UBND QUẬN THANH XUÂN
TRƯỜNG THCS PHAN ĐÌNH GIÓT
Mã đề: 601
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I
NĂM HỌC 2024 – 2025
Môn: Lịch sử và địa lí 6
Ngày kiểm tra:28/12/2024
Thi gian: 60 phút (không kể thời gian giao
đề)
(Đề kiểm tra gồm 3 trang)
I. Trắc nghiệm (6 điểm) (Hc sinh tôo phiếu trlời trc nghiệm, mỗi câu trlời đúng 0,25
điểm)
Câu 1. Vào năm 221 TCN, ai là người thống nhất Trung Quốc?
A. Lưu Bang. B. Tần Thủy Hoàng. C. Tư Mã Thn. D. Lý Uyên
Câu 2. Quốc gia Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại được xây dựng trên nền tảng kinh tế
A. Thủ công nghiệp và thương nghiệp. B. Thủ công nghiệp hàng hóa.
C. Mậu dịch hàng hải quốc tế. D. Nông nghiệp trồng lúa nước.
Câu 3. Vạn Lí Trường Thành được người Trung Quốc xây dựng nhằm mục đích gì?
A. Ngăn chặn các cuộc tấn công từ bên ngoài.
B. Thể hiện sức mạnh của các nhà nước phong kiến.
C. Ngăn chặn dòng nước lũ từ thượng nguồn tràn về.
D. Thuận lợi cho việc giao thông đi lại giữa các vùng.
Câu 4. Người đứng đầu nhà nước Lưỡng Hà cổ đại được gọi là
A. Pha-ra-ông. B. Thiên hoàng. C. En-xi. D. Thiên tử.
Câu 5. Trong hội phong kiến, các nông dân công nhận ruộng đất để canh tác được
gọi là
A. Địa chủ. B. Nông nô. C. Nông dân lĩnh canh. D. Quý tộc.
Câu 6. Chế độ đẳng cấp Vác-na là gì?
A. Sự phân biệt về chủng tộc và màu da. B. Sự phân biệt giàu - nghèo.
ĐỀ CHÍNH THỨC
C. Sự phân biệt về trình độ học vấn. D. Sự phân biệt về tôn giáo.
Câu 7. Cư dân Ai Cập cổ đại viết chữ trên
A. Thẻ tre. B. Giấy Pa-pi-rút. C. Mai rùa. D. Đất sét.
Câu 8. Tại sao người Ai Cập giỏi về hình học?
A. Phải phân chia ruộng đất cho nông dân.
B. Phải xây dựng các công trình thủy lợi.
C. Phải xây dựng các công trình kiến trúc.
D. Phải đo lại ruộng đất và xây dựng các công trình đền tháp.
Câu 9. Cơ quan nào dưới đây của Hy Lạp cổ đại có quyền thảo luận biểu quyết tất cả
những vấn đề hệ trọng của đất nước?
A. Hội đồng 10 tướng lĩnh. C. Hội đồng 500 người.
B. Viện Nguyên lão. D. Đại hội nhân dân.
Câu 10. Dưới thời kì đế chế, quyền lực ở La Mã cổ đại tập trung trong tay
A. Viện Nguyên lão. C. Hoàng đế.
B. Đại hội nhân dân. D. Hội đồng 10 tướng lĩnh.
Câu 11. Đông Nam Á là quê hương của loại cây trồng nào?
A. Lúa mì. C. Ôliu.
B. Lúa nước. D. Nho
Câu 12. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng cơ sở hình thành của các quốc gia
sơ kì ở Đông Nam Á?
A. Nông nghiệp trồng lúa nước.
B. Giao lưu kinh tế - văn hoá với Trung Quốc và Ấn Độ.
C. Thương mại đường biển rất phát triển.
D. Thủ công nghiệp phát triển với các nghề rèn sắt, đúc đồng,...
Câu 13. Cùng thời điểm, khi Luân Đôn là 10 giờ, thì ở Hà Nội là:
A. 15 giờ. B. 21 giờ. C. 17 giờ. D. 19 giờ.
Câu 14. Nguyên nhân chủ yếu sinh ra ngoại lực là do
A. hoạt động vận động kiến tạo. B. năng lượng bức xạ Mặt Trời.
C. sự di chuyển vật chất ở man - ti. D. động đất, núi lửa, sóng thần.
Câu 15. Câu tục ngữ sau đây đề cập đến hiện tượng nào?
“Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối”
A. Sự chênh lệch ngày - đêm khác nhau ở các vĩ độ. B. Ngày - đêm dài ngắn theo
mùa.
C. Mùa trên Trái Đất. D. Sự luân phiên ngày đêm.
Câu 16. Thời gian Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời hết một vòng là:
A. 365 ngày 4 giờ B. 365 ngày 6 giờ. C. 365 ngày 5 giờ. D.
366 ngày
Câu 17. Nhật Bản nằm ở vành đai lửa nào sau đây?
A. Thái Bình Dương. B. Bắc Băng Dương. C. Đại Tây Dương. D. Ấn Độ Dương.
Câu 18. Hiện tượng nào sau đây là do tác động của nội lực?
A. Xâm thực. B. Đứt gãy. C. Nấm đá. D. Bồi tụ.
Câu 19. Nguyên nhân chủ yếu trên Trái Đt lại tồn tại sự sống là do
A. kích thước rất lớn để nhận ánh sáng từ Mặt Trời.
B. dạng hình cầu và thực hiện nhiều chuyển động.
C. khoảng cách phù hợp từ Trái Đất đến Mặt Trời.
D. sự phân bố xen kẽ nhau của lục địa và đại dương.
Câu 20. Theo dương lịch, mùa xuân ở Việt Nam và một số nước khác ở bán cầu Bắc là:
A. 22/6 đến 23/9. B. 22/6 đến 21/3. C. 21/3 đến 22/6. D. 22/12 đến 21/3.
Câu 21. Ở nước ta, than có nhiều ở tỉnh
A. Đồng Nai B. Ninh Thuận C. Nghệ An. D. Quảng
Ninh.
Câu 22. Trái Đất nằm ở vị trí nào theo thứ tự xa dần với Mặt Trời?
A. Đứng thứ ba tính từ thứ tự xa dần Mặt Trời. B. Trung tâm của hệ Mặt
Trời.
C. Gần Mặt Trời nhất. D. Xa Mặt Trời nhất.
Câu 23. Trong các hệ quả của chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất, có ý nghĩa
nhất đối với sự sống là hệ quả nào?
A. Giờ trên Trái Đất. B. Sự luân phiên ngày đêm.
C. Sự lệch hướng chuyển động. D. Hiện tượng mùa trong năm.
Câu 24. Ở Xích đạo có một hiện tượng rất đặc biệt, đó là:
A. ngày dài, đêm ngắn vào ngày 22 tháng 6. B. ngày ngắn, đêm dài vào ngày 22
tháng 12.
C. 12 tiếng ngày, 12 tiếng đêm ở mọi ngày. D. ngày, đêm dài ngắn khác nhau
theo mùa.
II. Phần tự luận (4 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm). Trình bày hoạt động kinh tế của các vương quốc phong kiến Đông Nam
Á
từ TK VII đến thế kỉ X.
Câu 2. (2,0 điểm). Vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các tình huống sau:
a, Vào cuối tháng 12, bố của An có chuyến công tác một tuần đến Niu Di-len. Mẹ của An
đi mua sắm thêm nhiều đồ ấm cho bố An mang đi công tác. Theo em, sự chuẩn bị như
vậy có hợp lí hay không, vì sao?
b, Nếu đang trong lớp học mà có động đất xảy ra, em sẽ làm gì để bảo vệ mình?
----HẾT----
Cán bộ coi kiểm tra không giải thích gì thêm.
UBND QUẬN THANH XUÂN
TRƯỜNG THCS PHAN ĐÌNH GIÓT
Mã đề: 602
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I
NĂM HỌC 2024 – 2025
Môn: Lịch sử và địa lí 6
Ngày kiểm tra:28/12/2024
Thi gian: 60 phút (không kể thời gian giao
đề)
(Đề kiểm tra gồm 3 trang)
ĐỀ CHÍNH THỨC
I. Trắc nghiệm (6 điểm) (Hc sinh tôo phiếu trlời trc nghiệm, mỗi câu trlời đúng 0,25
điểm)
Câu 1. Người đứng đầu nhà nước Lưỡng Hà cổ đại được gọi là
A. Thiên tử. B. En-xi. C. Thiên hoàng. D. Pha-ra-ông.
Câu 2. Vào năm 221 TCN, ai là người thống nhất Trung Quốc?
A. Lý Uyên B. Tư Mã Thn. C. Lưu Bang. D. Tần Thủy
Hoàng.
Câu 3. Vạn Lí Trường Thành được người Trung Quốc xây dựng nhằm mục đích gì?
A. Thuận lợi cho việc giao thông đi lại giữa các vùng.
B. Ngăn chặn dòng nước lũ từ thượng nguồn tràn về.
C. Ngăn chặn các cuộc tấn công từ bên ngoài.
D. Thể hiện sức mạnh của các nhà nước phong kiến.
Câu 4. Quốc gia Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại được xây dựng trên nền tảng kinh tế
A. nông nghiệp trồng lúa nước. B. thủ công nghiệp và thương
nghiệp.
C. mậu dịch hàng hải quốc tế. D. thủ công nghiệp hàng hóa.
Câu 5. Cư dân Ai Cập cổ đại viết chữ trên
A. thẻ tre. B. đất sét. C. mai rùa. D. giấy Pa-pi-
rút.
Câu 6. Tại sao người Ai Cập giỏi về hình học?
A. Phải phân chia ruộng đất cho nông dân.
B. Phải xây dựng các công trình thủy lợi.
C. Phải đo lại ruộng đất và xây dựng các công trình đền tháp.
D. Phải xây dựng các công trình kiến trúc.