PHÒNG GDĐT PHÚ NINH ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I - NĂM HỌC 2024-2025
TRƯỜNG THCS TRẦN PHÚ Môn: ND GDĐP - Lớp 9
Thời gian làm bài : 45 phút
I. Mục tiêu:
- Kiểm tra kiến thức học sinh về Khái niệm Lễ hội truyền thống tỉnh Quảng
Nam. Học sinh nắm được một số đặc điểm, y nghĩa, nguồn gốc của một số lễ hội
truyền thống ở tỉnh Quảng Nam.
- Năng lực: Trình bày trước lớp kiến thức về các lễ hội tỉnh Quảng Nam,
tuyên truyền cách giữ gìn giá trị văn hóa của các lễ hội ở tỉnh Quảng Nam.
- Phẩm chất: Hình thành lòng yêu văn hóa dân tộc, trách nhiệm bảo vệ truyền
thống văn hóa dân tộc ở Quảng Nam và cả nước.
II. Chuẩn bị kiểm tra:
Nội dung ôn tập: Học sinh tập trung ôn tập chủ đề 3: Phân tích sâu nội
dung sau:
1. Thiết lập sơ đồ tư duy trình bày khái niệm về Lễ hội truyền thống? Nêu
đặc điểm, và y nghĩa một số lễ hội truyền thống ở tỉnh Quảng Nam mà em biết.
1.1. Lhội truyền thống (bao gồm cả lễ hội tại các di tích lịch sử - văn hóa, lễ
hội dân gian) là hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng được tổ chức theo nghi lễ
truyền thống, nhằm đáp ứng nhu cầu tinh thần của nhân dân (theo Nghị định số
110/2018/NĐ-CP ngày 29/8/2018 của Chính phủ).
1.2. Một số lễ hội tiêu biểu ở tỉnh Quảng Nam:
- Lễ hội Mừng lúa mới của tộc người Bhnong ( (dân tộc Giẻ Triêng) tại
huyện Phước Sơn)
+ Nguồn gốc: Từ cuộc sống nông nghiệp gắn chặt với núi rừng, điều kiện canh
tác nương rẫy.
+ Y nghĩa: Đây là lễ hội nhằm tạ ơn thần linh về vụ mùa bội thu và cầu mong
mưa thuận, gió hòa, cuộc sống bình yên, no ấm.
+ Thời gian tổ chức: Tháng 11 âm lịch khi lúa rẫy đã thu hoạch xong.
+ Nghi lễ được tiến hành tại nhà làng. Đầu tiên là Lễ mời. Người làm chủ lễ (là
một phụ nữ do Già làng chọn ra) thay mặt cho dân làng cúng Giàng, khấn mời thần
linh, ông bà, tổ tiên về vui lễ, hưởng lộc cơm mới, phù hộ cho dân làng làm ăn phát
đạt. Sau cùng là Lễ tạ. Chủ lễ khấn cảm ơn thần linh, tổ tiên đã về dự với con cháu.
Lễ vật dùng để cúng là rượu cần và những món ăn truyền thống được chế biến từ sản
vật của nương rẫy, núi rừng (trâu, thịt heo, thịt gà, thịt chuột rừng, cá, tôm, cua, cơm
mới, bánh ốc, bánh sừng trâu,…).
Kết thúc phần nghi lễ, dân làng cùng ăn uống, nhảy múa trong tiếng trống,
tiếng cồng chiêng sôi động, rồi họ trở về tiếp tục làm lễ
cúng tại nhà.
+ Người tham gia: Người cao niên, dân làng và du khách.
- Lễ hội Cầu Ngư (Lễ tế cá Ông) – Vùng biển Quảng Nam
1
+ Nguồn gốc: Từ tục thờ cúng cá Ông - một tín ngưỡng cổ truyền của người
Chăm, được người Việt tiếp thu trong quá trình giao lưu, tiếp biến văn hoá và được tổ
chức ở hầu hết các làng xã ven biển.
+ Thời gian: Đầu năm
+ Nghi lễ : Đầu tiên là Lễ nghinh Ông (còn gọi là nghinh thần). Thuyền rước
kiệu Ông Nam Hải được nhiều ghe lớn nhỏ tháp tùng ra biển và rước Ông về lăng để
làm đại lễ tế thần;
Tiếp theo là lễ cúng cá Ông và những bậc tiền nhân có công lập nên làng xã.
Hành lễ là các vị cao niên trong làng. Nội dung văn tế trong đại lễ kể về quá trình
hình thành vùng đất quê hương ;
Sau cùng là nghi lễ hát múa bả trạo.
+ Ý nghĩa : Ca ngợi công đức của thần, bày tỏ lòng biết ơn và cầu mong
thuyền ra khơi an toàn, vạn chài mùa bội thu. Lễ hội còn thể hiện ước vọng an lành,
may mắn; tinh thần đoàn kết, tương trợ trong lao động của ngư dân giữa sóng gió đại
dương.
+ Người tham gia: Người cao niên, dân làng và du khách.
-Lễ hội Rước cộ Bà chợ Được. ( xã Bình Triều, huyện Thăng Bình)
+ Nguồn gốc: Từ tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt. Lễ hội nhằm tưởng nhớ công
đức của một vị Thần nữ mà cư dân địa phương cho rằng Bà là người đã giúp dân lập
nên chợ Được, tạo dựng nơi đây cuộc sống an lành, trù phú.
+ Thời gian: Ngày 10, 11 tháng Giêng âm lịch hằng năm (ngày 11 là ngày địa
phương từng đón nhận sắc phong thần nữ do triều Nguyễn ban cho Bà).
+ Nghi thức: Lễ hội gồm các phần chính: rước sắc, tế lễ, hội, rước cộ.
(Các phần rước sắc, tế lễ, rước cộ được tiến hành lần lượt vào các buổi: chiều
ngày 10, sáng, tối ngày 11. Ban rước sắc tiến hành nghinh sắc ra khỏi lăng, đi một
vòng qua chợ, qua gian thờ của các nhà trong chợ rồi quay về lăng. Ban tế lễ thực
hiện các nghi thức bái, xướng trước các ban thờ. Người dân ở các xóm mang theo
chiêng trống tề tựu đông đủ trước lăng. Lễ vật dâng cúng là các món chay và hương
hoa, trà quả. Rước cộ là nghi lễ cuối cùng trong diễn trình lễ hội. Đội Lân đi trước mở
đường. Kiệu Bà sơn son thếp vàng, phủ lễ phục bằng nhung gấm đỏ được 6 người
khiêng. Hộ kiệu là các phụ nữ với trang phục áo dài cùng cờ phướn, tàn lọng. Tiếp
theo là các cộ hoa. Cộ được làm từ tre, nứa, rơm, giấy, vải, sơn màu… trưng bày các
hình nộm, về sau được thay bằng hình ảnh các anh hùng dân tộc do các em nhỏ hóa
trang, đóng vai. Đoàn rước cộ đi từ lăng Bà vòng qua các nhà xung quanh làng Phước
Ấm. Người dân hai bên đường bày hương án trước sân để nghinh đón. Ban lễ nhạc
với dàn bát âm tham gia trong suốt quá trình hành lễ và rước cộ. Bên cạnh phần lễ,
phần hội diễn ra khá sinh động với Hội Đua thuyền, Hội thi nấu cơm; hát bội; các trò
chơi dân gian như bịt mắt bắt vịt, nhảy bao tời, kéo co, …Đua thuyền là hội chính, có
sự tham gia của các thuyền đua đến từ các xã/huyện/tỉnh lân cận, thu hút nhiều người
xem)
+ Ý nghĩa: Lễ hội Rước cộ Bà chợ Được thể hiện lòng thành kính đối với các
bậc tiền nhân, đồng thời gửi gắm mong ước về cuộc sống an lành, no đủ. Lễ hội còn
2
là sự kết tinh nhiều loại hình nghệ thuật đậm chất dân gian như hội hoạ, trang trí, tạo
hình, diễn xướng.
+ Người tham gia: Người cao niên, dân làng và du khách.
III. Hình thức kiểm tra:
- Phân 4 nhóm theo tổ. Cho học sinh trình bày trên SLIDE và cử đại diện trình
bày trước lớp; các nhóm khác phản biện nếu có.
IV. Đề kiểm tra :
1. Thiết lập sơ đồ tư duy trình bày khái niệm về Lễ hội truyền thống? Nêu
đặc điểm, và y nghĩa một số lễ hội truyền thống ở tỉnh Quảng Nam mà em biết.
( thực hiện theo nhóm/ Tổ).
V. HƯỚNG DẪN CHẤM/ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ
Câu Tiêu chí đánh giá Đánh giá
1.1
Mức Đạt( 2-4 đ): Trình bày chính xác, ràng từ 50% trở
lên các nội dung về: Khái niệm: Lễ hội truyền thống (bao gồm cả
lễ hội tại các di tích lịch sử - văn hóa, lễ hội dân gian) là hình thức
sinh hoạt văn hóa cộng đồng được t chức theo nghi lễ truyền
thống, nhằm đáp ứng nhu cầu tinh thần của nhân dân (theo Nghị
định số 110/2018/NĐ-CP ngày 29/8/2018 của Chính phủ).
Chưa Đạt:
+ Trình bày chưa đạt tới 50% sự chính c, ràng các nội dung
về : Khái niệm -Lễ hội truyền thống .
+ Trình bày nội dung sơ sài (chưa đầy đủ, thiếu chính xác, …), nội
dung không liên quan hoặc không trình bày nội dung, yêu cầu cần
đạt nêu trên.
1.
2
Mức Đạt ( 3-6đ): Trình bày chính xác, giải thích rõ ràng từ 50%
trở lên các nội dung về :
Một số lễ hội tiêu biểu ở tỉnh Quảng Nam cụ thể:
- Lễ hội Mừng lúa mới của tộc người Bhnong ( (dân tộc
Giẻ Triêng) tại huyện Phước Sơn)
+ Nguồn gốc: Từ cuộc sống nông nghiệp gắn chặt với núi
rừng, điều kiện canh
tác nương rẫy.
+ Y nghĩa: Đây là lễ hội nhằm tạ ơn thần linh về vụ mùa
bội thu và cầu mong
mưa thuận, gió hòa, cuộc sống bình yên, no ấm.
+ Thời gian tổ chức: Tháng 11 âm lịch khi lúa rẫy đã thu
3
hoạch xong.
+ Nghi lễ được tiến hành tại nhà làng. Đầu tiên là Lễ mời.
Người làm chủ lễ (là một phụ nữ do Già làng chọn ra) thay mặt
cho dân làng cúng Giàng, khấn mời thần linh, ông bà, tổ tiên về
vui lễ, hưởng lộc cơm mới, phù hộ cho dân làng làm ăn phát đạt.
Sau cùng là Lễ tạ. Chủ lễ khấn cảm ơn thần linh, tổ tiên đã về dự
với con cháu. Lễ vật dùng để cúng là rượu cần và những món ăn
truyền thống được chế biến từ sản
vật của nương rẫy, núi rừng (trâu, thịt heo, thịt gà, thịt chuột rừng,
cá, tôm, cua, cơm
mới, bánh ốc, bánh sừng trâu,…).
Kết thúc phần nghi lễ, dân làng cùng ăn uống, nhảy múa
trong tiếng trống, tiếng cồng chiêng sôi động, rồi họ trở về tiếp tục
làm lễ
cúng tại nhà.
+ Người tham gia: Người cao niên, dân làng và du khách.
- Lễ hội Cầu Ngư (Lễ tế cá Ông) – Vùng biển Quảng Nam
+ Nguồn gốc: Từ tục thờ cúng cá Ông - một tín ngưỡng cổ
truyền của người Chăm, được người Việt tiếp thu trong quá trình
giao lưu, tiếp biến văn hoá và được tổ chức ở hầu hết các làng xã
ven biển.
+ Thời gian: Đầu năm
+ Nghi lễ : Đầu tiên là Lễ nghinh Ông (còn gọi là nghinh
thần). Thuyền rước kiệu Ông Nam Hải được nhiều ghe lớn nhỏ
tháp tùng ra biển và rước Ông về lăng để làm đại lễ tế thần;
Tiếp theo là lễ cúng cá Ông và những bậc tiền nhân có công lập
nên làng xã.
Hành lễ là các vị cao niên trong làng. Nội dung văn tế trong đại lễ
kể về quá trình hình thành vùng đất quê hương ;
Sau cùng là nghi lễ hát múa bả trạo.
+ Ý nghĩa : Ca ngợi công đức của thần, bày tỏ lòng biết ơn
và cầu mong thuyền ra khơi an toàn, vạn chài mùa bội thu. Lễ hội
còn thể hiện ước vọng an lành, may mắn; tinh thần đoàn kết, tương
trợ trong lao động của ngư dân giữa sóng gió đại dương.
+ Người tham gia: Người cao niên, dân làng và du khách.
-Lễ hội Rước cộ Bà chợ Được. ( xã Bình Triều, huyện
Thăng Bình)
+ Nguồn gốc: Từ tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt. Lễ hội
nhằm tưởng nhớ công đức của một vị Thần nữ mà cư dân đa
phương cho rằng Bà là người đã giúp dân lập nên chợ Được, tạo
dựng nơi đây cuộc sống an lành, trù phú.
+ Thời gian: Ngày 10, 11 tháng Giêng âm lịch hằng năm
4
(ngày 11 là ngày địa phương từng đón nhận sắc phong thần nữ do
triều Nguyễn ban cho Bà).
+ Nghi thức: Lễ hội gồm các phần chính: rước sắc, tế lễ,
hội, rước cộ.
+ Ý nghĩa: Lễ hội Rước cộ Bà chợ Được thể hiện lòng thành
kính đối với các bậc tiền nhân, đồng thời gửi gắm mong ước về
cuộc sống an lành, no đủ. Lễ hội còn là sự kết tinh nhiều loại hình
nghệ thuật đậm chất dân gian như hội hoạ, trang trí, tạo hình, diễn
xướng.
+ Người tham gia: Người cao niên, dân làng và du khách.
Chưa Đạt:
+ Trình bày, giải thích chưa đạt tới 50% s chính xác,
ràng các nội dung nêu trên.
+ Trình bày nội dung sơ sài (chưa đầy đủ, thiếu chính xác, …), nội
dung không liên quan hoặc không trình bày nội dung nêu trên.
ĐÁNH GIÁ TOÀN BÀI KIỂM TRA:
- Cả 2 vế của câu hỏi đánh giá Đạt ; hoặc vế 1 câu hỏi Chưa đạt,
mà vế 2 câu hỏi đánh giá Đạt : Xếp loại Đạt.
-
DUYỆT ĐỀ Người ra đề
Nguyễn Đức Anh Trí
5