intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài: Chính sách Tiền tệ với mục tiêu ổn định giá cả

Chia sẻ: Ngoc Mai | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:29

1.772
lượt xem
809
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài: Chính sách Tiền tệ với mục tiêu ổn định giá cả trình bày về cơ sở lý thuyết của chính sách tiền tệ, chính sách tiền tệ của Việt Nam trong giai đoạn hiên nay với mục tiêu ổn định giá cả, định hướng và giải pháp hoàn thiện các công cụ của chính sách tiền tệ ở Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài: Chính sách Tiền tệ với mục tiêu ổn định giá cả

  1. Đề tài: CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ VỚI MỤC TIÊU ỔN ĐỊNH GIÁ CẢ 27
  2. Đề tài: CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ VỚI MỤC TIÊU ỔN ĐỊNH GIÁ CẢ Phần 1: Cơ sở lý thuyết của chính sách tiền tệ 1.Khái niệm, vị trí của chính sách tiền tệ : Khái niệm chính sách tiền tệ : Chính sách tiền tệ là một chính sách kinh tế vĩ mô do Ngân hàng trung ương khởi thảo và thực thi, thông qua các công cụ, biện pháp của mình nhằm đạt các mục tiêu: ổn định giá trị đồng tiền, tạo công ăn việc làm, tăng trưởng kinh tế. Tuỳ điều kiện các nước, chính sách tiền tệ có thể được xác lập theo hai hướng: Chính sách tiền tệ mở rộng (tăng cung tiền, giảm lãi suất để thúc đẩy sản xuất kinh doanh, giảm thất nghiệp nhưng lạm phát tăng - chính sách tiền tệ chống thất nghiệp) Chính sách tiền tệ thắt chặt (giảm cung tiền, tăng lãi suất làm gi ảm đầu tư vào sản xuất kinh doanh từ đó làm giảm lạm phát nhưng th ất nghiệp tăng - chính sách tiền tệ ổn định giá trị đồng tiền) Vị trí chính sách tiền tệ : Trong hệ thống các công cụ điều tiết vĩ mô của Nhà nước thì chính sách tiền tệ là một trong những chính sách quan trọng nh ất vì nó tác đ ộng trực tiếp vào lĩnh vực lưu thông tiền tệ. Song nó cũng có quan hệ chặt chẽ với các chính sách kinh tế vĩ mô khác như chính sách tài khoá, chính sách thu nhập, chính sách kinh tế đối ngoại. Đối với Ngân hàng trung ương, việc hoạch định và thực thi chính sách chính sách tiền tệ là hoạt động cơ bản nhất, mọi hoạt động của nó đều nhằm làm cho chính sách tiền tệ quốc gia được th ực hiện có hi ệu quả hơn. 2. Các mục tiêu của chính sách tiền tệ 2.1 Mục tiêu cuối cùng của chính sách tiền tệ : *Ổn định giá trị đồng tiền: NHTW thông qua CSTT có thể tác động đến sự tăng hay giảm giá trị đồng tiền của nước mình. Giá trị đồng ti ền ổn định được xem xét trên 2 mặt: Sức mua đối nội của đ ồng ti ền (ch ỉ s ố giá cả hàng hoá và dịch vụ trong nước) và sức mua đối ngoại (tỷ giá của đồng tiền nước mình so với ngoại tệ). Tuy vậy, CSTT hướng t ới ổn đ ịnh giá tr ị đồng tiền không có nghĩa là tỷ lệ lạm phát =0 vì nh ư v ậy n ền kinh t ế không thể phát triển được, để có một tỷ lệ lạm phát giảm phảI chấp nhận một tỷ lệ thất nghiệp tăng lên. 27
  3. *Tăng công ăn việc làm: CSTT mở rộng hay thu hẹp có ảnh hưởng trực tiếp tới việc sử dụng có hiệu quả các nguồn lực xã h ội, quy mô s ản xu ất kinh doanh và từ đó ảnh hưởng tới tỷ lệ thất nghiệp của nền kinh t ế. Đ ể có một tỷ lệ thất nghịêp giảm thì phải chấp nhận một tỷ lệ lạm phát tăng lên. *Tăng trưởng kinh tế :Tăng trưởng kinh tế luôn là mục tiêu của mọi chính phủ trong việc hoạch định các chính sách kinh tế vĩ mô của mình, để giữ cho nhịp độ tăng trưởng đó ổn định, đặc biệt việc ổn định giá trị đồng bản tệ là rất quan trọng ,nó thể hiện lòng tin của dân chúng đối v ới Chính phủ.Mục tiêu này chỉ đạt được khi kết quả hai mục tiêu trên đ ạt đ ược một cách hài hoà. Mối quan hệ giữa các mục tiêu : Có mối quan hệ chặt chẽ, hỗ trợ nhau, không tách rời. Nhưng xem xét trong thời gian ngắn hạn thì các mục tiêu này có thể mâu thuẫn với nhau thậm chí triệt tiêu lẫn nhau. Vậyđể đ ạt được các mục tiêu trên một cách hài hoà thì NHTW trong khi th ực hi ện CSTT cần phải có sự phối hợp với các chính sách kinh t ế vĩ mô khác. Phần lớn NHTW các nước coi sự ổn định giá cả là mục tiêu ch ủ yếu và dài hạn của chính sách tiền tệ. 2.2 Mục tiêu trung gian của chính sách tiền tệ : a. Khái niệm : Là mục tiêu do NHTW lựa chọn nhằm đạt được mục tiêu cuối cùng và phải có liên hệ với mục tiêu cuối cùng b. Các tiêu chuẩn lựa chọn  Có thể đo lường được một cách chính xác và nhanh chóng đ ể NHTW điều chỉnh hướng tác động khi cần thiết.  Có khả năng kiểm soát được.  Có liên hệ chặt chẽ với mục tiêu cuối cùng: đây là tiêu chu ẩn quan trọng nhất của mục tiêu trung gian. c. Các chỉ tiêu thường được lựa chọn • chỉ tiêu tổng lượng tiền cung ứng : lựa chọn MS làm l ượng ti ền trung gian phải thả nổi lãi suất • chỉ tiêu lãi suất: để duy trì mục tiêu lãi suất, m ức cung ti ền và ti ền cơ sở sẽ biến động. d. Sự chọn lựa mục tiêu trung gian trong những trường hợp cụ thể - Khi nhu cầu về hàng hóa biến động bất thường, đường IS dao động mạnh từ IS’ đến IS’’.  Nếu mức lãi suất i* được chọn làm mục tiêu trung gian, vi ệc mở rộng hoặc thu hẹp lượng tiền cung ứng nhằm duy trì mức lãi suất i * sẽ làm đường LM dịch chuyển => Y sẽ biến động từ Y’đến Y’’ 27
  4.  Nếu chọn MS làm mục tiêu, thì sản lượng sẽ biến động từ Y”M đến Y’M  Nên lựa chọn mục tiêu trung gian là lượng tiền cung ứng. - Khi nhu cầu tiền tệ biến động mạnh hơn  Nếu cố định MS: tổng sản lượng quốc dân sẽ biến động từ Y’M đến Y”M .  Nếu cố định i* : mọi biến động của mức cầu tiền sẽ dẫn đến những biến động tương ứng của mức cung tiền nhằm duy trì mức lãi suất cố định, do đó LM luôn cố định tại vị trí của nó, mức sản lượng vì thế cố định tại Y*  Việc lựa chọn lãi suất làm mục tiêu trung gian sẽ thích hợp hơn. 2.3 Mục tiêu hoạt động của chính sách tiền tệ : - Là mục tiêu do ngân hàng trung ương lựa chọn nhằm đạt được mục tiêu trung gian. Nó có phản ứng tức thời với những thay đổi trong sử dụng công cụ của CSTT - Tiêu chuẩn lựa chọn : • Có mối quan hệ mật thiết với mục tiêu trung gian. • NHTW có thể đo lường được • chịu sự tác động của công cụ gián tiếp - Các chỉ tiêu thường được lựa chọn • Về lượng : lượng tiền trung ương MB, dự trữ của các ngân hàng trung gian R ( Việt Nam chọn dự trữ của các ngân hàng thương mại) • Về giá: lãi suất liên ngân hàng, lãi suất chiết khấu, lãi su ất th ị trường mở, lãi suất cho vay qua đêm, lãi suất tín phiếu kho bạc. 3.Các công cụ của CSTT 3.1 Công cụ gián tiếp a. Nghiệp vụ thị trường mở Khái niệm: Là những hoạt động mua bán chứng khoán do NHTW th ực hiện trên thị trường mở nhằm tác động tới cơ số tiền tệ qua đó điều tiết lượng tiền cung ứng. 27
  5. Cơ chế tác động: Khi NHTW mua (bán) chứng khoán thì sẽ làm cho cơ sở tiền tệ tăng lên (giảm đi) dẫn đến mức cung tiền tăng lên (giảm đi). Nếu thị trường mở chỉ gồm NHTW và các NHTM thì hoạt động này sẽ làm thay đổi lượng tiền dự trữ của các NHTM (R ), nếu bao g ồm c ả công chúng thì nó sẽ làm thay đổi ngay lượng tiền mặt trong lưu thông(C). Ưu điểm: Do vận dụng tính linh hoạt của thị trường nên đây được coi là một công cụ rất năng động, hiệu quả, chính xác của CSTT vì kh ối l ượng chứng khoán mua( bán ) tỷ lệ với qui mô lượng tiền cung ứng cần điều chỉnh, ít tốn kém về chi phí, dễ đảo ngược tình thế. Nhược điểm: vì được thực hiện thông qua quan hệ trao đổi nên nó còn phụ thuộc vào các chủ thể khác tham gia trên thị trường và mặt khác để công cụ này hiệu quả thì cần phải có sự phát triển đồng bộ của thị trường tiền tệ, thị trường vốn. b. Dự trữ bắt buộc Khái niệm: Số tiền dự trữ bắt buộc là số tiền mà các NH phải giữ lại, do NHTW qui định, gửi tại NHTW, không hưởng lãi, không được dùng để đầu tư, cho vay và thông thường được tính theo một tỷ lệ nh ất định trên t ổng só tiền gửi của khách hàng để đảm bảo khả năng thanh toán, s ự ổn đ ịnh c ủa hệ thống ngân hang. Cơ chế tác động: Việc thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc ảnh hưởng trực tiếp đến số nhân tiền tệ (m=1+s/s+ER+RR) trong cơ chế tạo tiền của các NHTM. Mặt khác khi tăng (giảm ) tỷ lệ dự trữ bắt buộc thì kh ả năng cho vay của các NHTM giảm (tăng), làm cho lãi suất cho vay tăng (giảm), từ đó làm cho lượng cung ứng tiền giảm (tăng). Ưu điểm: Đây là công cụ mang nặng tính quản lý của Nhà n ước nên giúp NHTW chủ động trong việc điều chỉnh lượng tiền cung ứng và tác động của nó cũng rất mạnh (chỉ cần thay đổi một lượng nhỏ tỷ lệ dự trữ bắt buộc là ảnh hưởng tới một lượng rất lớn mức cung tiền). Nhược điểm: tính linh hoạt của nó không cao vì việc tổ chức thực hiện nó rất chậm, phức tạp, tốn kém và nó có thể ảnh h ưởng không tốt tới hoạt động kinh doanh của các NHTM. c. Chính sách tái chiết khấu: Khái niệm : Đây là hoạt động mà NHTW thực hiện cho vay ngắn hạn đối với các NHTM thông qua nghiệp vụ tái chiết khấu bằng việc điều chỉnh 27
  6. lãi suất tái chiết khấu (đối với thương phiếu) và hạn mức cho vay tái chiết khấu (cửa sổ chiết khấu) Cơ chế tác động: Khi NHTW tăng (giảm ) lãi suất tái chiết kh ấu s ẽ h ạn chế (khuyến khích) việc các NHTM vay tiền tại NHTW làm cho kh ả năng cho vay của các NHTM giảm (tăng) từ đó làm cho mức cung ti ền trong nền kinh tế giảm (tăng). Mặt khác khi NHTW muốn h ạn ch ế NHTM vay chiết khấu của mình thì thực hiện việc khép cửa sổ chiết khấu lại. Ngoài ra, ở các nước có thị trường chưa phát triển (th ương phiếu chưa phổ biến để có thể làm công cụ tái chiết khấu) thì NHTW còn thực hiện nghiệp vụ này thông qua việc cho vay tái cấp vốn ngắn hạn đối với các NHTM. Ưu điểm: Chính sách tái chiết khấu giúp NHTW thực hiện vai trò là người cho vay cuối cùng đối với các NHTM khi các NHTM gặp khó khăn trong thanh toán, và có thế kiểm soát được hoạt động tín dụng c ủa các NHTM đồng thời có thể tác động tới việc điều chỉnh cơ cấu đầu tư đối với nền kinh tế thông qua việc ưu đãi tín dụng vào các lĩnh vực cụ thể. Nhược điểm: hiệu quả của công cụ này còn phụ thuộc vào hoạt động cho vay của các NHTM, mặt khác mức lãi suất tái chiết khấu có th ể làm méo mó, sai lệch thông tin về cung cầu vốn trên thị trường. Trên đây là 3 công cụ tác động gián tiếp tới qui mô lượng tiền cung ứng, trong một nền kinh tế nếu NHTW sử dụng có hiệu quả các công c ụ này thì sẽ không cần đến bất cứ một công cụ nào khác. Tuy v ậy trong nh ững điều kiện cụ thể (các quốc gia đang phát triển ;các giai đoạn kinh tế quá nóng ) thì để đạt được mục tiêu của mình, NHTW có th ể s ử d ụng các công cụ điều tiết trực tiếp. 3.2 Công cụ trực tiếp a. Quản lý hạn mức tín dụng của các NHTM Khái niệm: là việc NHTW quy định tổng mức dư nợ của các NHTM không được vượt quá một lượng nào đó trong một thời gian nhất định (một năm) để thực hiện vai trò kiểm soát mức cung tiền của mình. Việc định ra hạn mức tín dụng cho toàn nền kinh tế dựa trên c ơ s ở là các ch ỉ tiêu kinh tế vĩ mô (tốc độ tăng trưởng ,lạm phát tiêu thụ..) sau đó NHTW sẽ phân bổ cho các NHTM và NHTM không thể cho vay vượt quá h ạn mức do NHTW quy định. Cơ chế tác động :Đây là một cộng cụ điều chỉnh một cách trực tiếp đối với lượng tiền cung ứng, việc quy định pháp lý khối lượng hạn mức tín dụng cho nền kinh tế có quan hệ thuận chiều với qui mô l ượng ti ền cung ứng theo mục tiêu của NHTM. 27
  7. Ưu điểm: Giúp NHTW điều chỉnh, kiểm soát được lượng tiền cung ứng khi các công cụ gián tiếp kém hiệu quả, đặc biệt tác dụng nhất thời của nó rất cao trong những giai đoạn phát triển quá nóng, tỷ lệ lạm phát quá cao c ủa nền kinh tế . Nhược điểm: có thể triệt tiêu động lực cạnh tranh giữa các NHTM, làm giảm hiệu quả phân bổ vốn trong nến kinh tế, dễ phát sinh nhi ều hình thức tín dụng ngoài sự kiểm soát của NHTW và nó sẽ trở nên quá kìm hãm khi nhu cầu tín dụng cho việc phát triển kinh tế tăng lên . b. Quản lý lãi suất của các NHTM: Khái niệm: NHTW đưa ra một khung lãi suất hay ấn định một trần lãi suất cho vay để hướng các NHTM điều chỉnh lãi suất theo giới h ạn đó, t ừ đó ảnh hưởng tới qui mô tín dụng của nền kinh tế và NHTW có thể đạt được quản lý mức cung tiền của mình. Cơ chế tác động: Việc điều chỉnh lãi suất theo xu hướng tăng hay giảm sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới qui mô huy động và cho vay của các NHTM làm cho lượng tiền cung ứng thay đổi theo. Ưu điểm: Giúp cho NHTW thực hiện quản lý lượng tiền cung ứng theo mục tiêu của từng thời kỳ, điều này phù hợp với các qu ốc gia khi ch ưa có điều kiện để phát huy tác dụng của các công cụ gián tiếp. Nhược điểm: dễ làm mất đi tính khách quan của lãi suất trong nền kinh tế vì thực chất lãi suất là “giá cả” của vốn do v ậy nó ph ải đ ược hình thành từ chính quan hệ cung cầu về vốn trong nến kinh t ế. Mặt khác vi ệc thay đổi quy định điều chỉnh lãi suất dễ làm cho các NHTM bị động, tốn kém trong hoạt động kinh doanh của mình. Phần 2: Chính sách tiền tệ của Việt Nam trong giai đoạn hiên nay với mục tiêu ổn định giá cả 1. Nhìn lại tình hình chung của giá cả trong năm 2008 cho tới nay 27
  8. a)Sự bất thường trong diễn biến giá cả hàng hóa năm 2008 Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Chỉ số giá tiêu dùng 102.4 106.0 109.2 111.6 116.0 118.4 119.8 121.7 121.9 121.6 120.7 119.9 Lương thực, thực phẩm 103.8 110.2 114.5 118.0 126.6 130.7 132.0 132.7 132.7 132.1 132.0 131.9 Lương thực 103.4 106.7 117.9 125.1 152.9 159.4 158.9 157.1 154.4 151.4 146.7 143.3 Thực phẩm 103.8 111.6 113.1 115.6 118.2 121.8 123.5 124.1 124.4 124.4 125.6 126.5 Đồ uống và thuốc lá 101.8 103.7 104.4 105.1 107.1 108.2 109.3 110.0 110.6 111.3 112.3 113.1 May mặc, giày dép, mũ nón 101.4 102.8 103.7 104.7 105.7 106.7 108.2 109.2 110.1 110.8 111.8 112.9 Nhà ở và vật liệu xây dựng 102.9 104.3 108.0 110.8 112.2 114.3 116.3 118.8 118.0 116.8 111.1 108.5 Thiết bị và đồ dùng gia đình 100.9 101.6 103.1 104.1 105.1 106.4 108.0 109.2 110.5 111.3 112.0 112.7 Dược phẩm, y tế 100.7 101.1 101.9 102.7 103.2 103.9 106.0 107.3 108.1 108.8 109.1 109.4 Phương tiện đi lại,bưu điện 100.0 101.5 107.3 109.8 110.2 110.6 111.2 121.3 120.7 119.6 114.3 106.6 Giáo dục 100.2 100.3 100.6 101.0 101.4 102.1 103.2 104.4 105.8 106.6 106.7 106.9 27
  9. Văn hoá, thể thao, giải trí 100.1 102.4 103.7 104.3 104.9 105.3 106.2 107.3 108.9 109.3 109.6 110.3 Hàng hoá và dịch vụ khác 102.6 106.1 106.2 106.8 107.1 108.1 109.4 110.4 110.8 111.7 112.1 113.0 Chỉ số giá vàng 105.1 111.3 118.5 115.9 111.4 116.3 120.0 116.4 109.0 112.5 106.0 106.8 Chỉ số giá đô la Mỹ 99.7 99.6 98.1 99.3 100.3 105.0 106.9 103.8 103.0 103.0 105.1 106.3 Năm 2008 là năm giá cả biến động bất thường ở mức cao, chia thành hai giai đoạn rõ rệt với sáu tháng đầu năm tăng rất cao, sáu tháng cu ối năm thì dịu dần ở quý 3, và 3 tháng cuối năm giảm, đạt dưới 100%. Diễn biến giá của năm vừa qua có sự nối tiếp của năm 2007, mức tăng cao của nửa đầu năm 2008 đã có đà từ 6 tháng cuối năm trước đó. Trong 2 quý cuối năm 2007, chỉ số giá tăng trung bình khoảng 1,14%/tháng. Nh ư chúng ta đã biết, việc tăng chỉ số giá mạnh vào cuối năm 2007 đã đẩy CPI năm này lên 12,63%. Đà tăng vẫn tiếp tục kéo sang đến năm 2008, m ặc dù đã có m ột s ố biện pháp để cố gắng kìm hãm như thắt chặt tiền tệ... Trong 6 tháng này, bình quân chỉ số CPI tăng 2,86%/tháng. Đây là tốc độ tăng bình quân cực cao. Trong cả chục năm mới có chuyện tăng như vậy. Trước đây, bình quân mỗi tháng chỉ trên 1% đã là cao rồi. Như thế thì qua 6 tháng, chỉ số giá đã lên đến h ơn 18%, n ếu so v ới tháng 12 năm 2007. Khi đó, nhiều lo ngại đã nảy sinh và có nh ững ý ki ến cho rằng chỉ số giá cả năm 2008 sẽ lên đến 30%. Theo quy luật thì tháng 2 tăng rất cao, sau đó đến tháng 3 thì ch ỉ s ố giá gi ảm tốc, ho ặc âm, đ ến tháng 4, tháng 5 bằng bằng, hoặc âm một chút. Thế nhưng năm 2008 lại tăng cao liên tục, đến hết tháng 3, cho thấy nguy cơ không th ể giữ được ở mức một con số. Mức tăng của CPI vào tháng 5 cũng đạt mức đỉnh điểm của năm. Chính phủ phải nới biên độ tỷ giá từ ±0,75% lên ±1% vào ngày 10/03/2008 và từ 1% lên 2% vào ngày 27/06/2008, tận dụng sự trượt giá VND so USD thúc đẩy xuất khẩu, giảm nhập khẩu. Tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán và dư nợ tín dụng năm 2007 tăng gấp đôi so với tốc độ tăng của năm 2006. Tính đến 31-12-2007, tổng phương tiện thanh toán tăng 46,7% so với 31/12/2006. Tổng dư nợ cho vay của nền kinh tế năm 2007 tăng 58% so với năm2006. 27
  10. Đủ "bộ" nguyên nhân: Lạm phát năm 2008 ở mức cao là tổng hòa của các loại nguyên nhân, cả chi phí đẩy, cầu kéo, lạm phát tiền t ệ và cộng thêm yếu tố tâm lý. • Về chi phí đẩy, giá nguyên liệu đầu vào h ồi quý 1/2008 tăng r ất cao, ví dụ thép, vật liệu xây dựng... tăng giá liên tục. Năm nay, giá nhiều mặt hàng chịu sự tác động từ giá thế giới. • Cụ thể là việc tăng giá dầu đã ảnh hưởng đến giá cả nhiều mặt hàng như thép, xi măng, lương thực... Đặc biệt là lúc đó, thị trường thế giới thiếu lương thực. Do đó, g ạo từ mức giá 400-500 USD/tấn đã tăng đến h ơn nghìn, th ậm chí 1.200 USD/tấn. • Nền kinh tế chúng ta là nền kinh tế mở, và Việt Nam ph ải nhập nhiều nguyên liệu, nên khi giá thế giới tăng đã nh ư cơn bão ập vào ngay, khiến chúng ta phải gánh chi phí đầu vào tăng mạnh. • Nhưng, thậm chí có những mặt hàng chẳng phải nhập khẩu gì cả mà giá vẫn tăng rất cao như gạch chẳng hạn, tăng gấp đôi, gấp ba. Nhiều lúc, tốc độ tăng giá của gạch còn cao hơn cả thép. Rõ ràng, đã có một tác động dây chuyền nào đó. • Về cầu kéo, nếu nhìn cả năm thì nhu cầu tiêu dùng năm 2008 so với các năm trước đó không thay đổi nhiều, nhưng giai đoạn 6 tháng đầu năm lại tăng khá cao, mặc dù giai đoạn này giá hàng hóa tăng. 27
  11. • Một đặc điểm nữa là năm nay, thị trường chứng khoán kém sôi động hơn trước, thị trường bất động sản cũng đóng băng nên một lượng tiền đã đổ vào thị trường hàng tiêu dùng, chuyển thành tích trữ hàng hóa, khiến giá hàng hóa tăng. • Tiền tệ thì đúng là nguyên nhân dẫn tới lạm phát trong năm 2008 vì năm 2007 trước đó, khi lượng USD vào nhiều theo kênh FII (đầu tư gián tiếp - PV) thì các ngân hàng đã ph ải đ ưa một l ượng tiền mặt ra để đối ứng, giữ vững tỷ giá. • Nhưng mặt khác, động thái đó lại làm mất giá đồng tiền nội tệ. Sau này, Ngân hàng Nhà nước đã có một lo ạt đ ộng thái thu tiền về bằng tăng dự trữ bắt buộc, bán trái phiếu... nhưng cũng không thể thu ngay về được. Lượng tiền trong lưu thông còn rất lớn gây áp lực lạm phát.  Năm 2008, yếu tố tâm lý cũng có đóng góp đáng kể vào mức tăng của chỉ số giá... Yếu tố tâm lý nổi lên ở mấy đợt sốt giá cả trong năm 2008, liên quan đến xi măng, sắt thép, đặc biệt là các lần sốt gạo. Riêng về sốt gạo,có thể khẳng định là hoàn toàn do yếu tố tâm lý, vì n ước ta là nước xuất khẩu gạo, không hề thiếu nguồn cung. Cơn sốt gạo năm vừa qua phát đi từ Tp.HCM và lan ra cả nước. Trong thời điểm giá gạo tăng đột biến, tại Tp.HCM, có hiện tượng người dân tranh nhau đi mua gạo giá cao, thậm chí mỗi người chỉ được mua vài kg. Điều này càng kích thích giá cả tăng cao hơn. Sau đó, cũng có một số biện pháp bình ổn lại, nhưng rõ ràng giá cả đã lên rất cao và ảnh hưởng từ giá gạo đã kéo theo hàng lo ạt hàng hóa, dịch vụ khác tăng theo. Kết quả là vào tháng 5, ch ỉ s ố giá đã tăng cao nhất trong năm vừa qua, tới 3,91%. Thêm vào đó là xăng dầu, theo chúng tôi th ống kê được thì năm vừa qua, Nhà nước đã 15 lần điều chỉnh giá xăng dầu, trong đó chỉ có hai lần tăng giá, 13 lần giảm giá. Tuy tăng giá hai lần nh ưng biên độ điều chỉnh rất cao, nhất là lần điều chỉnh hồi tháng 7, tới gần 30%. Giá xăng dầu tăng đã tác động mạnh đến nền kinh t ế. D ầu diezen tăng thì các tầu đánh cá phải nằm bờ hết. Cứ thế, sản xuất bị đình đốn, hàng hóa ít đi, khó khăn chồng chất lên. Một yếu tố nữa có thể đề cập thêm là thời tiết. Mặc dù các năm đều có bị ảnh hưởng của thời tiết đến các hoạt động kinh tế, thế nhưng năm vừa qua có quá nhiều diễn biến bất thường. Ví dụ 27
  12. như trận rét hồi đầu năm, hay cuối năm có trận lụt tại Hà Nội... đều là mấy chục năm mới có một lần, tác hại rất lớn. Nhìn lại giai đoạn này, những vòng tác động gián ti ếp và tâm lý đã đẩy nhiều loại hàng hóa tăng giá bất hợp lý. Tại một s ố thời điểm, trong lúc giá xi măng xuất xưởng của một số nhà cung cấp chỉ có 53.000-55.000 đồng/bao, thì giá bán trên th ị trường lên 80.000 - 90.000đồng/bao... Không chỉ tác động đến giá các lo ại hàng hóa v ật ch ất, th ị trường chứng khoán cũng nhiều lần chứng kiến tác động của chỉ số giá đến sự tăng hay giảm của “bảng điện tử”. Những công bố CPI sớm của các thành phố quan trọng như Tp.HCM, Hà Nội có th ời điểm cũng “áp đặt” xu hướng cho thị trường mua bán giầy tờ có giá này. CPI cũng đẩy lãi suất huy động và cho vay c ủa các ngân hàng thương mại tăng liên tục trong giai đoạn này, có nh ững th ời điểm vượt trên 18-19%, đối với huy động tiền gửi, và 21-24% với cho vay. Bình quân mức tăng CPI th ời kỳ này đ ạt 2,48%/tháng, dù đã được điều chỉnh bởi các nhóm giải pháp kiềm chế lạm phát của Chính phủ.  Đối với giai đoạn sau này, khi chỉ số giá giảm: Việc chỉ số giá giảm, là điều bất ngờ. Sau 6 tháng đầu năm tăng rất cao, đến quý 3, chỉ số giá giảm tốc, chỉ còn tăng trên 1%, và đến tháng 9 thì chỉ tăng 0,18%. xưa nay không bao giờ có chuy ện giảm giá vào quý 4, nhất là các tháng 11 và 12. Tháng 10 thì còn có thể vì thường là tháng 9 tăng cao do ảnh hưởng từ Tết Trung Thu, rồi ngày khai giảng, bố mẹ các em h ọc sinh phải mua nhiều sách vở... theo biểu đồ chung thì tháng 9 lên cao, tháng 10 dịu xuống, rồi tháng 11, 12 lại tăng lên. Nguyên nhân giảm này, thứ nhất là chính sách tiền tệ thắt chặt có tác dụng kiềm chế lạm phát, nhưng hàng hóa, dịch vụ doanh nghiệp làm ra lại cũng không bán được, rất khó khăn, dấn t ới gi ảm giá. Nguyên nhân nữa là giá thế giới giảm. Nhiều loại hàng hóa đều bắt đầu giảm giá trong nửa cuối năm 2008, đặc bi ệt là giá d ầu giảm rất mạnh, đến gần đây chỉ còn trên 40 USD, thậm chí có lúc dưới 40 USD/thùng. Giá thép cũng giảm rất mạnh, rồi giá lương thực. Gạo, sau một thời gian tăng giá mạnh thì thế giới họ bắt đầu tăng sản xuất 27
  13. lên, đẩy giá gạo giảm. Việt Nam có chuyện lo mất an ninh lương thực thì giãn xuất khẩu. Hơn nữa, sau những thiên tai hồi đầu năm, ta phải gieo cấy lại, cứ nghĩ có lẽ mất mùa nhưng năm nay lại được mùa, ngu ồn cung thừa thãi khiến giá gạo xuống nhanh. Ngoài ế thừa do không xuất được, ta lại nhập khẩu gạo ngon qua Campuchia, khiến nhu cầu tiêu dùng gạo trong nước càng giảm hơn nữa. Một chuyện nữa liên quan đến thịt lợn, mặt hàng quan trọng trong tiêu dùng của người dân Việt Nam, có trọng số khá cao trong rổ hàng hóa tính CPI. Hồi đầu năm, giá thịt lợn tăng rất cao, nguyên nhân do dịch bệnh. Lúc đó, ta xuất mạnh lợn sữa sang Trung Qu ốc, nguồn cung càng thiếu. Để bình ổn giá, Chính phủ cho nhập thịt về, sau đó thì hàng về quá nhiều. Giai đoạn sau này thì mặt hàng này lại kéo chỉ số giá đi xuống. Vì vậy, ngành chăn nuôi năm vừa qua cũng bị ảnh hưởng ít nhiều bởi nhập khẩu thịt lợn, thịt gà... Tháng 11, tại các tỉnh chỉ số giá đã xuống rồi thì Hà N ội v ẫn tăng. Đây lại là trung tâm kinh tế, có sức lan tỏa mạnh. Chính vì th ế thiệt hại càng nặng nề hơn. Về phía Chính phủ, nhận thức được nguy cơ này, gói giải pháp tổng thể hơn 100.000 tỷ đồng đã được tung ra để kích thích nền kinh tế. Tại phiên họp thường kỳ tháng 12 vừa qua, các thành viên Chính phủ cũng nhất trí tiếp tục thực hiện năm nhóm giải pháp cấp bách, chủ yếu để ngăn chặn đà suy giảm kinh tế, bao gồm thúc đẩy sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu; kích cầu đầu tư; chính sách tài chính, tiền tệ linh hoạt; bảo đảm an sinh xã hội và tăng c ường công tác điều hành. b)Biến động giá cả 2009 và những dự báo Theo số liệu do Tổng cục Thống kê công bố, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 1/2009 tăng 0,32% so với tháng 12/2008 và tăng 17,48% so với cùng kỳ năm 2008. Như vậy, CPI đã tăng trở lại sau 3 tháng giảm liên t ục, nhưng đây là mức tăng thấp nhất của tháng 1 trong vòng 4 năm qua (tháng 1/2006 tăng 1,2%; tháng 1/2007 tăng 1,05%; tháng 1/2008 tăng 2,38% so với tháng trước) Trong năm nay, lạm phát vẫn là yếu tố đầu tiên cần được tính đến, Việt Nam vẫn phải tiếp tục ưu tiên kiềm ch ế lạm phát theo hướng giảm dần. 27
  14. Năm 2009, giá cả thị trường Việt Nam sẽ biến động và gắn kết ngày càng chặt chẽ vào biến động của giá nguyên, nhiên vật liệu trên thị trường thế giới. CPI năm 2009 sẽ là 7%[16/07/2009] CPI có thể tiếp tục tăng nhẹ trong các tháng tiếp theo nhưng không có sự biến động lớn và CPI tháng 12 năm 2009 so với tháng 12 năm 2008 tăng ở mức 1 con số (
  15. thể chứ không đông cứng, đóng băng như thời kì bao cấp (lãi m ất c ố định nhiều năm...) Cơ chế điều hành: Năm 1988, Hệ thống NH đã được phân thành 2 cấp NHNN và các NHTM, trong đó NHNN là cơ quan quản lý Nhà nước trên lĩnh vực tiền tệ- tín dụng- ngân hàng; trực thuộc chính phủ. Th ống đốc NHNN có quyền chủ động hơn và chịu trách nhiệm trực tiếp trong việc thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia. 2.1 Các công cụ của chính sách tiền tệ:  Công cụ lãi suất: Ở Việt Nam, lãi suất được sử dụng như công cụ chính của chính sách tiền tệ, nó là yếu tố đánh dấu sự chuyển biến từ cơ chế kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường, nó còn là công cụ quan tr ọng để chuyển các Ngân hàng sang cơ chế tự hạch toán kinh doanh. Quá trình cải cách lãi suất trên đã nâng cao tính ch ủ động cho các NHTM trong việc ấn định mức lãi suất cụ thể theo yêu c ầu huy động v ốn và nhu cầu tín dụng thị trường, tăng sự cạnh tranh trong ho ạt đ ộng tín dụng và làm giảm chi phí NH có lợi cho nền kinh tế, t ạo đi ều ki ện cho các NHTM thực hiện điều chỉnh cơ cấu đầu tư theo mục tiêu chính sách tín dụng. Giai đoạn từ 1996- Nay: Đến cuối 1996, NHNN ch ỉ quy định các mức lãi suất :“trần” theo thời hạn cho vay và kh ống ch ế t ỷ l ệ chênh l ệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động vốn bình quân chung là 0,35% (tháng) (4,2% năm). Trong phạm vi “trần” lãi suất và tỷ lệ chênh lệch lãi suất được công bố, các NHTM được điều chỉnh linh hoạt các mức lãi suất cho vay và huy động vốn phù hợp với quan hệ cung cầu về vốn và đặc điểm kinh doanh riêng. Mặt khác nhằm điều chỉnh các luồng vốn dư thừa từ thành thị về nông thôn thì lãi suất cho vay ở nông thông được duy trì cao hơn m ột chút so với lãi suất cho vay ở thành thị. Sự điều chỉnh lãi suất trên là quyết định hết sức kịp thời và phù hợp với diễn biến của nền kinh tế, kích thích tăng trưởng kinh t ế trong bối cảnh nguy cơ giảm phát đang làm chậm lại tốc độ tăng trưởng. Chính sách lãi suất linh hoạt và phù hợp cùng với việc ổn đ ịnh t ỷ giá VND/USD trong những năm qua không những góp phần quan trọng trong quá trình ổn định kinh tế vĩ mô mà còn làm tăng tính hấp dẫn c ủa đồng tiền Việt Nam và lòng tin của dẫn chúng vào hệ thống ngân hàng, giảm dần tình trạng sử dụng hay cất trữ USD, từng b ước đẩy lùi tình trạng “đô la hoá” ở Việt Nam. 27
  16. Điều đó chứng tỏ rằng: Trong điều kiện nền kinh tế thị trường phát triển chưa cao, việc sử dụng lãi suất làm công cụ điều hành chính sách tiền tệ của NHNN Việt Nam là hoàn toàn cần thiết và đúng đắn.  Công cụ Hạn mức tín dụng: Đây là công cụ được coi là cần thiết ở Việt Nam trong những năm đầu của thời kì đổi mới hiệu quả của nó đã th ể hiện rõ rệt trong vi ệc chống lạm phát. Tuy nhiên, từ năm 1998 đến nay, công cụ hạn mức tín dụng đã mất dần vai trò của nó trong việc hạn chế sự gia tăng của tổng phương tiện thanh toán vì lạm phát có xu hướng giảm và thấp dần ; m ặt khác nhu c ầu vốn của nền kinh tế ngày càng tăng và cần ph ải m ở rộng tín d ụng đ ể thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế. Do đó từ quý II/1998, NHNN đã không áp dụng công cụ này như một công cụ thường xuyên để đi ều hành chính sách tiền tệ (mặc dù có thể coi nó như một giải phóng tình thế khi cần thiết). Công cụ này sẽ được xoá bỏ hoàn toàn khi thị trường tiền tệ ổn định, thị trường vốn phát triển và thị trường mở đi vào hoạt động có hi ệu quả.  Công cụ Dự trữ bắt buộc Đây là công cụ gián tiếp điều chỉnh mức cung tiễn được sử dụng sớm nhất ở Việt Nam (từ 1991), theo pháp lệnh Ngân hàng (1990), tỷ lệ DTBB có thể ở mức từ 10% đến 30% tổng nguồn vốn huy động của các NHTM. Song trong điều kiện thực tế lúc bấy giờ khi tiềm l ực c ủa các NHTM Việt Nam còn nhỏ bé và lạm phát đã được kiềm chế ở mức đáng kể, nên NHNN đã quy định tỉ lệ DTBB là 10%; được áp dụng cho các NHTMQD, NHTM cổ phần ,chi nhánh NH nước ngoài,NH liên doanh và các công ty tài chính. Qua quá trình thực hiện ban đầu cho thấy rất ít NHTM dự trữ đủ 10% nhất là các NHTM cổ phần, do vậy để nâng cao hiệu quả của công c ụ này, trong năm 1994, NHNN đã hai lần điều chỉnh tỉ lệ DTBB; quy định mức DTBB thống nhất đối với tất cả các NHTM(có phân biệt với các loại tiền gửi khác nhau : tiền gửi, tiền tiết kiệm không kì hạn: 13%;tiết kiện kì hạn 3,6 tháng, kì phiếu mục đích, trái phiếu: 8%) ; đồng th ời đẩy m ạnh vi ệc áp dụng quy chế phạt đối với các TCTD không thực hiện đúng quy chế DTBB. Để tạo đà khôi phục, phát triển kinh tế trong năm 1999 tỉ lệ DTBB được điều chỉnh nhiều lần theo xu hướng gỉam nhằm nới lỏng tiền t ệ, kích thíh đầu tư, tiêu dùng. 27
  17. Việc giảm tỷ lệ DTBB trên đã đóng góp phần nhất định vào việc mở rộng tín dụng, giảm chi phí hoạt động và góp phần làm dịu đi những khó khăn của các NHTM do lãi suất giảm. Công cụ DTBB ngày càng được hoàn thiện và trở thành công cụ đắc lực của NHNN Việt Nam trong điều hành chính sách tiền tệ.  Công cụ Cho vay tái chiết khấu Ở Việt Nam, cho vay tái chiết khấu đã được sử dụng như là một công cụ của CSTT ngay từ những năm đầu của thời kỳ đổi m ới. Tuy v ậy, vì chưa hội đủ những điều kiện nên việc áp dụng nó còn giản đơn làm cho hiệu quả của nó còn nhiều hạn chế. Mặc dù vậy trong nh ững năm gần đây nó đã trở thành công cụ đắc lực góp phần th ực hiện t ốt các m ục tiêu của CSTT quốc gia. Thời kỳ đầu, cho vay chi ết kh ấu đ ược th ực hi ện qua việc NHNN cho NHTM vay ngắn hạn căn cứ vào khế ước tín dụng ( có chất lượng ) do NHTM đem thế chấp tại NHNN, lãi su ất tái c ấp v ốn được xác định dựa theo lãi suất cho vay (cao nh ất ) c ủa các NHTM và được điều chỉnh linh hoạt theo mục tiêu CSTT quốc gia ở m ỗi th ời kỳ đ ể các NHTM điều chỉnh lãi suất cùng với sự phát triển của th ị trường ở Việt Nam , trở thành một công cụ đắc lực của chính sách ti ền t ệ qu ốc gia....  Công cụ Nghiệp vụ thị trường mở Luật NHNN Việt Nam quy định “NHNN thực hiện nghiệp vụ thị trường mở thông qua việc mua, bán tín phiếu kho bạc, ch ứng chỉ ti ền g ửi, tín phiếu NHNN các loại giấy tờ có giá ngắn hạn khác trên thị trường tiền tệ để thực hiện CSTT quốc gia” Ở Việt Nam thị trường mở đã tìm được con đường đi riêng cho mình và tính ưu việt của nó đã được phát huy tác dụng ở m ột mức độ nhất định (đã giúp cho các NHTM được ch ủ động hơn trong vi ệc đi ều chỉnh lượng vốn khả dụng của mình, qua đó NHNN phần nào đã th ực hiện được mục tiêu CSTT quốc gia).Tuy vậy ,đây mới ch ỉ là giai đo ạn khởi đầu và mang tính chất thử nghiệm nên đòi hỏi nó ph ải được ti ếp tục đổi mới và hoàn thiện. 2.2 Đánh giá quá trình thực hiện các công cụ của chính sách ti ền tệ những năm qua. 2.2.1 Những thành tựu trong việc ổn định kinh tế vĩ mô. *Góp phần ổn định giá trị đồng bản tệ: Có thể nói đây là thành tựu đáng được ghi nhận ở Việt Nam, bằng các công cụ điều tiết, NHNN đã kiểm soát chặt chẽ khối lượng tiền cung ứng hàng năm và đó đ ược xem như một bàn tay hữu hiệu đẩy lùi và kiềm ch ế làm phát, ổn đ ịnh s ức mua của đồng tiền Việt Nam, làm cho giá cả ổn định, đ ời s ống người dân 27
  18. không ngừng được cải thiện. Năm 2008, Thu nhập bình quân đàu người của Việt Nam đạt và vượt 1000 USD/năm Từ các kết quả trên cho thấy, việc sử dụng các công cụ điều tiết của CSTT ở Việt Nam đã góp phần đạt được hai mục đích th ường mâu thuẫn nhau đó là: Vừa đẩy lùi lạm phát vừa tăng trưởng kinh t ế. Có đ ược kết qủa này còn phải kể đến vai trò của nhiều CSKT vĩ mô khác nữa và đặc thù của nền kinh tế Việt Nam đó là chúng ta chưa đạt được mức năng suất biên của sản lượng tiềm năng trong nền kinh tế. 2.2.2 Những vấn đề tồn tại trong qúa trình thực hiện các công cụ của CSTT những năm qua. Trong những năm qua, chúng ta chưa quan tâm đúng mức đến việc kiểm soát và điều hành toàn bộ quá trình cung ứng tiền (phương pháp dự đoán không phù hợp, phương thức điều hành MS không linh hoạt cùng với các biến đổi kinh tế, mới chỉ quan tâm đến khối lượng tiền phát hành hàng năm cho 2 mục tiêu (cung ứng phương tiện thanh toán cho nền kinh tế thông qua cho vay chiết khấu các NHTM và mua ngoại tệ, chưa đánh giá đúng khả năng tạo tiền của các NHTM). Từ đó dẫn đến việc sử dụng các công cụ của chính sách ti ền t ệ nhằm điều tiết sự tăng, giảm khối lượng tiền trong nền kinh tế của NHNN thời gian qua cũng bị hạn chế ở nhiều mặt. Nhóm các công cụ trực tiếp: Được sử dụng chủ yếu trong việc điều tiết cung tiền thời gian qua, những công cụ này chỉ phù h ợp với quá trình chuyển đổi kinh tế trong giai đoạn đầu nhưng trong tương lai sẽ không còn phù hợp nữa (rõ nhất là công cụ hạn mức tín dụng đã bị loại bỏ từ quý II/98). Lãi suất là công cụ được sử dụng thường xuyên nhất trong điều hành CSTT ở Việt Nam vừa qua. Tuy nhiên, cũng nh ư tình trạng ở các nứơc đang phát triển khác, ở Việt Nam lãi suất không nhạy c ảm l ắm với đầu tư. Việc các NHTM tự quy định lãi suất tiền gửi thanh toán trong khung trần lãi suất cho vay tối đa đã dẫn tới các NHTM tranh giành khách hàng bằng việc tăng lãi suất tiền gửi thanh toán lên khá cao, khiến chotổng số vốn huy động của toàn ngành NH không tăng mà chỉ chuyển từ NH này sang NH khác, gây bất ổn định trong kinh doanh. . Các NHTMQD đang còn phải bao cấp qua lãi suất cho vay theo ch ỉ đạo của NHNN, nếu điều này kéo dài sẽ triệt tiêu tính kinh doanh c ủa các NHTM. . Việc điều chỉnh lãi suất của NHNN nhiều khi còn chậm so v ới th ị trường vì thế nó có tác dụng khẳng định hơn là hướng dẫn diễn biến thực tế. Mặt khác cơ sở để NHNN điều chỉnh lãi suất còn nặng v ề quan đi ểm trường phái trọng tiền ( căn cứ vào sự thay đổi của chỉ số giá cả th ị trường là chủ yếu,sự ảnh hưởng của thị trường vốn còn hạn chế) 27
  19. . Hơn nữa, trong nền KTTT về mặt nguyên tắc thì lãi suất phải được hình thành trên cơ sở quan hệ cung cầu vốn trên th ị trường. Vi ệc kiểm soát lãi suấtcủa NHNN hiện nay chính là một kiểu can thiệp giá c ủa nhà nước. Nếu cứ như vậy sẽ là không phù hợp trong tương lai khi hệ thống thị trường ở ViệtNam phát triển hoàn thiện hơn. Công cụ dự trữ bắt buộc :Trong nhiều năm liền (kể từ khi có pháp lệnh NH T5/1990 ) chúng ta duy trì một cách cứng nh ắc t ỉ l ệ DTBB 10%, điều nàychỉ phù hợp trong thời kỳ đầu nhưng sau đó khi đồng tiền Việt Nam đi vào ổn định thì đó là tỉ lệ không hợp lý, thiếu linh ho ạt song NHNN trong thời gian đó vẫn không có quyền thay đổi vì đ ể sửa đ ổi pháp lệnh phải có thời gian. Kể từ khi luật NHNN được thực hiện, tỉ lệ DTBB tuy có được điều chỉnh giảm đi (0-20%) và linh hoạt hơn nhưng theo nhiều chuyên gia đánh giá thì nó vẫn ở mức cao. Việc thực hiện các quy định về DTBB của các TCTD chưa nghiêm, tiềm ẩn các nguy cơ khủng hoảng khả năng thanh toán. Mặt khác đối tượng phải áp dụng quy chế DTBB còn chưa đầy đủ, các đối tượng áp dụng thì mức độ tỉ lệ DTBB còn khác nhau- có nhiều yếu tố khộng hợp lý. Như vậy NHNN vẫn chưa thực sự tạo ra được một “sân ch ơi bình đẳng”đối với các TCTD. Trong điều kiện thực tế Việt Nam, tác dụng của công cụ nay còn hạn chế, chưa biểu hiện rõ nét, thời gian gần đây cùng v ới lãi su ất th ị trường, lãi suất tái cấp vốn, chúng ta đã liên tục hạ thấp tỉ lệ DTBB tuy nhiên vẫn chưa thúc đẩy nền kinh tế phát triển rõ rệt, kết quả bi ểu hi ện còn khá khiêm tốn. Thực tế đó chứng tỏ ở Việt Nam hiện nay chưa có một cơ ch ế đầy đủ để CSTTC (cụ thể là các công cụ của CSTT) phát huy tác dụng, mối liên hệ - tác động của nó với các biến số kinh tế vĩ mô còn rất hạn chế. Công cụ cho vay tái chiết khấu: Chúng ta còn thiếu tiền đề quan trọng để thực hiện nghiệp vụ này đó là việc sử dụng th ương phi ếu ch ưa phát triển phổ biến trong các giao dịch thương mại; công cụ mà NHNN thực hiện nghiệp vụ này là các tín phiếu kho bạc, tín phiếu NHNN. Theo lý thuyết, lương tiền phát hành vào lưu thông qua con đường tái chiết khấu sẽ là phù hợp hơn nếu nó được dựa trên các th ương phi ếu(vì l ượng tiền đó được bảo đảm bằng sự gia tăng kh ối lượng hàng hoá c ủa n ền kinh tế) . . Việc cho vay tái cấp vốn ngắn hạn để đáp ứng nhu cầu thanh toán của các NHTM hiện nay phải chăng là quá dễ dãi theo nguyên lí phát hành tiền. Nó có thể đáp ứng nhu cầu trước mắt của các NHTM nhưng nó cũng dễ phát sinh các tiêu cực trong qúa trình th ực hiện , ch ưa kích thích s ự 27
  20. năng động của các NHTM . Như vậy sẽ tiềm ẩn nguy cơ lạm phát, gây bất ổn đối với giá trị đồng tiền quốc gia. .Trong việc điều chỉnh chính sách chiết khấu dường như chúng ta chỉ nặng về điều chỉnh lãi suất chiết khấu mà chưa chú ý đến “c ửa s ổ chiết khấu”của NHTW đối với các NHTM (vì quy mô cung ứng cho vay chiết khấu của NHNN đối với các NHTM cũng phải căn cứ vào th ực l ực của chính các NH đó). Mặt khác việc áp dụng lãi suất chiết khấu nhiều khi còn mang nặng tính bao cấp ( ưu tiên NHTMQD) do vậy vai trò “người cho vay cuối cùng” đối với mọi TCTD của NHNN chưa thực sự thể hiện rõ nét. Công cụ nghiệp vụ thị trường mở: Về cơ bản thì đây chưa thực sự trở thành một công cụ điều tiết linh hoạt, chủ yếu của NHNN ở Việt Nam mặc dù theo lý thuyết vai trò của nó là rất to lớn. Vấn đề nêu trên có thể biểu hiện ở các khía cạnh sau: . Quá trình tạo “hàng hoá” còn chậm chạp, việc tổ chức đấu thầu tín phiếu kho bạc, phát hành tín phiếu NHNN của NHNN còn mang n ặng tính hành chính, các chủ thể tham gia không nhiều chủ yếu là các NHTM quốc doanh, Công ty Bảo hiểm với mục đích đơn giản là gi ải quy ết nguồn vốn hả dụng dư thừa của họ. . Việc mua bán lại tín phiếu còn chưa phổ biến đối với công chúng khiến cho lượng tín phiếu mà các TCTD sau khi mua được hầu nh ư l ại nằm im trong két của họ điều đó cũng làm giảm ý nghĩa và s ự sôi động của thị trường sơ cấp. .Trên thị trường mở ,khối lượng giao dịch còn thấp , số thành viên tham gia chưa nhiều nên tác độngcủa thị trường mở đến lượng vốn khả dụng của các NHTM còn rất hạn chế. Như vậy,từ các tồn tại trên đòi hỏi phải có những định hướng cơ bản và các giải pháp cụ thể để có thể sử dụng các công cụ của CSTT một cách có hiệu quả ở Việt Nam. Phần 3: Định hướng và giải pháp hoàn thiện các công cụ của chính sách tiền tệ ở Việt Nam 3.1. Định hướng 3.1.1.Bối cảnh trong nước và quốc tế Bước sang thế kỷ 21,đất nước chúng ta có những điều kiện thuận lợi để phát triển đó là : sự ổn định về chính trị-xã h ội,sự phát huy các l ợi th ế so sánh của đất nước phục vụ cho sự phát triển .Tuy vậy nền kinh t ế c ủa 27
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0