Đề thi KSCĐ lần 3 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2017-2018 - THPT Ngô Gia Tự
lượt xem 7
download
Với Đề thi KSCĐ lần 3 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2017-2018 - THPT Ngô Gia Tự dưới đây sẽ giúp các bạn học sinh ôn tập củng cố lại kiến thức và kỹ năng giải bài tập để chuẩn bị cho kỳ thi sắp tới đạt được kết quả mong muốn. Mời các bạn tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi KSCĐ lần 3 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2017-2018 - THPT Ngô Gia Tự
- SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC KỲ THI KHẢO SÁT CĐ LẦN 3 LỚP 10. NĂM 20172018 TRƯỜNG THPT NGÔ GIA TỰ MÔN THI: NGỮ VĂN (Thời gian làm bài 120 phút không kể thời gian giao đề) I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc bài thơ sau đây và thực hiện các yêu cầu: CÂU HÁT Câu hát ru, giai điệu quyện với lời mẹ vẫn hát về áo nâu, mưa nắng Cánh đồng lo toan, con cò đứng lặng mẹ ru, thời con gái có ngủ đâu! Câu hát ru thời cắt cỏ chăn trâu thời túm tụm vô tư mùa xuân ấy Đêm hát chèo có người trai níu lại thành tơ duyên trĩu xuống vai gầy. Mẹ nuôi con câu hát cũng vơi đầy những trái gió trở trời, những chiêm khê mùa lụt Trên mái nhà bão bao lần xô giật câu hát ru giông tố hóa bình yên. Câu hát ru ngon giấc tuổi thơ con lại thức dậy trong lời bà ru cháu Câu hát ru một thời đau đáu những sớm chiều bay lên... (Nguyễn Trọng Hoàn, Bến quê, NXB Quân đội Nhân dân, 2012, tr. 9697) Câu 1: Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong bài thơ trên là gì? Câu 2. Trong bài thơ, ai là người hát câu hát ru? Câu hát ấy gắn với tuổi thơ của ai và lại thức dậy trong hoàn cảnh nào? Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về 2 câu thơ sau: Trên mái nhà bão bao lần xô giật câu hát ru giông tố hóa bình yên. Câu 4. Theo anh/chị, hát ru có phải là di sản văn hóa cần được bảo lưu không? Vì sao? II. LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1 (2.0 điểm): Từ ý nghĩa của câu thơ Mẹ nuôi con câu hát cũng vơi đầy trong phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về vai trò của người mẹ trong lòng mỗi người. Câu 2 (5,0 điểm): Hào khí Đông A trong Bạch Đằng giang phú của Trương Hán Siêu?
- HẾT Thí sinh không sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh..…….…….….…………………; Số báo danh……………………. HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: NGỮ VĂN 10 Phần Câu Nội dung Điểm I 1 Phương thức biểu đạt chính 0,5 được sử dụng trong bài thơ trên là: Biểu cảm. 2 Người hát câu hát ru là mẹ. 0,5 Câu hát ấy gắn với tuổi thơ con và lại thức dậy trong lời bà ru cháu. 3 Hai câu thơ thể hiện những 1,0 cảm nhận về ý nghĩa của câu hát ru. Tuy bao tố xô giật nhưng lời ru của người mẹ vẫn khiến con ngủ ngon giấc. Rộng hơn nữa, hình ảnh giông bão là biểu tượng chỉ những biến động, tai ương trong đời. Chính câu hát ru đã truyền cho con niềm tin, nghị lực để hóa giải những tai ương. 4 Trả lời ngắn gọn, thể hiện 1,0 rõ quan điểm. Lí giải vì sao chọn quan điểm như vậy. Tránh chung chung hoặc sáo rỗng và phải phù hợp quan điểm đạo đức, pháp luật.
- II 1 Từ ý nghĩa của câu thơ Mẹ 2,0 nuôi con câu hát cũng vơi đầy trong bài thơ được dẫn ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về vai trò của người mẹ trong lòng mỗi người. a. Đảm bảo yêu cầu hình 0,25 thức đoạn văn Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, móc xích, song hành hoặc tổng – phân – hợp. b. Xác định đúng vấn đề cần 0,25 nghị luận: Vai trò của mẹ trong lòng mỗi người. c. Triển khai vấn đề nghị 1.0 luận: Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng cần làm rõ ý vai trò của mẹ trong lòng mỗi người. Có thể theo hướng sau: Dẫn và giải thích nghĩa câu thơ “Mẹ nuôi con câu hát cũng vơi đầy” Nêu vị trí của người mẹ trong lòng mỗi người; những ảnh hưởng của mẹ với con cái. Rút ra bài học về lòng hiếu thảo. d. Chính tả, dung từ, đặt câu 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt. e. Sáng tạo 0,25 Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận. 2 Hào khí Đông A trong 5,0 Bạch Đằng giang phú của Trương Hán Siêu. a. Đảm bảo cấu trúc bài văn 0,25 nghị luận: Mở bài giới thiệu được vấn đề, thân bài triển khai vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Hào khí Đông A trong 0,5 Bạch Đằng giang phú của Trương Hán Siêu. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao
- tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Học sinh có thể trình bày theo 0,5 nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau: 1. Giới thiệu tác giả và tác phẩm Trương Hán Siêu tính tình cương trực, học vấn uyên thâm, sinh thời được các vua Trần tin cậy, nhân dân kính 0,5 trọng. Sau chiến thắng giặc Mông Nguyên (1288) khoảng 50 năm, trở lại thăm dòng sông Bạch Đằng lịch sử, ông đã sáng tác bài Phú sông Bạch Đằng. Tác phẩm được đánh giá là áng “thiên cổ hùng văn”, một kiệt tác văn 0,75 chương hiếm có. Cảm xúc trong bài phú, còn nguyên vẹn sự hào sảng và nhiệt tình yêu nước, tự hào dân tộc. Tác phẩm đã đạt đến tột đỉnh của sự thăng hoa nghệ sĩ, nếu xét riêng về thể loại Phú thì là “vô tiền khoáng hậu”. 2. Giải thích ngắn gọn khái niệm hào khí Đông A: Hào khí Đông A là hào khí đời Trần. Do chữ Trần gồm bộ A và chữ Đông hợp thành.Tuy nhiên, nói tới hào khí Đông A không chỉ nói riêng hào khí đời Trần mà 0,75 còn chỉ hào khí của cả giai đoạn lịch sử từ thế kỷ X đến thế kỷ XV. Biểu hiện của hào khí Đông A là: ý thức độc lập tự chủ, tự cường, tự hào dân tộc, khát vọng lập công giúp nước, tinh thần quyết chiến, quyết thắng đối với kẻ thù xâm lược… 3. Hào khí Đông A trong Bạch Đằng giang phú * Hào khí Đông A được thể hiện qua niềm tự hào dân tộc: Tự hào về non sông hùng vĩ, thơ mộng: Là người phóng khoáng, mạnh mẽ, ham thích du ngoạn, đi nhiều, biết 0,5 rộng, làm bạn với gió trăng, qua nhiều miền sông bể nhưng "khách" vẫn khát khao tìm đến những địa danh lịch
- sử Bạch Đằng để ngợi ca và suy ngẫm: + Con sông thật hùng vĩ, bởi rộng bát ngát và dài muôn dặm, với bao lớp 0,5 sóng lớn trùng điệp (Bát ngát sóng kình muôn dặm). Những con thuyền nối đuôi nhau dập dềnh trên sông; đã cuối thu rồi nên nước xanh, trời xanh; … + Điều đáng lưu ý còn là niềm tự hào trước dòng sông từng ghi bao chiến công hiển hách. Tự hào về anh hùng hào kiệt, những con người nhân nghĩa: Làm nên chiến thắng là bởi có địa linh, nhân kiệt; trong đó con người có vai trò, vị trí vô cùng quan trọng.(lời bình của khách) * Ý thức độc lập tự chủ, tự cường, tinh thần quyết chiến, quyết thắng đối với kẻ thù xâm lược: Chiến thắng sông Bạch Đằng là khúc anh hùng ca về tinh thần ngoan cường, bất khuất của con người: Những kì tích,chiến công oanh liêt của quân dân ta thời trước qua lời kể của các bô lão: Sau một câu hồi tưởng về trận “Ngô chúa phá Hoàng Thao” bằng cách liệt kê sự kiện trùng điệp, các hình ảnh đối nhau bừng bừng không khí chiến trận với thế giằng co quyết, liệt các bô lão kể cho khách về chiến tích “Trùng Hưng nhị thánh bắt Ô Mã”theo trình tự diễn biến tình hình (phân tích dẫn chứng ): + Ngay từ đầu, hai bên đã tập trung binh lực hùng hậu cho một trận đánh quyết định ("Muôn đội thuyền bè tỉnh kì phấp phới"), khí thế "hùng hổ", "sáng chói", khói lửa mù trời, tiếng gươm khua,. + Tiếp đến, trận đánh diễn ra gay go, quyết liệt , một cuộc thủy chiến kinh thiên động địa“được thua chửa phân”, “ bắc nam chống đối”, “ánh nhật
- nguyệt chừ phải mờ/ Bầu trời đất chừ sắp đổi”… + Cuối cùng, người chính nghĩa chiến thắng, giặc hung đồ hết lối, chuốc nhục muôn đời “đến nay nước sông tuy chảy hoài/ Mà nhục quân thù khôn rửa nổi… d. Giá trị nghệ thuật: Phú sông Bạch Đằng là đỉnh cao nghệ thuật của thể phú trong văn học Việt Nam thời trung đại. Cấu tứ đơn giản, hấp dẫn. Bố cục chặt chẽ. Nhịp điệu thay đổi linh hoạt phóng khoáng, lời văn cô đọng, dồi dào cảm xúc, khi thì xót thương nhớ tiếc, khi thì vui sướng tự hào. Hình tượng nghệ thuật sinh động, vừa gợi hình vừa giàu triết lí. Tác giả lại rất giỏi phân thân thành những nhân vật khác nhau để vừa kể vừa phụ hoạ thêm. Ngôn từ trang trọng, tráng lệ và lắng đọng, giàu suy tư. 4. Đánh giá chung Bạch Đằng giang phú thể hiện lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc về truyền thống anh hùng bất khuất và truyền thống đạo lí nhân nghĩa sáng ngời của dân tộc Việt Nam. Tác phẩm thể hiện tư tưởng nhân văn cao đẹp qua việc đề cao vai trò, vị trí của con người trong lịch sử. Tất cả đã hội tụ thành âm vang hào khí Đông A bất diệt của tác phẩm. Hào khí này sẽ âm vang mãi ở thời đại sau… d. Bài viết sáng tạo: Có cách 0,5 diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận. e. Đúng chính tả, từ ngữ, ngữ 0,25 pháp * Lưu ý: Giám khảo nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh. Cần khuyến khích những bài viết có chất văn, có những suy nghĩ sáng tạo.
- Việc chi tiết hóa điểm số của các câu, các ý phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của câu và được thống nhất trong hội đồng chấm. Điểm lẻ được làm tròn đến 0,25 điểm sau khi đã chấm xong và cộng tổng điểm toàn bài.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi KSCĐ lần 3 môn Toán lớp 10 năm 2017-2018 - THPT Ngô Gia Tự
4 p | 158 | 9
-
Đề thi KSCĐ lần 3 môn tiếng Anh lớp 10 năm 2017-2018 - THPT Ngô Gia Tự - Mã đề 139
5 p | 73 | 6
-
Đề thi KSCĐ lần 3 môn tiếng Anh lớp 10 năm 2017-2018 - THPT Ngô Gia Tự - Mã đề 215
5 p | 77 | 5
-
Đề thi KSCĐ lần 3 môn tiếng Anh lớp 10 năm 2017-2018 - THPT Ngô Gia Tự - Mã đề 358
5 p | 119 | 3
-
Đề thi KSCĐ lần 3 môn Địa lí lớp 12 năm 2017-2018 - THPT Ngô Gia Tự - Mã đề 132
5 p | 63 | 3
-
Đề thi KSCĐ lần 3 môn tiếng Anh lớp 12 năm 2017-2018 - THPT Ngô Gia Tự - Mã đề 108
6 p | 48 | 2
-
Đề thi KSCĐ lần 3 môn Sinh học lớp 10 năm 2017-2018 - THPT Ngô Gia Tự
5 p | 47 | 2
-
Đề thi KSCĐ lần 3 môn Vật lí lớp 10 năm 2017-2018 - THPT Ngô Gia Tự
4 p | 62 | 2
-
Đề thi KSCĐ lần 3 môn Hóa học lớp 10 năm 2017-2018 - THPT Ngô Gia Tự
4 p | 51 | 2
-
Đề thi KSCĐ lần 3 môn Địa lí lớp 12 năm 2017-2018 - THPT Ngô Gia Tự - Mã đề 209
5 p | 34 | 2
-
Đề thi KSCĐ lần 3 môn tiếng Anh lớp 10 năm 2017-2018 - THPT Ngô Gia Tự - Mã đề 481
5 p | 54 | 2
-
Đề thi KSCĐ lần 3 môn tiếng Anh lớp 12 năm 2017-2018 - THPT Ngô Gia Tự - Mã đề 312
6 p | 48 | 2
-
Đề thi KSCĐ lần 3 môn tiếng Anh lớp 12 năm 2017-2018 - THPT Ngô Gia Tự - Mã đề 431
6 p | 46 | 1
-
Đề thi KSCĐ lần 3 môn tiếng Anh lớp 12 năm 2017-2018 - THPT Ngô Gia Tự - Mã đề 273
6 p | 67 | 1
-
Đề thi KSCĐ lần 3 môn Lịch sử lớp 10 năm 2017-2018 - THPT Ngô Gia Tự
5 p | 57 | 1
-
Đề thi KSCĐ lần 3 môn Địa lí lớp 10 năm 2017-2018 - THPT Ngô Gia Tự
4 p | 26 | 1
-
Đề thi KSCĐ lần 3 môn Địa lí lớp 12 năm 2017-2018 - THPT Ngô Gia Tự - Mã đề 357
5 p | 26 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn