Đề thi KSCĐ lần 3 môn Sinh học lớp 10 năm 2017-2018 - THPT Ngô Gia Tự
lượt xem 2
download
Hãy tham khảo Đề thi KSCĐ lần 3 môn Sinh học lớp 10 năm 2017-2018 - THPT Ngô Gia Tự để giúp các bạn biết thêm cấu trúc đề thi như thế nào, rèn luyện kỹ năng giải bài tập và có thêm tư liệu tham khảo chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt điểm tốt hơn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi KSCĐ lần 3 môn Sinh học lớp 10 năm 2017-2018 - THPT Ngô Gia Tự
- SỞ GD & ĐT VĨNH PHÚC KỲ THI CHUYÊN ĐỀ LẦN 3 NĂM HỌC 20172018 TRƯỜNG THPT NGÔ GIA TỰ ĐỀ THI MÔN : SINH HỌC 10 ………………… Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian giao đề) I. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm) Câu 1: Trong hô hấp tế bào, khi phân giải 1 phân tử axetylCoA trong chu trình Crep thu được kết quả nào sau đây? A. 1ATP, 3NADPH, 1FADH2, 3CO2. B. 1ATP, 4NADH, 1FADH2, 3CO2. C. 1ATP, 3NADH, 1FADH2, 2CO2. D. 2ATP, 2NADH, 1FADH2, 4CO2. Câu 2: Những ý nào dưới đây biểu thị sự khác biệt giữa tế bào thực vật và tế bào động vật trong quá trình nguyên phân? 1. Sự phân chia tâm động. 2. Sự phân chia tế bào chất. 3. Sự hình thành màng nhân của 2 nhân mới. 4. Sự có mặt của trung tử. Câu trả lời đúng là: A. 1, 2. B. 1, 4. C. 2, 4. D. 3, 4. Câu 3: Nguyên tắc bổ sung được thể hiện trong cấu trúc của những phân tử nào sau đây? A. tARN, mARN. B. ADN, mARN. C. ADN, tARN. D. ADN, prôtêin. Câu 4: Nguyên phân không có vai trò nào sau đây? A. Là phương thức sinh sản của sinh vật đơn bào nhân thực. B. Tạo nên tính đa dạng di truyền giúp sinh vật thích nghi với môi trường sống. C. Duy trì bộ NST ổn định ở loài sinh sản sinh dưỡng. D. Tạo nên các tế bào mới để thay thế tế bào già, tế bào chết, tế bào tổn thương. Câu 5: Đặc điểm chung của prôtêtin và axit nuclêic là A. đều là các đại phân tử có cấu trúc đa phân. B. đều được cấu tạo từ các đơn phân nuclêôtit. C. đều được cấu tạo từ các đơn phân axit amin. D. đều là thành phần cấu tạo của màng tế bào. Câu 6: Một gen có 2700 liên kết hidro và có số nuclêotit G = 20% tổng số nuclêôtit của cả gen. Số nuclêôtit loại A và T của gen là: A. A= T = 360. B. A= T = 240. C. A= T = 450. D. A= T = 675. Câu 7: Một phân tử ADN có 30% nucleotit loại A. Trên 1 mạch của ADN đó có số nucleoti loại G = 240000 và bằng 2 lần số nucleotit loại X của mạch đó. Khối lượng của phân tử ADN nói trên tính bằng đvC là A. 54.107. B. 10,8.107. C. 36.107. D. 72.107 . Câu 8: Đặc điểm nào sau đây không đúng với tế bào vi khuẩn? A. Không có màng nhân bao bọc, có ADN nhân mạch vòng thường không liên kết với prôtêin histon. B. Có ADN ngoài nhân là ADNplasmit có cấu trúc một mạch thẳng. C. Không có bào quan có màng như ti thể, lục lạp, thể Gôngi. D. Có kích thước hiển vi (rất nhỏ), sinh trưởng, sinh sản nhanh, phân bố rộng, thích ứng cao với môi trường. Câu 9: Đặc điểm thể hiện sự giống nhau giữa lưới nội chất hạt và lưới nội chất trơn 1 – là một hệ thống và xoang dẹp thông với nhau. 2 chỉ có ở tế bào nhân thực, không có ở tế bào nhân sơ. 3 trên lưới có nhiều hạt ribôxôm đính vào. 4 có chức năng tổng hợp prôtêin. A. 2, 4. B. 2, 3. C. 1, 3. D. 1, 2.
- Câu 10: Trong tế bào nhân thực, nhóm bào quan nào sau đây có cấu trúc màng đơn? A. ribôxôm, nhân con, lưới nội chất. B. ti thể, lục lạp, nhân. C. lizôxôm, không bào, thể gôngi. D. ti thể, lục lạp, lưới nội chất có hạt. Câu 11: Tại sao khi xào rau nếu ta cho mắm muối ngay từ đầu và lửa nhỏ thì rau sẽ bị dai và quắt lại? A. Vì xảy ra hiện tượng thẩm thấu của nước từ trong tế bào rau ra ngoài gây hiện tượng phản co nguyên sinh. B. Vì ngăn cản nước thẩm thấu từ trong tế bào ra ngoài. C. Vì nhiệt độ thấp sẽ hạn chế mắm muối khuếch tán vào trong tế bào rau. D. Vì xảy ra hiện tượng thẩm thấu của nước từ trong tế bào rau ra ngoài gây hiện tượng co nguyên sinh. Câu 12: Tế bào cơ người co liên tục sẽ bị mỏi cơ và không co được nữa vì A. hoạt động hô hấp kị khí không cung cấp đầy đủ năng lượng cho cơ hoạt động. B. cơ co liên tục tiêu tốn nhiều ATP mà O2 không được cung cấp đủ nên hô hấp chuyển sang lên men tạo nhiều axit lactic, axit này làm cơ bị mỏi và không co được nữa. C. cơ co liên tục sẽ tiêu tốn nhiều ATP, O2 không được cung cấp đủ dẫn đến hô hấp chuyển sang hô hấp kị khí tạo axit lactic nhiều làm mỏi cơ và không co được nữa. D. khi không đủ ôxy hô hấp ở tế bào cơ chuyển sang lên men rượu sinh ra axit axetic làm cơ mỏi và không co được. II. TỰ LUẬN (7,0 điểm) Câu 1. Những nhận định sau là đúng hay sai? Giải thích? a) Mỗi tế bào đều có màng, tế bào chất, các bào quan và nhân. b) Tế bào thực vật có thành tế bào, không bào, lục lạp, ti thể, trung tử, nhân… c) Chỉ tế bào vi khuẩn và tế bào thực vật mới có thành tế bào. d) Ở tế bào nhân thực, các bào quan như: lizôxôm, bộ máy Gôngi, ribôxôm đều có cấu trúc màng đơn. Câu 2. a) Nêu sự khác biệt về cấu trúc của chất béo (triglyceride) với cấu trúc của phospholipid d) Tại sao colesteron rất cần cho cơ thể nhưng cũng rất nguy hiểm cho cơ thể. Câu 3. a) Phân biệt pha sáng và pha tối của quang hợp về các dấu hiệu: Điều kiện xảy ra, nơi xảy ra và sản phẩm tạo ra. b) Để tạo ra 20 phân tử glucôzơ, pha tối cần sử dụng bao nhiêu ATP, NADPH từ pha sáng? Câu 4. a) Sơ đồ sau thể hiện một con đường chuyển hoá các chất trong tế bào: ức chế ngược ức chế ngược A B C E F ức chế ngược H D G Nếu chất G và F dư thừa trong tế bào thì nồng độ chất nào sẽ tăng lên bất thường? Giải thích?
- b) Khi nói về enzim, hãy phân biệt các khái niệm: Trung tâm hoạt động với trung tâm điều chỉnh. Chất ức chế cạnh tranh với chất ức chế không cạnh tranh. Câu 5. a) Thực chất của nguyên phân là gì? Vì sao nói nguyên phân là phương thức phân bào quan trọng đối với cơ thể? b) Ở ruồi giấm, một tế bào sinh dục sơ khai nguyên phân liên tiếp một số lần, các tế bào con tạo ra đều qua giảm phân tạo giao tử. Các giao tử hình thành tham gia thụ tinh với hiệu suất là 12,5% đã tạo ra 16 hợp tử. Tổng số nguyên liệu tương đương với số nhiễm sắc thể đơn mà môi trường cung cấp cho quá trình trên là 504. Xác định số lần nguyên phân của tế bào ban đầu và giới tính của ruồi giấm.
- .................HẾT...................ĐÁP ÁN MÔN SINH 10 I. TRẮC NGHIỆM (3,0đ): Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 đ 1C, 2C, 3A, 4B, 5A, 6D, 7A, 8B, 9D, 10C, 11D, 12B II. TỰ LUẬN (7,0đ) Câu Nội dung Điểm 1 a. Sai. Một tế bào nhân thực điển hình mới có đủ các thành phần trên chứ không phải (1,0đ) mọi tế bào. Ví dụ: Tế bào vi khuẩn không có các bào quan như bộ máy gôngi, lưới nội 0,25 chất,… Tế bào hồng cầu không có nhân. b. Sai. Tế bào thực vật bậc cao không có trung tử. Tế bào lông hút không có lục lạp. 0,25 c. Sai. Nấm cũng có thành tế bào bằng kitin. Không phải tất cả vi khuẩn đều có thành 0,25 tế bào như Mycoplasma. d. Sai. Vì riboxom là bào quan không có màng bao bọc 0,25 2 a. Phân biệt (1,0đ) Glycerol của mỡ gắn kết với ba acid béo, trong khi glycerol của phospholipid gắn với hai acid béo và một nhóm phosphat. 0,5 b. Coleseron rất cần cho cơ thể vì :Là thành phần cấu tạo màng, là nguyên liệu để chuyển hóa thành các hoocmon sinh dục quan trọng testostero, ostrogen.. 0,25 Nguy hiểm vì: khi quá thừa sẽ tích lũy trong các thành mạch máu gây xơ vữa động mạch có thể dẫn đến đột quỵ. 0,25 3 a) Phân biệt pha sáng và pha tối của quang hợp về : (1,5đ) Dấu hiệu Pha sáng Pha tối 0,25 Điều kiện xảy ra Chỉ xảy ra khi có ánh sáng Xảy ra cả khi có ánh áng 0,25 và cả trong tối 0,5 Nơi xảy ra Ở màng tilacôit của lục Trong chất nền của lục 0,25 lạp lạp 0,25 Sản phẩm tạo ra ATP và NADPH ,Ôxi Cacbohiđrat, ADP, NADP.. b. Số NADH và FADH2 tạo ra: Số NADH tạo ra: 5 x 10 = 50................................................................................................ Sô FADH2 tạo ra: 5 x 2 = 10.................................................................................................
- 4 a) Nếu chất G và F dư thừa trong tế bào thì nồng độ chất H sẽ tăng lên bất thường. 0,25 (1,5đ) Do cơ chế ức chế ngược của enzim. G và F tăng cao ức chế ngược trở lại làm giảm phản ứng chuyển C thành D và E > nồng độ chất C tăng lên > ức chế ngược trở lại làm giảm phản ứng chuyển hóa A thành B. Vậy A chuyển hóa thành H nhiều hơn > nồng độ chất H tăng lên bất 0,25 thường................................................................................................................... b) 0,25 Trung tâm hoạt động: là nơi gắn với cơ chất , có cấu hình phù hợp với cấu hình cơ 0,25 chất... Trung tâm điều chỉnh : là vị trí gắn với chất điều chỉnh : chất ức chế hoặc chất hoạt 0,25 hóa. Chất ức chế cạnh tranh : Có cấu hình tương tự cơ chất, có thể gắn vào trung tâm hoạt 0,25 động của enzim, cạnh tranh với cơ chất................................................................................... Chất ức chế không cạnh tranh: có cấu hình phù hợp với trung tâm điều chỉnh. Khi gắn vào TTĐC sẽ làm thay đổi hình dạng của TTHĐ → cơ chất không thể gắn vào.................... 5 a) (2,0đ) Thực chất là quá trình truyền đạt ổn định bộ NST đặc trưng của loài qua các thế hệ tế bào trong cơ thể đa bào và qua các thế hệ cơ thể ở loài sinh sản vô 0,25 tính........................... Là hình thức phân bào quan trọng vì: nó giúp cơ thể lớn lên, hình thành cơ quan bộ 0,25 phận mới, di truyền ổn định bộ NST của loài, là cơ chế sinh sản................................................. b) 0,25 Xác định số lần nguyên phân và giới tính Số giao tử tạo ra : (16 x 100) : 12,5 = 128………………………………………………… 0,25 Gọi k là số lần guyên phân của tế bào ban đầu (k nguyên, dương) 0,25 + Số NST môi trường cung cấp cho nguyên phân: (2k – 1)2n = (2k – 0,25 1)8.............................. 0,25 + Số NST cung cấp cho quá trình giảm phân : 2k.2n = 2k . 8.................................................. 0,25 => Từ giả thiết ta có : (2k – 1)8 + 2k . 8 = 504 < Số lần nguyên phân k = 5.................. Số tế bào tạo ra qua nguyên phân (tế bào sinh giao tử) : 2 5 = 32………………………...... Số giao tử sinh ra từ một tế bào sinh giao tử : 128/32 = 4 Một tế bào sinh giao tử qua giảm phân tạo ra 4 giao tử Ruồi giấm đực…………......................................................... .................HẾT...................
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi KSCĐ lần 3 môn Toán lớp 10 năm 2017-2018 - THPT Ngô Gia Tự
4 p | 157 | 9
-
Đề thi KSCĐ lần 3 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2017-2018 - THPT Ngô Gia Tự
7 p | 305 | 7
-
Đề thi KSCĐ lần 3 môn tiếng Anh lớp 10 năm 2017-2018 - THPT Ngô Gia Tự - Mã đề 139
5 p | 72 | 6
-
Đề thi KSCĐ lần 3 môn tiếng Anh lớp 10 năm 2017-2018 - THPT Ngô Gia Tự - Mã đề 215
5 p | 69 | 5
-
Đề thi KSCĐ lần 3 môn Địa lí lớp 12 năm 2017-2018 - THPT Ngô Gia Tự - Mã đề 132
5 p | 61 | 3
-
Đề thi KSCĐ lần 3 môn tiếng Anh lớp 10 năm 2017-2018 - THPT Ngô Gia Tự - Mã đề 358
5 p | 116 | 3
-
Đề thi KSCĐ lần 3 môn tiếng Anh lớp 10 năm 2017-2018 - THPT Ngô Gia Tự - Mã đề 481
5 p | 51 | 2
-
Đề thi KSCĐ lần 3 môn Địa lí lớp 12 năm 2017-2018 - THPT Ngô Gia Tự - Mã đề 209
5 p | 34 | 2
-
Đề thi KSCĐ lần 3 môn tiếng Anh lớp 12 năm 2017-2018 - THPT Ngô Gia Tự - Mã đề 312
6 p | 45 | 2
-
Đề thi KSCĐ lần 3 môn tiếng Anh lớp 12 năm 2017-2018 - THPT Ngô Gia Tự - Mã đề 108
6 p | 44 | 2
-
Đề thi KSCĐ lần 3 môn Vật lí lớp 10 năm 2017-2018 - THPT Ngô Gia Tự
4 p | 59 | 2
-
Đề thi KSCĐ lần 3 môn Hóa học lớp 10 năm 2017-2018 - THPT Ngô Gia Tự
4 p | 51 | 2
-
Đề thi KSCĐ lần 3 môn Lịch sử lớp 10 năm 2017-2018 - THPT Ngô Gia Tự
5 p | 55 | 1
-
Đề thi KSCĐ lần 3 môn tiếng Anh lớp 12 năm 2017-2018 - THPT Ngô Gia Tự - Mã đề 273
6 p | 62 | 1
-
Đề thi KSCĐ lần 3 môn tiếng Anh lớp 12 năm 2017-2018 - THPT Ngô Gia Tự - Mã đề 431
6 p | 44 | 1
-
Đề thi KSCĐ lần 3 môn Địa lí lớp 10 năm 2017-2018 - THPT Ngô Gia Tự
4 p | 25 | 1
-
Đề thi KSCĐ lần 3 môn Địa lí lớp 12 năm 2017-2018 - THPT Ngô Gia Tự - Mã đề 357
5 p | 26 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn