intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi KSCL môn Lịch sử lớp 10 năm 2021-2022 (Lần 1) - Trường THPT Triệu Sơn 4, Thanh Hóa

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:3

16
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hãy tham khảo “Đề thi KSCL môn Lịch sử lớp 10 năm 2021-2022 (Lần 1) - Trường THPT Triệu Sơn 4, Thanh Hóa” được chia sẻ dưới đây để giúp các em biết thêm cấu trúc đề thi như thế nào, rèn luyện kỹ năng giải bài tập và có thêm tư liệu tham khảo chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt điểm tốt hơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi KSCL môn Lịch sử lớp 10 năm 2021-2022 (Lần 1) - Trường THPT Triệu Sơn 4, Thanh Hóa

  1. SỞ GD&ĐT THANH HÓA ĐỀ KSCL LẦN 1 NĂM HỌC 2021 - 2022 TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 4 Môn: Lịch sử. Lớp 10. (Đề thi có 03 trang, gồm 30 câu) Thời gian: 60 phút. (Không kể thời gian giao đề) (Ngày thi:22/11/2021) Mã đề 101 I. TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm) Câu 1: Quan hệ sản xuất chính được thiết lập dưới thời Tần - Hán là A. quan hệ bóc lột của quí tộc đối với nông dân công xã B. quan hệ bóc lột của lãnh chúa đối với nông nô C. quan hệ bóc lột của địa chủ đối với nông dân lĩnh canh D. quan hệ bóc lột của địa chủ đối với nông dân tự canh Câu 2: Đọc đoạn tư liệu sau về nội dung trong luật Hammurabi (Lưỡng Hà): "Trẫm, một vị vua quang minh và ngoan đạo, phát huy chính nghĩa ở đời, diệt trừ kẻ gian ác, không tuân theo pháp luật, làm cho kẻ mạnh không hà hiếp kẻ yếu, làm cho trẫm giống như thần Samat, soi đến dân đen, toả ánh sáng khắp mặt đất." Hãy cho biết đoạn tư liệu đó nói lên điều gì ? A. Nhà nước hình thành trên cơ sở nhu cầu trị thuỷ làm thuỷ lợi. B. Nhà nước hình thành để cai quản xã hội theo luật pháp. C. Nhà nước do vua đứng đầu và có toàn quyền. D. Nhà vua cai trị đất nước theo luật pháp tiến bộ. Câu 3: Chữ viết của các quốc gia cổ đại Phương Đông và Phương Tây ra đời bắt nguồn từ nhu cầu nào? A. Cai trị đất nước của nhà vua B. Ghi chép và lưu trữ những gì diễn ra C. Trao đổi sản phẩm giữa các vùng D. Sáng tác văn học Câu 4: Tư hữu xuất hiện để lại nhiều hệ quả đối với cuộc sống của con người, ngoại trừ A. xã hội nguyên thủy rạn vỡ B. gia đình phụ hệ thay thế cho gia đình mẫu hệ C. xã hội bắt đầu phân chia giai cấp D. mối quan hệ trong cộng đồng ngày càng chặt chẽ Câu 5: Thời kì nào dưới đây đánh dấu bước phát triển cao và rất đặc sắc của lịch sử Ấn Độ? A. Vương triều Hác-sa. B. Vương triều Gúp-ta. C. Vương triều hậu Hác-sa. D. Vương triều hậu Gúp-ta. Câu 6: Trong xã hội cổ đại Hi Lạp và Rô-ma có hai giai cấp cơ bản là: A. Chủ nô và nô lệ. B. Chủ nô và nông dân công xã. C. Quý tộc và nô lệ D. Địa chủ và nông dân Câu 7: Đặc điểm chung nhất của các triều đại phong kiến Trung Quốc là A. cuối các triều đại nhà nước quan tâm đến đời sống nhân dân, đất nước ổn định và phát triển B. giữa các triều đại nhà nước không quan tâm đến đời sống nhân dân, đất nước khủng hoảng C. cuối các triều đại nhà nước không quan tâm đến đời sống nhân dân, đất nước khủng hoảng D. đầu các triều đại nhà nước không quan tâm đến đời sống nhân dân, đất nước khủng hoảng Câu 8: Ý không phản ánh đúng nguyên nhân hình thành các thị quốc nhỏ ở Địa Trung Hải là A. không có thị quốc đủ lớn mạnh để chinh phục các thị quốc khác trong vùng B. ở vùng ven bờ bắc Địa Trung Hải có nhiều đồi núi chia cắt đất đai C. không có điều kiện tập trung đông dân cư D. cư dân sống thiên về nghề buôn bán và thủ công, không cần sự tập trung đông đúc Câu 9: Ý không phản ánh đúng ý nghĩa của công cụ bằng sắt xuất hiện đối với các quốc gia Phương Tây cổ đại là: A. cư dân sớm biết trồng trọt B. sản xuất thủ công phát triển. C. kinh tế hàng hóa tiền tệ phát triển. D. diện tích trồng trọt tăng nhanh Trang 1/3 – Sử 10 - Mã đề thi 101
  2. Câu 10: “Nguyên tắc vàng” trong xã hội nguyên thủy là: A. Mọi người đều phải lao động. B. Sự hưởng thụ bằng nhau C. Sự hợp tác lao động của nhiều người D. Làm chung, hưởng chung, công bằng, bình đẳng Câu 11: Biểu hiện nào dưới đây gắn liền với thị tộc? A. Những gia đình gồm 2-3 thế hệ có chung dòng máu. B. Là nhóm người gồm 5-7 gia đình sống chung với nhau C. Những người sống chung trong hang động, mái đá. D. Những người phụ nữ giữ vai trò quan trọng trong xã hội. Câu 12: Ở Ấn Độ, thời kỳ Vương triều Hồi giáo Đêli, nếu không theo đạo Hồi thì nhân dân phải nộp: A. thuế hộ khẩu. B. thuế ruộng đất. C. thuế ngoại đạo. D. thuế thân. Câu 13: Chế độ phong kiến ở Trung Quốc được xác lập dưới thời: A. nhà Thanh B. nhà Đường. C. Xuân Thu - Chiến Quốc D. nhà Tần Câu 14: Vùng đất Lưỡng Hà dùng để chỉ: A. vùng đất giữa sông Ti gơ rơ và Ơ phơ rát B. vùng đất giữ sông Nil và sông Amazon. C. vùng đất giữa hai sông Hoàng Hà và Trường Giang D. vùng đất giữ hai sông Ấn và sông Hằng Câu 15: Nền văn hóa cổ đại Hi lạp và Rô ma hình thành và phát triển không dựa trên cơ sở nào? A. thể chế dân chủ tiến bộ B. Nghề nông trồng lúa tương đối phát triển C. Hoạt động thương mại phát đạt D. Nền sản xuất thủ công nghiệp phát triển cao Câu 16: Mâu thuẫn cơ bản trong xã hội Phương Đông cổ đại là mâu thuẫn giữa: A. vua với nông dân công xã. B. quý tộc với nông dân công xã C. quý tộc với nô lệ D. địa chủ với nông dân Câu 17: Nhờ lao động mà Người tối cổ đã làm được gì cho mình trên bước đường tiến hoá? A. Cải biến, hoàn thiện mình từng bước B. Tự tiến hóa, cải tiến công cụ lao động C. Tự cải tạo thiên nhiên D. Tự tìm kiếm được thức ăn Câu 18: Ý không phản ánh đúng chính sách của vương triều Hồi giáo Đêli đối với Ấn Độ là A. khuyến khích, hỗ trợ các hoạt động sáng tác văn hóa, nghệ thuật B. truyền bá và áp đặt đạo Hồi với cư dân theo đạo Hinđu C. thi hành chính sách mềm mỏng để giữ yên đất nước D. tự giành cho mình những quyền ưu tiên về ruộng đất, địa vị trong xã hội Câu 19: Giai cấp địa chủ ở Trung Quốc được hình thành chủ yếu từ: A. nông dân nghèo B. quan lại C. tăng lữ D. quý tộc Câu 20: Phần quan trọng, không thể thiếu được đối với mỗi Thị quốc Địa Trung Hải là: A. bến cảng B. phố xá, nhà thờ C. vùng đất trồng trọt xung quanh D. sân vận động, nhà hát Câu 21: Chế độ ruộng đất nổi tiếng dưới thời Đường là: A. chế độ lộc điền B. chế độ tô, dung, điệu C. chế độ tịch điền D. chế độ quân điền Câu 22: Cư dân phương Đông sống chủ yếu bằng nghề: A. thương nghiệp đường biển B. nông nghiệp trồng lúa nước C. thủ công nghiệp truyền thống D. thủ công nghiệp và buôn bán. Trang 2/3 – Sử 10 - Mã đề thi 101
  3. Câu 23: Tầng lớp nô lệ ở Phương Đông cổ đại không có đặc điểm nào sau đây? A. là tù binh chiến tranh, nông dân không trả được nợ hoặc bị phạm tội B. lực lượng sản xuất chính trong xã hội C. không phải là lực lượng sản xuất chính trong xã hội D. chuyên làm việc nặng nhọc và hầu hạ trong gia đình quí tộc Câu 24: Ngành khoa học ra đời sớm nhất, gắn liền với sản xuất nông nghiệp của các quốc gia cổ đại Phương Đông là: A. Thiên văn học và toán học B. Chữ viết và thiên văn học C. Lịch pháp và thiên văn học D. Chữ viết và lịch pháp Câu 25: Điểm khác biệt căn bản giữa nô lệ Phương Tây cổ đại so với nô lệ Phương Đông cổ đại là: A. có nguồn gốc từ tù binh chiến tranh và buôn bán nô lệ B. lực lượng đông đảo và là lực lượng sản xuất chính nuôi sống cả xã hội C. lực lượng đông đảo và họ phải làm những công việc nặng nhọc trong xã hội D. tầng lớp thấp nhất trong xã hội và là lực lượng sản xuất chính nuôi sống xã hội Câu 26: Vì sao người Hi Lạp cổ đại đã có hiểu biết chính xác hơn về trái đất và hệ mặt trời so với người phương Đông cổ đại? A. Nhờ họ đi biển thường xuyên B. Do họ có nhiều nhà thiên văn học lỗi lạc C. Nhờ tiếp thu thành tựu của phương Đông cổ đại D. Do kinh tế thủ công nghiệp và thường nghiệp phát triển Câu 27: Nền sản xuất nông nghiệp ở Phương Tây cổ đại không thể phát triển như ở Phương Đông cổ đại là vì: A. khí hậu ở đây khắc nghiệt không thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp B. các quốc gia cổ đại phương Tây hình thành ở ven Địa Trung Hải C. phần lớn lãnh thổ là núi và cao nguyên, đất đai khô cằn rất khó canh tác D. sản xuất nông nghiệp không đem lại nguồn lợi lớn bằng thủ công nghiệp và buôn bán Câu 28: Điểm giống nhau trong chính sách đối ngoại của các triều đại phong kiến Trung Quốc là A. thần phục các nước phương Tây B. mở rộng quan hệ sang phương Tây C. quan hệ hoà hiếu với các nước láng giềng D. gây chiến tranh, thôn tính đất đai các nước. II. TỰ LUẬN (3,0 điểm). Câu 29 (2.0 điểm) a. Lập bảng so sánh các quốc gia cổ đại Phương Đông và các quốc gia cổ đại Phương Tây theo các tiêu chí sau: Điều kiện tự nhiên, Chính trị, Xã hội. b. Vì sao Kinh tế nông nghiệp ở Phương Đông phát triển hơn ở Phương Tây? Câu 30 (1.0 điểm) Em hãy chứng minh thời phong kiến, văn học Trung Quốc đạt được những thành tựu rực rỡ? ------------- HẾT ------------- Thí sinh KHÔNG được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm. Trang 3/3 – Sử 10 - Mã đề thi 101
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2