. Con người có tâm lý chinh phục thiên nhiên;   lối tư duy thiên về phân tích; trọng sức mạnh, trọng tài, trọng võ, trọng nam, có  tính nguyên tắc và quân chủ; trọng cá nhân, có tính độc tôn, cứng rắn, hiếu  thắng=> lối sống trọng động (du mục) Phương Đông: Khí hậu nóng  ẩm, có nhiều đồng bắng, thích hợp với nghề  trồng trọt, tạo nên lối sống định cư. Con người có xu hướng hòa hợp với thiên   nhiên; lối tư duy thiên về tổng hợp; trọng tình, trọng đức, trọng văn, trọng nữ, có  tính dân chủ; trọng cộng đồng, có tính dung hợp, mềm dẻo, hiếu hòa => lối sống  trọng tĩnh (gốc nông nghiệp) Theo nghĩa đó, những yếu tố đặc thù trong văn hóa Việt Nam cũng chính là   những yếu tố đặc trưng của văn hóa nông nghiệp mang tính định cư C. Yếu tố đơn nhất ­ không lặp lại (tính dân tộc) Văn hóa là những giá trị  vật chất và tinh thần, có tính biểu trưng, do con  người tạo ra, do đó, cộng đồng nào cũng có văn hóa, dân tộc nào cũng có văn hóa.  Có những giá trị văn hóa mang tính chất chung cho toàn nhân loại, lại có những   giá trị  văn hóa mang tính chất đặc thù, chỉ  có  ở  cộng đồng này, dân tộc này,   không xuất hiện ở cộng đồng khác, dân tộc khác và ngược lại. Những giá trị văn  hóa mang tính chất đặc thù đó chính là bản sắc văn hóa. Bản sắc văn hóa thể  hiện  ở  tất cả  các lĩnh vực của đời sống  ­ ý thức của cộng đồng bao gồm: cội   nguồn, cách tư  duy, cách sống, dựng nước và giữ  nước, sáng tạo văn hóa, khoa  học – nghệ thuật. Chính vì những lý do trên, luận điểm cho rằng: “Đối tượng nghiên cứu   Đại cương văn hóa Việt Nam là các yếu tố cấu thành bản sắc văn hóa Việt   Nam”  là đúng. Văn hóa dân tộc Việt Nam có thể  bao gồm nhiều yếu tố  cấu   thành nên, trong đó bản sắc văn hóa Việt Nam chính là cốt lõi, là đặc trưng riêng  có của dân tộc Việt Nam trong lịch sử tồn tại và phát triển, giúp phân biệt dân  tộc Việt Nam với dân tộc khác
  3. Luận điểm 2: Đạo Cao Đài là kết quả  của sự kết hợp giữa Nho giáo, Phật   giáo và Đạo giáo.  Đạo Cao Đài tên gọi đầy đủ là Đại Đạo Tam Kỳ Phổ độ, ra đời năm 1926   tại  ấp Long Trung, xã Long Thành, huyện Hoà Thành, tỉnh Tây Ninh do một số  công chức, tư  sản, địa chủ, trí thức sáng lập và phát triển chủ  yếu  ở  các tỉnh,  thành phố Nam Bộ. Tín đồ Cao Đài tin rằng Thượng đế là Đấng sáng lập ra các tôn giáo và cả  vũ trụ này. Tất cả giáo lý, hệ thống biểu tượng và tổ chức đều được "Đức Cao  Đài" trực tiếp chỉ định. Và đạo Cao Đài chính là được Thượng đế trực tiếp khai   sáng thông qua Cơ  bút cho các tín đồ  với nhiệm vụ Đại Đạo Tam Kỳ  Phổ, có  nghĩa là Nền đạo lớn cứu khổ  lần thứ  Ba . Cao Đài là một tôn giáo dung hợp  nhiều yếu tố  từ  các tôn giáo lớn, gồm cả Phật giáo, Đạo giáo, Nho giáo, Hồi  giáo, Cơ  Đốc giáo, Thần Đạo và cả  một số  tôn giáo đa thần thời cổ  đại, thể  hiện qua Ngũ Chi Đại Đạo.  Các yếu tố từ tôn giáo khác: Phật giáo Phật giáo là một tôn giáo lớn tại Việt Nam nên có ảnh hưởng lớn đến tôn  giáo Cao Đài. Một số  nhân vật Phật giáo cũng được tôn thờ  trong đạo Cao Đài  như Phật Nhiên Đăng Cổ, Phật Thích Ca, Phật Di Lặc. Pháp môn Tuyển độ của  chi   phái   Chiếu   Minh   Tam   Thanh   Vô   Vi   chịu   ảnh   hưởng   rất   lớn   từ   pháp  môn Thiền của Phật giáo Thiền tông. Phái Thái, một trong 3 phái trong tổ  chức  Nam phái của Hội Thánh Cao Đài, được xem là tượng trưng của Phật đạo trong   Đại đạo Cao Đài, với đạo phục màu vàng tượng trưng cho áo cà sa của các nhà   sư. Lão giáo Chịu ảnh hưởng rất lớn từ Minh Sư đạo, một nhánh của Thiên Sư đạo, có  thể  nói vũ trụ  quan của Cao Đài gần sát với vũ trụ  quan của  Lão giáo. Phương  pháp cơ bút để các đấng vô hình truyền dạy, các con số linh thiêng như 1 (Thiên  Nhãn), 2 (Lưỡng nghi), 3 (Tam giáo), 4 (tứ  tượng), 5 (Ngũ chi), 8 (Bát Quái), 9   (Cửu Trùng), 12 (Thời Quân),...... đều chịu  ảnh hưởng rất lớn từ Lão giáo. Một  số  nhân vật trong Lão giáo cũng được tôn thờ  như Lão Tử...Trong tổ  chức Hội  Thánh, vị  trí Bát Quái Đài là khu vực thiêng liêng nhất, chỉ  dành cho các vị  tiên  trưởng vô hình, được xem như  là nơi lập pháp của đạo. Hầu hết các văn bản   pháp luật đạo, được các tín đồ  tin là được giáng cơ  từ  Bát Quái Đài. Trong tổ  chức   Nam   phái,   cách   đặt   tên   các   phái   cũng   chịu   ảnh   hưởng   từ Tam  Thanh trong Lão giáo với biến cải đôi chút; thậm chí, phái Thượng, một trong 3   phái của Nam phái, cũng được xem là đại diện cho Lão giáo, với đạo phục màu   xanh tượng trưng cho y phục các đạo sĩ. Vai trò của phái Thượng còn được đề 
  4. cao khi trong tổ  chức Hội Thánh Cửu Trùng Đài, chức phẩm của phái Thượng   được xem là cao hơn so với 2 phái còn lại. Người giữ ngôi vị  Thượng Chưởng  pháp được quy định có thể thay mặt cho chức vị Giáo tông để chủ trì công việc  của Cửu Trùng Đài. Nho giáo Cũng như Phật giáo và Lão giáo, Nho giáo cũng được xem là có ảnh hưởng  rất lớn đến đạo Cao Đài. Nho giáo là nền đạo đầu tiên trong đạo Cao Đài được  đề xướng qua triết lý Nho tông chuyển thế. Nếu như Lão giáo ảnh hưởng nhiều  về  mặt vũ trụ  quan và cách thức tu tập thì Nho giáo  ảnh hưởng rất nhiều về  cách thức hành lễ. Đại diện cho Nho giáo là Khổng Tử và Mạnh Tử trong Bát  Quái Đài. Trong tổ chức Hội Thánh Cao Đài, phái Ngọc, một trong 3 phái trong   tổ  chức Nam phái Cửu Trùng Đài, được xem là tượng trưng của Nho giáo, với   đạo phục màu đỏ. Tín ngưỡng dân gian Có thể nói tín ngưỡng dân gian Nam Kỳ đã có ảnh hưởng rất lớn đến đạo  Cao Đài. Hầu hết các hoạt động tôn giáo của đạo Cao Đài chú trọng đến các  nghi lễ  trong gia đình liên quan đến phong tục truyền thống của người Việt  ở  Nam Kỳ  như  cưới hỏi, tang ma, cầu siêu… Những nghi lễ   ấy mặc dù được tổ  chức theo nguyên tắc và triết lý của đạo Cao Đài, nhưng lại không quá xa lạ với   phong tục truyền thống của người Việt. Hơn nữa, các nghi lễ  này đều được tổ  chức quy củ, có sự tham gia đông đảo của chức sắc, chức việc và đạo hữu, làm   không khí trong các buổi lễ  trở  nên trang trọng, tôn nghiêm. Mặt khác, rất dễ  nhận thấy nhạc lễ  Cao Đài (đặc biệt là Đại đàn) mang đậm văn hóa truyền  thống Việt Nam với cung cách đi trò lễ, nhạc cổ  truyền trong các buổi lễ  tại   đình, miếu dân gian. Chính vì những lý do trên, luận điểm cho rằng: “Đạo Cao Đài là kết quả   của sự kết hợp giữa Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo” là đúng. Cao Đài là một  tôn giáo có tính dung hợp các tôn giáo lớn và lâu đời tại Việt Nam, mà chủ  yếu  là Tam giáo. Nhiều khái niệm cũng như  hình thức của các tôn giáo lớn đều có   thể thấy biểu hiện một phần tại triết lí giáo của Cao Đài. Các tín đồ Cao Đài lý   giải đấy chính là ý đồ  của Thượng đế  đã hình thành các tôn giáo khác nhau để  phù hợp với thời điểm và địa điểm cụ thể, và tôn giáo Cao Đài chính là "tôn giáo  duy nhất do Thượng đế  lập ra  ở  lần thứ  3 và là lần cuối cùng" để  phổ  độ  cho  chúng sinh, không còn phân biệt tôn giáo, dân tộc hay  ở bất kỳ nơi nào trên thế  giới nữa. Chính vì vậy, điểm đặc biệt trong tôn giáo Cao Đài là sự tôn trọng tín   ngưỡng và phong tục, không ép buộc tín đồ  phải từ  bỏ  hoặc hạn chế  các hoạt  động liên quan đến tín ngưỡng hay phong tục cổ truyền của mình.
  5. Luận điểm 3: Chủ  nghĩa yêu nước là đặc trưng trong văn hóa nhà nước –   dân tộc Việt Nam.  Chủ nghĩa yêu nước là "nguyên tắc đạo đức và chính trị, một tình cảm xã   hội mà nội dung của nó là lòng trung thành với Tổ  quốc, là lòng tự  hào về  quá   khứ  và hiện tại của Tổ  quốc, ý chí bảo vệ  những lợi ích của Tổ  quốc".   Chủ  nghĩa yêu nước ở Việt Nam được bắt nguồn từ những tình cảm bình dị, đơn sơ  của mỗi người dân. Tình cảm đó, mới đầu, chỉ là sự quan tâm đến những người   thân yêu ruột thịt, rồi đến xóm làng, sau đó phát triển cao thành tình yêu Tổ quốc.  Tình yêu đất nước không phải là tình cảm bẩm sinh, mà là sản phẩm của sự phát  triển lịch sử, gắn liền với một đất nước nhất định. Bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam là sự kết tinh của tư tưởng, tình cảm,   tâm hồn, cốt cách con người Việt Nam trong suốt tiến trình lịch sử dựng nước và  giữ nước. Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam đã trở thành hệ tư tưởng chủ đạo, giữ  vai trò định hướng và chi phối toàn bộ quá trình dựng nước và giữ nước của dân  tộc ta qua các thời kỳ. Hơn nữa, chủ nghĩa yêu nước còn trở thành giá trị văn hóa  mang tính phổ  biến và được xã hội hóa sâu rộng trong mọi tầng lớp nhân dân,   được các thế hệ người Việt Nam xác định như  một trong những tiêu chí, giá trị  cao nhất quy định phương châm sống và hành động của mình. Từ  đó, tạo thành  động lực tinh thần to lớn, thúc đẩy những hành động tích cực vì đất nước của  con người và cộng đồng người Việt Nam. Trong quá trình xây dựng đất nước, con người Việt Nam vừa thích nghi,  vừa khai phá những tài nguyên và phát huy những mặt thuận lợi của thiên nhiên  để mở mang ruộng đồng, xóm làng, phát triển sản xuất. Nhưng thiên nhiên cũng  đem lại cho con người nơi đây không ít khó khăn, hằng năm bão lụt, hạn hán   hoành hành dữ  dội, cướp phá đi nhiều tài sản và sinh mệnh của con người. Vì  vậy, trong quá trình trụ lại khai phá, ông cha ta đã phải đấu tranh quyết liệt với  thiên nhiên, sự đoàn kết, cố kết cộng đồng đó đã trở thành nhu cầu tự nhiên, tất   yếu để tồn tại và phát triển. Từ rất sớm nhân dân ta đã biết đắp đê để chống lũ   lụt, đào kênh mương, làm thủy lợi để chống hạn hán. Tất cả những thành tựu đó   trong quá trình xây dựng quê hương, đất nước đều thấm đượm mồ  hôi,nước  mắt và xương máu của bao thế hệ, cũng vì lẽ  đó mà mọi người Việt Nam đều  nặng tình, nặng nghĩa với quê hương, đó là cơ  sở  vững bền của tình yêu đất  nước, sự  gắn bó với xứ  sở  và là nền tảng quan trọng để  hình thành chủ  nghĩa  yêu nước Việt Nam. Mặt khác, Việt Nam lại nằm  ở vị trí chiến lược quan trọng trong khu vực   và thế giới, cùng với nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào và phong phú nên luôn   là mục tiêu nhòm ngó, lăm le xâm lược và thôn tính của các đế quốc ngoại bang.  Vì vậy, trong lịch sử  thế giới, hiếm có một dân tộc nào phải chống ngoại xâm 
  6. nhiều lần và liên tục như dân tộc Việt Nam. Kể từ cuộc kháng chiến chống Tần   (TK II trước CN) đến khi kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ  cứu nước, dân  tộc Việt Nam đã có 12 thế kỷ phải tiến hành kháng chiến giữ nước và đấu tranh  chống ách đô hộ của nước ngoài. Những cuộc đọ  sức với các thế lực xâm lược  lãnh thổ, dân tộc, xâm lăng văn hóa... đã tạo cho con người Việt Nam một giá trị  vô cùng quý giá, đó là chủ nghĩa yêu nước với nội dung cốt lõi là ý thức về chủ  quyền quốc gia và tinh thần độc lập dân tộc. Giá trị  tốt đẹp đó trở  thành một   trong những giá trị truyền thống văn hóa cao quý nhất, bềnvững nhất, giữ ở vị trí  hàng đầu và được người Việt Nam coi là chuẩn mực cao nhất của đạo lý dân  tộc. Và, trên thực tế, thắng lợi của dân tộc ta trong các cuộc kháng chiến giữ  nước và đấu tranh chống ách đô hộ  của nước ngoài, không chỉ  là chiến thắng  thuần túy về mặt quân sự mà còn cả về văn hóa và bằng văn hóa yêu nước của  mình. Điển hình là cuộc đấu tranh chống Hán hóa về  chủng tộc, ngôn ngữ,   phong tục, tập quán trong suốt chặng đường hơn nghìn năm các triều đại phong  kiến phương Bắc thay nhau đô hộ  hay cuộc đấu tranh chống lại chính sách văn  hóa nô dịch, phản động của thực dân Pháp, phát xít Nhật và đế  quốc Mỹ  trong  TK XX. Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam không chỉ là một giá trị, mà điều quan trọng  hơn nữa nó còn là cội nguồn, cơ  sở  của hàng loạt các giá trị  khác, là giá trị  cao  nhất trong bảng thang giá trị  củabản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam. Các giá trị  văn hóa khác đều là sự  thể  hiện dưới những khía cạnh, những góc độ  và hình  thức khác nhau của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam. Điều đó có nghĩa, chủ nghĩa  yêu nước Việt Nam không chỉ  chứa đựng các giá trị  chân, thiện, mỹ  mà đã trở  thành những yếu tố  tận chân, tận thiện, tận mỹ. Trong đó, chủ  nghĩa yêu nước   Việt Nam truyền thống là cơ sở của chủ nghĩa anh hùng, tinh thần đoàn kết, đức  tính cần cù, chịu khó, lối sống lành mạnh, lạc quan, yêu đời của nhân dân Việt   Nam, làm nên cốt cách Việt Nam.Còn chủ nghĩa yêu nước Việt Nam hiện đại là  động lực để  thực hiện độc lập dân tộc gắn liền với chủ  nghĩa xã hội, kết hợp  chủ  nghĩa yêu nước chân chính với chủ  nghĩa quốc tế  vô sản, củng cố, tăng   cường đại đoàn kết, thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân  chủ, công bằng, văn minh. Như vậy, luận điểm cho rằng: “Chủ nghĩa yêu nước là đặc trưng trong   văn hóa nhà nước – dân tộc Việt Nam”  là hoàn toàn đúng. Yêu nước không chỉ  là một nét đẹp đạo đức, một nét văn hóa mà còn kết tinh thành giá trị bền vững,   tiêu biểu hàng đầucủa truyền thống bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam. Chính   giá trị  này làm nên sức sống của con người và dân tộc Việt Nam qua bao thăng  trầm của lịch sử. Yêu nước ­ giá trị  văn hóa gắn liền với dân tộc Việt Nam, là   yếu tố cơ bản hình thành dân tộc, là linh hồn của dân tộc. Văn hóa còn, yêu nước 
  7. còn thì dân tộc  còn. Văn hóa suy, yêu nước giảm thì dân tộc yếu. Văn hóa mất,  chủ nghĩa yêu nước không còn thì dân tộc diệt.  Luận điểm 4: Phật giáo đại thừa  ở Việt Nam là kết quả  của giao lưu giữa   văn hóa Việt Nam với văn hóa Ấn Độ Phật giáo từ Ấn Độ truyền vào Việt Nam từ rất sớm bằng hai con đường:  con đường biển từ phương Nam trực tiếp truyền sang; con đường bộ từ phương  Bắc truyền xuống. Bằng con đường biển từ phương Nam, Phật giáo truyền vào  Việt Nam rất sớm, có thể  từ  thế  kỷ  thứ  nhất trước Công nguyên và sớm hơn  nhiều nếu so với con đường bộ  từ  phương Bắc truyền xuống. Các tu sĩ đi theo  thuyền buôn Ấn Độ là những người đầu tiên truyền đạo Phật vào nước ta với tín   ngưỡng đơn sơ: thờ  Phật, đốt trầm, tụng kinh, chữa bệnh, trừ  tà và bày phép  cúng dường, bố thí cho dân bản địa cùng truyền pháp Tam quy Ngũ giới cho cư  dân ở đây chứ chưa có sự truyền giảng kinh điển.  Tiếp theo, Phật giáo với hệ  thống kinh điển Đại thừa mang tính Thiền   học của Phật giáo vùng Nam Ấn đã truyền vào Việt Nam tại trung tâm Luy Lâu.  Nam  Ấn là vùng đầu tiên dùng kinh văn hệ  Bát nhã (Prajna) như  Kim Cương,   Tượng đầu tịnh xá, Bát thiên tụng Bát nhã, Bát nhã tâm kinh, Bát nhã ba la mật,   Đại bát Niết bàn v.v… Kinh Kim Cương là một cuốn kinh Đại thừa Phật giáo thuộc kinh văn hệ  Bát nhã phổ  biến và có vị  trí quan trọng trong Phật giáo, trong Thiền giới Việt  Nam, Trung Quốc. Nhờ bộ kinh này mà Lục Tổ Huệ Năng ở Trung Quốc và nhà  vua Thiền sư Trần Thái Tông ở Việt Nam đắc pháp, ngộ đạo.  Nhờ  hệ thống kinh văn Bát nhã mà thế kỷ thứ hai sau công nguyên, Long   Thọ  Bồ  Tát (Nagarjãna) đã viết bộ  Trung Quán luận với tư  tưởng vô trụ, siêu  việt hữu vô, chân không. Bộ  luận này đã có  ảnh hưởng sâu rộng trong Thiền   giới  ở Việt Nam và Trung Quốc. Tư tưởng chân không của bộ  luận cũng chính   là chủ  đề  của bộ  kinh Bát thiên tụng Bát nhã mà Khương Tăng Hội đã dịch  ở  Giao Châu vào thế kỷ thứ III.  Tư tưởng Phật giáo Đại thừa ở Việt Nam cũng đã xuất hiện với tác phẩm  Lý hoặc luận của Mâu Tử ở thế kỷ thứ II. Tiếp đến là một loạt tác phẩm dịch,   chú sớ, đề  tựa của nhiều nhà Phật học đều là những bộ  kinh thuộc hệ  thống   Thiền học Đại thừa như An ban thủ ý kinh bàn về phép Thiền quán sổ tức (phép   đếm hơi thở) do Khương Tăng Hội dịch, chú sớ  Pháp hoa tam muội kinh do   Cương Lương Lâu Chí và Đạo Thanh dịch.   Đây là bằng chứng khẳng định ở thời kỳ đầu, Phật giáo truyền vào nước   ta chủ yếu là Phật giáo Đại thừa với khuynh hướng Thiền học và kinh điển chủ  yếu là kinh văn hệ  Bát nhã xuất hiện  ở  Nam  Ấn. Do đó luận điểm  cho rằng:  
  8. Phật giáo đại thừa  ở  Việt Nam là kết quả  của giao lưu giữa văn hóa Việt   Nam với văn hóa  Ấn Độ  là đúng. Và cũng chính Tư  tưởng Phật giáo Đại thừa  đã tạo nên Phật giáo thời Lý ­ Trần là tinh hoa, đỉnh cao của Phật giáo Việt Nam   và văn hóa Việt Nam. Chính Phật giáo Lý ­ Trần đã góp phần làm nên cái chất   Đại Việt, làm nên cái hào khí Đông A của thời đại, tạo nên bước nhảy vọt về tư  tưởng của dân tộc ta lúc bấy giờ, làm nên sự hồi sinh mạnh mẽ của dân tộc sau   hơn một ngàn năm bị nô lệ phương Bắc từ năm 111 TCN đến năm 938 sau công   nguyên.  
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0