intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi KSCĐ lần 3 môn Lịch sử lớp 10 năm 2017-2018 - THPT Ngô Gia Tự

Chia sẻ: Lac Duy | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:5

56
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo Đề thi KSCĐ lần 3 môn Lịch sử lớp 10 năm 2017-2018 - THPT Ngô Gia Tự dành cho các bạn học sinh đang chuẩn bị cho kỳ thi, với đề thi này các bạn sẽ được làm quen với cấu trúc đề thi và củng cố lại kiến thức căn bản nhất.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi KSCĐ lần 3 môn Lịch sử lớp 10 năm 2017-2018 - THPT Ngô Gia Tự

  1. SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC KỲ KSCĐ KHỐI 10 LẦN 3 NĂM HỌC 2017­2018 TRƯỜNG THPT NGÔ GIA TỰ Đề thi môn: Lịch sử Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề ĐỀ CHÍNH THỨC ——————————— Phần trắc nghiệm: (3,0 điểm) Câu 1: Quốc gia đầu tiên của người Việt Nam được hình thành trên cơ sở nền văn hóa nào? A.Văn hóa Đông Sơn B.Văn hóa Phùng Nguyên C.Văn hóa Đồng Đậu D.Văn hóa Gò Mun Câu 2: Những chính sách cai trị  của các triều đại phong kiến Trung Quốc đối với nước ta từ  năm 179   TCN đến thế kỉ X nhằm thực hiện âm mưu gì? A. Sát nhập nước ta vào lãnh thổ của chúng     B. Biến nước ta thành thuộc địa kiểu mới của chúng C. Biến nước ta thành thị trường tiêu thụ hàng hóa của chúng D. Biến nước ta thành căn cứ quân sự để xâm lược các nước khác Câu 3: Dưới thời Bắc thuộc, Nho giáo ảnh hưởng như thế nào đối với nước ta? A. Trở thành quốc giáo                                        B. Trở thành tư tưởng thống trị trong cả nước. C. Chỉ ảnh hưởng đến một số vùng trung tâm châu, quận          D. Không hề ảnh hưởng gì cả. Câu 4: Thời Lý – Trần – Hồ, quan hệ nước ta với phương Bắc là: A. Giữ thái độ vừa mềm dẻo, vừa cứng nhắc để giữ vững lãnh thổ B. Giữ lệ thần phục, nộp phú công đều đặn, luôn giữ vững tư thế độc lập dân tộc C. Giữ lệ thần phục, nộp phú cống đều đặn              D. Hợp tác, bình đẳng, hai bên cùng có lợi Câu 5: Chiến thắng nào có ý nghĩa quyết định thắng lợi của cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc do Lê   Lợi – Nguyễn Trãi lãnh đạo? A. Tốt Động – Chúc Động (1426) B. Chi Lăng – Xương Giang (1427) C. Diễn Châu (1425) D. Chí Linh (1424) Câu 6: Dưới thời nhà Lê (thế kỉ XV), tôn giáo nào được xem là tôn giáo của nhân dân? A. Nho giáo B. Phật giáo C. Phật giáo và Đạo giáo D. Ấn Độ giáo Phần tự luận: (7,0 điểm) Câu 1: (2,0 điểm) Những điểm giống và khác nhau trong đời sống kinh tế; văn hóa; tín ngưỡng của cư  dân Văn Lang – Âu Lạc và Lâm Ấp – Chăm –pa là gì? Câu 2: (2,0 điểm) Tại sao năm 1010, vua Lý Thái Tổ dời đô từ  Hoa Lư  về Thăng Long? Ý nghĩa của sự  kiện trên? Câu 3: (3,0 điểm)   a. Thống kê các cuộc kháng chiến và khởi nghĩa từ thế kỉ X đến thế kỉ XV theo các nội dung sau: tên cuộc   kháng chiến, khởi nghĩa; thời gian; quân xâm lược; người chỉ huy; trận quyết chiến chiến lược. 1
  2. b. Tại sao các cuộc kháng chiến và khởi nghĩa chống ngoại xâm của nhân dân ta từ  thế  kỉ  X đến thế  kỉ  XV đều giành được thắng lợi? ­­­ Hết ­­­ 2
  3. KÌ KSCĐ LỚP 10 – LẦN 3 NĂM HỌC 2017 – 2018 ĐÁP ÁN MÔN: LỊCH SỬ Phần trắc nghiệm: 0,5 điểm/câu Câu 1 2 3 4 5 6 Đáp án A A C B B B Phần tự luận:  Câu 1: (2,0 điểm) Những điểm giống và khác nhau trong đời sống kinh tế; văn hóa; tín ngưỡng của cư  dân Văn Lang – Âu Lạc và Lâm Ấp – Chăm –pa. 1. Giống nhau: ­ Đời sống kinh tế: kinh tế chính là nông nghiệp trồng lúa nước, các nghề thủ công. ­ Văn hóa: đời sống văn hóa tinh thần phong phú. ­ Tín ngưỡng: thờ cúng và sùng bái các vị thần. 2. Khác nhau: ­ Kinh tế: + Văn Lang Âu Lạc: nghề nông, săn bắn, chăn nuôi, đánh cá, làm thủ công. + Lâm Ấp – Chăm­pa: Khai thác lâm thổ sản khá phát triển, kĩ thuật xây thác đạt trình độ cao. ­ Văn hóa:  + Văn Lang – Âu Lạc: chưa có chữ viết, ân trầu, nhuộm răng đen, xăm mình, dùng đồ trang sức. + Lâm Ấp – Chăm­pa: có chữ viết riêng, hỏa táng. ­ Tín ngưỡng: + Văn Lang – Âu Lạc: sùng bái tự nhiên, thờ cúng tổ tiên và các vị anh hùng. + Lâm Ấp – Chăm­pa: theo Phật giáo và Hindu giáo. Câu 2: (2,0 điểm) 1. Nguyên nhân Vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long: ­ Năm 1010, Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư về thành Đại La sau đổi tên thành Thăng Long. (0,25đ) ­ Thành Đại La, đô cũ của Cao Vương ở giữa khu vực trời đất, được thế rồng cuộn hổ ngồi….nơi  thượng đô của kinh sư muôn đời. (0,5đ) 3
  4. ­ Dời đô để đáp ứng yêu cầu phát triển của nước Đại Việt. (0,25đ) 2. Ý nghĩa của sự kiện dời đô ­ Thể hiện sự sáng suốt của vị vua đầu tiên triều Lý (0,25đ) ­ Tạo điều kiện cho kinh thành Thăng Long dần dần trở thành đô thị phồn thịnh, là bộ mặt của đất  nước.(0,25đ) ­ Thể hiện được uy thế của Đại Việt: Thăng Long vừa là kinh đô của nước Đại Việt cường thịnh,  vừa là một thành thị có quy mô lớn trong khu vực và trên thế giới lúc bấy giờ (0,25đ) ­ Chứng tỏ sự trưởng thành của ý thức tự cường dân tộc, lòng tự tin vào sức mạnh và quyết tâm giữ  vững nền độc lập dân tộc của vua tôi nhà Lý (0,25đ) Câu 3: (3,0 điểm) a. Thống kê các cuộc kháng chiến (2,0 điểm) Tên cuộc  Trận quyết  Quân xâm  kháng chiến,  Thời gian Người chỉ huy chiến chiến  Điểm lược khởi nghĩa lược Kháng chiến  Vùng Đông  chống Tống  981 Nhà Tống Lê Hoàn 0,5đ Bắc thời Tiền Lê Kháng chiến  Lý Thường  Sông Như  chống Tống  1075 ­ 1077 Nhà Tống 0,5đ Kiệt Nguyệt thời Lý Đông Bộ Đầu,  Vua Trần Thái  Lần1:1258 Hàm Tử,  Kháng chiến  Tông, Trần  Chương  chống Mông –  Lần 2:1285 Quân Mông ­  Thánh Tông,  Dương; Tây  0,5đ Nguyên thời  Nguyên Trần Nhân  Lần 3:1287­ Kết, Vạn  Trần Tông và Trần  1288 Kiếp, Sông  Quốc Tuấn Bạch Đằng Tốt Động,  Khởi nghĩa  Lê Lợi,  Chúc Động,  1418 ­ 1427 Nhà Minh 0,5đ Lam Sơn Nguyễn Trãi Chi Lăng –  Xương Giang b. Nguyên nhân thắng lợi của các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm X – XV (1,0 điểm) 4
  5. ­ Do tinh thần yêu nước nồng nàn, ý chí bất khuất và lòng tự cường dân tộc của nhân dân ta… (0,25đ) ­ Do khối đại đoàn kết toàn dân…(0,25đ) ­ Do có sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình…(0,25đ) ­ Do cuộc chiến tranh của nhân dân ta là chính nghĩa…(0,25đ) 5
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2