Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2022-2023 - Trường PTDTNT Kon Rẫy
lượt xem 2
download
Tham khảo “Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2022-2023 - Trường PTDTNT Kon Rẫy” để bổ sung kiến thức, nâng cao tư duy và rèn luyện kỹ năng giải đề chuẩn bị thật tốt cho kì thi học kì sắp tới các em nhé! Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2022-2023 - Trường PTDTNT Kon Rẫy
- TRƯỜNG PTDTNT KON RẪY ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II. NĂM HỌC 2022-2023 TỔ: Các môn học lựa chọn MÔN: SINH HỌC 12 Thời gian: 45 phút (không tính thời gian giao đề) MÃ ĐỀ 122 Họ, tên học sinh:..................................................................... Lớp: .................. Điểm: ........ Câu 1: Nhân tố nào sau đây làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể sinh vật theo một hướng xác định? A. Di - nhập gen. B. Giao phối không ngẫu nhiên. C. Chọn lọc tự nhiên. D. Đột biến. Câu 2: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về quá trình hình thành loài mới? A. Quá trình hình thành quần thể thích nghi không nhất thiết dẫn đến hình thành loài mới. B. Quá trình hình thành quần thể thích nghi luôn dẫn đến hình thành loài mới. C. Sự hình thành loài mới không liên quan đến quá trình phát sinh các đột biến. D. Sự cách li địa lí tất yếu dẫn đến sự hình thành loài mới. Câu 3: Tập hợp sinh vật nào sau đây là quần thể sinh vật? A. Tập hợp chim ở Thảo Cầm Viên. B. Tập hợp voọc mũi hếch ở rừng Khau Ca. C. Tập hợp bướm ở rừng Cúc Phương. D. Tập hợp cá ở Hồ Tây. Câu 4: Phần lớn các loài thực vật có hoa và dương xỉ được hình thành bằng cơ chế A. cách li tập tính. B. cách li địa lý. C. lai xa và đa bội hóa. D. cách li sinh thái. Câu 5: Giới hạn sinh thái về nhiệt độ của cá rô phi nuôi ở Việt Nam được mô tả ở hình dưới đây. Khoảng giá trị từ 200C đến 350C được gọi là A. khoảng thuận lợi. B. giới hạn trên. C. khoảng chống chịu. D. giới hạn dưới. Câu 6: Giả sử kết quả khảo sát về diện tích khu phân bố (tính theo m 2) và kích thước quần thể (tính theo số lượng cá thể) của 4 quần thể sinh vật cùng loài ở cùng một thời điểm như sau: Quần thể I Quần thể II Quần thể III Quần thể IV Diện tích khu phân bố 3558 2486 1935 1954 Kích thước quần thể 4270 3730 3870 4885 Xét tại thời điểm khảo sát, mật độ cá thể của quần thể nào trong 4 quần thể trên là cao nhất? A. Quần thể I. B. Quần thể III. C. Quần thể II. D. Quần thể IV. Câu 7: Vào mùa sinh sản, các cá thể đực trong quần thể nai tranh giành nhau con cái. Đây là ví dụ về mối quan hệ A. cạnh tranh cùng loài. B. hỗ trợ cùng loài. C. hội sinh. D. hợp tác. Câu 8: Sự hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể sinh vật sẽ làm cho A. mức độ sinh sản của quần thể tăng, xuất cư tăng. B. số lượng cá thể của quần thể tăng lên quá mức tối đa. C. các cá thể khai thác tối ưu nguồn sống của môi trường. D. chất lượng môi trường sống ngày càng tốt hơn. Trang 1/5 - Mã đề 122
- Câu 9: Số lượng của thỏ rừng và mèo rừng Bắc Mĩ cứ 9 - 10 năm lại biến động một lần. Đây là kiểu biến động theo chu kì A. nhiều năm. B. mùa. C. tuần trăng. D. ngày đêm. Câu 10: Môi trường sống của các loài giun kí sinh là A. môi trường trên cạn. B. môi trường sinh vật. C. môi trường nước. D. môi trường đất. Câu 11: Trong một ao, người ta có thể nuôi kết hợp nhiều loài cá: mè trắng, mè hoa, trắm cỏ, chép vì A. tận dụng được nguồn thức ăn là các động vật nổi và tảo. B. tận dụng được thức ăn là động vật đáy. C. tạo đa dạng loài trong hệ sinh thái ao. D. mỗi loài có một ổ sinh thái riêng. Câu 12: Trong lịch sử phát triển của sinh vật trên Trái Đất, loài người xuất hiện ở A. kỉ Krêta (Phấn trắng) của đại Trung sinh. B. kỉ Đệ tam (Thứ ba) của đại Tân sinh. C. kỉ Đệ tứ (Thứ tư) của đại Tân sinh. D. kỉ Triat (Tam điệp) của đại Trung sinh. Câu 13: Nhân tố sinh thái nào sau đây là nhân tố vô sinh? A. Sinh vật kí sinh - sinh vật chủ. B. Ánh sáng. C. Quan hệ cộng sinh. D. Sinh vật này ăn sinh vật khác. Câu 14: Nếu mật độ cá thể của quần thể động vật tăng lên quá cao, nguồn sống của môi trường không đủ cung cấp cho mọi cá thể trong quần thể thì thường dẫn tới làm giảm A. mức xuất cư. B. mức cạnh tranh. C. mức tử vong. D. mức sinh sản. Câu 15: Khi đánh bắt cá tại hồ Ba Bể, người ta bắt được rất nhiều các ở giai đoạn con non. Theo em, ban quản lí hồ nên có quyết định như thế nào để phát triển bền vững nguồn lợi thủy sản? A. Tăng cường đánh bắt vì quẩn thể đang ổn định. B. Hạn chế đánh bắt vì quần thể sẽ suy thoái. C. Tiếp tục đánh bắt vì quần thể ở trạng thái trẻ. D. Dừng đánh bắt nếu không sẽ bị cạn kiệt tài nguyên. Câu 16: Để xác định mật độ của một quần thể, người ta cần biết số lượng cá thể trong quần thể và A. các yếu tố giới hạn sự tăng trưởng của quần thể. B. diện tích hoặc thể tích khu vực phân bố của chúng. C. kiểu phân bố của các cá thể trong quần thể. D. tỉ lệ sinh sản và tỉ lệ tử vong của quần thể. Câu 17: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, hiện tượng trao đổi các cá thể hoặc các giao tử giữa các quần thể cùng loài được gọi là A. di - nhập gen. B. đột biến. C. giao phối không ngẫu nhiên. D. chọn lọc tự nhiên. Câu 18: Cá chép có giới hạn nhiệt là : 2oC, 28oC, 44oC ; cá rô phi có giới hạn chịu nhiệt là: 5,6oC, 30oC, 42oC. Vậy, phát biểu nào sau đây đúng nhất ? A. Cá chép có vùng phân bố rộng hơn cá rô phi (do giới hạn chịu nhiệt rộng hơn). B. Cá chép có vùng phân bố rộng hơn cá rô phi (do giới hạn dưới thấp hơn). C. Cá rô phi có vùng phân bố rộng hơn cá chép (do giới hạn trên thấp hơn). D. Cá rô phi có vùng phân bố rộng hơn cá chép (do giới hạn dưới cao hơn). Câu 19: Quá trình phát sinh và phát triển của sự sống trên Trái Đất gồm các giai đoạn sau: 1) Tiến hoá tiền sinh học. (2) Tiến hoá hoá học. (3) Tiến hoá sinh học. Các giai đoạn trên diễn ra theo trình tự đúng là: A. (2) → (3) → (1). B. (1) → (2) → (3). C. (3) → (2) → (1). D. (2) → (1) → (3). Câu 20: Một loài sinh vật chỉ sống được ở nhiệt độ từ 5,6 oC - 42oC, sinh trưởng tốt nhất ở nhiệt độ từ 20oC - 35oC. Theo lí thuyết, giới hạn sinh thái về nhiệt độ của loài này là A. từ 35oC - 42oC. B. 5,6oC - 20oC. o o C. 5,6 C - 42 C. D. dưới 5,6oC. Câu 21: Trong lịch sử phát triển của sinh giới trên Trái Đất, dương xỉ phát triển mạnh ở A. kỉ Krêta (Phấn trắng) thuộc đại Trung sinh. B. kỉ Cacbon (Than đá) thuộc đại Cổ sinh. Trang 2/5 - Mã đề 122
- C. kỉ Silua thuộc đại Cổ sinh. D. kỉ Jura thuộc đại Trung sinh. Câu 22: Khi nói về ổ sinh thái, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Các loài có ổ sinh thái về độ ẩm trùng nhau một phần vẫn có thể cùng sống trong một sinh cảnh. II. Ổ sinh thái của mỗi loài khác với nơi ở của chúng. III. Kích thước thức ăn, hình thức bắt mồi,… của mỗi loài tạo nên các ổ sinh thái về dinh dưỡng. IV. Các loài cùng sống trong một sinh cảnh vẫn có thể có ổ sinh thái về nhiệt độ khác nhau. A. 3. B. 2. C. 1. D. 4. Câu 23: Khi nói về quá trình phát sinh, phát triển của sự sống trên Trái Đất, phát biểu nào sau đây đúng? A. Sự xuất hiện phân tử prôtêin và axit nuclêic kết thúc giai đoạn tiến hoá tiền sinh học. B. Trong giai đoạn tiến hoá hoá học, đã có sự hình thành các đại phân tử hữu cơ từ các chất hữu cơ đơn giản. C. Các tế bào sơ khai đầu tiên được hình thành vào cuối giai đoạn tiến hoá sinh học. D. Tiến hoá tiền sinh học là giai đoạn từ những tế bào đầu tiên hình thành nên các loài sinh vật như ngày nay. Câu 24: Ví dụ nào sau đây thể hiện quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể sinh vật? A. Vào mùa sinh sản, các con cò cái trong đàn tranh giành nơi làm tổ. B. Tảo giáp nở hoa gây độc cho tôm, cá sống trong cùng một môi trường. C. Các cây thông nhựa liền rễ sinh trưởng nhanh hơn các cây thông nhựa sống riêng rẽ. D. Bồ nông đi kiếm ăn theo đàn bắt được nhiều cá hơn bồ nông đi kiếm ăn riêng rẽ. Câu 25: Một alen nào đó dù là có lợi cũng có thể bị loại bỏ hoàn toàn khỏi quần thể và một alen có hại cũng có thể trở nên phổ biến trong quần thể là do tác động của A. chọn lọc tự nhiên. B. các yếu tố ngẫu nhiên. C. giao phối không ngẫu nhiên. D. đột biến. Câu 26: Một số loài chim di cư từ miền Bắc bán cầu về miền Nam bán cầu để tránh rét dựa vào nhân tố sinh thái nào sau đây để định hướng đường bay? A. Ánh sáng. B. Gió. C. Độ ẩm. D. Nhiệt độ. Câu 27: Giả sử 4 quần thể của một loài thú được kí hiệu là A, B, C, D có diện tích khu phân bố và mật độ cá thể như sau: Quần thể A B C D Diện tích khu phân bố (ha) 25 240 193 195 Mật độ (cá thể/ha) 10 15 20 25 Cho biết diện tích khu phân bố của 4 quần thể đều không thay đổi, không có hiện tượng xuất cư và nhập cư. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Quần thể A có kích thước nhỏ nhất. II. Kích thước quần thề B lớn hơn kích thước quần thể C. III. Nếu kích thước của quần thể B và quần thể D đều tăng 2%/năm thì sau một năm kích thước của hai quần thể này sẽ bằng nhau. IV. Thứ tự sắp xếp của các quần thể từ kích thước nhỏ đến kích thước lớn là: A, C, B, D. A. 2. B. 3. C. 4. D. 1. Câu 28: Xét 3 quần thể của cùng một loài (kí hiệu là A, B và C) có số lượng các cá thể của các nhóm tuổi như sau: Quần thể Tuổi trước sinh sản Tuổi sinh sản Tuổi sau sinh sản A 250 250 220 B 300 220 170 C 160 220 255 Kết luận nào sau đây là đúng? A. Quần thể B có số lượng cá thể đang tăng lên. B. Quần thể A có số lượng cá thể đang suy giảm. C. Quần thể A có kích thước bé nhất. Trang 3/5 - Mã đề 122
- D. Quần thể C đang có cấu trúc ổn định. Câu 29: Ví dụ nào sau đây cho thấy quần thể của loài có kiểu phân bố ngẫu nhiên? A. Các con sâu sống trên tán lá cây, các cây gỗ trong rừng mưa nhiệt đới. B. Nhóm cây bụi mọc hoang dại, đàn trâu rừng, bầy chim cánh cụt ở Nam cực. C. Các cây thông trong rừng thông, chim hải âu làm tổ. D. Các cây thông trong rừng thông và các loài sò sống trong phù sa vùng triều. Câu 30: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về chọn lọc tự nhiên (CLTN)? A. CLTN đào thải alen lặn làm thay đổi tần số alen nhanh hơn so với trường hợp chọn lọc chống lại alen trội. B. CLTN chống alen lặn sẽ loại bỏ hoàn toàn các alen lặn ra khỏi quần thể ngay sau một thế hệ. C. CLTN chống alen trội có thể nhanh chóng loại alen trội ra khỏi quần thể. D. CLTN chống alen lặn sẽ loại bỏ hoàn toàn các alen lặn ra khỏi quần thể ngay cả khi ở trạng thái dị hợp. Câu 31: Trong các kiểu phân bố cá thể trong tự nhiên, kiểu phân bố nào sau đây là kiểu phân bố phổ biến nhất của quần thể sinh vật? A. Phân bố ngẫu nhiên. B. Phân bố đều (đồng đều). C. Phân bố theo nhóm. D. Phân bố nhiều tầng theo chiều thẳng đứng. Câu 32: Trong các cơ chế cách li sinh sản, cách li trước hợp tử thực chất là A. ngăn cản con lai hình thành giao tử. B. ngăn cản sự thụ tinh tạo thành hợp tử. C. ngăn cản hợp tử phát triển thành con lai. D. ngăn cản hợp tử phát triển thành con lai hữu thụ. Câu 33: Quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể sinh vật A. xuất hiện khi mật độ cá thể của quần thể xuống quá thấp. B. thường làm cho quần thể suy thoái dẫn đến diệt vong. C. chỉ xảy ra ở các quần thể động vật, không xảy ra ở các quần thể thực vật. D. đảm bảo cho số lượng và sự phân bố các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp với sức chứa của môi trường. Câu 34: Theo quan niệm tiến hoá hiện đại, nguồn nguyên liệu sơ cấp chủ yếu cung cấp cho CLTN là A. biến dị tổ hợp. B. thường biến. C. đột biến gen. D. đột biến nhiễm sắc thể. Câu 35: Nhân tố tiến hóa nào sau đây không làm thay đổi tần số alen nhưng làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể theo hướng tăng dần tỉ lệ đồng hợp tử và giảm dần tỉ lệ dị hợp tử? A. Chọn lọc tự nhiên. B. Đột biến. C. Di - nhập gen. D. Giao phối không ngẫu nhiên. Câu 36: Hiện tượng nhịp sinh học được xem như biến động theo chu kì là A. gấu ngủ đông. B. tháng 3 hàng năm có nhiều muỗi. C. bàng rụng lá vào mùa đông. D. mùa khô, cao su rụng lá. Câu 37: Các nhân tố nào sau đây vừa làm thay đổi tần số alen vừa có thể làm phong phú vốn gen của quần thể? A. Chọn lọc tự nhiên và giao phối không ngẫu nhiên. B. Giao phối ngẫu nhiên và các cơ chế cách li. C. Chọn lọc tự nhiên và các yếu tố ngẫu nhiên. D. Đột biến và di - nhập gen. Câu 38: Một “không gian sinh thái” mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái của môi trường nằm trong giới hạn sinh thái cho phép loài đó tồn tại và phát triển gọi là A. giới hạn sinh thái. B. nơi ở. C. ổ sinh thái. D. sinh cảnh. 0 0 Câu 39: Chuột cát đài nguyên phát triển tốt nhất ở nhiệt độ từ 0 C đến 20 C. Khoảng nhiệt độ này gọi là A. giới hạn sinh thái. B. khoảng tối đa. C. khoảng ức chế. D. khoảng thuận lợi. Câu 40: Ngựa cái lai với lừa đực sinh ra con la bất thụ. Đây là biểu hiện của dạng cách li A. tập tính. B. cơ học. C. sau hợp tử. D. nơi ở. ----------- HẾT ---------- Trang 4/5 - Mã đề 122
- Trang 5/5 - Mã đề 122
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bộ 17 đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)
86 p | 150 | 17
-
Bộ 7 đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Anh lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)
46 p | 46 | 7
-
Bộ 8 đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Anh lớp 9 năm 2020-2021 (Có đáp án)
53 p | 44 | 6
-
Bộ 5 đề thi giữa học kì 2 môn GDCD lớp 8 năm 2020-2021 (Có đáp án)
36 p | 50 | 6
-
Bộ 7 đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 8 năm 2020-2021 (Có đáp án)
54 p | 50 | 5
-
Bộ 7 đề thi giữa học kì 2 môn Địa lí lớp 7 năm 2020-2021 (Có đáp án)
47 p | 39 | 4
-
Bộ 11 đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)
64 p | 51 | 4
-
Bộ 13 đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)
77 p | 39 | 3
-
Bộ 10 đề thi giữa học kì 2 môn Vật lí lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)
61 p | 40 | 3
-
Bộ 10 đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 9 năm 2020-2021 (Có đáp án)
44 p | 33 | 3
-
Bộ 10 đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2020-2021 (Có đáp án)
47 p | 51 | 3
-
Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Địa lí lớp 8 năm 2020-2021 (Có đáp án)
38 p | 34 | 3
-
Bộ 8 đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 7 năm 2020-2021 (Có đáp án)
46 p | 43 | 3
-
Bộ 8 đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)
52 p | 51 | 3
-
Bộ 7 đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 9 năm 2020-2021 (Có đáp án)
67 p | 42 | 3
-
Bộ 5 đề thi giữa học kì 2 môn Tin học lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)
36 p | 46 | 3
-
Bộ 14 đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 7 năm 2020-2021 (Có đáp án)
76 p | 61 | 2
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Tân Long
17 p | 62 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn