intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn KHTN lớp 7 năm 2023-2024 - Trường PTDTBT THCS Phước Chánh, Phước Sơn

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:3

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

“Đề thi học kì 2 môn KHTN lớp 7 năm 2023-2024 - Trường PTDTBT THCS Phước Chánh, Phước Sơn” sau đây sẽ giúp bạn đọc nắm bắt được cấu trúc đề thi, từ đó có kế hoạch ôn tập và củng cố kiến thức một cách bài bản hơn, chuẩn bị tốt cho kỳ thi sắp. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn KHTN lớp 7 năm 2023-2024 - Trường PTDTBT THCS Phước Chánh, Phước Sơn

  1. UBND HUYỆN PHƯỚC SƠN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II TRƯỜNG PTDTBT THCS PHƯỚC CHÁNH NĂM HỌC: 2023-2024 MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN–LỚP 7 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề gồm có 3 trang) I. TRẮC NGHIỆM. (5,0 điểm) Em hãy chọn 1 trong các chữ cái A, B, C, D trước câu trả lời đúng trong các câu sau và ghi vào giấy thi. Ví dụ: 1A, 2B... Câu 1. Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học nhóm A là tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử có: A. số electron lớp ngoài cùng bằng nhau. B. số lớp electron bằng nhau. C. điện tích hạt nhân bằng nhau. D. số hạt trong nguyên tử bằng nhau. Câu 2. Số hiệu nguyên tử của một nguyên tố là A. số proton trong nguyên tử. B. số neutron trong nguyên tử. C. số electron trong hạt nhân. D. số proton và neutron trong hạt nhân. Câu 3. Đơn chất là những chất được tạo nên từ bao nhiêu nguyên tố hóa học? A. 2 nguyên tố. B. 3 nguyên tố. C. 4 nguyên tố trở lên. D. 1 nguyên tố. Câu 4. Khối lượng phân tử sulfur dioxide (SO2) và sulfur trioxide (SO3) lần lượt là A. 64 amu và 80 amu. B. 48 amu và 48 amu. C. 16 amu và 32 amu. D. 80 amu và 64 am. Câu 5. Liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử muối ăn (NaCl) là liên kết A. cộng hóa trị. B. ion. C. phi kim. D. kim loại. Câu 6. Độ ẩm không khí càng thấp thì quá trình thoát hơi nước ở lá A. mạnh. B. giảm. C. thấp. D. không diễn ra. Câu 7. Tập tính bẩm sinh là tập tính sinh ra A. đã có, đặc trưng cho loài. B. thông qua học tập. C. qua quá trình sống. D. đã có, đặc trưng cho cá thể. Câu 8. Sinh trưởng ở sinh vật là quá trình tăng lên kích thước cơ thể do tăng lên về A. kích thước và số lượng tế bào. B. kích thước và số lượng mô. C. kích thước tế bào và mô. D. kích thước và sự phân hoá tế bào. Câu 9. Khi cây đủ nước thì tế bào khí khổng sẽ A. căng ra, khí khổng mở rộng khiến hơi nước thoát ra ngoài nhiều. B. căng ra, khí khổng khép lại khiến hơi nước thoát ra ngoài giảm đi. C. xẹp xuống, khí khổng mở rộng khiến hơi nước thoát ra ngoài nhiều. D. xẹp xuống, khí khổng khép bớt lại khiến hàm lượng nước thoát ra ngoài giảm đi. Câu 10. Tập tính học được là loại tập tính A. sinh ra đã có, đặc trưng cho loài. B. được hình thành trong quá trình sống. C. sinh ra đã có, đặc trưng cho cá thể. D. được hình thành thông qua học tập và rút kinh nghiệm. Trang 1/3
  2. Câu 11. Phát triển của sinh vật là quá trình A. biến đổi tạo nên các tế bào, mô, cơ quan ở các giai đoạn. B. tăng về kích thước, khối lượng của cơ thể do tăng số lượng và kích thước của tế bào. C. biến đổi tạo nên các tế bào, mô, cơ quan và hình thành chức năng mới ở các giai đoạn. D. biến đổi hình thành chức năng mới ở các giai đoạn. Câu 12. Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản A. không có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái, cơ thể con được tạo thành từ một phần của cơ thể mẹ. B. ở tất cả các loài sinh vật, cơ thể con được tạo thành từ quá trình thụ tinh và thụ thai. C. có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái, cơ thể con được tạo thành từ một phần của cơ thể mẹ. D. có sự tham gia của giao tử đực và giao tử cái, cơ thể mới được tạo ra do sự hợp nhất giữa giao tử đực và giao tử cái . Câu 13. Sinh sản hữu tính là hình thức sinh sản có sự kết hợp của A. yếu tố đực và yếu tố cái tạo nên hợp tử và hợp tử không phát triển thành cơ thể mới. B. 2 yếu tố đực tạo nên hợp tử và hợp tử phát triển thành cơ thể mới. C. 2 yếu tố cái tạo nên hợp tử và hợp tử không phát triển thành cơ thể mới. D. giao tử đực và giao tử cái tạo nên hợp tử và hợp tử phát triển thành cơ thể mới. Câu 14. Pháp tuyến là A. đường thẳng song song với gương. B. đường thẳng vuông góc với gương tại điểm tới. C. đường thẳng trùng với tia sáng tới. D. đường thẳng vuông góc với tia sáng tới. Câu 15. Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng có độ lớn A. bằng vật. B. nhỏ hơn vật. C. lớn hơn vật. D. có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn. Câu 16. Hai thanh nam châm hút nhau khi A. hai cực Bắc để gần nhau. B. để hai cực cùng tên gần nhau. C. hai cực Nam để gần nhau. D. để hai cực khác tên gần nhau. Câu 17. Điền từ thích hợp vào ô trống. Nam châm có tính chất …………vì có khả năng hút các vật bằng sắt, thép và làm quay kim nam châm. A. từ. B. nhiễm điện. C. tác dụng lực. D. dẫn điện Câu 18. Từ phổ là hình ảnh của A. các đường mạt sắt trong từ trường của nam châm. B. các kim nam châm đặt gần một nam châm thẳng. C. các hạt cát đặt trong từ trường của nam châm. D. các hạt bụi đặt trong từ trường của nam châm. Câu 19. Tương tác từ không xảy ra trong trường hợp nào dưới đây? A. Một thanh nam châm và một thanh thép đặt gần nhau. B. Hai thanh nam châm đặt gần nhau. C. Một thanh nam châm và một thanh sắt non đặt gần nhau. D. Một thanh nam châm và một thanh đồng đặt gần nhau. Câu 20. Bộ phận chính của la bàn là Trang 2/3
  3. A. đế la bàn. B. mặt chia độ. C. kim nam châm. D. hộp đựng la bàn. II. TỰ LUẬN. (5,0 điểm) Câu 21. (1,0 điểm) Tại sao sâu bướm phá hoại mùa màng trong khi bướm trưởng thành không gây hại? Câu 22. (2,0 điểm) Nêu các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của sinh vật. Câu 23. (1,0 điểm) Vẽ được đường sức từ và xác định chiều đường sức từ quanh một thanh nam châm thẳng như hình 1. N S Hình 1 Câu 24. (1,0 điểm) Lập công thức hóa học của hợp chất tạo bởi sulfur và oxygen, trong đó sulfur chiếm 40% về khối lượng còn lại là oxygen, biết khối lượng phân tử của hợp chất là 80 amu. (S = 32, O = 16) ---Hết--- Trang 3/3
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2