intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Lê Lợi, Quảng Trị

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:4

3
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm phục vụ quá trình học tập cũng như chuẩn bị cho kì thi sắp đến. TaiLieu.VN gửi đến các bạn tài liệu ‘Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Lê Lợi, Quảng Trị’. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích, giúp các bạn hệ thống lại kiến thức đã học đồng thời rèn luyện kỹ năng giải đề. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Lê Lợi, Quảng Trị

  1. SỞ GD & ĐT QUẢNG TRỊ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II – NĂM HỌC 2023 - 2024 TRƯỜNG THPT LÊ LỢI MÔN SINH HỌC, KHỐI LỚP 11 Thời gian làm bài: 45 Phút (Không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC Đề có 31 câu (Đề có 04 trang) Họ tên : ............................................................... Số báo danh : ................... Mã đề 308 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM Câu 1: Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về tuổi dậy thì ở người? I. Ở nữ, buồng trứng tăng tiết estrogen giúp phát triển tuyến vú và điều hòa kinh nguyệt. II. Ở nam, tinh hoàn tăng tiết testosteron làm giọng nói trầm hơn, phát triển cơ bắp rắn chắc. III. Ở nam, tinh hoàn và dương vật phát triển; bắt đầu sản sinh tinh trùng. IV. Ở nữ, buồng trứng và tử cung phát triển; bắt đầu rụng trứng và có kinh nguyệt. V. Độ tuổi dậy thì đã có khả năng sinh sản nhưng không nên có con vì cơ thể vẫn chưa có sự hoàn thiện về sinh dục. A. 3. B. 4. C. 5. D. 2. Câu 2: Cho các phát biểu sau đây về sinh sản ở sinh vật: I. Sinh sản là quá trình sinh vật tạo ra các cá thể mới mang đặc điểm đặc trưng của loài. II. Có hai hình thức sinh sản ở sinh vật là vô tính và hữu tính. III. Cá thể mới hình thành từ một phần của cơ thể mẹ là sinh sản hữu tính. IV. Sự hình thành cá thể mới có sự hợp nhất của giao tử đực và giao tử cái thông qua thụ tinh là sinh sản vô tính. V. Ở sinh sản hữu tính, thế hệ sau xuất hiện nhiều biến dị tổ hợp. Số phát biểu đúng là A. 4. B. 3. C. 2. D. 5. Câu 3: Sinh trưởng, phát triển ở thực vật có thể diễn ra A. trong suốt vòng đời nhờ khả năng phân chia liên tục của mọi loại tế bào. B. trong suốt vòng đời nhờ khả năng gia tăng kích thước của các cơ quan sinh dưỡng. C. trong suốt vòng đời nhờ khả năng phân chia liên tục của các tế bào mô phân sinh. D. trong suốt vòng đời nhờ khả năng biệt hóa của các loại tế bào. Câu 4: Cho các tập tính sau đây ở động vật: I. Báo đốm đen đánh dấu lãnh thổ bằng nước tiểu. II. Chó sói săn mồi theo bầy đàn. III. Cá Chình di cư theo dòng chảy từ vùng nước ngọt ra biển để đẻ trứng. IV. Đại bàng sà xuống từ trên cao và dùng chân để bắt cá. V. Con trăn dùng thân quấn chặt và nuốt chửng con mồi. VI. Một số loài nhện có thói quen ăn thịt bạn tình sau khi giao phối. Số lượng tập tính thuộc dạng tập tính kiếm ăn ở động vật là A. 6. B. 5. C. 3. D. 4. Câu 5: Nhụy hoa bao gồm có A. vòi nhụy và bầu nhụy chứa noãn. B. bao phấn và chỉ nhị. C. đầu nhụy, vòi nhụy và bầu nhụy chứa noãn. D. đầu nhụy và vòi nhụy. Câu 6: Phát triển qua biến thái hoàn toàn là quá trình phát triển mà A. con non nở ra từ trứng hoặc mới sinh có đặc điểm hình thái, cấu tạo sinh lí tương tự con trưởng thành. B. ấu trùng có hình thái, cấu tạo và sinh lí rất khác với con trưởng thành. C. con non có hình thái, cấu tạo và sinh lí giống với con trưởng thành. D. ấu trùng có hình thái, cấu tạo và sinh lí tương tự với con trưởng thành. Câu 7: Giới hạn tuổi thọ của mỗi loài sinh vật khác nhau được xác định bởi A. phôi. B. kiểu hình. C. đặc điểm di truyền. D. hợp tử. Câu 8: Trong sự hình thành hạt phấn, từ 1 tế bào mẹ trong bao phấn qua giảm phân tạo thành Trang 1/4 - Mã đề 308
  2. A. bốn bào tử đơn bội . B. hai bào tử đơn bội . C. năm bào tử đơn bội . D. ba bào tử đơn bội . Câu 9: Động vật nào sau đây có hình thức sinh sản vô tính theo kiểu phân đôi? A. Trùng roi. B. Sao biển. C. Ong mật. D. Thủy tức. Câu 10: Tập tính ở động vật có thể được chia thành những loại nào sau đây? A. Tập tính bẩm sinh, tập tính học được, tập tính hỗn giao. B. Tập tính bẩm sinh và tập tính học được. C. Tập tính học được và tập tính không học được. D. Tập tính bẩm sinh, tập tính học được, tập tính hỗn hợp. Câu 11: Nhận định nào sau đây sai khi mô tả về quá trình thụ tinh trong ở động vật? A. Con đực và con cái thực hiện quá trình giao phối. B. Xảy ra bên trong cơ quan sinh dục của cơ thể con cái. C. Chỉ xảy ra ở lớp chim và thú. D. Con đực phóng tinh trùng vào đường sinh dục của con cái tại thời điểm trứng chín. Câu 12: Chú thích đúng cho cấu tạo của neuron ở hình vẽ bên là: A. (1)Sợi trục - (2)Thân neuron - (3)Bao myelin - (4)Sợi nhánh. B. (1)Thân neuron - (2)Sợi nhánh - (3)Bao myelin - (4)Sợi trục. C. (1)Thân neuron - (2)Sợi trục - (3)Bao myelin - (4)Sợi nhánh. D. (1)Sợi nhánh - (2)Thân neuron - (3)Bao myelin - (4)Sợi trục. Câu 13: Hãy cho biết trong các tình huống sau đây tình huống nào thuộc loại phản xạ có điều kiện? I. Dừng xe trước vạch kẻ khi thấy đèn tín hiệu giao thông chuyển sang màu đỏ. II. Người ta thường “nổi da gà” khi từ trong phòng ấm bước ra ngoài trời lạnh. III. Khi chạm phải vật nóng, tay ta lập tức rụt lại. IV. Khỉ biết đi xe đạp trong rạp xiếc. V. Bạn B tiết nước bọt khi nghe từ "nước chanh". VI. Học sinh đứng dậy chào khi thầy/cô giáo bước vào lớp. A. II, IV, V, VI. B. I, III, IV, V. C. II, III, V,VI. D. I, IV, V, VI. Câu 14: Để tạo được giống cây hoa giấy ngũ sắc, người ta có thể sử dụng phương pháp nhân giống vô tính nào sau đây? A. Chiết cành. B. Giâm cành. C. Ghép cành. D. Nuôi cấy mô tế bào. Câu 15: Đặc điểm nào dưới đây đúng khi nói về thụ phấn ở thực vật có hoa? I. Thụ phấn là hiện tượng hạt phấn từ nhị tiếp xúc với đầu nhụy của hoa. II. Có hai hình thức thụ phấn: tự thụ phấn và thụ phấn chéo. III. Tác nhân thụ phấn có thể là gió, côn trùng, con người… IV. Con người là tác nhân thụ phấn tự nhiên cho cây. V. Thụ phấn chỉ xảy ra giữa các hoa trên cùng 1 cây. A. II, III, IV. B. I, II, III. C. I, III, V. D. II, IV, V. Câu 16: Xét các quá trình sau: I. Làm tăng kích thước chiều ngang của cây. II. Diễn ra ở cả cây một lá mầm và cây hai lá mầm. III. Diễn ra hoạt động phân chia của mô phân sinh đỉnh và lóng. IV. Diễn ra hoạt động phân chia của mô phân sinh ở tầng sinh bần . V. Chỉ làm tăng chiều dài của cây. Những quá trình không có ở sinh trưởng thứ cấp là A. II, III, IV. B. II, III, V. C. III, IV, V. D. I, II, IV. Câu 17: Cho các ví dụ sau về tập tính ở động vật: I. Vào mùa sinh sản, cá hồi quay về nơi chúng được sinh ra để đẻ trứng. Trang 2/4 - Mã đề 308
  3. II. Nhện biết giăng tơ để bắt mồi. III. Khỉ biết dùng ống hút để uống nước. IV. Khi đang tham gia giao thông, nếu gặp đèn đỏ em sẽ dừng xe lại. V. Sau khi bị ong vè vẽ đốt, ếch sẽ không bắt ong vò vẽ làm thức ăn nữa. VI. Vào mùa đông, một số loài chim di cư để tránh rét. VII. Thú con biết tìm vú mẹ để bú khi chưa mở mắt. Các dạng tập tính bẩm sinh bao gồm A. I, II, VI, VII. B. II, III, IV, V. C. II, V, VI, VII. D. I, IV, V, VI. Câu 18: Đặc điểm giống nhau giữa động vật đẻ trứng và động vật đẻ trứng thai là A. phôi phát triển trong cơ thể con cái. B. phôi phát triển nhờ các chất dinh dưỡng ở noãn hoàn. C. trứng nở thành con trước khi được sinh ra ngoài. D. phôi phát triển ngoài cơ thể con cái. Câu 19: Động vật có hệ thần kinh dạng ống phản ứng lại với các kích thích của môi trường thông qua A. sự co rút chất nguyên sinh. B. phản xạ. C. phản xạ không điều kiện. D. sự chuyển động toàn bộ cơ thể. Câu 20: Ý nào sau đây sai khi nói về đặc điểm của sinh trưởng và phát triển ở động vật? A. Cơ thể động vật sinh trưởng với tốc độ không đều, có giai đoạn diễn ra nhanh, có giai đoạn diễn ra chậm. B. Các phần khác nhau của cơ thể động vật có tốc độ sinh trưởng không giống nhau. C. Sự phát triển của các cơ quan, hệ cơ ở giai đoạn phôi thai trên một cơ thể là giống nhau. D. Các loài khác nhau có tốc độ và giới hạn sinh trưởng khác nhau. Câu 21: Sinh sản hữu tính là A. hình thức sinh sản chưa có sự kết hợp giao tử đực với giao tử cái, hợp tử phát triển thành cơ thể mới từ giao tử cái. B. là sự hình thành cá thể mới có sự hợp nhất của giao tử đực và giao tử cái để tạo thành phôi và phát triển thành cơ thể mới. C. quá trình tạo ra những cá thể mới từ một phần của cơ thể mẹ thông qua quá trình nguyên phân. D. sự hình thành cá thể mới có sự hợp nhất của giao tử đực và giao tử cái thông qua thụ tinh tạo thành hợp tử. Câu 22: Chiết cành thường được áp dụng ở cây A. chuối. B. mía. C. dừa. D. bưởi. Câu 23: Dựa vào hình vẽ về cấu tạo của neuron dưới đây, hãy cho biết: Thân của neuron có chức năng gì? A. Dinh dưỡng, điều khiển hoạt động của neuron. B. Là cầu nối giữa các tế bào thần kinh với nhau. C. Tiếp nhận tín hiệu từ các tế bào khác. D. Truyền tín hiệu đến các tế bào khác. Câu 24: Hình thức học tập đơn giản nhất ở động vật là A. in vết. B. quen nhờn. C. học liên hệ. D. học cách nhận biết không gian. Câu 25: Điều nào sau đây đúng với sinh trưởng ở sinh vật? A. Sinh trưởng là quá trình gia tăng về khối lượng và cấu trúc của các cơ quan. Trang 3/4 - Mã đề 308
  4. B. Sinh trưởng là quá trình gia tăng về cấu trúc và chức năng của các cơ quan. C. Sinh trưởng là quá trình biến đổi về cấu trúc và chức năng của các cơ quan. D. Sinh trưởng là quá trình gia tăng về kích thước và khối lượng của cơ thể sinh vật. Câu 26: Trong nghề trồng dứa, khi cây đã ra quả và quả đã phát triển hoàn chỉnh, muốn quả dứa chín sớm thì cần bổ sung cho cây chất điều hòa sinh trưởng nào sau đây? A. Ethylene. B. Gibberellin. C. Abscisic acid. D.Auxin. Câu 27: Có bao nhiêu ý sau đây là đúng khi mô tả về quá trình sinh trưởng và phát triển ở người? I. Quá trình sinh trưởng và phát triển ở người bao gồm giai đoạn trước sinh và giai đoạn sau sinh. II. Ở giai đoạn trước sinh: sau khi thụ tinh, hợp tử phân chia và di chuyển vào tử cung. III. Từ hợp tử, tế bào phân hóa ngay để hình thành cơ quan. IV. Trẻ sơ sinh thuộc giai đoạn trước sinh. V. Giai đoạn sau sinh bắt đầu từ các mốc: thiếu nhi, thiếu niên, vị thành niên và trưởng thành. A. 3 B.2 C. 4 D. 5 Câu 28: Quan sát hình vẽ về cấu tạo của một synapse hóa học dưới đây, hãy cho biết các cấu trúc được đánh số 2,3,5,6 lần lượt là: A. Màng trước - Màng sau - Thụ thể tiếp nhận - Ti thể. B. Chùy synapse -Màng sau - Khe synapse - Ti thể. C. Màng trước - Khe synapse - Thụ thể tiếp nhận - Bóng chứa chất trung gian hóa học. D. Chùy synapse - Khe synapse - Màng sau - Bóng chứa chất trung gian hóa học. II. PHẦN TỰ LUẬN Câu 29. Kể tên một số chất có hại cho hệ thần kinh? Cho biết tác hại của các chất đó? Câu 30. Cho sơ đồ quá trình sinh trưởng phát triển ở ếch như hình dưới Quan sát sơ đồ trên em hãy cho biết các nhận định sau đây Đúng hay Sai và giải thích? I./ Đây là kiểu phát triển qua biến thái không hoàn toàn, có ở đa số các loài côn trùng (bướm, ruồi, ong, ...) và lưỡng cư. II./ Vòng đời phát triển của ếch trải qua các giai đoạn bao gồm: trứng được thụ tinh  ấu trùng (nòng nọc)  nhộng  ếch trưởng thành. III./ Nòng nọc sống cả trong nước và trên cạn, có mang ngoài để hô hấp và di chuyển bằng cách bơi nhờ có đuôi. IV./ Ếch chỉ sống trên cạn và hô hấp bằng phổi, di chuyển bằng bốn chi. Câu 31. Vì sao trẻ vị thành niên không nên dùng các biện pháp tránh thai như: thuốc tránh thai, triệt sản, dụng cụ tử cung? ------ HẾT ------ Trang 4/4 - Mã đề 308
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2