Đề thi KSCĐ lần 3 môn Địa lí lớp 12 năm 2017-2018 - THPT Ngô Gia Tự - Mã đề 357
lượt xem 1
download
Nhằm phục vụ quá trình học tập, giảng dạy của giáo viên và học sinh Đề thi KSCĐ lần 3 môn Địa lí lớp 12 năm 2017-2018 - THPT Ngô Gia Tự - Mã đề 357 sẽ là tư liệu hữu ích. Mời các bạn tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi KSCĐ lần 3 môn Địa lí lớp 12 năm 2017-2018 - THPT Ngô Gia Tự - Mã đề 357
- SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC KÌ THI KSCĐ LỚP 12 LẦN III. NĂM HỌC 2017 2018 TRƯỜNG THPT NGÔ GIA TỰ Đề thi môn: Địa lí Thời gian làm bài 60 phút, không kể thời gian giao đề Mã đề thi: 357 (Đề thi gồm 50 câu trắc nghiệm) SBD: ………………… Họ và tên thí sinh: ……………………………………………………………….. Câu 1: Năng xuất lao động xã hội ở Nhật Bản cao là do người lao động Nhật Bản A. Làm việc tích cực vì sự hùng mạnh của đất nước. B. Thường xuyên làm việc tăng ca và tăng cường độ lao động. C. Làm việc tích cực, tự giác, tinh thần trách nhiệm cao. D. Luôn độc lập suy nghĩ và sáng tạo trong lao động. Câu 2: Hướng núi vòng cung ở nước ta điển hình nhất ở vùng núi A. Đông Bắc và Trường Sơn Nam. B. Tây Bắc và Trường Sơn Nam. C. Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam. D. Tây Bắc và Đông Bắc. Câu 3: Cho biểu đồ CƠ CẤU GDP PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ NƯỚC TA QUA CÁC NĂM (%) Nhận xét nào sau đây đúng với biểu đồ trên? A. Tỷ trọng kinh tế nhà nước và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng, kinh tế ngoài nhà nước giảm. B. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ trọng nhỏ nhất nhưng đang có xu hướng tăng nhanh C. Tỷ trọng kinh tế nhà nước và kinh tế ngoài nhà nước tăng, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài giảm. D. Kinh tế ngoài nhà nước luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất và đang có xu hướng tăng lên. Câu 4: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 23, sân bay nào sau đây không phải là sân quốc tế năm 2007? A. Cát bi. B. Đà Nẵng. C. Pleiku. D. Tân Sơn Nhất. Câu 5: Vùng nuôi tôm lớn nhất của nước ta là A. Đồng bằng sông Cửu Long. B. Duyên Hải Nam trung Bộ. C. Bắc Trung Bộ. D. Đồng bằng sông Hồng. Câu 6: Trong số các vùng nông nghiệp sau đây, vùng nào có trình độ thâm canh cao nhất A. Trung du miền núi Bắc Bộ. B. Bắc Trung Bộ. C. Tây Nguyên. D. Đồng bằng sông Hồng. Câu 7: Mục tiêu tổng quát của ASEAN là A. Đoàn kết và hợp tác vì một ASEAN hòa bình, ổn định, cùng phát triển B. Xây dựng ĐNA thành một khu vực hòa bình, ổn định có nền kinh tế, văn hóa, xã hội phát triển. C. Giải quyết những khác biệt trong nội bộ liên quan đến quan hệ giữa ASEAN với các nước. Trang 1/5 Mã đề thi 357
- D. Thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục và tiến bộ xã hội của các nước thành viên. Câu 8: Thành phần kinh tế giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế nước ta là A. kinh tế nhà nước. B. kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. C. kinh tế tập thể. D. kinh tế tư nhân. Câu 9: Thế mạnh của vùng đồi núi đối với sản xuất nông nghiệp là A. chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi gia cầm. B. chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi gia súc lớn. C. chuyên canh cây công nghiệp, cây lương thực, chăn nuôi gia súc lớn. D. chuyên canh cây lương thực, cây ăn quả, chăn nuôi gia súc nhỏ. Câu 10: Theo cách phân loại hiện hành, hệ thống đô thị Việt Nam được chia thành A. 4 loại. B. 3 loại. C. 5 loại. D. 6 loại. Câu 11: Mật độ dân số nước ta có xu hướng A. thấp so với mức trung bình của thế giới. B. ngày càng tăng. C. ngày càng giảm. D. giữ nguyên và ít biến động. Câu 12: Biểu đồ thể hiện tình hình sản xuất lúa nước ta giai đoạn 2005 2013 Căn cứ vào biểu đồ, cho biết nhận xét nào dưới đây là đúng? A. Diện tích lúa giảm. B. Sản lượng lúa tăng nhanh và tăng liên tục. C. Diện tích lúa mùa nước ta giai đoạn 2005 2013 có xu hướng tăng. D. Năng suất lúa giảm. Câu 13: Số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị của nước ta qua các năm Năm 1985 2000 2010 2014 Số dân thành thị (nghìn người) 11360,0 18771,9 26771,9 30035, 4 Tỉ lệ dân thành thị (%) 18,9 24,2 30,5 33,1 Nhận xét nào sau đây là đúng từ bảng số liệu trên? A. Số dân thành thị của nước ta không tăng. B. Tỉ lệ dân thành thị của nước ta tăng, thấp so với các nước trong khu vực. C. Tỉ lệ dân thành thị của nước ta là cao so với các nước trong khu vực. D. Tỉ lệ dân thành thị của nước ta không thay đổi. Câu 14: Quá trình xâm thực xảy ra mạnh mẽ ở những nơi có A. địa hình cao, sườn dốc, lượng mưa lớn. B. địa hình thấp, lượng mưa nhỏ. C. địa hình cao, lượng mưa nhỏ. D. địa hình thấp, lượng mưa lớn. Câu 15: Khó khăn lớn nhất về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của Nhật Bản là A. nhiều núi lửa, động đất, sóng thần. B. bờ biển dài, khúc khuỷu, nhiều vũng, vịnh. C. nhiều đảo lớn, nhỏ cách xa nhau. D. trữ lượng các loại khoáng sản không đáng kể. Câu 16: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 45, hãy cho biết tỉnh nào dưới đây có đường biên giới với Lào? Trang 2/5 Mã đề thi 357
- A. Vĩnh Phúc. B. Quảng Ngãi. C. Sơn La. D. Yên Bái. Câu 17: Nền nông nghiệp hàng hóa đặc trưng ở chỗ A. sản xuất nhỏ, công cụ thủ công. B. phần lớn sản phẩm để tiêu dùng tại chỗ. C. người nông dân quan tâm nhiều hơn đến thị trường tiêu thụ sản phẩm. D. sử dụng nhiều sức người, năng xuất lao động thấp. Câu 18: Ý nào sau đây không phải đặc điểm dân cư nước ta? A. Dân số nước ta vẫn còn tăng nhanh. B. Nước ta có dân số đông, mật độ dân số cao. C. Nước ta có kết cấu dân số trẻ nhưng có biến đổi nhanh chóng. D. Tỉ suất tử cao, tỉ suất sinh cao, tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên cao. Câu 19: Cơ cấu lao động phân theo nhóm ngành của nước ta đang có sự chuyển dịch theo hướng A. tỉ trọng lao động ở khu vực I không thay đổi, ở khu vực II tăng, khu vực III giảm. B. tỉ trọng lao động ở khu vực I giảm, ở khu vực II không thay đổi, khu vực III tăng. C. tỉ trọng lao động ở khu vực I giảm, ở khu vực II và khu vực III tăng. D. tỉ trọng lao động khu vực I và khu vực III tăng, ở khu vực II giảm. Câu 20: Nhận xét nào sau đây không đúng về Hoa Kỳ A. Nền kinh tế phát triển mạnh nhất thế giới. B. Quốc gia rộng lớn nhất thế giới. C. Dân cư được hình thành chủ yếu do quá trình nhập cư. D. Có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú. Câu 21: “Đồng bằng châu thổ có nhiều ô trũng”, “mật độ dân số cao nhất cả nước”,... là đặc điểm của vùng A. Đồng bằng sông Hồng. B. Duyên hải Nam Trung Bộ. C. Bắc Trung Bộ. D. Đồng bằng sông Cửu Long. Câu 22: Đại bộ phận (hơn 80%) lãnh thổ nước Nga nằm ở vành đai khí hậu A. ôn đới lục địa. B. cận cực giá lạnh. C. ôn đới. D. cận nhiệt đới. Câu 23: TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG CỦA SỐ DÂN, SẢN LƯỢNG LƯƠNG THỰC VÀ BÌNH QUÂN LƯƠNG THỰC THEO ĐẦU NGƯỜI CỦA NƯỚC TA QUA CÁC NĂM (Đơn vị: %). Năm Tổng số dân Sản lượng lương Bình quân lương (nghìn người) thực thực theo đầu người (nghìn tấn) (kg/người) 1990 100 100 100 2000 117,6 173,7 147,8 2005 124,8 199,3 159,7 2010 131,7 224,5 170,5 2015 138,9 254,0 182,9 Biểu đồ thể hiện rõ nhất tốc độ tăng trưởng của số dân, sản lượng lương thực và bình quân lương thực theo đầu người cuả nước ta qua các năm là A. biểu đồ cột. B. biểu đồ đường. C. biểu đồ miền. D. biểu đồ tròn, bán kính bằng nhau. Câu 24: Nước Việt Nam nằm ở A. phía đông Thái Bình Dương, khu vực kinh tế sôi động của thế giới. B. ven Biển Đông, trong khu vực xích đạo gió mùa. C. rìa phía đông Châu Á, khu vực cận nhiệt đới. D. rìa phía đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm của khu vực Đông Nam Á. Câu 25: Cho bảng số liệu: Trang 3/5 Mã đề thi 357
- Diện tích, dân số vùng đồng bằng Sông Hồng năm 2014 Vùng Diện tích (km2) Dân số (nghìn người) Đồng bằng Sông Hồng 14964,1 19505,8 Vùng đồng bằng Sông Hồng có mật độ dân số A. 1204 người/ km2 B. 1304 người/ km2 C. 1104 người/ km2 D. 1404 người/ km2 Câu 26: Ý nào sau đây không phải là đặc điểm của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ? A. Địa hình núi cao, trung bình chiếm ưu thế. B. Ảnh hưởng của khối khí lạnh phía bắc đã giảm sút. C. Gió phơn tây nam hoạt động ở vùng phía nam. D. Hướng núi chủ yếu là hướng vòng cung. Câu 27: Dân số thành thị của nước Nga sống chủ yếu ở các thành phố A. lớn và các thành phố vệ tinh. B. trung bình và các thành phố vệ tinh. C. nhỏ và các thành phố vệ tinh. D. nhỏ, trung bình và các thành phố vệ tinh. Câu 28: Ở nước ta, khu vực có thời kì trong năm hạn hán kéo dài nhất là A. Tây Bắc. B. Đông Bắc. C. ven biển cực Nam Trung Bộ. D. Đồng bằng sông Cửu Long. Câu 29: Khí hậu nước ta có tính chất nhiệt đới là do vị trí A. nằm ở bán cầu Bắc. B. nằm trong vùng nội chí tuyến. C. nằm ở bán cầu Đông. D. tiếp giáp với vùng biển rộng lớn. Câu 30: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 15, ba đô thị có quy mô dân số lớn nhất nước ta ( năm 2007) là A. Hà Nội, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh. B. Hải Phòng, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh. C. Hà Nội, Hải Phòng, TP. Hồ Chí Minh. D. Hà Nội, Biên Hòa, TP. Hồ Chí Minh. Câu 31: Khoáng sản có ý nghĩa quan trọng nhất ở Biển Đông nước ta là A. titan. B. dầu mỏ. C. vàng. D. sa khoáng. Câu 32: Căn cứ vào bản đồ Lúa (năm 2007) Atlat địa lí Việt Nam trang 19 có hai tỉnh có diện tích lúa ( năm 2007) lớn nhất nước ta là A. Thái Bình, Nam Định. B. Kiên Giang, An Giang C. Long An, Đồng Tháp. D. Thanh Hóa, Nghệ An. Câu 33: Nước gia nhập ASEAN vào năm 1995 là A. Lào. B. Brunây. C. Mi an ma. D. Việt Nam. Câu 34: Thiên nhiên nước ta không có đai cao nào dưới đây? A. Đai cận nhiệt gió mùa trên núi. B. Đai nhiệt đới gió mùa. C. Đai xích đạo gió mùa. D. Đai ôn đới gió mùa trên núi. Câu 35: Đảo lớn nhất trong khu vực Đông Nam Á và lớn thứ ba trên thế giới là A. Giava. B. Xumatơra. C. Luxôn. D. Calimanta. Câu 36: Nhân tố chủ yếu làm tăng GDP của Hoa Kỳ là A. sức mua trong dân cư lớn. B. nền công nghiệp hiện đại, phát triển mạnh. C. đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm công nghiệp.D. nền kinh tế có tính chuyên môn hóa cao. Câu 37: Đô thị có diện tích lớn nhất nước ta hiện nay là A. Hà Nội. B. Hải Phòng. C. TP. Hồ Chí Minh. D. Đà Nẵng. Câu 38: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 45, hãy cho biết tỉnh nào dưới đây có điểm cực Bắc ( Lũng Cú) của nước ta? A. Quảng Ngãi. B. Hà Giang. C. Lạng Sơn. D. Bình Định. Câu 39: Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến sự suy thoái tài nguyên rừng của nước ta hiện nay là do Trang 4/5 Mã đề thi 357
- A. sự tàn phá của chiến tranh. B. nạn cháy rừng. C. tập quán du canh, du cư. D. khai thác bừa bãi, quá mức. Câu 40: Cơ cấu kinh tế của các nước Đông Nam Á chuyển dịch theo xu hướng A. giảm tỉ trọng nông nghiệp và dịch vụ tăng tỉ trọng công nghiệp. B. giảm tỉ trọng công nghiệp tăng tỉ trọng nông nghiệp và dịch vụ. C. giảm tỉ trọng nông nghiệp tăng tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ. D. giảm tỉ trọng dịch vụ tăng tỉ trọng nông nghiệp và công nghiệp. HẾT Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Trang 5/5 Mã đề thi 357
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi KSCĐ lần 3 môn Toán lớp 10 năm 2017-2018 - THPT Ngô Gia Tự
4 p | 158 | 9
-
Đề thi KSCĐ lần 3 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2017-2018 - THPT Ngô Gia Tự
7 p | 308 | 7
-
Đề thi KSCĐ lần 3 môn tiếng Anh lớp 10 năm 2017-2018 - THPT Ngô Gia Tự - Mã đề 139
5 p | 72 | 6
-
Đề thi KSCĐ lần 3 môn tiếng Anh lớp 10 năm 2017-2018 - THPT Ngô Gia Tự - Mã đề 215
5 p | 69 | 5
-
Đề thi KSCĐ lần 3 môn tiếng Anh lớp 10 năm 2017-2018 - THPT Ngô Gia Tự - Mã đề 358
5 p | 117 | 3
-
Đề thi KSCĐ lần 3 môn Địa lí lớp 12 năm 2017-2018 - THPT Ngô Gia Tự - Mã đề 132
5 p | 63 | 3
-
Đề thi KSCĐ lần 3 môn tiếng Anh lớp 12 năm 2017-2018 - THPT Ngô Gia Tự - Mã đề 312
6 p | 47 | 2
-
Đề thi KSCĐ lần 3 môn tiếng Anh lớp 12 năm 2017-2018 - THPT Ngô Gia Tự - Mã đề 108
6 p | 45 | 2
-
Đề thi KSCĐ lần 3 môn Địa lí lớp 12 năm 2017-2018 - THPT Ngô Gia Tự - Mã đề 209
5 p | 34 | 2
-
Đề thi KSCĐ lần 3 môn Sinh học lớp 10 năm 2017-2018 - THPT Ngô Gia Tự
5 p | 47 | 2
-
Đề thi KSCĐ lần 3 môn Vật lí lớp 10 năm 2017-2018 - THPT Ngô Gia Tự
4 p | 59 | 2
-
Đề thi KSCĐ lần 3 môn Hóa học lớp 10 năm 2017-2018 - THPT Ngô Gia Tự
4 p | 51 | 2
-
Đề thi KSCĐ lần 3 môn tiếng Anh lớp 10 năm 2017-2018 - THPT Ngô Gia Tự - Mã đề 481
5 p | 52 | 2
-
Đề thi KSCĐ lần 3 môn tiếng Anh lớp 12 năm 2017-2018 - THPT Ngô Gia Tự - Mã đề 273
6 p | 63 | 1
-
Đề thi KSCĐ lần 3 môn Địa lí lớp 10 năm 2017-2018 - THPT Ngô Gia Tự
4 p | 25 | 1
-
Đề thi KSCĐ lần 3 môn tiếng Anh lớp 12 năm 2017-2018 - THPT Ngô Gia Tự - Mã đề 431
6 p | 45 | 1
-
Đề thi KSCĐ lần 3 môn Lịch sử lớp 10 năm 2017-2018 - THPT Ngô Gia Tự
5 p | 55 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn